Uống sắt bị tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ thường thấy khi trẻ uống sắt. Vấn đề này khiến nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng và băn khoăn. Vậy tại sao trẻ uống sắt bị tiêu chảy? Làm thế nào để khắc phục tình trạng trên? Mời quý phụ huynh cùng tham khảo sau đây nhé.
Mục lục
Dấu hiệu trẻ uống sắt bị tiêu chảy?
Không chỉ người lớn mà trẻ em bổ sung sắt dễ gặp phải hiện tượng tiêu chảy. Đây là hiện tượng không hề hiếm gặp khi bổ sung sắt cho cơ thể. Trẻ uống sắt bị tiêu chảy, cha mẹ có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu sau đây:
- Tần suất đi ngoài trên 3 lần/ngày.
- Phân có đặc điểm nhão, lỏng, nhiều nước, có màu xanh hoặc đen.
- Một số triệu chứng khác kèm theo như buồn nôn,. nôn, đau bụng, quấy khóc (nếu con chưa biết nói).
Khi con có các dấu hiệu trên, mẹ cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân do đâu và có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu uống sắt bị tiêu chảy thì không quá nguy hiểm. Nhưng nếu có dấu hiệu khác kèm theo như sốt, đau quặn bụng, mệt mỏi quá mức thì bạn không nên chủ quan mà hãy đưa con tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Nguyên nhân trẻ uống sắt nước bị tiêu chảy
Không phải ngẫu nhiên mà bé yêu bị tiêu chảy khi uống sắt. Đối với một số người, việc bổ sung sắt có thể gây ra một số tác dụng phụ, trong đó có cả tiêu chảy. Trẻ uống sắt bị tiêu chảy thường do các nguyên nhân sau đây:
Sắt nước chứa nhuận tràng sorbitol
Bản thân sắt là một khoáng chất khó hấp thu và không dễ uống. Uống sắt đơn thuần thường sẽ khiến trẻ bị táo bón do cơ thể không hấp thu hoàn toàn sắt. Do đó, nhiều loại thuốc sắt được bổ sung thêm thành phần mang tính nhuận tràng như sorbitol vào sản phẩm. Bản chất sorbitol là thuốc nhuận tràng nên dễ khiến trẻ bị tiêu chảy.
Sắt chứa đường lactose
Thông thường, sắt có vị kim loại khá rõ rệt nên rất khó uống. Bởi vậy mà hầu hết các sản phẩm sắt nước thường được điều chế có vị ngọt để bé yêu thích thú hơn khi uống. Tuy nhiên, một số loại sắt có vị ngọt từ đường lactose sẽ gây ra hiện tượng tiêu chảy ở những trẻ không dung nạp lactose.
Sắt nước vô cơ hấp thu kém
Sắt khó hấp thu, đặc biệt là các loại sắt vô cơ. Lượng sắt dư thừa ở trong hệ tiêu hóa gây kích ứng niêm mạc khiến bé bị tiêu chảy.
Đường tiêu hoá của trẻ nhạy cảm
Một số trẻ có hệ tiêu hóa khá nhạy cảm nên dễ bị đi ngoài khi uống sắt, đặc biệt là khi đói. Lúc đói, axit dạ dày đang ở mức cao. Nếu cho trẻ uống sắt sẽ gây ra kích ứng và dẫn tới tiêu chảy.
Cơ thể của bé mẫn cảm với sắt ở một vài thời điểm hoặc hệ miễn dịch của bé yêu còn non nớt cũng là yếu tố góp phần khiến trẻ dễ mắc tiêu chảy khi uống sắt.
Trẻ uống sắt nước bị tiêu chảy có sao không?
Nếu uống sắt mà trẻ bị tiêu chảy nhẹ và được xử lý phù hợp thì đi ngoài sẽ cải thiện trong 1 – 2 ngày. Trường hợp này thường không gây ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe của trẻ. Con sẽ bị mất nước nhẹ và mệt mỏi trong một vài ngày thôi. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không xử lý kịp thời khi trẻ bị tiêu chảy thì sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe bé do bị mất nước, mất điện giải, cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng.
Do đó, khi trẻ bị tiêu chảy do uống sắt, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của bé và thực hiện các biện pháp chăm sóc phù hợp. Nếu có những dấu hiệu sau cần đưa thăm khám sớm:
- Bị tiêu chảy và nôn trớ nhiều lần.
- Bỏ ăn, bỏ bú.
- Có dấu hiệu mất nước như da khô, môi khô, mắt trũng, khóc nhưng không ra nước mắt, nước tiểu ít hơn so với bình thường.
- Đi ngoài phân có lẫn máu.
- Sốt.
- Đau quặn bụng hoặc trẻ khóc thét từng cơn.
- Quấy khóc hoặc li bì.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm, mẹ tham khảo phần tiếp theo để xử trí hợp lý khi gặp phải tình huống này nhé.
☛ Tham khảo thêm tại: Một năm bổ sung sắt cho bé mấy lần?
Hướng dẫn xử trí khi trẻ uống sắt bị tiêu chảy
Khi gặp phải hiện tượng trẻ uống sắt có dấu hiệu tiêu chảy, mẹ hãy thực hiện các biện pháp sau đây nhé:
Xác định đúng nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy. Do đó, việc đầu tiên bạn cần loại trừ các nguyên nhân do chế độ ăn uống hoặc từ bệnh lý. Nếu trẻ bị tiêu chảy do uống sắt thì thay đổi cách dùng hoặc chuyển sang sản phẩm mới.
Thông thường, trẻ bị tiêu chảy do uống sắt không bị sốt và cải thiện nhanh chóng nếu uống sắt đúng loại, đúng cách. Vì vậy, nếu bé bị sốt, đi ngoài phân sống hoặc tình trạng không cải thiện khi mẹ đã thay đổi cách uống thì rất có thể đi ngoài ở bé không phải do uống sắt. Một số yếu tố khác cũng gây tiêu chảy cho bé như ngộ độc thực phẩm, nhiễm ký sinh trùng, sử dụng kháng sinh hoặc viêm tắc ruột…
Giảm liều lượng
Cha mẹ nên cho con uống sắt ở liều tối thiểu, sau đó tăng dần liều lên nhằm mục đích giúp hệ tiêu hóa dần thích nghi. Thông thường, trẻ nên uống sắt khi đói để hấp thu tốt nhất. Tuy nhiên, nếu bé bị tiêu chảy do uống sắt thì thời điểm thích hợp là sau ăn 1 giờ.
☛ Tham khảo thêm tại: Bổ sung sắt cho trẻ hợp lý – Trong bao lâu, liều lượng?
Thay đổi loại sắt phù hợp
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại sắt hữu cơ và sắt vô cơ. Mẹ nên lựa chọn cho bé sử dụng dòng sắt dễ hấp thu để hạn chế tối đa tác dụng phụ. Nếu sắt bổ sung cho bé có các thành phần như sorbitol, lactose hoặc sắt vô cơ khó hấp thu thì mẹ nên đổi sang loại khác có thành phần an toàn và dễ hấp thu hơn.
Bổ sung men vi sinh
Đối với những bé có hệ tiêu hóa nhạy cảm, mẹ có thể bổ sung thêm men vi sinh cho bé. Men vi sinh cung cấp các lợi khuẩn và ức chế hoạt động của các hại khuẩn đường ruột. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh hơn, hạn chế các rối loạn như táo bón, tiêu chảy.
Thăm khám bác sĩ
Nếu đã áp dụng mọi cách trên mà hiện tượng tiêu chảy khi bổ sung sắt vẫn xảy ra ở trẻ. Thậm chí, kèm theo các dấu hiệu khác như sốt, mệt mỏi… thì tốt nhất bạn nên đưa con đi khám để được điều trị tốt nhất.
Phòng ngừa tình trạng trẻ uống sắt nước bị tiêu chảy
Để phòng ngừa trẻ uống sắt bị tiêu chảy, cha mẹ cần lựa chọn loại sắt an toàn, dễ hấp thu và cho bé uống đúng cách. Sau đây là một số yếu tố giúp bé tránh bị tiêu chảy khi uống sắt:
Chọn sản phẩm sắt dễ hấp thu
Hiện nay, các chuyên gia khuyên mẹ nên lựa chọn sắt hữu cơ bổ sung cho trẻ. Sắt hữu cơ có khả năng hấp thu tốt hơn sắt vô cơ nên không gây dư thừa, hạn chế các tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, nóng trong.
Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ thành phần sắt mà trẻ đang dùng nhé. Nếu có chứa chất gây kích ứng, hãy chuyển sang dùng loại khác phù hợp hơn.
Chọn sản phẩm có thành phần phù hợp
Mẹ không nên lựa chọn sắt có chứa sorbitol hoặc lactose sẽ khiến trẻ dễ bị tiêu chảy. Sản phẩm bổ sung có vị ngọt từ đường fructose – loại đường có nhiều trong các loại trái cây sẽ an toàn với trẻ bất dung nạp lactose.
Bổ sung đúng liều lượng
Bổ sung sắt cho bé cần đảm bảo đúng liều lượng, thời gian để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Cha mẹ không được tự ý tăng giảm liều hoặc dừng đột ngột. Tự ý kéo dài thời gian bổ sung, giảm liều lượng hay dừng đột ngột sẽ làm giảm hiệu quả hoặc gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Liều lượng cũng như thời gian bổ sung sắt cho bé cần phù hợp với lứa tuổi cũng như tình trạng của trẻ.
Bổ sung thêm vitamin C
Bổ sung sắt cho bé cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp con hấp thu sắt tốt hơn, giảm nguy cơ uống thuốc sắt bị tiêu chảy do kích ứng dạ dày. Một số thực phẩm giàu vitamin C phải kể đến như trái cây họ cam quýt, ớt chuông, bông cải xanh, dưa hấu, rau xanh lá đậm…
Vũ Vân đã bình luận
Đợt gần đây em có bổ sung sắt cho bé nhà em, nhưng uống sắt thấy bé hay bị tiêu chảy. Nếu do sắt em nên đổi loại nào?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Vân!
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy khi uống sắt như đã nêu ở phần trên. Mẹ nên thay đổi loại sắt khác cho bé để cải thiện vấn đề này. Nên lựa chọn loại sắt nước hữu cơ có độ hấp thu cao, không chứa đường tăng sinh năng lượng. Nhiều bác sĩ nhi khoa hiện nay khuyên dùng sắt nước hữu cơ Fogyma để bổ sung sắt cho bé, mẹ có thể tham khảo nhé.