Có rất nhiều món cháo giàu sắt cho bé thơm ngon, bổ dưỡng mà mẹ có thể thực hiện một cách dễ dàng. Mẹ hãy bỏ túi những công thức cháo ngay dưới đây để bổ sung đủ sắt cho bé yêu nhé. Những món cháo này không chỉ giàu sắt mà còn siêu dễ làm, khiến bé thích mê.
Mục lục
10+ món cháo bổ sung sắt cho bé mẹ bỏ túi ngay
Sắt là vi chất quan trọng đối với sự phát triển của bé yêu. Thiếu sắt khiến khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu giảm, có thể dẫn tới các vấn đề như mệt mỏi, suy nhược, hay ốm vặt, thậm chí suy tim. Thiếu sắt còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới trí não, hệ miễn dịch và thể chất của bé.
Với bé từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể bổ sung sắt cho trẻ bằng các món ăn bổ dưỡng hàng ngày. Trong đó, cháo là sự lựa chọn tối ưu, bổ sung dinh dưỡng mà lại khá dễ ăn, dễ tiêu hóa và hấp thụ. Dưới đây là những món cháo giàu sắt cho bé yêu thưởng thức.
1. Cháo thịt gà – cà rốt
Thịt ức gà rất giàu sắt và protein, khi kết hợp cùng cà rốt giàu vitamin A, betacaroten, kali, canxi, sắt tạo nên món ăn bổ dưỡng cho bé yêu. Món cháo gà – cà rốt không chỉ giúp bé yêu bổ sung sắt mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường thị lực và giúp phát triển toàn diện về thể chất, trí não. Vị ngọt béo của thịt gà kết hợp với vị ngon ngọt của cà rốt chắc hẳn sẽ khiến bé thích mê.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Gạo trắng
- Cà rốt
- Thịt ức gà
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Đem gạo vo sạch rồi ngâm với nước khoảng 1 – 2 tiếng, sau đó cho gạo vào ninh thật nhừ.
- Cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn, sau đó đem đi luộc chín hoặc xay nhuyễn.
- Thịt ức gà rửa sạch, băm nhuyễn rồi cho lên chảo xào qua.
- Khi cháo chín, mẹ cho thịt gà và cà rốt vào đảo đều.
- Có thể nêm nếm gia vị tùy theo độ tuổi của bé cho phù hợp.
2. Cháo trứng – bí đỏ
Theo các chuyên gia sức khỏe, trứng gà giàu sắt, protein, vitamin D; bí đỏ giàu vitamin A, sắt, canxi… Món cháo kết hợp giữa trứng gà và bí đỏ trở thành món ăn giàu sắt phù hợp đối với bé yêu. Đồng thời, còn giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, tăng thị lực, bổ máu giúp bé cao lớn và thông minh. Sự béo ngậy, thơm ngon của bí đỏ hòa lẫn với trứng tạo ra một vị rất riêng khiến bé vô cùng thích thú. Cách làm cũng khá đơn giản, bất kỳ mẹ nào cũng có thể làm được cho con yêu của mình.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Gạo trắng
- Bí đỏ
- Trứng gà ta
Các bước thực hiện:
- Gạo vo sạch rồi cho vào nồi nấu cháo nhừ.
- Bí đỏ gọt bỏ phần vỏ, rửa sạch và cắt thành từng miếng nhỏ. Sau đó, mang đi hấp chín rồi xay nhuyễn.
- Trứng gà ta đập cho ra tô, sau đó đánh tan lên.
- Cho trứng gà, bí đỏ vào cháo, chờ sôi khoảng 5 – 10 phút rồi tắt bếp.
3. Cháo gan – bí xanh
Gan luôn được xếp hàng đầu trong danh sách những thực phẩm giàu sắt, chống thiếu máu. Ngoài ra, gan còn chứa một lượng lớn vitamin A, B, D, axit folic… Bí xanh giàu nước, vitamin C, betacoroten… Sự kết hợp giữa gan và bí xanh bổ sung nhiều vi chất cần thiết cho sức khỏe của bé, đặc biệt là những bé thiếu sắt, suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bí xanh có chứa vitamin C khi nấu cùng gan sẽ giúp cơ thể chuyển hóa và hấp thu sắt tốt hơn. Đây thực sự là một món cháo giàu sắt cho bé mà mẹ không nên bỏ qua.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Gạo trắng
- Gan heo
- Bí xanh
Các bước thực hiện:
- Gạo vo sạch rồi cho vào nồi ninh nhỏ lửa.
- Gan rửa sạch, sơ chế, cắt thành từng miếng rồi xay nhuyễn.
- Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng sau đó hấp chín rồi tán nhuyễn.
- Khi cháo chín nhừ, mẹ cho bí xanh và gan vào nồi, nấu sôi khoảng 3 – 5 phút thì tắt bếp.
- Múc cháo ra một bát nhỏ và chờ nguội rồi cho bé yêu thưởng thức.
4. Cháo thịt bò – đậu xanh
Thịt bò là nguồn thực phẩm cực giàu sắt, protein; đậu xanh chứa nhiều vitamin nhóm B, protein… Cứ 100g thịt bò có chứa khoảng 3,2mg sắt, 1 cốc đậu xanh chứa 4,6 – 5,2mg sắt. Sự kết hợp giữa thịt bò và đậu xanh trong món cháo cho bé không chỉ cung cấp lượng sắt dồi dào mà việc chế biến cũng khá đơn giản. Món cháo thịt bò đậu xanh không chỉ giúp bé ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt mà giúp con phát triển thể chất và trí não tối ưu. Để thực hiện món cháo bổ dưỡng này, mẹ chỉ cần áp dụng các bước dưới đây.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Gạo trắng
- Thịt bò
- Đậu xanh nguyên hạt
Cách thực hiện:
- Đậu xanh vo sạch rồi ngầm với nước khoảng 2 giờ đồng hồ cho đậu mềm.
- Gạo vo sạch rồi đem nấu cháo, khi cháo sôi cho đậu xanh vào nấu chung cho tới khi cả gạo và đậu chín nhuyễn.
- Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn mịn.
- Cho thịt bò vào cháo đậu xanh, chờ cháo sôi rồi tắt bếp
- Khi cho bé ăn, mẹ dùng rây để rây nhuyễn cháo.
5. Cháo ếch – mồng tơi
Không thể phủ nhận ếch là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho trẻ bị còi xương, thiếu máu. Trong 100g ếch có chứa khoảng 1,3mg sắt và các dưỡng chất khác như protein, chất béo, canxi, magie, vitamin… Mồng tơi giàu vitamin và khoáng chất giúp con thanh lọc cơ thể, bổ sung sắt và axit folic dồi dào. Sự kết hợp giữa 2 nguyên liệu này trong món cháo cho bé bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Gạo trắng
- Thịt ếch.
- Lá mồng tơi.
Các bước thực hiện:
- Thịt ếch làm sạch, lọc lấy phần thịt để riêng ra bát. Phần xương ếch cho vào ninh cùng với cháo.
- Hành rửa sạch, đập nhỏ rồi phi thơm sau đó cho thịt ếch đã băm vào nấu chín.
- Đổ thịt ếch vào trong nồi cháo, thêm rau mồng tơi vào nấu sôi khoảng 2 phút.
- Cháo chín thì mẹ bỏ xương ếch ra, phần cháo nhuyễn cho bé ăn.
6. Cháo cá hồi – hạt sen
Cá hồi giàu sắt và vitamin D là những dưỡng chất cần thiết mà trẻ cần đến. Hạt sen giàu vitamin, protein, canxi, sắt… Sự kết hợp của 2 nguyên liệu trên trong món cháo không chỉ thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng, giúp con mau lớn, thông minh, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt. Mẹ có thể thực hiện món cháo bổ dưỡng này qua các bước đơn giản sau đây.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Gạo trắng
- Cá hồi
- Hạt sen
Các bước thực hiện:
- Gạo vo sạch, sau đó cho vào nồi nấu thành cháo nhuyễn.
- Cá hồi sơ chế, băm nhuyễn và đem cá xào sơ.
- Hạt sen rửa sạch, ngâm nước trong khoảng 1 tiếng.
- Sau khi cháo sôi, cho hạt sen vào nấu chung cho tới khi hạt sen chín mềm thì tiếp tục cho cá hồi vào, chờ sôi lại và tắt bếp.
- Khi bé ăn dùng rây rây nhuyễn.
7. Cháo lươn – cà rốt
Trong 100g lươn có chứa tới khoảng 1,6mg sắt cùng nhiều dưỡng chất khác rất tốt cho sức khỏe như chất béo, protein, canxi, vitamin A, D… Trong khi đó, trong 100g cà rốt chứa khoảng 0,8mg sắt cùng vitamin C, B1, B2, PP… Sự kết hợp giữa 2 loại thực phẩm này trong món cháo cho bé không chỉ bổ sung lượng sắt cho cơ thể mà còn tăng cảm giác ngon miệng, hấp thu khỏe.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Lươn đồng
- Gạo trắng
- Cà rốt
Cách thực hiện:
- Cà rốt mẹ gọt bỏ vỏ, rồi rửa sạch sau đó băm thật nhỏ.
- Gạo vo sạch, sau đó đem đi nấu cháo cùng với cà rốt đã được băm.
- Lươn làm sạch, sau đó đem hấp chín rồi gỡ lấy thịt, xé nhỏ.
- Thịt lươn cho lên chảo để đảo đều.
- Cho lươn vào nồi cháo, nấu sôi từ 5 – 10 phút rồi lấy cho bé sử dụng.
- Mẹ nên cho bé ăn cháo khi còn ấm để tránh tanh.
8. Cháo tôm – rau ngót
Tôm là hải sản giàu sắt, canxi, protein dồi dào cho bé. Cứ 100g tôm cho khoảng 18,4g protein, 2000mg canxi cùng nhiều yếu tố vi lượng khác như kẽm, vitamin B12, canxi, kali… Cháo tôm nấu rau ngót không chỉ bổ sung những dưỡng chất cần thiết giúp bé ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt mà còn giúp tăng cường miễn dịch. Chỉ với vài bước đơn giản là mẹ đã có ngay một bát cháo tôm thơm lừng cho bé yêu.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Gạo trắng
- Tôm tươi
- Rau ngót (có thể thay rau ngót bằng rau khác như mồng tơi hay củ dền).
- Dầu oliu
Các bước thực hiện:
- Tôm bóc vỏ, lấy chỉ ở sống lưng, rửa sạch rồi để ráo nước.
- Đem tôm giã hoặc xay nhuyễn rồi xào qua trên chảo.
- Rau ngót rửa sạch, cắt nhỏ.
- Gạo vo sạch, cho vào nồi ninh cùng nước cho tới khi chín.
- Đổ tôm vào nấu với cháo, sôi khoảng từ 3 – 5 phút mẹ thêm chút dầu oliu để kích thích thị giác của bé.
9. Cháo ngao – hạt sen
Ngao được biết đến là thực phẩm dồi dào sắt, cứ 100g ngao có chứa tới 24mg chất sắt, nhiều hơn cả thịt bò và gan. Bên cạnh đó, ngao còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng khác như selen, mangan, vitamin C, B12… Món cháo ngao – hạt sen không chỉ bổ sung sắt dồi dào cho bé mà còn cung cấp các dưỡng chất khác giúp bé phát triển toàn diện. Món ăn này thực hiện khá đơn giản, mẹ chỉ cần làm theo hướng dẫn sau đây.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Gạo trắng
- Ngao
- Hạt sen
Cách thực hiện:
- Ngao rửa sạch, ngâm cho hết cát rồi luộc cho há miệng. Sau đó, mẹ tách lấy phần thịt rồi băm nhỏ, lọc lấy phần nước ngao trong.
- Hạt sen bỏ phần tâm sen, ngâm trong nước khoảng 1 tiếng.
- Gạo vo sạch rồi đổ nước ngao cùng hạt sen vào nồi nấu thành cháo cho tới khi chín nhừ.
- Cho phần thịt ngao vào cháo đun sôi 3 – 5 phút rồi tắt bếp.
- Tùy độ tuổi mà mẹ nêm nếm gia vị cho phù hợp.
- Cho cháo ra bát để nguội dần rồi cho bé thưởng thức.
10. Cháo tim heo – cải thảo
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cháo tim heo cho bé ăn trong giai đoạn thiếu sắt. Bởi trong 100g tim heo có chứa tới khoảng 5,7mg sắt cùng nhiều vi khoáng tự nhiên khác. Tim heo kết hợp với cải thảo thành món cháo giàu dinh dưỡng, tốt cho bé thiếu máu.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Tim heo
- Cải thảo
- Gạo trắng
Các bước thực hiện như sau:
- Gạo vo sạch, cho vào nồi ninh nhừ với nước.
- Cải thảo rửa sạch, ngâm qua với nước muối loãng rồi đem đi băm nhuyễn.
- Tim sơ chế, sau đó băm nhỏ rồi ướp chút gia vị (với bé trên 1 tuổi).
- Bắc chảo lên bếp, phi hành thơm rồi cho tim vào đảo. Sau khi tim chín thì cho vào nồi nấu cùng cải thảo và cháo. Cháo sôi tầm 5 – 10 phút thì tắt bếp rồi sử dụng.
11. Cháo thịt bò – củ dền
Như đã trình bày ở phần trên, thịt bò là nguồn thực phẩm giàu sắt cũng như protein và các khoáng chất khác tốt cho cơ thể bé. Củ dền được biết đến là loại củ có chứa hàm lượng sắt cao và nhiều dưỡng chất khác như canxi, đồng, phốt pho, i ốt, acid folic, kali, chất xơ… ở dạng đường tiêu hóa tự nhiên. Cháo thịt bò – củ dền không chỉ hấp dẫn đối với trẻ mà còn cung cấp lượng lớn sắt, dưỡng chất quan trọng giúp bé phát triển về thể chất và trí não. Cách chế biến cũng khá đơn giản, mẹ chỉ cần làm theo hướng dẫn dưới đây.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Thịt bò
- Củ dền
- Gạo trắng
- Dầu oliu
Cách thực hiện:
- Củ dền gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt nhỏ. Luộc củ dền tới chín rồi rồi xay nhuyễn.
- Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn
- Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu với nước thành cháo nhuyễn.
- Cho thịt bò vào nồi cháo chín cùng củ dền đã xay vào, nấu cho tới khi hỗn hợp này sôi lên khoảng 5 phút thì tắt bếp.
- Thêm 1 muỗng cà phê dầu oliu, trộn đều vào để bé thưởng thức.
Cách chế biến món cháo theo từng độ tuổi
– Đối bé 6 – 8 tháng
Ở độ tuổi này, trẻ nhỏ vẫn còn quen với bú mẹ và uống sữa nên nhiều bé chưa quen với việc ăn cháo loãng, không chịu ăn. Để bé dễ thích nghi với điều này, cha mẹ cần nấu cháo thật loãng và nhuyễn mịn cho bé. Khi ăn cháo loãng và nhuyễn bé sẽ thấy ít lợn cợn, dễ nuốt hơn.
Để có được cháo loãng, mẹ nên đổ nhiều nước hơn bình thường. Phần gạo cần nấu chín nhừ và nở hoàn toàn. Sau đó, dùng máy xay hoặc bằng tay đánh nhuyễn. Rauc ủ cũng cần nấu mềm rồi xay nhuyễn. Các loại thịt cá nên băm trước khi nấu rồi ninh nhừ. Khi đã có rau củ và thịt nhuyễn, bạn đổ vào cháo trắng rồi trộn đều lên.
☛ Tham khảo thêm tại: “Bỏ túi” mẹo bổ sung sắt cho trẻ 6 tháng tuổi
– Đối với trẻ từ 8 tháng – 1 tuổi
Ở độ tuổi này, bạn không cần phải nấu cháo quá loãng và nhuyễn mịn. Bởi bé đã quen dần với việc ăn cháo và cần tập nhai nhiều hơn. Cha mẹ có thể nấu cháo và các loại rau củ, thịt cá mềm nhừ rồi đánh nhuyễn. Các loại rau củ mềm chẳng hạn như bí đỏ, rau sọ… có thể cắt nhỏ rồi nấu nhừ. Các loại thịt thì băm nhỏ, cá xé nhỏ. Sau đó, trộn chung cháo, rau củ, thịt cá với nhau.
Phụ huynh cũng nên cho con ăn đa dạng thực phẩm nhằm tạo cảm giác mới lạ, kích thích bé ăn uống ngon miệng hơn. Nhiều mẹ không cho bé ăn các món thanh, nhớt như ốc, cua đồng, lươn… Tuy nhiên, đây lại là những thực phẩm giàu dưỡng chất cho bé yêu mà mẹ không nên bỏ qua.
☛ Tham khảo thêm tại: Thực phẩm bổ sung sắt cho bé dưới 1 tuổi
– Đối với trẻ từ 1 – 1,5 tuổi
Khi trẻ trên 1 tuổi, răng mọc nhiều hơn, cơ hàm và bao tử cũng phát triển hơn. Vì vậy, bé có thể ăn cháo đặc với các thực phẩm xé nhỏ chứ không cần phải xay nát hay nghiền nhuyễn.
Nấu cháo mẹ cũng không cần đổ nhiều nước vì bé có thể ăn được cháo đặc hơn. Hạt cháo nấu cho bé như thế nào thì cho bé ăn thế ấy chứ không cần phải đánh nhuyễn như trước kia. Rau củ hoặc thịt cá cũng chỉ cần cắt nhỏ, nấu chín mềm là được.
Độ tuổi này, mẹ có thể cho bé ăn các loại rau đa dạng, có mùi vị đặc trưng như ngò gai, bạc hà, rau tần ô, hành lá, hành tây… để bé làm quen. Nếu bé không thích ăn thì cũng không nên ép buộc mà hãy để tự nhiên.
Chế biến thức ăn giàu sắt cho bé cần lưu ý gì?
Để bé nhận được tối đa sắt và dinh dưỡng từ thực phẩm, mẹ cần lưu ý một số điểm sau đây nhé.
1. Lựa chọn thực phẩm
Khi chọn các thực phẩm bổ sung sắt cho bé, mẹ lưu ý chọn đúng thực phẩm phù hợp với độ tuổi của con. Điều này giúp hạn chế được tình trạng rối loạn tiêu hóa khi con ăn phải thức ăn không phù hợp. Ví dụ như bé 6 tháng tuổi chưa nên cho ăn nấm, lòng trắng trứng.
Thực đơn nên ưu tiên các thực phẩm có nguồn gốc động vật vì sắt từ động vật dễ hấp thu hơn từ thực vật. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần đảm bảo thực đơn của bé đa dạng để cung cấp thêm những dưỡng chất khác cho cơ thể. Nguyên liệu sử dụng để nấu cháo cho bé đảm bảo độ tươi ngon, an toàn.
2. Chế biến đúng cách
Mẹ nên chế biến món ăn dưới dạng lỏng đến đặc để bé làm quen dần với thức ăn, hạn chế hiện tượng nôn trớ, chướng bụng. Ngoài ra, để giữ tối đa hàm lượng sắt cần chế biến khi thực phẩm còn tươi, các loại rau giàu sắt không nên nấu ở nhiệt độ cao.
Mẹ chú ý đa dạng cách chế biến như hầm, xào, luộc… để bé ăn ngon miệng hơn. Từ đó, cung cấp đủ sắt và các dưỡng chất khác để bé tăng trưởng và phát triển toàn diện.
Đối với các bé dưới 1 tuổi, trong quá trình chế biến mẹ không nên nêm nếm gia vị bởi chúng có thể gây ảnh hưởng đến thận của trẻ.
Cho bé ăn cháo với lượng vừa phải, không cho bé ăn cháo khi đã để qua đêm hoặc có mùi có thể gây nguy hiểm cho hệ tiêu hóa. Không nên nấu cháo 1 lần và hâm đi hâm lại nhiều lần trong ngày.
3. Hạn chế những thực phẩm cản trở hấp thu sắt
Canxi cản trở cơ thể hấp thu sắt.
Một số thực phẩm hạn chế hấp thu sắt mẹ nên biết để tránh sử dụng cùng lúc với nhóm thực phẩm giàu sắt như:
- Thực phẩm giàu canxi: Các thực phẩm giàu canxi như sữa, chế phẩm từ sữa… làm giảm hấp thu sắt, mẹ nên cho bé sử dụng vào xa thời điểm bổ sung các thực phẩm giàu sắt.
- Thực phẩm chứa caffein, tanin: Cà phê, trà, rượu vang… làm giảm hấp thu sắt và giảm lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn làm giảm lượng canxi trong cơ thể khiến bé có nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng… Mẹ không nên cho bé sử dụng các thực phẩm này nhé.
☛ Tham khảo thêm tại: Một năm bổ sung sắt cho bé mấy lần?
Thuốc sắt nước FOGYMA – Đánh bay nỗi lo bé thiếu sắt
Các chuyên gia sức khỏe khuyên nên ưu tien sử dụng sắt nước hữu cơ cho bé bởi khả năng hấp thu cao và ít gây tác dụng phụ như FOGYMA.
FOGYMA với thành phần là sắt nước hữu cơ, sắt III hydroxy polymantol có cấu trúc gần giống với Ferritin dự trữ sắt trong cơ thể, làm cho Fogyma có khả năng dung nạp tốt, hấp thu tốt hơn đảm bảo bé không bị thiếu máu, thiếu sắt.
FOGYMA ở dạng cấu trúc ổn định nên không gây ra táo bón, không kích ứng đường tiêu hóa, không hại dạ dày và không gây nóng trong. Vị ngọt nhẹ dễ uống, không đường điều vị, không sinh năng lượng nên rất dễ uống và an toàn.
Sản phẩm thơm ngon, dễ uống, không làm tăng đường huyết. Bởi đường trong FOGYMA là đường điều vị, không sinh năng lượng, không làm tăng đường huyết. Hương hoa quả thơm ngon nên bé rất thích thú khi uống, không gây buồn nôn khi sử dụng.
Fogyma là thuốc sắt nước hữu cơ, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ BFS hiện đại bậc nhất châu Âu với 100% nguyên liệu nhập khẩu từ Italia. Sản phẩm được cấp phép bởi Bộ Y tế, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn và chất lượng.
Trong suốt gần 10 năm có mặt trên thị trường, FOGYMA có được sự tin tưởng của hàng triệu bà mẹ Việt, vì một tương lai sức khỏe cho bé yêu.
Sản phẩm bán tại gần 20.000 nhà thuốc trên toàn quốc và các bệnh viện lớn.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ với các dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài 1900 545 518.
Tham khảo thêm: Bé thiếu sắt nên bổ sung gì – Mẹ đã biết chưa?
Thu Phương đã bình luận
bé nhà tôi 7 tháng đã ăn được các món cháo hải sản để tăng cường sắt chưa
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Phương!
Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, ngoài động vật có vỏ mẹ có thể cho bé ăn cá dạng nghiền nhuyễn hoặc cháo lỏng để tăng cường sắt cho bé. Tuy nhiên, hải sản thường giàu đạm dễ gây dị ứng nên mẹ cho bé ăn từ tháng thứ 7 là tốt nhất. Bé nhà mẹ đã 7 tháng hoàn toàn có thể ăn các món cá để bổ sung sắt nhé.
Bùi Hằng đã bình luận
Từ mấy tháng tuổi trở đi có thể ăn cháo bổ sung sắt?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào bạn Hằng!
Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm là mẹ có thể cho bé ăn cháo để bổ sung sắt cho bé rồi. Mẹ cần lưu ý, chọn loại thực phẩm phù hợp với độ tuổi, chế biến độ loãng đặc sao cho phù hợp với từng bé nhé.