Thiếu máu là tình trạng phổ biến ở mẹ bầu do nhu cầu về máu tăng lên nhiều để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi nhưng lượng máu sản sinh lại không đủ để đáp ứng. Bác sĩ sẽ chẩn đoán mẹ bầu bị thiếu máu khi có kết quả xét nghiệm máu cho thấy các chỉ số thiếu máu. Vậy chỉ số thiếu máu ở bà bầu là như thế nào? Khi bị thiếu máu phải làm sao? Hãy cùng Fogyma.vn tìm hiểu làm rõ nhé!
Mục lục
Chỉ số thiếu máu ở bà bầu là như thế nào?
Thường thì trong thời kỳ mang thai, sự gia tăng hồng cầu non ở tủy sẽ làm tăng khối lượng hồng cầu. Tuy nhiên, sự gia tăng lượng huyết tương không đồng đều sẽ làm giảm nồng độ Hb máu, gây ra chứng loãng máu trong thai kỳ. Hematocrit (Hct) thường giảm từ 38% đến 45% ở những phụ nữ khỏe mạnh và không mang thai xuống khoảng 34% ở cuối thời kỳ mang thai đơn và 30% ở cuối thời kỳ đa thai. Tùy từng giai đoạn mang thai, các chỉ số Hb và Hct được phân loại là thiếu máu khi:
- Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu: Hb < 11 g/dL; Hct < 33%
- Giai đoạn mang thai 3 tháng giữa: Hb < 10.5 g/dL; Hct < 32%
- Giai đoạn mang thai 3 tháng cuối: Hb < 11 g/dL; Hct < 33%
Nếu lúc bắt đầu mang thai, Hb < 11,5 g/dL, mẹ bầu có thể cần điều trị dự phòng vì việc điều chỉnh loãng máu sau đó có khả năng làm giảm Hb xuống < 10 g/dL. Điều này giúp đảm bảo các cơ quan trong cơ thể mẹ bầu được cung đủ lượng oxy cần thiết để hoạt động bình thường. Mặc dù chỉ số Hct có thể tăng lên sau khi sinh nhưng thời gian và tốc độ phục hồi cũng phụ thuộc vào việc bổ sung dinh dưỡng của mẹ trong thời gian này.
☛ Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa chỉ số sắt trong máu của bà bầu
Xét nghiệm phát hiện chỉ số thiếu máu ở bà bầu
Các chỉ số thiếu máu ở bà bầu thường được xác định dựa trên kết quả xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC). CBC sẽ giúp cung cấp các thông tin về số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, dung tích hồng cầu (Hct), huyết sắc tố hemoglobin (Hgb), chỉ số hồng cầu… từ đó chẩn đoán thiếu máu và một số vấn đề sức khỏe khác.
Ngoài ra, tùy trường hợp bác sĩ có thể chỉ định bà bầu thực hiện một số xét nghiệm khác như:
- Thiếu máu hồng cầu nhỏ: Ferritin huyết thanh, điện di huyết sắc tố
- Thiếu máu hồng cầu to: Nồng độ folate và vitamin B12 trong huyết thanh
- Thiếu máu do các nguyên nhân khác nhau: Cần dựa vào đánh giá cả 2 loại.
Có kết quả chẩn đoán thiếu máu phải làm sao?
Tình trạng thiếu máu khi mang thai có thể làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
- Đối với mẹ: Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, đau đầu… Đặc biệt, tình trạng thiếu máu thiếu sắt cũng làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh…
- Đối với thai nhi: Thiếu máu thiếu sắt khiến quá trình vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng từ mẹ sang thi nhi bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, thai lưu, nhẹ cân, dễ mắc các bệnh lý sơ sinh, đồng thời có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não sau này.
Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, tránh những rủi ro có thể xảy ra, khi có kết quả chẩn đoán thiếu máu, mẹ nên:
Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn
Thông thường phần lớn các trường hợp thiếu máu thiếu sắt khi mang thai bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sử dụng thuốc sắt. Liều lượng cụ thể sẽ thay đổi tiều theo chỉ số thiếu của mẹ. Để việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu và đảm bảo an toàn, mẹ cần tuyệt đối tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào không bình thường trong quá trình sử dụng thuốc sắt, hãy ngừng uống ngay và liên hệ với bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và xử lý kịp thời, đúng cách.
Ngoài sắt, mẹ cũng có thể được chỉ định bổ sung acid folic và vitamin B12 để thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu. Trường hợp mẹ thiếu máu nghiêm trọng, bác sĩ cũng có thể yêu cầu truyền máu để bổ sung lượng máu thiếu hụt nhanh hơn, cải thiện sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên theo dõi sức khỏe thường xuyên và thăm khám định kỳ để thay đổi liều lượng sắt bổ sung hoặc phương pháp điều trị nếu cần.
Nghỉ ngơi
Thiếu máu khiến tim và phổi cũng phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp máu giàu oxy cho thai nhi, đồng thời quá trình vận chuyển máu và oxy đến các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng, điều này sẽ khiến mẹ thường xuyên bị mệt mỏi, đau đầu, hụt hơi, chóng mặt… Nghỉ ngơi được xem là một trong những cách tốt nhất để giảm tải cho cơ thể, giúp tái tạo năng lượng và thúc đẩy quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. Ngược lại, nếu mẹ bầu thường xuyên hoạt động gắng sức và không nghỉ ngơi đúng cách có thể dẫn đến suy nhược và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Bổ sung dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng thiếu máu và tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho mẹ bầu bị thiếu máu:
Thực phẩm giàu sắt:
Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thiếu máu, chính vì vậy khi bị thiếu máu mẹ bầu không nên bỏ qua những thực phẩm giàu sắt như:
- Thịt bò: Mỗi 100g thịt bò chứa khoảng 2.5 – 3.0mg sắt và cũng cung cấp vitamin B6, B12, giúp hỗ trợ quá trình sản xuất hồng cầu
- Tôm: 100g tôm chứa khoảng 1.8mg sắt và cũng giàu chất chống oxy hóa astaxanthin, protein, canxi, vitamin A, B5, B6, kẽm, selen, giúp củng cố sức khỏe của mẹ bầu.
- Hàu: 100g hàu có thể cung cấp 3.5mg sắt, đồng thời chúng cũng cung cấp protein, kẽm, canxi và vitamin B12, giúp tăng cường sức đề kháng của mẹ bầu và tạo điều kiện cho sự phát triển của thai nhi.
- Bông cải xanh: Mỗi 100g bông cải xanh chứa khoảng 1.5mg sắt và cũng là lựa chọn bổ sung dưỡng chất tuyệt vời cho bà bầu với các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, K, canxi, acid folic…
- Cải brussel: 100g cải brussel chứa khoảng 1.4mg sắt. Lượng chất xơ và vitamin C dồi dào trong loại rau này cũng giúp cải thiện khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
- Rau chân vịt: Mỗi 100g rau chân vịt có khoảng 1.7mg sắt cùng nhiều thành phần tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi như acid folic, vitamin C, canxi, beta-carotene.
☛ Xemchi tiết: Tổng hợp đồ ăn bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C có tác dụng cải thiện sự hấp thu sắt từ thực phẩm vào cơ thể. Nếu không có đủ vitamin C, cơ thể sẽ không thể hấp thu được sắt từ thực phẩm một cách hiệu quả.
Vì vậy, bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống của bà bầu sẽ giúp cải thiện khả năng hấp thu sắt, từ đó khắc phục chứng thiếu máu. Các nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên bao gồm cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi, cà chua, cải xoăn,…
Thực phẩm giàu acid folic
Acid folic có khả năng cải thiện quá trình sản xuất hồng cầu trong cơ thể, giảm tình trạng thiếu máu trong thai kỳ. Việc bổ sung đầy đủ acid folic trong thời gian mang thai cũng có thể giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Các thực phẩm giàu acid folic mẹ không nên bỏ qua bao gồm: tôm, cá hồi, bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại trái cây như dâu tây, nho, bơ…
Cách ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ
Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thiếu máu khi mang thai. Trên thực tế, nhiều mẹ nghĩ rằng chỉ cần bổ sung sắt qua chế độ ăn là đủ tuy nhiên lượng sắt cơ thể có thể hấp thu từ thực phẩm là rất ít. Hơn nữa khi mang thai, nhu cầu sắt của cơ thể sẽ không ngừng tăng lên. Chính vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt mẹ nên chủ động sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt trước khi mang thai 1 – 3 tháng hoặc ngay khi phát hiện mang thai và duy trì trong suốt thai kỳ.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm bổ sung sắt với chất lượng khác nhau, để đảm bảo hiệu quả, an toàn, mẹ nên chỉ nên sử dụng các sản phẩm có thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ, không chứa các thành phần gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, nên ưu tiên các thuốc sắt hữu cơ, có khả năng hấp thu cao và ít gây tác dụng phụ như Fogyma – sản phẩm được nhiều bác sĩ sản khoa tại các bệnh viện hàng đầu khuyên dùng trong phòng ngừa và điều trị thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai.
Fogyma là thuốc sắt nước hữu cơ chất lượng cao, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến BFS, cùng 100% nguyên liệu nhập khẩu từ Italia, mang lại chất lượng hàng đầu. Với thành phần chính là sắt nguyên tố dưới dạng phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC), có cấu trúc ổn định, không bị ion hóa, Fogyma có khả năng dung nạp cao và giảm thiểu tình trạng kích ứng tiêu hóa, không gây nóng trong hay táo bón khi sử dụng.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Trên đây là những thông tin hữu ích về chỉ số thiếu máu của bà bầu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về thuốc sắt nước Fogyma, vui lòng liên hệ với các dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài 1900 545 518 để được hỗ trợ nhanh nhất.