Sắt và kẽm là hai khoáng chất quan trọng đối với sự tăng trưởng cũng như sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay tỷ lệ thiếu sắt và kẽm ở trẻ đang ở mức báo động. Ăn uống kém, mệt mỏi, buồn ngủ, dễ cáu gắt, thiếu máu… là những dấu hiệu nhận biết của việc thiếu sắt – kẽm lâu ở trẻ mà nhiều cha mẹ không hề hay biết. Làm thế nào để bổ sung đúng và đủ 2 vi chất này cho bé yêu? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay dưới đây.
Mục lục
Báo động tình trạng thiếu sắt – kẽm của trẻ em Việt Nam
Thiếu sắt và kẽm có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cả sắt và kẽm đều có vai trò thiết yếu với hệ miễn dịch, thiếu sắt hay kẽm đều khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng với nhiều mức độ khác nhau. Đáng nói, hiện nay tình trạng thiếu sắt và thiếu kẽm ở trẻ đang khá phổ biến nhưng chỉ khi xảy ra hậu quả thì cha mẹ mới nhận biết được.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên do:
- Lượng sắt, kẽm dự trữ trong 3 – 4 tuần cuối thai kỳ ở thai nhi thường chỉ cung cấp đủ trong 4 tháng đầu đời cho con nếu mẹ sinh đủ ngày tháng và bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai.
- Trong sữa mẹ, lượng sắt khá thấp (1 lít sữa mẹ chỉ chứa 0,35mg sắt), lượng kẽm 2 – 3 mg kẽm. Tuy nhiên, sau sinh 3 tháng lượng kẽm trong sữa mẹ chỉ còn 0,9mg/lít. Do đó, trẻ phải dùng từ 17 – 20 lít sữa mẹ mỗi ngày mới đảm bảo đủ lượng sắt, kẽm cần thiết cho cơ thể. Xem thêm: Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ
- Cơ thể trẻ hấp thu sắt và kẽm từ thức ăn khá thấp, sắt đạt 5 – 15%, kẽm 10 – 30%. Các vi chất chủ yếu từ đạm động vật như thịt bò, trứng, ghẹ, hàu… Trong khi đó, bước vào giai đoạn ăn dặm trẻ lại tập ăn với tinh bột trước, thức ăn giàu đạm tập dần sau với lượng nhỏ. Và điều tất nhiên trẻ sẽ thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng, điển hình là sắt và kẽm.
- Ngoài ra, trẻ thiếu sắt, kẽm do dễ nhiễm giun sán, hệ tiêu hóa thường xuyên bị rối loạn nên giảm hấp thu các vi chất này.
Vì những nguyên nhân trên mà hiện nay tỷ lệ trẻ trên 6 tháng tuổi bị thiếu sắt và kẽm là rất cao. Đặc biệt là ở những bé sinh non, sinh nhẹ cân, trường hợp đa thai, suy dinh dưỡng bào thai… Để cải thiện, ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt các vi chất quan trọng này, cha mẹ cần lưu ý bổ sung sắt, kẽm cho con ngay từ khi mới sinh theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Tại sao trẻ thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt?
Thực tế phần lớn trẻ bị thiếu kẽm thường bị thiếu sắt kèm theo. Chính vì vậy câu hỏi được nhiều người đặt ra là tại sao trẻ thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt?
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, kẽm là một trong những yếu tố quan trọng, có vai tò như một chất xúc tác thúc đẩy quá trình hấp thu, chuyển hóa sắt của cơ thể, bao gồm cả việc tổng hợp tế bào hồng cầu. Do đó, khi huyết thanh kẽm giảm, cơ thể thường xuất hiện các dấu hiệu của thiếu sắt.
Việc giảm nồng kẽm trong huyết thanh cũng có thể dẫn đến các biểu hiện của tình trạng thiếu sắt trong cơ thể. Điều này chỉ ra rằng, khi cơ thể bị thiếu kẽm, khả năng hấp thụ hoặc quá trình di chuyển sắt tại các mô trong ruột sẽ bị ảnh hưởng, khiến quá trình hấp thu sắt của cơ thể bị cản trở, dẫn tới thiếu sắt.
Dấu hiệu cảnh báo trẻ thiếu sắt và kẽm
Nhiều trường hợp trẻ thiếu sắt, thiếu kẽm không có triệu chứng gì cho tới khi chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Lúc này, cha mẹ có thể nhận biết thông qua các triệu chứng sau:
- Trẻ mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc, kém tập trung, khó ngủ
- Da trẻ xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhẵn và nhợt màu
- Trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng, bỏ bữa
- Trẻ hấp thụ dinh dưỡng kém, chậm tăng cân và chiều cao
- Trẻ bị rụng tóc, móng tay có vết trắng, khô giòn, dễ gãy
- Sức đề kháng giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, vết thương lâu lành…
Bổ sung sắt và kẽm cho trẻ như thế nào?
Để bổ sung sắt và kẽm cho bé đúng và đủ, trước tiên cha mẹ cần nắm rõ nhu cầu của 2 dưỡng chất này ở trẻ em theo từng độ tuổi là bao nhiêu, thời điểm bổ sung và chú ý dinh dưỡng ngay khi bé còn trong bụng mẹ.
Liều lượng sắt, kẽm cho trẻ theo từng độ tuổi
Trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu về sắt và kẽm khác nhau. Ví dụ như:
Lượng sắt, kẽm cho trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh cho đến 5 tháng tuổi cần khoảng 0.93mg sắt/ngày và 2.8mg kẽm/ngày.
Lượng sắt, kẽm cho trẻ nhỏ:
- 6 – 8 tháng: 8.5mg sắt/ngày (bé trai), 7.9mg sắt/ngày (bé gái) và 4.1mg kẽm/ngày.
- 9 – 11 tháng: 9.4mg sắt/ngày (bé trai), 8.7mg sắt/ngày (bé gái) và 4.1mg kẽm/ngày.
- 1 – 2 tuổi: 5.4mg sắt/ngày (bé trai), 5.1mg sắt/ngày (bé gái) và 4.1mg kẽm/ngày.
- 3 – 5 tuổi: 5.5mg sắt/ngày (bé trai), 5.4mg sắt/ngày (bé gái) và 4.8mg kẽm/ngày.
- 6 – 7 tuổi: 7.2mg sắt/ngày (bé trai), 7.1mg sắt/ngày (bé gái|) và 5.6mg kẽm/ngày.
- 8 – 9 tuổi: 8.9mg sắt/ngày và 6mg kẽm/ngày (bé trai), 5.6mg kẽm/ngày (bé gái).
Thực tế lượng sắt và kẽm cần bổ sung cho trẻ còn phụ thuộc vào khả năng hấp thu của bé. Phụ huynh có thể tham khảo “Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam” của Nhà xuất bản Y học phát hành để có hướng dẫn bổ sung sắt, kẽm cho trẻ như bảng sau:
Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng trên, nếu cha mẹ muốn bổ sung cho bé đủ sắt, kẽm từ nguồn thực phẩm thì cần một lượng khá lớn. Ví dụ, bé trai 6 tháng tuổi có mức hấp thu kẽm ở mức trung bình (20%), mức hấp thu sắt tốt (15%). Nhu cầu sắt trong ngày là 5,6mg và 4,1mg kẽm. Tương đương với bé phải nạp 23 lòng đỏ trứng gà hoặc gần 1 kg thịt ghẹ hay 1 kg thịt bò mới đủ cung cấp nhu cầu về sắt, kẽm trong ngày (chưa kể tới thất thoát vi chất sắt, kẽm trong chế biến). Và đây là điều không thể.
Do đó, để đảm bảo đủ sắt và kẽm cho trẻ, cha mẹ cần chủ động bổ sung dự phòng nhằm tránh việc thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng này kéo dài gây ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên tùy tiện bổ sung sắt, kẽm cho bé để tránh những rủi ro đáng tiếc. Hãy thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhé.
Thời điểm bổ sung sắt, kẽm cho bé yêu
– Đối với sắt:
Thời điểm tốt nhất để bổ sung là trước ăn sáng tối thiểu 30 phút. Tuy nhiên, với trẻ dễ bị đau bụng, buồn nôn khi uống sắt trước ăn thì nên cho uống sau ăn và khởi đầu bằng liều thấp.
Thông thường, cha mẹ nên bổ sung sắt cho bé trong khoảng từ 1 – 2 tháng là tốt nhất. Ở một số trường hợp, con thiếu sắt trầm trọng, thời gian này có thể kéo dài thêm.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Một năm bổ sung sắt cho bé mấy lần?
– Đối với kẽm:
Trẻ uống kẽm khi đói bụng có thể gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, thời điểm thích hợp nhất để bổ sung kẽm là 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau ăn. Tốt nhất, nên cung cấp kẽm cho trẻ vào buổi sáng để được hấp thu tốt nhất.
Bạn có thể bổ sung tối đa từ 2 – 3 tháng, tùy thuộc vào tình trạng hiện tại của bé. Tuy nhiên, đây không phải thời gian cố định mà có thể thay đổi tùy theo thể trạng và bệnh lý của con (nếu có).
Có nên bổ sung sắt và kẽm cùng lúc?
Nhiều cha mẹ băn khoăn bổ sung đồng thời cả sắt và kẽm có gây ảnh hưởng gì cho bé không? Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, bổ sung kẽm và sắt đồng thời không có sự cạnh tranh hay hấp thu giữa hai vi chất này như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Ngược lại, sắt và kẽm còn có tác dụng hỗ trợ qua lại lẫn nhau bởi sắt và kẽm thường thiếu cùng nhau do chúng có mối tương quan hỗ trợ trong việc hấp thu.
Đặc biệt, khi tỷ lệ sắt, kẽm tương đương dưới 2:1, nhất là khi tỷ lệ 1:1 sẽ không có sự ức chế nào đối với sự hấp thu của 2 vi chất này.
PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Khi bổ sung sắt và kẽm, việc cân bằng hàm lượng của hai yếu tố này cực kỳ quan trọng. Nên bổ sung cùng lúc cả sắt và kẽm với tỷ lệ tương đương nhau để cơ thể trẻ hấp thu được tốt nhất.
Hướng dẫn bổ sung sắt và kẽm cho bé
Bổ sung sắt và kẽm hợp lý sẽ tạo điều kiện cho bé yêu phát triển toàn diện về trí não và thể chất. Dưới đây là những cách bổ sung vi chất sắt, kẽm cho trẻ các mẹ bỏ túi nhé.
Bổ sung sắt và kẽm cho trẻ sơ sinh
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bổ sung sắt và kẽm tốt nhất thông qua sữa mẹ. Tuy hàm lượng sắt trong sữa mẹ không cao, chiếm khoảng 0,3mg/lít nhưng cơ thể lại hấp thụ tốt hơn. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, sắt trong sữa mẹ được hấp thu 70%, trong khi đó sữa bò đạt 30%, sữa công thức là 10%.
Giống với sắt, lượng kẽm trong sữa mẹ chỉ đáp ứng nhu cầu của bé trong 3 tháng đầu đời. Bởi thời gian này, lượng kẽm trong sữa mẹ đạt 2 – 3mg/lít nhưng 3 tháng tiếp theo chỉ giảm còn 0,9mg/lít.
Ngoài ra, để lượng sữa mẹ đảm bảo chất lượng, chế độ ăn của mẹ cần:
- Tăng cường những thực phẩm giàu sắt và kẽm như thịt bò, trứng, hải sản có vỏ, các loại đậu, rau xanh lá đậm…
- Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C để hấp thu sắt tốt. Nhóm thực phẩm giàu vitamin C phải kể đến như trái cây họ cam quýt, ớt chuông, dâu tây, súp lơ…
- Hạn chế các loại bia rượu, cà phê, gia vị có mùi nặng… Bởi chúng không những làm giảm khả năng hấp thu kẽm, sắt mà còn ảnh hưởng không tốt tới bé qua đường sữa mẹ.
☛ Tham khảo thêm: Thực phẩm bổ sung sắt cho bé dưới 1 tuổi
Bổ sung sắt và kẽm cho trẻ nhỏ
Với trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên, nhu cầu sắt và kẽm của trẻ đã gia tăng, phụ huynh có thể bổ sung những dưỡng chất này cho trẻ bằng cách:
Bổ sung sắt và kẽm cho trẻ qua chế độ ăn
Với trẻ đã bắt đầu ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi trở lên), bên cạnh nguồn sữa mẹ bổ sung sắt kẽm, bạn còn có thể bổ sung thông qua thực phẩm hàng ngày. Tuy nhiên, đây là giai đoạn mới bắt đầu tập ăn nên mẹ ưu tiên sử dụng các món có độ lỏng cao, sau đó tăng dần độ đặc.
Một số thực phẩm giàu sắt và kẽm mẹ có thể tham khảo thêm vào thực đơn cho bé bao gồm:
- Thịt đỏ: thịt bò, thịt heo, thịt cừu…
- Hải sản: Ngao, sò, hàu, tôm, cua…
- Rau củ: Bông cải xanh, khoai lang, rau ngót, rau chân vịt, rau mồng tơi…
- Trái cây: Chuối, bơ, kiwi, lựu…
Cùng với việc bổ sung sắt và kẽm thông qua thực phẩm, cha mẹ nên tìm hiểu cách lên thực đơn mỗi ngày cho bé. Điều này không chỉ giúp bé bổ sung đủ dinh dưỡng vừa đảm bảo cơ thể dễ hấp thụ để phát triển toàn diện nhất.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Top thực phẩm giàu sắt và kẽm cho bé yêu
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ bổ sung sắt và kẽm cho bé
Từ tháng thứ 4 sau sinh, lưỡng kẽm và sắt trong sữa mẹ sẽ giảm dần. Bé chỉ hấp thu tối đa khoảng 30% lượng kẽm và 70% lượng sắt từ thức ăn hàng ngày. Do đó, nếu chỉ bổ sung sắt, kẽm thông qua sữa mẹ thì nguy cơ thiếu vi chất này ở trẻ rất cao.
Khi lựa chọn sản phẩm bổ sung, mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
- Dễ uống.
- Không tác dụng phụ, không bị nôn, táo bón, tiêu chảy.
- Sản phẩm có thành phần hấp thu cao.
- Có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được cấp phép bởi cơ quan chức năng.
☛ Tìm hiểu thêm: Bổ sung sắt cho trẻ loại nào tốt?
Những lưu ý khi bổ sung sắt và kẽm cho bé
Sắt và kẽm có cơ chế hoạt động khác nhau. Do đó, trong quá trình bổ sung vi chất này, cha mẹ cần lưu ý một vài vấn đề như sau:
- Cần tuân thủ tuyệt đối khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc bác sĩ về liều lượng sử dụng, thời gian bao lâu. Tránh lạm dụng dẫn tới dư thừa gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.
- Bổ sung tăng cường vitamin C để bé hấp thu và chuyển hóa sắt, kẽm tốt hơn.
- Trường hợp bị ngộ độc sắt hoặc kẽm do quá liều, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để điều trị tốt nhất.
- Không bổ sung cùng lúc sắt, kẽm cùng với các thực phẩm cản trợ hấp thu. Nhóm thực phẩm cản trở hấp thu sắt là thực phẩm giàu canxi (sữa, sữa chua), thực phẩm giàu phốt pho, cà phê, trà. Thực phẩm giàu phytates (cám gạo, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt…) cản trở hấp thu kẽm.
Bảo Ngô đã bình luận
Bé nhà mình 8 tháng thì cần bổ sung bao nhiêu sắt 1 ngày?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Bảo Ngô, nhu cầu sắt của bé 8 tháng sẽ vào khoảng 8.5mg sắt/ngày nếu là bé trai và 7.9mg sắt/ngày nếu là bé gái. Ngoài ra, lượng sắt này có thể thay đổi tùy theo khả năng hấp thu của bé.
Chúc bạn sức khỏe!
Bích Ngọc đã bình luận
mình sinh bé được gần 2 tháng, cho mình hỏi là trong giai đoạn này bé chỉ cần bổ sung sắt qua sữa mẹ và mẹ cần bổ sung đủ đầy đủ sắt là được đúng k ạ?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Bích Ngọc. Giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt chính yếu cũng như nhiều dưỡng chất quan trọng khác cho con. Nếu bé sinh đủ tháng và mẹ bổ sung đầy đủ sắt thì bé sẽ không cần đến nguồn sắt khác.
Chúc bạn sức khỏe!
Thanh đã bình luận
bé nhà mình được 7 tháng, biếng ăn và hay quấy khóc và ốm vặt liệu có bị thiếu sắt không nhỉ?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Thanh. Trẻ biếng ăn sẽ có nguy cơ bị thiếu sắt. Mặt khác tình trạng thiếu sắt cũng khiến bé ăn ngủ kém và làm giảm sức đề kháng. Tuy nhiên, chỉ dựa vào các dấu hiệu này sẽ không thể khẳng định bé có bị thiếu sắt hay không. Để xác định tình trạng sức khỏe cụ thể của bé, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.
Chúc bạn sức khỏe!