Sắt có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Nếu cơ thể thiếu sắt gây ra khá nhiều hệ lụy đối với sức khỏe của trẻ. Do đó, bổ sung sắt cho bé là vấn đề mà rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Có rất nhiều phụ huynh thắc mắc rằng, một năm bổ sung sắt cho trẻ mấy lần là hợp lý? Hãy đồng hành cùng FOGYMA trong bài viết sau đây để đi tìm đáp án nhé.
Mục lục
Vai trò của chất sắt đối với sự phát triển của trẻ
Sắt được biết đến là một trong 3 vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, i ốt) được quan tâm bởi vì sự thiếu hụt của các vi chất này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng.
Mặc dù hiện diện trong cơ thể với một lượng rất nhỏ nhưng sắt lại rất cần thiết đối với sự sống. Bởi sắt rất cần thiết cho chức năng sống:
- Chức năng hô hấp: Sắt tạo nên hemoglobin giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan trong cơ thể.
- Tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ.
- Sắt còn tham gia vào cấu tạo nhiều enzyme trong cơ thể, đặc biệt trong chuỗi hô hấp sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích.
- Sắt giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, là thành phần của enzyme hệ miễn dịch.
Thiếu sắt gây thiếu máu ở trẻ làm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm, làm thiếu oxy ở các tổ chức đặc biệt là tim, cơ bắp, não gây ra hiện tượng tim đập nhanh, trẻ nhỏ có thể bị suy tim do thiếu máu, chóng mặt do thiếu máu lên não, cơ bắp yếu, cơ thể mệt mỏi. Thiếu máu não ở trẻ lớn khiến cơ thể luôn mệt mỏi, hay ngủ gật, thiếu tập trung trong giờ học khiến kết quả sút kém.
Thiếu sắt còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa khiến trẻ biếng ăn, còi cọc, chậm lớn, khó nuốt, kém hấp thu; ảnh hưởng tới hệ thần kinh gây mệt mỏi, kích thích, rối loạn dẫn truyền thần kinh. Nếu hiện tượng thiếu sắt kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển về thể lực lẫn trí tuệ của trẻ.
Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung sắt cho bé qua sữa mẹ
Một năm bổ sung sắt cho trẻ mấy lần?
Một số cha mẹ quan niệm, chỉ khi nào trẻ thiếu sắt mới cần bổ sung. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng nhận ra con mình đang thiếu sắt. Theo các bác sĩ nhi khoa, rất khó để phát hiện trẻ thiếu sắt ở mức độ nhẹ, đến khi có biểu hiện rõ ràng (da xanh, niêm mạc nhợt) thì đã ở mức nặng, việc điều trị tốn khá nhiều công sức. Do đó, WHO đưa ra khuyến cáo cần bổ sung sắt dự phòng cho trẻ từ 4 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn.
Trong 3 tháng đầu sau sinh, cơ thể của bé được cung cấp lượng sắt từ sữa mẹ. Tuy nhiên, theo thời gian lượng sắt dự trữ giảm dần và cần được bổ sung một lượng nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ. Và tùy từng độ tuổi và sức khỏe, trẻ sẽ có số lần bổ sung sắt trong năm cũng như liều lượng và thời gian khác nhau. Cụ thể như sau:
Bổ sung sắt cho bé sinh thiếu tháng, nhẹ cân
1. Trẻ sinh non
Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non rất dễ thiếu sắt. Theo số liệu nghiên cứu, có tới 85% trẻ sinh non có biểu hiện thiếu sắt ngay trong một năm đầu sau sinh. Vì vậy, theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, đối với các bé sinh thiếu tháng cần được bổ sung sắt như sau đây:
– Về liều lượng:
- Trẻ sinh non bú sữa mẹ: 2mg/kg/ngày.
- Trẻ sinh non dùng sữa công thức giàu sắt: 1mg/kg/ngày.
– Về thời gian:
Đối với các bé sinh non cần uống sắt bắt đầu từ tháng đầu tiên sau sinh cho tới tháng thứ 12. Như vậy, trẻ sinh non cần bổ sung sắt 1 lần/năm và liên tục trong 12 tháng.
2. Trẻ sinh nhẹ cân
Đối với bé sau sinh có cân nặng nhỏ hơn 2,5kg có lượng sắt dự trữ thấp hơn. Tuy nhiên, đây là nhóm đối tượng có nhu cầu sắt cao do sự tăng trưởng nhanh chóng sau sinh.
Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ nhẹ cân như sau:
– Về liều lượng:
- Nếu cân nặng sau sinh từ 1 – 2,5kg: Cần 2 – 3mg/kg/ngày hoặc dùng sữa công thức có lượng sắt trên 12mg/lít.
- Nếu cân nặng sau sinh dưới 1kg: Cần 3 – 4mg/kg/ngày.
– Về thời gian:
Từ khi bé được 6 – 8 tuần cho tới khi con được 12 tháng tuổi. Một năm bổ sung 1 lần.
Bổ sung sắt cho trẻ sinh đủ tháng
Sau 4 tháng sau sinh, lượng sắt dự trữ của trẻ dần cạn kiệt. Thời gian này con lại chưa ăn dặm mà chỉ nhận dưỡng chất từ sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng sắt dự trữ từ mẹ không đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển của bé do chỉ chứa 0,35mg/lít. Vì vậy, con cần được bổ sung sắt trực tiếp với liều dự phòng.
Đối với bé 4 tháng tuổi dùng sữa mẹ hoàn toàn hoặc 1 phần, khuyến cáo bổ sung sắt với liều lượng và thời gian như sau:
– Về liều lượng: 1mg/kg/ngày.
– Về thời gian:
- Bổ sung từ khi bé được 4 tháng tuổi cho tới khi bé tháng thứ 6 – 7. Đây là thời điểm bé ăn dặm được 2 bữa/ngày với các thực phẩm đa dạng và giàu sắt.
- Bé 4 tháng tuổi cần uống sắt với liều lượng dự phòng trong 2 – 3 tháng/đợt và 1 đợt trong năm.
Trẻ chẩn đoán thiếu sắt
Đối với những bé được bác sĩ chẩn đoán thiếu sắt, cha mẹ cần bổ sung sắt cho trẻ như sau:
– Về liều lượng: 3 – 6mg/kg/ngày.
– Về thời gian:
Bổ sung sắt cho bé liên tục trong 3 tháng, kể cả khi dấu hiệu thiếu sắt đang cải thiện mẹ cũng không nên ngừng bổ sung đột ngột. Sau 3 tháng, bác sĩ sẽ thăm khám lại và đánh giá tình trạng của trẻ để cân nhắc xem có nên tiếp tục bổ sung hay không.
- Thời gian cho trẻ uống sắt tối đa là 6 tháng/đợt nhằm tránh dư thừa sắt gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
- Tùy thuộc tình trạng thiếu sức khỏe của từng bé mà bác sĩ chỉ định bổ sung 1 – 2 lần/năm.
Dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung sắt cho trẻ ngay lập tức
Sau đây là một số dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ, cha mẹ cần chú ý và đưa con đi khám càng sớm càng tốt.
- Da xanh xao, nhợt nhạt, môi và lòng bàn tay nhợt nhạt.
- Cơ thể mệt mỏi, hay khó thở, ít hoạt động.
- Tóc và móng tay khô, dễ giòn gãy.
- Tay chân lạnh, thân nhiệt của trẻ thấp.
- Trẻ biếng ăn, bú kém, chậm tăng cân, còi cọc, thấp còi.
- Thường xuyên kêu đau miệng, lưỡi.
- Trằn trọc, khó ngủ.
- Hay cáu gắt, quấy khóc.
- Sức đề kháng suy giảm nên dễ bị nhiễm trùng, viêm như viêm ruột, viêm phế quản, viêm phổi, ngã nhẹ cũng dễ bị bầm, chấn thương lâu lành hơn…
- Các vấn đề về hành vi, tập trung kém, học hành sa sút, phản xạ kém, có xu hướng bạo lực, sợ đám đông…
- Hội chứng Pica: Trẻ thèm ăn những món không phải thức ăn như đất cát, bụi bẩn, pin…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: 8 dấu hiệu trẻ thiếu máu thiếu sắt mẹ chớ coi thường!
Hay quấy khóc, xanh xao, mệt mỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bé thiếu sắt.
Hướng dẫn bổ sung sắt cho bé yêu
Bổ sung sắt cho bé như thế nào hiệu quả là trăn trở của rất nhiều cha mẹ. Thông thường, nguồn bổ sung chất sắt cho bé có thể đến từ sữa mẹ, thực phẩm và các sản phẩm bổ sung.
Bú sữa mẹ
– Đối với trẻ sơ sinh đủ tháng, khi dưới 4 tháng tuổi chưa thực sự cần bổ sung sắt từ nguồn nào khác ngoài sữa mẹ. Vì vậy, trong 4 tháng đầu đời với trẻ sơ sinh đủ tháng đã trữ đủ một lượng sắt ngay từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ. Bởi vậy, trong thời gian này cha mẹ có thể yên tâm không bị thiếu sắt và không cần cho trẻ sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt.
– Đối với trẻ dưới 6 tháng chỉ bú mẹ một phần hoặc chỉ bú sữa công thức có bổ sung sắt thì bé không cần bổ sung sắt từ các nguồn nào khác.
☛ Tham khảo thêm tại: Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ 4 – 5- 6 tháng tuổi
– Đối với trẻ sinh non (thai nhi <37 tuần) nuôi con bằng sữa mẹ có thể cung cấp dưới dạng dược liệu hoặc trong thực phẩm như thịt bò, trứng, đậu… để tặng lượng chất sắt trong sữa mẹ.
Các chuyên gia sức khỏe luôn khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ tối thiểu 4 tháng nhưng tốt nhất là 6 tháng để bổ sung lượng sắt cần thiết cho trẻ, tăng đề kháng và giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
☛ Đọc thêm: Cách bổ sung sắt cho trẻ 1 – 2 tuổi
Bổ sung sắt từ thực phẩm
Từ 6 tháng trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm nên mẹ có thể bổ sung sắt cho trẻ thông qua thực phẩm bên cạnh nguồn sữa mẹ (sữa công thức). Mẹ có thể chế biến món ăn cho bé từ các thực phẩm giàu sắt như:
- Các loại ngũ cốc: Gạo lứt nghiền nát, yến mạch, bánh mì nâu, lúa mạch hay các loại cháo bột nguyên cám…
- Các loại đậu hoặc chế phẩm từ đậu: Đậu phụ, đậu hà lan, đậu xanh, đậu đen…
- Các loại rau có màu xanh đậm: Cải bó xôi, rau xà lách, súp lơ xanh…
- Thịt: Thịt bò, thịt lợn, thịt dê, thịt cừu chế biến dưới dạng xay nhuyễn.
- Gan động vật: Gan gà, gan bò, gan lợn…
- Hải sản: Trai, sò, hàu, tôm, cá hồi…
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt dê, thịt cừu…
- Thực phẩm giàu protein khác: Trứng, thịt gà, thịt lợn, thịt vịt…
Để hấp thu sắt tốt hơn, cha mẹ cần cho bé ăn kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, dâu tây, ớt chuông, dưa hấu, rau lá xanh đậm…
☛ Tham khảo thêm tại: Hướng dẫn chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt từ chuyên gia
Dùng sản phẩm bổ sung sắt cho bé
Từ 4 tháng tuổi trở lên, tốc độ tăng trưởng của bé tăng lên khiến nhu cầu về sắt cũng tăng cao. Lúc này, sữa mẹ không thể cung cấp đủ sắt cần thiết cho bé nên bác sĩ thường khuyến nghị dùng thêm sản phẩm bổ sung sắt cho bé.
Sử dụng sản phẩm bổ sung sắt cho bé đặt tiêu chí an toàn lên trên đầu. Do đó, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- 1. Bổ sung sắt theo liều sinh lý, riêng trẻ mắc bệnh hồng cầu do tan máu bẩm sinh Thalassemia cần phải xét nghiệm trước.
- 2. Nên chọn dạng siro dễ uống vì trẻ nhỏ thường ưa dạng này.
- 3. Chọn sắt có thành phần phù hợp như sắt hữu cơ an toàn, dễ hấp thu và ít gây táo bón.
- 4. Cho bé uống sắt đủ liều lượng, đúng cách và đủ thời gian bác sĩ khuyến cáo.
– Cha mẹ cần lưu ý, chỉ nên bổ sung sắt bằng thuốc cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc bổ sung sắt cho trẻ để tránh hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.
– Bổ sung sắt trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ vì sắt được hấp thu tối đa khi bụng đói. Với những bé nhạy cảm, dễ xảy ra hiện tượng buồn nôn thì nên bắt đầu với liều lượng thấp, sau đó tăng dần lên liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, khi cho trẻ bổ sung sắt cần hạn chế cho bé uống các loại đồ uống có ga.
– Nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sau khi dùng thuốc để tránh trường hợp thành phần của thuốc khiến răng trẻ đậm màu hơn.
– Một số loại sắt có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn khiến bé đi ngoài phân đen nhưng không đáng ngại. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể kể tới như táo bón, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn…
☛ Tham khảo thêm tại: Top 8 thuốc bổ sung sắt cho trẻ được tin dùng
FOGYMA – Sắt nước hữu cơ an toàn cho trẻ
Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm bổ sung sắt cho bé nhưng ít sản phẩm dùng cho trẻ nhỏ. Trong số ít đó, FOGYMA được nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên dùng vì đáp ứng đầy đủ các tiêu chí khắt khe về sản phẩm an toàn, dễ hấp thu cho bé và được phản hồi tốt từ nhiều cha mẹ khác.
Fogyma là thuốc sắt chứa phức hợp sắt (III) hydroxid polymaltose, có công dụng chính là bổ sung sắt cho các bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt như: trẻ em thiếu máu do thiếu sắt còi cọc, chậm lớn, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người bị suy dinh dưỡng, người bệnh sau phẫu thuật.
Sắt (III) hydroxid polymaltose là sắt trong nhân IPC được liên kết theo cấu trúc tương tự như ferritin – một dạng protein tồn tại trong các tế bào máu, có liên quan đến các tổ chức dự trữ sắt trên khắp cơ thể. Do đó chúng có độc tính thấp hơn và khả năng hấp thu cao hơn so với các muối sắt thông thường. Như vậy, sử dụng thuốc sắt Fogyma với thành phần IPC sẽ giúp hạn chế được tối đa các tác dụng phụ khi bổ sung sắt như buồn nôn, nôn, đau bụng, đau đầu, nóng trong, táo bón,…
Ngoài ra, nếu các thuốc sắt thường có vị tanh kim loại khó uống, dễ gây cảm giác buồn nôn thì Fogyma lại có vị ngọt, hương thơm dễ uống, dễ hấp thu và đặc biệt không gây kích ứng đường tiêu hóa như các thuốc sắt thông thường.
Những ưu điểm của FOGYMA vượt trội hơn so với các sản phẩm thông thường khác:
- Là sắt nước hữu cơ dạng thuốc tại VN (khác biệt so với TPCN trên thị trường).
- Thơm ngon dễ uống
- Ít tác dụng phụ: Không gây táo bón, nóng trong, không gây nổi mụn buồn nôn.
- Không chứa đường sinh năng lượng
- Dùng an toàn cho trẻ em, phụ nữ
- Sản xuất trên dây truyền hiện đại tại nhà máy CPC1 Hà Nội, đạt tiêu chuẩn GMP WHO.
- Nguyên liệu nhập khẩu từ Châu Âu.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
con tôi 10 tháng tuổi, bé sinh cân nặng bình thường, bổ sung sắt cho bé liều lượng bao nhiêu và năm mấy lần. Xin cảm ơn.
Chào Lan!
Nếu bé sinh đủ tháng với cân nặng bình thường, mẹ bổ sung sắt với liều lượng dự phòng trong 2 – 3 tháng/đợt và 1 đợt trong năm. Tuy nhiên, trước khi bổ sung mẹ cần cho bé thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Nếu chế độ ăn của bé thiếu sắt hoặc bé bị chẩn đoán thiếu sắt thì liều lượng và đợt bổ sung sẽ khác nhau.
bé nhà mình 2 tuổi, vừa bổ sung sắt dự phòng hơn 2 tháng. Vậy bao lâu mình bổ sung tiếp cho bé
Chào bạn Ngân,
Đối với việc bổ sung sắt dự phòng, mẹ nên bổ sung cho bé với tần suất 1 năm/lần. Do mẹ mới bổ sung cho bé, nên hãy chờ khoảng thời gian năm sau tính từ ngày đầu bổ sung Vì mẹ mới bổ sung một đợt sắt cho bé xong, đợt bổ sung đợt tiếp theo sau khoảng 1 năm kể từ khi bổ sung đợt gần nhất. Mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung sắt cho bé để được tư vấn cụ thể về thời gian và liều lượng nhé.