Thiếu máu sinh lý là hiện tượng phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi và nó cũng khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý sẽ giúp cha mẹ chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về tình trạng thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh.
Mục lục
Nguyên nhân gây thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh
Thiếu máu sinh lý là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc hemoglobin trong máu của bé, nhưng ở mức độ nhẹ và thường không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Các chuyên gia giải thích rằng, trong giai đoạn bào thai, hemoglobin của trẻ chủ yếu tồn tại dưới dạng HbF. Sau khi sinh khoảng 6-12 tháng, HbF sẽ dần chuyển thành HbA, dẫn đến hiện tượng thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, thiếu máu sinh lý cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dưới đây:
- Sự phát triển nhanh chóng của cơ thể: Trong những tháng đầu đời, cơ thể trẻ phát triển rất nhanh, trong khi tủy xương chưa sản xuất kịp đủ lượng hồng cầu cần thiết, dẫn đến thiếu máu
- Chuyển đổi Hemoglobin: Như đã đề cập ở trên, sự thay đổi từ HbF sang HbA cũng góp phần gây ra thiếu máu sinh lý.
- Chế độ ăn dặm chưa hợp lý: Sau 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu ăn dặm, nhưng hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, dẫn đến khó hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho việc tạo máu.
Dấu hiệu nhận biết thiếu máu sinh lý
Tình trạng thiếu máu sinh lý ở trẻ thường không có biểu hiện quá rõ ràng, trẻ vẫn bú tốt và tăng cân bình thường. Trong một số trường hợp da trẻ có thể nhạt màu hơn so với lúc mới sinh.
Thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh thường không nguy hiểm và không cần can thiệp y tế. Đa phần cơ thể trẻ có thể tự điều chỉnh và dần sản xuất hồng cầu mới.
Tuy nhiên, nếu thiếu máu sinh lý ở trẻ không được cải thiện sau 2 tuổi, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, bé sẽ đối diện với nguy cơ thiếu máu bệnh lý, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển.
Để tránh những tác động tiêu cực có thể xảy ra, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ, nếu thấy con có các dấu hiệu bất thường dưới đây cần đưa trẻ đi khám để xác định chính xác căn nguyên và loại trừ các bệnh lý khác.
- Thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ, lười vận động
- Dễ cáu gắt và hay quấy khóc
- Bỏ bú, không chịu bú mẹ hoặc bú bình
- Khó thở, thở nhanh và có cảm giác hụt hơi
- Da xanh xao, dễ thấy nhất ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, niêm mạc mắt nhợt nhạt
- Chậm phát triển cân nặng và chiều cao
- Trẻ dễ bị ốm vặt và mắc các bệnh nhiễm khuẩn do hệ miễn dịch suy giảm.
☛ Xem thêm: Thiếu máu ở trẻ em có nguy hiểm không?
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị thiếu máu sinh lý
Để cải thiện tình trạng thiếu máu sinh lý và ngăn ngừa biến chứng, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
Tăng cường cho bé bú mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Đặc biệt, sữa mẹ cũng được xem là nguồn bổ sung sắt dễ hấp thu quý giá cho trẻ, hỗ trợ quá trình sản xuất hồng cầu diễn ra hiệu quả hơn, từ đó khắc phục tình trạng thiếu máu sinh lý.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu sắt như thịt bò, gan, trứng, hải sản, rau xanh để tăng chất lượng sữa cho con.
☛ Tìm hiểu thêm: Cách bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ
Bổ sung sắt vào thực đơn ăn dặm cho trẻ
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm (từ 6 tháng tuổi trở lên), cha mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan động vật, cá, trứng, rau xanh đậm… Đồng thời nên kết hợp thực phẩm chứa acid folic, vitamin B12 trong bữa ăn của bé để hỗ trợ quá trình tạo máu.
Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống thêm nước cam, quýt để bổ sung vitamin C, cải thiện khả năng hấp thu sắt.
Sử dụng sản phẩm bổ sung sắt
Khi chào đời, cơ thể trẻ thường có lượng sắt dự trữ đủ cho từ 4 – 6 tháng tuổi, tuy nhiên với trẻ bị thiếu máu sinh lý, trữ lượng sắt có thể ít hơn, không đủ cho quá trình sản sinh hồng cầu. Do đó, trong một số trường hợp, việc sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng là cần thiết để hỗ trợ cải thiện thiếu máu, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Tuy nhiên, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt cho con. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống bổ sung sắt vì có thể dẫn đến quá liều, gây táo bón hoặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Khi sử dụng sản phẩm bổ sung sắt cho trẻ cha mẹ cũng cần lưu ý chọn sản phẩm phù hợp và chất lượng để đảm bảo an toàn. Cụ thể:
- Chọn sản phẩm có dạng lỏng, dễ nuốt, hương vị thơm ngon
- Thành phần an toàn, không chứa hóa chất, chất bảo quản hoặc chất gây dị ứng
- Chỉ cho bé dùng sản phẩm có thương hiệu uy tín, được kiểm định chất lượng và được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền.
Trong số các sản phẩm hỗ trợ bổ sung sắt an toàn và hiệu quả, sắt nước hữu cơ Fogyma là lựa chọn hàng đầu được nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên dùng nhờ những ưu điểm vượt trội:
- Hấp thu tối ưu, ít gây táo bón, an toàn với hệ tiêu hóa: Nhờ chứa sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC) – dạng sắt hữu cơ ổn định, không ion hóa.
- Chất lượng chuẩn châu Âu: Sử dụng nguồn nguyên liệu 100% nhập khẩu từ châu Âu, đạt tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt, đảm bảo hiệu quả cao.
- Công nghệ sản xuất hiện đại: Fogyma được sản xuất theo công nghệ BFS (Blow-Fill-Seal) tiên tiến, đảm bảo tinh khiết, không tồn dư tạp chất, an toàn cho trẻ.
- Dễ uống, bé hợp tác hơn: Vị ngọt dịu dễ chịu, tăng cảm giác thích thú cho trẻ khi sử dụng.
Khi nào trẻ cần được đi khám?
Thiếu máu có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Do đó, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi, cho bé đi khám định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm những bất thường.
Đặc biệt, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt nếu:
- Da xanh xao rõ rệt, mệt mỏi hoặc bú kém.
- Nhịp thở nhanh, hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc.
- Chậm tăng cân hoặc có các dấu hiệu bất thường khác.
- Tình trạng thiếu máu sinh lý kéo dài sau 2 tuổi mà không cải thiện.
Kết luận
Thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp và không đáng ngại, cơ thể trẻ có thể tự điều chỉnh theo thời gian. Việc đảm bảo trẻ bú mẹ đầy đủ, bổ sung dinh dưỡng hợp lý trong độ tuổi ăn dăm và theo dõi sức khỏe thường xuyên sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để phát hiện căn nguyên và điều trị kịp thời.
Tham khảo:
- https://www.jpeds.com/article/S0022-3476(71)80076-8/abstract
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15698-anemia-in-newborns