Nhiều cha mẹ đặt câu hỏi “Tại sao cho trẻ uống sắt thường bị táo bón? Nếu bị táo bón, cha mẹ cần làm gì?”. Có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề bổ sung sắt cho trẻ cần được giải đáp. Để biết chính xác câu trả lời, mời độc giả tìm hiểu những thông tin quan trọng sau đây nhé.
Mục lục
Vì sao trẻ uống sắt bị táo bón?
Sắt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, cơ thể lại không thể tự tổng hợp được mà cần phải bổ sung từ bên ngoài thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm bổ sung. Bổ sung sắt cho trẻ thường gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, điển hình là chứng táo bón.
Trẻ uống sắt bị táo bón thường do một số nguyên nhân sau đây:
Cơ thể trẻ hấp thụ kém
Khả năng hấp thụ của cơ thể ảnh hướng tới bé bị có táo bón khi uống sắt hay không. Sắt là khoáng chất khó hấp thụ, nếu trẻ không hấp thụ toàn bộ lượng sắt đã cung cấp, lượng sắt dư thừa sẽ bị đẩy ra ngoài cơ thể bằng đường phân và nước tiểu. Điều này vô tình tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa và làm tăng nguy cơ mắc táo bón.
Thành phần của sản phẩm bổ sung sắt
Thành phần khoáng chất sắt trong sản phẩm bổ sung cho bé có khả năng hấp thụ kém. Theo tính chất của sắt, có sẵn hữu cơ và vô cơ. Trong đó, các loại sắt hữu cơ thường hấp thụ nhanh và mùi dễ chịu hơn rất nhiều lần so với sắt vô cơ.
Theo hình thức, sắt có các dạng như viên nén, viên nang, dạng nước… Đối với trẻ em, sắt dạng nước sẽ dễ hấp thu và dễ uống hơn khá nhiều so với dạng viên.
Khi lựa chọn loại thuốc sắt khó hấp thu, sắt không được hấp thụ hoàn toàn sẽ tích tụ trong ruột, làm cản trở quá trình chu chuyển ruột, đào thải chất cặn bã qua đường hậu môn nên dễ gây táo bón. Vì vậy, bạn nên lựa chọn loại sắt nước hữu cơ có thương hiệu và uy tín để không gây ảnh hưởng tới đường tiêu hóa.
Cho trẻ uống sắt không đúng cách
Trẻ uống sắt bị táo bón là tình trạng khá phổ biến, có thể bắt nguồn từ nguyên nhân cha mẹ cho bé uống sắt sai cách làm ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Một số sai lầm cha mẹ thường gặp khiến bé bị táo bón khi uống sắt như:
- Uống sắt sai liều lượng: Bổ sung sắt có hàm lượng cao khiến cơ thể trẻ bị thừa sắt sẽ gây ra lắng cặn, hệ tiêu hóa làm việc cường độ cao khiến trẻ mắc táo bón sau khi uống sắt.
- Uống sắt sai thời điểm: Thời điểm tốt nhất uống sắt là vào buổi sáng khi đói. Nếu bổ sung sai thời điểm ví dụ như vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ khiến cơ thể không hấp thu sắt tốt nhất, đẩy lượng sắt dư thừa ra ngoài thông qua hệ tiêu hóa gây táo bón.
- Uống sắt với sữa: Hàm lượng canxi trong sữa rất cao gây giảm hấp thu sắt tại ruột dẫn tới dư thừa sắt ở hệ tiêu hóa. Và điều tất yếu bé yêu sẽ mắc táo bón do sắt dư thừa.
- Uống sắt cùng lúc với canxi: Nếu uống chung sắt với canxi dẫn tới cạnh tranh hấp thu tại ruột. Cơ thể không hấp thu tốt sắt, khiến chúng tồn tại trong ruột gây táo bón.
- Uống sắt cùng với kháng sinh: Một số thuốc kháng sinh thuộc nhóm quinolon, điển hình như ciprofloxacin kết tủa khi dùng chung với sắt. Và tương tác này gây giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh và táo bón.
- Không uống kèm vitamin C: Vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn, khi bổ sung sắt cho bé không kèm vitamin C sẽ khiến cơ thể giảm hấp thu sắ, tạo ra nhiều lắng cặn gây táo bón.
Chế độ ăn uống sinh hoạt
Một chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, bổ sung ít nước, lười vận động khiến nguy cơ táo bón ở trẻ tăng cao, cụ thể như sau:
- Uống ít nước: Bổ sung sắt cần uống đủ nước giúp cơ thể hấp thu lượng sắt tốt hơn. Khi uống ít nước khiến cơ thể không thể hấp thu sắt hoàn toàn khiến trẻ đối mặt với nguy cơ táo bón cao hơn.
- Ít chất xơ: Bữa ăn thiếu chất xơ khiến nhiều bé khốn đốn vì táo bón. Chất xơ có tác dụng kích thích nhu động ruột co bóp để đẩy cặn bã ra khỏi cơ thể, giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột, ngăn ngừa nguy cơ táo bón ở trẻ. Việc không cung cấp đủ chất xơ khiến bé yêu có nguy cơ cao đối mặt với táo bón, ngay cả khi không bổ sung sắt.
- Thói quen ít vận động: Lười vận động, ngồi hoặc nằm nhiều khiến hệ tiêu hóa làm việc càng ì ạch hơn, nhu động ruột kém khiến nhiều bé khổ sở vì táo bón.
☛ Tham khảo thêm tại: Một năm bổ sung sắt cho bé mấy lần?
Trẻ uống sắt bị táo bón cần làm gì?
Táo bón do uống sắt ở trẻ thông thường sẽ cải thiện trong 2 – 3 ngày nếu cha mẹ có biện pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên, nếu chủ quan không có biện pháp xử lý, táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của bé như chướng bụng, lười ăn, sụt cân, trĩ, nứt kẽ hậu môn, tắc ruột…
Sau đây là hướng dẫn của chuyên gia giúp cha mẹ điều chỉnh cách bổ sung sắt cũng như thay đổi thực đơn để giải quyết vấn đề trên:
Chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ
Để cải thiện táo bón cho bé, cha mẹ cần tăng cường bổ sung chất xơ cho bé. Các loại rau xanh, củ quả nên được tăng cường trong thực đơn, bởi chúng chứa nhiều chất xơ có công dụng làm mềm phân, tăng cường nhu động ruột và cải thiện táo bón hiệu quả.
Cho trẻ uống đủ nước là điều rất cần thiết ngay cả khi không bị táo bón đi chăng nước. Nước rất quan trọng đối với cơ thể, chúng có vai trò giúp các cơ quan hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn. Để góp phần cải thiện táo bón, bạn hãy cho con uống nhiều nước hơn, ít nhất là đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Cho trẻ uống nước lọc, nước hoa quả như nước cam có chứa nhiều vitamin C giúp hỗ trợ hấp thu sắt và tiêu hóa tốt. Nước ép lê cũng rất tốt đối với trẻ bị táo bón.
Lượng nước phù hợp (bao gồm cả lượng sữa) đối với trẻ em theo từng độ tuổi bao gồm:
- Trẻ 6 – 12 tháng: 200 – 300ml/ngày.
- Trẻ 1 – 3 tuổi: 500 – 600ml/ngày.
- Từ 3 – 5 tuổi: 1000ml/ngày.
Bổ sung cho trẻ thêm sữa chua giúp tăng cường lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả và cải thiện táo bón.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Trẻ thiếu sắt nên ăn gì? 10+ thực phẩm giàu sắt cho bé chớ bỏ qua
Massage bụng
Ngoài chú ý tới chế độ ăn uống, cha mẹ nên massage bụng cho bé. Massage bụng có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa trơn tru, tăng nhu động ruột và giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn. Thời điểm massage phù hợp nhất là buổi sáng sau khi bé thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Mẹ hãy thực hiện massage theo các bước sau đây nhé:
- Để bé nằm ngửa, đặt ngón trỏ và ngón giữa của hai bàn tay lên vùng rốn và xoa nhẹ nhàng xung quanh , mở rộng dần.
- Xoa nhẹ nhàng ở xương hông phải và trái.
- Thực hiện 5 – 10 phút, massage 2 – 3 lần mỗi ngày giữa các bữa ăn đề tăng cường nhu động ruột.
Lựa chọn thuốc sắt phù hợp
Như đã trình bày ở trên, lựa chọn sai loại thuốc sắt có thể khiến bé bị táo bón. Vì vậy, mẹ nên chọn loại sắt hữu cơ dễ hấp thu và không gây tác dụng phụ khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho bé uống. Khi con hấp thu tốt sắt sẽ không bị táo bón, mẩn ngứa, buồn nôn hay nóng trong.
Dùng thuốc sắt đúng cách
Cha mẹ bổ sung sắt sai cách cho bé là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến bé bị táo bón. Do đó, để cải thiện táo bón cha mẹ cần cho bé uống đúng cách và liều lượng như sau:
- Điều chỉnh liều lượng uống khi nó vượt mức khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ.
- Cho bé uống đúng thời điểm: Sắt hấp thu tốt nhất vào buổi sáng và khi đói nên mẹ hay cho con uống trước bữa sáng 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ nhé. Cách thời điểm cho uống sữa tối thiểu 30 phút. Cách thời điểm uống canxi, thuốc kháng sinh tối thiểu 2 giờ nếu đang dùng chung.
☛ Xem chi tiết: Thời điểm tối ưu cho bé uống sắt
Sử dụng men vi sinh
Bổ sung men vi sinh là biện pháp hữu hiệu giúp mẹ cải thiện táo bón cho bé yêu. Men vi sinh giúp bổ sung các lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng tần suất đi ngoài, làm mềm phân và giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh. Hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ để sử dụng loại men vi sinh phù hợp cho trẻ nhé.
Thăm khám bác sĩ
Nếu táo bón kéo dài khiến bé mệt mỏi, quấy khóc, khó tiêu, chán ăn hoặc kèm theo các dấu hiệu sau đây, cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ sớm:
- Đau quặn bụng, đau từng cơn hoạc dữ dội. Với trẻ chưa nói rõ, quan sát thấy con ôm bụng, khóc thét từng cơn.
- Sốt
- Bé nôn trớ nhiều
- Đi ngoài phân có lẫn máu.
☛ Tham khảo thêm tại: Hướng dẫn chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt từ chuyên gia
Hướng dẫn phòng tránh táo bón cho trẻ uống sắt
Táo bón là tác dụng phụ dễ gặp khi trẻ bổ sung sắt. Để phòng ngừa tình trạng này, bậc phụ huynh cần lưu ý một số biện pháp sau:
Uống sắt từ liều thấp và tăng liều từ từ
Để ngăn ngừa táo bón do uốn sắt cha mẹ nên cho trẻ bắt đầu uống ở liều bằng 1 nửa liều được chỉ định, sau đó tăng liều dần dùng ở 3 ngày tiếp theo cho tới khi đủ liều được bác sĩ khuyên dùng. Hoặc mẹ có thể chia nhỏ lượng sắt cho trẻ uống hàng ngày thành 3 liều nhỏ để tăng khả năng hấp thụ và giảm táo bón.
Tăng lượng chất xơ
Bổ sung thêm lượng chất xơ cho cơ thể bằng cách ăn nhiều loại rau xanh và trái cây tươi. Lượng chất xơ dồi dào sẽ giúp cải thiện hệ vi sinh vật đường tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột, làm cho phân dễ di chuyển hơn.
Tăng hoạt động thể chất
Thường xuyên cho bé luyện tập thể dục thể thao nhằm cải thiện nhu động ruột và tăng cường chức năng tiêu hóa. Một số hoạt động nhẹ nhàng cho bé như đi bộ, tập đạp xe đạp, aerobic…
Tránh nhịn đại tiện
Cho bé đi vệ sinh khi có nhu cầu, cần nhắc bé không được nhịn đại tiện. Bởi giữ phân trong ruột càng lâu, cơ thể sẽ hấp thu nước khiến phân khô hơn, làm cho việc đại tiện càng trở nên khó khăn.
Hạn chế thực phẩm dễ gây táo bón
Chuối xanh, sản phẩm chế biến từ bột mì, ăn quá nhiều thịt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng dễ khiến trẻ táo bón. Do đó, con nên hạn chế thực phẩm này giúp trẻ hấp thu sắt tốt hơn và không gặp tác dụng phụ do thuốc sắt gây ra.
Xuân Dũng đã bình luận
nên uống thuốc sắt sau đó rồi uống vitamin c cho con hay cùng lúc
Fogyma.vn đã bình luận
Chào anh Dũng!
Vitamin C giúp cơ thể tăng cường hấp thu sắt. Vì vậy, anh cho bé yêu uống sắt cùng lúc với các loại đồ uống giàu vitamin C anh nhé.
Hồng Gấm đã bình luận
con mình bình thường rất hay táo bón, liệu uống sắt có bị táo bón nặng hơn không?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào chị Gấm!
Sắt là vi chất quan trọng đối với bé nhưng khó hấp thu nên khi uống nên dễ gặp phải tình trạng táo bón. Tuy nhiên, bé vẫn nên uống sắt để đảm bảo sự phát triển theo độ tuổi. Để tránh táo bón chị nên lựa chọn loại sắt nước có thành phần dễ hấp thu, an toàn với bé yêu. Bên cạnh đó, chế độ ăn của bé nên bổ sung thêm chất xơ để cải thiện táo bón cho bé mẹ nhé.
Huyền đã bình luận
Bé nhà mình uống sắt cũng bị táo bón, đổi sang Fogyma đỡ hẳn
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Huyền. Cảm ơn mẹ đã tin dùng Fogyma. Mẹ nhớ cho bé uống đúng liều lượng, kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, uống đủ nước mẹ nhé!
Chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe!