Với phụ nữ cho con bú, việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cả mẹ và bé là một ưu tiên quan trọng. Sắt là khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, tình trạng thiếu sắt có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Vậy liệu mẹ có cần sử dụng thuốc sắt khi đang cho con bú? Thuốc sắt dành cho mẹ cho con bú có những loại nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng?
Mục lục
Mẹ cho con bú có cần dùng thuốc sắt không?
Khoáng chất sắt rát quan trọng với cơ thể, đặc biệt là bà bầu và mẹ sau sinh. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh hồng cầu, đồng thời giúp tạo ra myoglobin và hemoglobin, những protein quan trọng với khả năng vận chuyển, cung cấp oxy cho cơ thể.
Không chỉ vậy, sắt còn tham gia vào quá trình tạo tế bào và hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng khả năng chống lại bệnh tật. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, kéo theo nhiều vấn đề nguy cơ cho sức khỏe.
Với mẹ cho cho con bú, cơ thể mẹ đã mất đi một lượng máu khá lớn do quá trình sinh nở, có nguy cơ cao thiếu máu. Lúc này sự thiếu hụt sắt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng với cả mẹ và bé.
Thiếu máu thiếu sắt khiến mẹ thường phải đối mặt với những vấn đề như rụng tóc, móng tay khô yếu và dễ gãy, da khô, mệt mỏi, tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt, thậm chí dẫn đến trầm cảm. Tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến quá trình hồi phục của mẹ sau sinh bị ảnh hưởng.
Mặt khác, thiếu sắt sau sinh cũng có thể tác động tiêu cực đến sữa mẹ. Khi mẹ thiếu sắt, cơ thể mệt mỏi, suy nhược khiến khả năng tiết sữa giảm, bé dễ phải cai sữa sớm, đồng thời lượng sắt trong sữa cũng sẽ giảm sút, không cung cấp đủ sắt cho bé. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và hệ miễn dịch của trẻ.
Thuốc sắt dành cho mẹ cho con bú loại nào tốt?
Thuốc sắt dành cho mẹ cho con bú có hai loại chính là sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Mặc dù cả hai loại sắt này đều có vai trò cung cấp sắt cho cơ thể tuy nhiên chúng sẽ có những ưu nhược điểm riêng:
- Sắt vô cơ: Các sản phẩm sắt vô cơ thường có hàm lượng sắt cao và giá thành rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, nó thường giải phóng ion sắt một cách ồ ạt, dễ gây tình trạng lắng đọng sắt trong cơ thể và có thể gây ra một số tác dụng phụ như khó tiêu, táo bón hoặc kích ứng dạ dày.
- Sắt hữu cơ: Sắt hữu cơ thường có hàm lượng sắt không cao bằng sắt vô cơ nhưng chúng lại dễ dàng hấp thụ hơn. Điều này là do chúng có cấu trúc ổn định và cho phép cơ thể hấp thu một cách nhanh chóng, chủ động, hạn chế các tác dụng phụ như nóng trong, táo bón… Tuy nhiên, so với sắt vô cơ, sắt hữu cơ thường có giá thành cao hơn.
Vì những lợi ích của sắt hữu cơ, chúng thường được khuyến khích sử dụng cho chị em phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Tuy nhiên, tùy nhu cầu và thể trạng từng người, bạn có thể cân nhắc để chọn thuốc sắt phù hợp.
☛ Xem ngay: Top 7 thuốc sắt được tin dùng cho mẹ sau sinh
Để đảm bảo an toàn, sức khỏe, khi chọn mua thuốc sắt mẹ cần chú ý đến các yếu tố như:
- Có thương hiệu nổi tiếng, uy tín
- Có nguồn gốc rõ ràng
- Được nhiều người tin dùng
- Được kiểm chứng về hiệu quả
- Được Bộ Y tế cấp phép.
Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn cụ thể và lựa chọn loại phù hợp nhất.
☛ Tham khảo: 4 tiêu chí vàng chọn sắt nước cho mẹ sau sinh
Mẹ cho con bú cần uống bao nhiêu thuốc sắt một ngày?
Theo khuyến nghị của WHO, mẹ cho con bú cần bổ sung khoảng 10 – 30mg sắt/ngày, kết hợp với chế độ ăn giàu sắt và duy trì liên tục trong khoảng 6 – 12 tuần sau sinh. Tuy nhiên, con số cụ thể có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Mẹ có bị thiếu máu thiếu sắt khi mang thai hay không
- Mẹ sinh thường hay sinh mổ (mẹ sinh mổ thường mất nhiều máu hơn)
- Tình trạng sức khỏe và chế độ ăn của mẹ.
Để biết liều lượng sắt phù hợp nhất với tình trạng của bản thân, mẹ có thể tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
☛ Đọc thêm: Hướng dẫn bổ sung sắt cho mẹ sau sinh
Lưu ý khi dùng thuốc sắt dành cho mẹ cho con bú
Khi dùng thuốc sắt cho mẹ cho con bú, ta cần lưu ý:
Sử dụng đúng liều lượng
Sử dụng đúng liều lượng là vấn đề quan trọng khi dùng thuốc sắt. Theo đó, mẹ cho con bú cần uống đúng liều lượng khuyến nghị của nhà sản xuất hoặc tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Quá ít sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu sắt, gây mệt mỏi, suy dinh dưỡng và chứng thiếu máu thiếu sắt, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như khả năng hồi phục của mẹ sau sinh. Trong khi đó, sử dụng sắt quá mức lại có thể gây ngộ độc sắt, dẫn đến suy giảm chức năng gan và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Uống đúng thời điểm
Các hoạt chất trong thuốc sắt sẽ phát huy hiệu quả tối ưu nếu ta dùng chúng khi cảm thấy đói, vì vậy, thời điểm tốt nhất để uống sắt là vào buổi sáng, khoảng 30 phút trước bữa ăn. Tuy nhiên, uống sắt khi đang đói, đặc biệt là các thuốc chứa sắt vô cơ, có thể gây tác động xấu đến dạ dày và ruột, tăng nguy cơ các tác dụng phụ không mong muốn.
Để tránh những vấn đề tiềm ẩn này, bà bầu có thể lựa chọn uống sắt vào một hoặc hai giờ sau bữa ăn. Ngoài việc sử dụng vào buổi sáng, cũng có thể cân nhắc uống viên sắt trước hoặc sau bữa trưa. Không nên uống sắt vào buổi tối, bởi lẽ ban đêm là thời điểm cơ thể thường ở trạng thái nghỉ ngơi, khả năng hấp thụ sắt giảm và có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến dạ dày cũng như hệ tiêu hóa.
Không uống cùng lúc với canxi
Sắt là một khoáng chất khá khó hấp thu. Việc đồng thời tiêu thụ canxi hoặc các thực phẩm giàu canxi cùng lúc với sắt có thể tạo ra sự cạnh tranh trong quá trình hấp thu giữa hai loại khoáng chất này. Kết quả là quá trình hấp thu sắt sẽ bị ảnh hưởng.
Vì lý do này, mẹ cần hạn chế việc uống sắt cùng lúc với canxi. Thay vào đó, sau khi uống sắt, hãy chờ ít nhất 2 giờ trước khi bắt đầu sử dụng canxi hoặc ngược lại. Điều này sẽ giúp đảm bảo cả hai khoáng chất được hấp thu một cách hiệu quả.
Lưu ý khác
Một số lưu ý khác mẹ cần quan tâm khi sử dụng sắt bao gồm:
- Uống nhiều nước để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi chất, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, góp phần giảm tác dụng phụ khi uống thuốc sắt.
- Tránh uống viên sắt đồng thời với cà phê, rượu, bia, trà hoặc các loại thuốc như thuốc kháng sinh, kháng histamine, kháng acid dạ dày bởi chúng có khả năng làm trở ngại cho quá trình hấp thu sắt. Trong trường hợp cần sử dụng, hãy đảm bảo thời gian uống sắt cách các loại thuốc và thức uống này khoảng 2 giờ.
- Kết hợp xây dựng lối sống, sinh hoạt điều độ, vận động thể chất phù hợp, tránh làm việc quá sức, duy trì chất lượng giấc ngủ.
☛ Tìm hiểu thêm: Thiếu máu sau sinh nên ăn gì?
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, mẹ cũng có thể tăng cường bổ sung sắt từ các thực phẩm như thịt bò, thịt dê, thịt lợn, cá hồi, rau màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt… Tuy nhiên cần lưu ý kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin C để việc hấp thu sắt từ thực phẩm diễn ra hiệu quả hơn.
Fogyma – sắt hữu cơ siêu hấp thu cho mẹ
Nếu mẹ đang tìm kiếm một loại sắt nước hiệu quả mà không gây nóng trong cơ thể hoặc táo bón, hãy cân nhắc sử dụng Fogyma. Sản phẩm là lựa chọn hàng đầu của nhiều mẹ bầu và mẹ bỉm sữa, được khuyên dùng bởi các chuyên gia tại nhiều bệnh viện hàng đầu và viện sản.
Nhờ công nghệ sản xuất hiện đại nhất châu Âu, đảm bảo sự vô trùng tuyệt đối và toàn bộ nguyên liệu được nhập khẩu từ Italia, Fogyma cam kết đem lại cho người sử dụng một sản phẩm chất lượng, an toàn cùng khả năng hấp thu sắt vượt trội.
Sắt nước Fogyma chứa nguyên tố chính là sắt III hydroxy polymantol (IPC), không bị ion hóa và có cấu trúc tương tự Ferritin. Nhờ tính chất đặc biệt này, sản phẩm giúp cơ thể hấp thu sắt nhanh chóng, hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng lắng đọng và không gây kích ứng dạ dày hay cảm giác nóng trong cơ thể.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Lời kết:
Trên đây là những thông tin hữu ích về thuốc sắt dành cho mẹ cho con bú. Bên cạnh việc lựa chọn thuốc sắt chất lượng, phù hợp, mẹ đừng quên sử dụng đúng liều lượng, đúng thời điểm, thường xuyên theo dõi sức khỏe, kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để có một sức khỏe tốt sẵn sàng chăm sóc bé yêu.