Sắt là vi chất không thể thiếu đối với sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, không ít cha mẹ bối rối khi bổ sung sắt cho con: liệu có đúng cách? Bao nhiêu là đủ? Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng sắt an toàn và hiệu quả, giúp cha mẹ yên tâm chăm sóc sức khỏe bé yêu.
Mục lục
Tại sao trẻ cần bổ sung sắt?
Sắt là vi chất thiết yếu với nhiều hoạt động của cơ thể, đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Cụ thể, chúng là nguyên liệu chính để tạo thành huyết sắc tố (hemoglobin) vận chuyển máu giàu oxy tới khắp các tế bào và cwo quan trong cơ thể. Ngoài ra, chúng cũng tham gia cấu thành myoglobin (sắc tố hô hấp cơ) và là thành phần của nhiều enzyme trong hệ miễn dịch.
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu sắt bởi nhu cầu sắt cao đáp ứng quá trình phát triển về thể chất lẫn trí tuệ. Theo thống kê của WHO, có khoảng 40% trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi cơ thể thiếu máu, khả năng vận chuyển máu và oxy đến các cơ quan, như tim, não và cơ bắp giảm, dẫn đến các vấn đề như hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi… Đối với trẻ lớn, thiếu sắt khiến trẻ hay ngủ gật, thiếu tập trung khi học hành khiến kết quả học tập sa sút.
Thiếu sắt còn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa khiến trẻ biếng ăn, viêm teo gai lưỡi, khó nuốt, hấp thu kém. Hệ thần kinh cũng bị tác động, khiến trẻ mệt mỏi, dễ kích thích, rối loạn dẫn truyền thần kinh. Đồng thời miễn dịch cũng suy giảm, khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn, nhất là các bệnh về hô hấp.
Bổ sung sắt cho trẻ bằng cách nào?
Mẹ có thể cung cấp sắt cho bé thông qua một chế độ ăn uống giàu sắt và các chế phẩm sắt bổ sung.
Chế độ ăn giàu sắt
Đây là phương pháp phổ biến để bổ sung sắt cho con một cách an toàn và hiệu quả. Mẹ xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng, giàu sắt cho con thông qua nhóm thực phẩm giàu sắt như:
- Nguồn sắt động vật: Bao gồm các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt dê, thịt cừu…), hải sản (ngao, sò, hàu, cua, tôm, cá hồi, cá ngừ…), trứng, thịt gia cầm, gan – thận động vật.
- Nguồn sắt thực vật: Gồm bí ngô, các loại đậu (đậu đỏ, đậu lăng, đậu ván, đậu xanh…), các loại hạt (hạt óc chó, hạt lanh, hạt macca, hạt điều…), các loại rau xanh lá đậm (rau bina, rau ngót, rau cải xoăn, cải chíp…), ngũ cốc nguyên hạt, trái cây khô…
Các chuyên gia cũng khuyên rằng, nên cho bé ăn thực phẩm giàu sắt kết hợp thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, ớt chuông, quả mọng… giúp cơ thể hấp thu nhiều sắt hơn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại:10+ thực phẩm giàu sắt cho bé chớ bỏ qua
Bổ sung sắt cho bé bằng thuốc
Cơ thể chỉ hấp thu khoảng 5 – 15% lượng sắt trong thực phẩm. Khi chế độ ăn uống cung cấp đủ lượng sắt cần thiết ta sẽ cần cho bé sử dụng các sản phẩm hỗ trợ.
Trên thị trường có vô số chế phẩm sắt bổ sung cho bé từ dạng viên nang, siro, nhỏ giọt… của nhiều thương hiệu khác nhau. Để lựa chọn sản phẩm phù hợp, mẹ có thể dựa vào các tiêu chí như sau:
- An toàn: Bất cứ sản phẩm bổ sung vi chất cho bé đưa tiêu chí an toàn lên hàng đầu. Mẹ nên lựa chọn sản phẩm sắt có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn và lành tính.
- Xuất xứ rõ ràng, uy tín: Sản phẩm bổ sung sắt cần có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đến từ những thương hiệu uy tín và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Đối với các sản phẩm nhập ngoại, cần có giấy tờ chứng minh rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Hiệu quả: Các sản phẩm sắt nước hữu cơ hiện nay được rất nhiều mẹ đánh giá cao vì khả năng hấp thu tốt, hạn chế các tác dụng phụ thường thấy khi uống sắt.
- Dễ uống: Thông thường, sắt có mùi tanh khá khó chịu khiến nhiều bé bị nôn sau khi uống sắt. Vì vậy, mẹ hãy chọn sản phẩm có hương trái cây thơm ngon sẽ giúp bé hợp tác khi uống sắt.
Một trong những thuốc sắt hữu cơ được các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng là thuốc sắt nước hữu cơ FOGYMA.
Với thành phần chính là phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC) giúp cơ thể hấp thu sắt một cách chủ động, bù đắp sắt tối ưu hơn nhiều so với các chế phẩm chứa muối sắt (II) thông thường. IPC có độ an toàn cao, không có ion sắt tự do nên ít kích ứng dạ dày hơn, hạn chế các tác dụng phụ thường thấy khi uống sắt (táo bón, nóng trong, tiêu chảy…).
Sản phẩm có dạng nước cùng hương thơm ngọt ngào, giúp việc bổ sung sắt cho bé trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Hướng dẫn cha mẹ bổ sung sắt cho trẻ
Dưới đây là cách bổ sung sắt cho trẻ an toàn, hiệu quả:
Dùng đúng liều lượng
– Đối với trẻ sinh thiếu tháng:
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, mẹ bổ sung sắt cho con với liều như sau:
- Trẻ bú mẹ hoàn toàn: 2mg/kg/ngày.
- Trẻ dùng sữa công thức giàu sắt: 1mg/kg/ngày.
– Đối với trẻ sinh nhẹ cân:
Trẻ có cân nặng dưới 2,5kg cũng có nguy cơ cao thiếu sắt. Theo hướng dẫn liều bổ sung của Hiệp hội Nhi khoa Canada, trẻ cần được bổ sung sắt với liều lượng:
- Trẻ sinh trên 1000g: Liều 2 – 3mg/kg/ngày hoặc dùng sữa công thức giàu sắt cho con.
- Trẻ sinh cân nặng nhỏ hơn 1000g: Liều sắt bổ sung 3 – 4mg/kg/ngày.
– Đối với trẻ sinh đủ tháng với cân nặng đạt chuẩn:
3 tháng đầu đời mẹ không cần phải bổ sung sắt cho con vì có một lượng sắt dự trữ nhất định trong thai kỳ. Tuy nhiên, theo Học viện nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ từ 4 tháng tuổi trở đi nên được bổ sung sắt dự phòng với liều 1mg/kg/ngày.
Ngoài ra, vào mỗi giai đoạn phát triển của bé, con sẽ có nhu cầu sắt khác nhau, cụ thể như sau:
- Bé 9 tháng tuổi: Khoảng 11mg/ngày.
- Bé 1 – 3 tuổi: Khoảng 7mg/ngày
- Bé 5 tuổi: Dưới 10mg/ngày
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: Khoảng 8 mg/ngày
- Trẻ từ 14 – 18 tuổi: Đối với bé gái cần khoảng 15 mg/ngày, bé trai cần khoảng 11 mg/ngày.
Để biết chính xác liều dùng phù hợp, mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chi tiết.
Bổ sung đủ liệu trình
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian bổ sung sắt cho trẻ có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng bé.
Theo đó, trẻ sinh đủ tháng không cần bổ sung sắt từ nguồn ngoài sữa mẹ trong 4 tháng đầu đời. Tuy nhiên, từ 4 đến 6 tháng tuổi, lượng dự trữ sắt của trẻ sẽ giảm sút đáng kể, bé bắt đầu cần bổ sung thêm sắt từ thực phẩm hoặc các sản phẩm bổ sung. Đối với trẻ lớn hơn, việc bổ sung sắt có thể kéo dài từ 2 đến 3 tháng mỗi đợt, và có thể lặp lại nhiều lần trong năm để đảm bảo cơ thể trẻ luôn được cung cấp đủ lượng sắt cần thiết.
Với trường hợp sinh non, trẻ có lượng sắt dự trữ ít, mẹ nên bổ sung sắt cho bé với liều lượng 2mg/ngày, tối đa 15mg/ngày từ 2 tuần tuổi cho đến khi bé 12 tháng tuổi. Mẹ có thể cho bé sử dụng sữa công thức giàu sắt. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, hãy cân nhắc cho con bổ sung thêm thuốc sắt dạng lỏng cho tới khi trẻ có thể ăn dặm được.
Lưu ý: Tuyệt đối KHÔNG tự ý bổ sung lượng lớn sắt cho con trong thời gian liên tục hơn 6 tháng mà không kiểm tra với bác sĩ. Điều này có thể gây thừa sắt, khiến trẻ bị ngộ độc, đe dọa sức khỏe, an toàn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bổ sung sắt cho bé trong bao lâu? Liều lượng ra sao?
Uống đúng thời điểm
Bổ sung sắt đúng cách, đúng thời điểm giúp cơ thể hấp thu sắt tốt nhất đồng thời tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. Theo các chuyên gia, cho bé uống sắt vào buổi sáng khi bụng đói giúp cơ thể hấp thu sắt tốt nhất. Mẹ nên cho bé uống trước ăn 30 phút – 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Trường hợp bé có đường tiêu hóa nhạy cảm, uống sắt dễ bị nôn trớ mẹ có thể cho bé uống trong hoặc sau ăn với liều lượng thấp và tăng từ từ tới lượng tiêu chuẩn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Khi nào nên bổ sung sắt cho bé? Thời điểm nào trong ngày?
Những lưu ý khi cho bé uống sắt mẹ cần ghi nhớ
Ngoài việc cho bé uống sắt đúng thời điểm, liều lượng, mẹ hãy ghi nhớ một số lưu ý sau đây khi bổ sung sắt cho con nhé:
- Một số thực phẩm có thể làm giảm hiệu quả hấp thu sắt. Trong thời gian uống sắt cần hạn chế cho bé sử dụng thực phẩm giàu canxi, cafe, nước có ga… hoặc đảm bảo thời gian tối thiểu cách 2 giờ đồng hồ.
- Trường hợp bé có vấn đề về dạ dày, kích ứng đường tiêu hóa mẹ nên cho bé dùng sắt trong hoặc sau bữa ăn với liều thấp. Theo dõi khả năng đáp ứng của bé rồi tăng liều dần dần.
- Kết hợp sắt với vitamin C để tăng hiệu quả hấp thu của sắt.
- Chế phẩm bổ sung sắt dạng siro có thể gây xỉn màu răng nếu bé dùng liên tục. Vì vậy, mẹ hãy vệ sinh răng miệng cho trẻ sau khi uống nhé.
- Bé có hiện tượng đi ngoài phân đen sau uống sắt mẹ cũng không nên lo lắng bởi đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi dùng sắt.
- Bảo quản sắt xa tầm tay trẻ em, tránh tình trạng ngộ độc do uống sắt quá liều. Dấu hiệu cấp tính của ngộ độc sắt như nôn mửa, đau bụng quặn, tiêu chảy, có máu trong phân… Dấu hiệu trễ hơn như môi, mỏng tay và lòng bàn tay ngả màu xanh, lơ mơ, nhợt nhạt, co giật, thở nhanh và nông… Cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay để được cấp cứu kịp thời.
☛ Tham khảo thêm: Cách bổ sung sắt, kẽm và canxi cho bé yêu