Thiếu máu do thiếu sắt gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh thường bận rộn trong việc chăm sóc con cái mà quên đi các dấu hiệu cảnh báo thiếu máu thiếu sắt. Vậy dấu hiệu thiếu sắt thiếu máu sau sinh là gì? Cần làm gì khi bị thiếu máu thiếu sắt sau sinh? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, mẹ cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Tìm hiểu tình trạng thiếu máu, thiếu sắt sau sinh
Thiếu máu thiếu sắt sau sinh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến là:
- Mất máu trong quá trình sinh nở: Mất nhiều máu trong quá trình sinh con (>300ml máu) có thể làm cạn kiệt nguồn sắt dự trữ trong cơ thể. Bên cạnh đó, một số mẹ còn bị chảy máu âm đạo trong 6 tuần đầu sau sinh, làm gia tăng nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt.
- Chế độ dinh dưỡng kém: Chế độ ăn uống kiêng khem, thiếu dưỡng chất và không bổ sung sắt dự phòng cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng thiếu sắt sau sinh.
- Bệnh đường ruột: Một số bệnh lý đường ruột có thể làm giảm quá trình hấp thu sắt của cơ thể như bệnh celiac, bệnh crohn, giun sán,…
Dấu hiệu cảnh báo thiếu sắt sau sinh mẹ cần lưu ý
Thiếu máu, thiếu sắt gây ra các biểu hiện khác nhau ở mỗi người và tùy theo mức độ thiếu sắt. Dưới đây là những dấu hiệu thiếu máu, thiếu sắt sau sinh thường gặp mà mẹ cần lưu ý!
Cơ thể mệt mỏi, mất sức
Cơ thể mệt mỏi, suy nhược là triệu chứng thường gặp nhất khi bị thiếu sắt sau sinh. Khi bị thiếu sắt, lượng oxy cung cấp tới các tế bào bị suy giảm, cơ thể không có đủ lượng huyết sắc tố đưa oxy đến các mô và cơ bắp khiến tim phải hoạt động nhiều hơn, áp lực lớn hơn để bơm oxy đi khắp cơ thể. Điều này có thể khiến mẹ bị chóng mặt và mệt mỏi.
Thêm vào đó, sắt còn tham gia vào quá trình tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamin, norepinephrine. Vì vậy, khi cơ thể thiếu sắt mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, mất tập trung.
Đau đầu, chóng mặt
Đau đầu, chóng mặt là một trong những dấu hiệu điển hình khi cơ thể thiếu máu do thiếu sắt. Khi bị thiếu sắt, các tế bào hồng cầu không vận chuyển đủ oxy đến não do nồng độ hemoglobin thấp làm cho các mạch máu trong não sưng lên, gây đau đầu, chóng mặt, trí tuệ thiếu minh mẫn.
Hụt hơi, khó thở
Triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn khi mẹ gắng sức hay hoạt động thể lực. Lý giải điều này là do khi thiếu sắt hàm lượng hemoglobin trong cơ thể thấp hơn bình thường dẫn đến oxy vận chuyển đến các tế bào bị hạn chế.
Thiếu máu cũng khiến tim đập nhanh hơn để vận chuyển máu và oxy đến cơ quan đích. Tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ bị suy tim cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Da xanh xao, nhợt nhạt
Bên cạnh tác dụng giúp tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể, huyết sắc tố trong các tế bào hồng cầu còn là yếu tố làm cho máu có màu đỏ. Thiếu sắt sẽ làm giảm huyết sắc tố trong máu, kết quả là làn da của mẹ trở nên xanh xao, giảm độ ấm.
Tình trạng da xanh xao, nhợt nhạt có thể xuất hiện trên khắp cơ thể, ở các vị trí da mỏng, trắng như lòng bàn tay, da mặt, niêm mạc mắt, môi, lưỡi… và thậm chí cả móng tay.
Mặc dù đây là triệu chứng dễ nhận biết khi bị thiếu sắt sau sinh nhưng khi lâm bồn mẹ cũng mất một lượng máu lớn khiến hồng cầu suy giảm, da bị xanh xao nên nếu tình trạng này kéo dài sản phụ cần đi khám và xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng của mình.
Cảm giác bồn chồn, tay chân không yên
Thiếu sắt là nguyên nhân gây ra hội chứng chân không yên khiến sản phụ cảm thấy bồn chồn, muốn di chuyển chân tay liên tục. Nếu không di chuyển sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này xảy ra nhiều hơn vào ban đêm khiến sản phụ bị khó ngủ, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Móng tay, móng chân giòn, dễ gãy nứt
Thiếu sắt khiến sản phụ dễ mắc chứng koilonychia với những biểu hiện đầu tiên là móng tay chân giòn, dễ nứt gãy. Khi cơ thể không được cung cấp đủ oxy, não bộ sẽ ra lệnh giảm bớt lượng oxy và dưỡng chất vận chuyển đến các bộ phận ít quan trọng nhất của cơ thể. Móng chân, tay là nơi đầu tiên sẽ bị cắt giảm oxy và dưỡng chất đẻ ưu tiên cho những bộ phận quan trọng hơn như não và tim. Vì thế 1 trong những triệu chứng thiếu sắt sau sinh thường thấy nhất là sản phụ có móng chân, tay giòn, dễ xước, gãy.
Da khô, tóc xơ yếu, dễ gãy rụng
Tương tự như với móng tay, chân, tóc cũng là bộ phận ít quan trọng trên cơ thể so với những cơ quan như tim, phổi, gan, não,… Vì vậy, khi thiếu sắt não bộ sẽ ngừng cung cấp oxy và dưỡng chất cho tóc để tập trung cung cấp cho những bộ phận quan trọng hơn với các hoạt động sống. Vì thế, khi bị thiếu sắt sau sinh, tóc sản phụ thường bị xơ, yếu, dễ gãy rụng.
Các triệu chứng khác
Ngoài các dấu hiệu thường gặp kể trên, mẹ cũng có thể gặp những biểu hiện sau:
- Chân tay lạnh: Thiếu sắt khiến các bộ phận trên cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến bà mẹ bị thiếu sắt sau sinh chân tay thường bị lạnh.
- Suy giảm sức đề kháng: Thiếu sắt sau sinh khiến hệ miễn dịch của sản phụ hoạt động không hiệu quả. Bà mẹ dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm, bị nhiễm trùng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh. Thiếu sắt khiến hệ miễn dịch không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết để có thể hoạt động hiệu quả khiến sản phụ cũng lâu hồi phục hơn so với những người không bị thiếu máu thiếu sắt.
- Chán ăn, ăn uống không ngon miệng.
- Thèm ăn đồ lạ: Không chỉ phụ nữ mang thai bị bị ốm nghén mới thèm ăn đồ lạ, thèm ăn những thứ không phải thực phẩm như đất sét, phấn, gạch non,… Những người bị thiếu máu thiếu sắt kéo dài cũng có hiện tượng này.
Nghi ngờ bị thiếu máu, thiếu sắt sau sinh mẹ nên làm gì?
Trong trường hợp mẹ nghi ngờ bị thiếu máu, thiếu sắt sau sinh trước tiên mẹ cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng theo chỉ định.
Hiện nay, có 2 xét nghiệm chính để chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt đó là:
1 – Xét nghiệm công thức máu toàn bộ
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) hay còn gọi là tổng phân tích tế bào máu ngoại vi là xét nghiệm cơ bản giúp xác định các thành phần trong máu. Trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt, kết quả xét nghiệm công thức máu toàn bộ như sau:
- Số lượng hồng cầu (RBC): Giảm
- Hemoglobin (HGB): Giảm
- Hematocrit (HCT): Giảm
- Thể tích trung bình hồng cầu (MCV): Giảm
- Nồng độ hemoglobin trung bình (MCH): Giảm
- Tỷ lệ hồng cầu lưới: Giảm
- Tiêu bản máu ngoại vi: Hồng cầu nhỏ và nhược sắc.
2 – Xét nghiệm đánh giá thiếu sắt
Khi có nghi ngờ thiếu máu do thiếu sắt thông qua kết quả tổng phân tích công thức máu hoặc dựa trên các biểu hiện lâm sàng, mẹ cần thực hiện thêm các xét nghiệm dưới đây để đánh giá mức độ thiếu máu thiếu sắt:
Ferritin
Đây là một loại protein dự trữ sắt. Chỉ số ferritin giảm khi cơ thể bị thiếu sắt. Ở người bình thường, chỉ số này nằm trong khoảng 30 – 300 ng/ml. Khi chỉ số này giảm xuống <12 ng/ml sẽ được chẩn đoán là thiếu máu do thiếu sắt. Trong một số trường hợp liên quan đến viêm, điển hình là nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, ferritin có thể tăng lên trên 100 ng/ml.
Sắt huyết thanh
Chỉ số này dùng để đo lượng sắt lưu thông trong máu. Ở người bình thường, chỉ số này dao động từ 60 – 140 μg/dl hoặc 11 – 25 μmol/l. Lượng sắt trong huyết thanh giảm trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt và tăng trong trường hợp bị quá tải sắt hoặc tan máu.
Song, chỉ số này dễ bị ảnh hưởng bởi thức ăn hoặc chất bổ sung sắt. Do đó, đây không phải là xét nghiệm được ưu tiên hàng đầu để đánh giá lượng sắt dự trữ trong cơ thể.
Khả năng liên kết sắt toàn bộ (TIBC hoặc transferrin)
TIBC giúp đo lường khả năng vận chuyển của protein trong máu đến các tế bào hồng cầu hoặc cơ quan dự trữ sắt. Ở người bình thường, chỉ số này nằm trong khoảng 250 – 450 μg/dl. Khi lượng sắt dự trữ trong cơ thể giảm, TIBC hoặc transferrin tăng lên.
Độ bão hòa transferrin (TSAT)
TSAT dùng để đo lượng sắt liên kết với transferrin. Chỉ số này được tính bằng cách lấy lượng sắt huyết thanh chia cho TIBC. Nếu độ bão hòa transferrin thấp hơn bình thường thì được chẩn đoán là thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên, chỉ số này có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn. Do đó, mẹ cần nhịn ăn sáng trước khi làm xét nghiệm.
Mẹ cần làm gì khi bị thiếu sắt sau sinh?
Thiếu máu, thiếu sắt sau sinh có liên quan mật thiết đến hội chứng cai sữa sớm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển và tăng cân của trẻ. Do đó, khi được chẩn đoán xác định thiếu máu do thiếu sắt mẹ có thể bổ sung sắt qua chế độ ăn uống, thuốc chứa sắt hoặc các sản phẩm bổ sung sắt.
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu sắt
Thực phẩm bổ sung sắt được chia thành 2 loại là non-heme và heme. Trong đó, thực phẩm chứa heme có mặt trong động vật, còn thực phẩm chứa sắt non-hem lại chỉ có trong thực vật. Các thực phẩm giàu sắt có thể kể đến là:
- Thịt bò.
- Thịt gà.
- Cá hồi.
- Tôm, hàu, hải sản.
- Lòng đỏ trứng gà
- Cải bó xôi.
- Súp lơ xanh, súp lơ trắng.
- Cải thìa.
- Khoai tây.
- Khoai lang.
- Các loại đậu.
- Bánh mì nguyên cám.
- Ngũ cốc, mè, vừng.
Dưới đây là một số nguyên tắc trong xây dựng chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt cho mẹ:
- Ưu tiên các thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc động vật: Sắt có nguồn gốc từ động vật dễ hấp thu hơn sắt có trong thực vật.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường quá trình hấp thu sắt. Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm ổi, cam, kiwi, dâu tây, đậu quả, đậu hạt, súp lơ,…
- Tránh tiêu thụ trà, cà phê, rượu: Trà, cà phê, rượu được xem là kẻ thù số 1 của người thiếu máu thiếu sắt sau sinh. Trà, cà phê ngăn cản quá trình hấp thu sắt vì vậy cần loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày của mẹ.
- Giảm thời gian nấu nướng: Sắt và các vitamin khoáng chất có thể bị mất đi trong quá trình nấu nướng. Mẹ cần giảm thời gian nấu nướng xuống thấp nhất có thể để đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt cần thiết qua bữa ăn.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thiếu máu sau sinh nên ăn gì? Lời khuyên từ chuyên gia
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Bên cạnh chế độ ăn uống, mẹ cũng cần dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc, căng thẳng kéo dài. Mỗi ngày mẹ cần đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng kết hợp vận động nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu, cải thiện triệu chứng thiếu máu thiếu sắt.
Ngoài ra, mẹ nên uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày nhằm tăng lưu lượng máu sau sinh đồng thời ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông và nhiễm khuẩn tiết niệu – những biến chứng thường gặp sau sinh.
Uống sản phẩm bổ sung sắt
Với những trường hợp thiếu máu, thiếu sắt ở mức độ nặng không thể cải thiện thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống, mẹ cần cân nhắc sử dụng sản phẩm bổ sung sắt. Trong quá trình bổ sung, mẹ cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để đảm bảo bổ sung đúng cách, đúng liều lượng cho phép. Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, ưu tiên những sản phẩm đã được Cục quản lý Dược phẩm hoặc Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp phép lưu hành.
Khi bổ sung sắt, mẹ lưu ý một số điều sau:
- Uống cùng vitamin C hoặc nước cam, nước chanh để tăng cường khả năng hấp thu sắt.
- Bổ sung chất xơ, hoa quả, trái cây nhằm hạn chế tối đa nguy cơ bị táo bón khi uống sắt.
- Không dùng đồng thời các chế phẩm có chứa canxi, magie, nhôm,… Cần uống cách xa ít nhất là 2 giờ, tránh hiện tượng cạnh tranh hấp thu.
- Uống vào lúc đói để hấp thu tốt hơn. Tuy nhiên, đối với người bị viêm loét dạ dày nên uống cùng bữa ăn nhằm giảm kích ứng dạ dày.
- Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian bổ sung theo chỉ định của chuyên gia y tế. Không tự ý tăng liều hay rút ngắn thời gian điều trị.
☛ Tham khảo thêm tại: Bổ sung sắt sau sinh thế nào cho an toàn, hiệu quả?
Fogyma – Giải pháp cho mẹ bị thiếu máu thiếu sắt sau sinh
Fogyma là một trong số ít sản phẩm trên thị trường đã được Cục Quản lý Dược cấp phép lưu hành. Vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng cũng như độ an toàn của sản phẩm.
Thành phần chính của Fogyma là sắt nguyên tố dưới dạng phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose (Iron Polymaltose Complex – IPC), sản phẩm giúp bổ sung sắt cho cơ thể nhanh chóng và hiệu quả nhờ cấu trúc tương tự Ferritin – protein có vai trò quan trọng trong việc dự trữ sắt của cơ thể, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng thiếu máu thiếu sắt một cách toàn diện.
Đặc biệt, nhờ cấu trúc ổn định, sắt nước FOGYMA chứa IPC tránh được gần như hoàn toàn các tác dụng phụ của sắt như không gây táo bón, không làm kích ứng niêm mạc dạ dày, tiêu hóa, giảm sự khó chịu của mùi sắt giúp mẹ dễ dàng sử dụng.
Fogyma có vị thơm ngon, được sản xuất bằng dây truyền BFS tự động hóa hoàn toàn với nguyên liệu nhập khẩu từ Italia. Sản phẩm dùng để phòng ngừa và điều trị cho thiếu máu do thiếu sắt cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em chậm lớn còi cọc, suy dinh dưỡng…
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ với các dược sĩ của chúng tôi qua số hotline 1900 545 518 hoặc để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để được giải đáp sớm nhất nhé!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/iron-deficiency-anemia/symptoms-causes/syc-20355034
- https://www.uptodate.com/contents/anemia-caused-by-low-iron-in-adults-beyond-the-basics#H9
- https://www.verywellhealth.com/treatments-for-iron-deficiency-anemia-3522500
Phạm Ngọc Diệp đã bình luận
Vote Fogyma nhé, mẹ bầu, mẹ sau sinh, em bé, người già đều dùng được nạ
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Phạm Ngọc Diệp. Cảm ơn bạn đã tin tưởng ủng hộ Fogyma. Chúc bạn sức khỏe!
Ngô Bảo Bảo đã bình luận
mình sinh xong tóc rụng nhiều kinh khủng, liệu uống sắt có cải thiện không?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Ngô Bảo Bảo. Mẹ sau sinh là đối tượng có nguy cơ cao thiếu sắt. Tình trạng này có thể dẫn đến rụng tóc, móng khô giòn, dễ gãy, da dẻ xanh xao… Việc cung cấp đủ sắt có thể giúp khắc phục các vấn đề này. Tuy nhiên, bạn cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học và chăm sóc tóc phù hợp.
Tham khảo sản phẩm Fogyma: https://fogyma.vn/sat-nuoc-fogyma/
Chúc bạn sức khỏe!
Thanh ThanhB đã bình luận
Tư vấn mình thêm về Fogyma nhé 0987 747 512
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Thanh ThanhB. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến sản phẩm Fogyma. Dược sĩ của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất. Chúc bạn sức khỏe!