Sau ca sinh mổ, cơ thể mẹ thường nhạy cảm và yếu hơn bình thường. Bổ sung sắt không chỉ giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng mà còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Hãy cùng Fogyma tìm hiểu vai trò cụ thể của sắt với mẹ cũng như cách bổ sung sắt sau sinh mổ hiệu quả nhất nhé!
Mục lục
Vì sao cần bổ sung sắt sau sinh mổ?
Sắt là thành phần cần thiết trong quá trình sản xuất hồng cầu, chịu trách nhiệm vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận khác trong cơ thể. Thiếu sắt có thể gây ra tình trạng thiếu máu, dẫn đến mệt mỏi, suy nhược và giảm sức đề kháng.
Với phụ nữ sau sinh mổ, vai trò của sắt càng trở nên quan trọng. Cụ thể, sau ca phẫu thuật lấy thai, mẹ sẽ bị mất một lượng máu đáng kể, có thể lên tới 500 – 1000ml thậm chí nhiều hơn trong một số trường hợp. Việc mất nhiều máu sẽ khiến mẹ mệt mỏi, đồng thời dẫn đến thiếu hụt sắt nhanh chóng và gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe như suy nhược, tăng nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí khiến mẹ gặp khó khăn trong hô hấp, gây rối loạn tuần hoàn…
Mặt khác, sắt cũng đóng vào trò quan trọng trong quá trình tái tạo các mô và tế vào, giúp phục hồi tổn thương nhanh hơn. Cơ thể được cung cấp đủ sắt sẽ giúp rút ngắn quá trình hồi phục, giúp mẹ có sức khỏe để chăm sóc bé yêu tốt hơn. Mặt khác, sắt cũng ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và góp phần cải thiện chất lượng sữa mẹ, đảm bảo cung cấp dưỡng chất cho bé, từ đó hỗ trợ sự phát triển toàn diện, tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ thiếu máu cho trẻ.
Chính vì vậy, mẹ nên bổ sung sắt sau sinh ít nhất từ 6 – 12 tuần (tùy trường hợp), hoặc kéo dài 3 – 6 tháng nếu nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
☛ Xem tiếp: Sau sinh cần bổ sung bao nhiêu sắt?
Không bổ sung sắt sau sinh có sao không?
Nếu không bổ sung đầy đủ sắt sau sinh, mẹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động đến sự phát triển của bé:
- Sức khỏe mẹ bị ảnh hưởng: Thiếu sắt khiến mẹ mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, làm giảm khả năng chăm sóc chu đáo cho bé yêu.
- Tác động đến cảm xúc và nhận thức: Thiếu máu kéo dài có thể gây ra những thay đổi về cảm xúc và nhận thức của mẹ, làm ảnh hưởng đến sự tương tác giữa mẹ và bé, giảm sự gắn kết tình cảm. Những thay đổi này còn có thể gây ra các tác động tiêu cực lên hành vi và sự phát triển của trẻ.
- Nguy cơ trầm cảm sau sinh: Mẹ dễ rơi vào trạng thái nóng nảy, cáu kỉnh và tăng nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh khi cơ thể thiếu sắt ngày càng nghiêm trọng.
Để tránh những tác động tiêu cực này, việc bổ sung sắt sau sinh là rất quan trọng và cần được thực hiện đúng cách.
Hướng dẫn cách bổ sung sắt sau sinh mổ
Để bù đắp lượng sắt thiếu hụt một cách nhanh chóng, giúp cơ thể tái tạo năng lượng hiệu quả nhất, mẹ có thể tham khảo hướng dẫn sau:
Uống thuốc sắt
Uống thuốc sắt là giải pháp được áp dụng phổ biến và được ưu tiên hàng đầu do hiệu quả cao trong việc bổ sung sắt cho cho mẹ sinh mổ.
Thuốc sắt hiện nay thường có hai loại chính được sử dụng phổ biến là sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Sắt vô cơ thường sẽ có hàm lượng sắt cao hơn nhưng có thể gây tác dụng phụ, trong khi sắt hữu cơ được cho là hấp thu tốt hơn và không gây kích ứng dạ dày hay táo bón. Chính vì thế, các sản phẩm có nguồn gốc sắt hữu cơ thường được mẹ bỉm ưu tiên hơn.
☛ Xem chi tiết: Cách dùng sắt hữu cơ cho mẹ sau sinh
Khi sử dụng thuốc bổ sung sắt, để đạt hiệu quả tối ưu và hạn chế tác dụng phụ mẹ cần lưu ý:
- Chọn sản phẩm chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ, có thương hiệu uy tín, được sự chứng nhận, cấp phép của Bộ Y tế.
- Uống đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định hoặc tuân thủ liều dùng do nhà sản xuất khuyến cáo.
- Uống đúng thời điểm: Nhiều loại thuốc sắt sẽ cần uống trước bữa sáng 30 phút (lúc bụng đói) để đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng kích ứng dạ dày, mẹ nên uống sắt sau ăn 1 – 2 giờ hoặc trong và ngay sau bữa sáng/trưa (tùy sản phẩm).
- Uống nhiều nước: Mẹ nên uống sắt với nhiều nước (1 ly khoảng 250 – 300ml) để khoáng chất sắt được hòa tan hiệu quả hơn, đồng thời uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cải thiện quá trình hấp thu sắt.
Áp dụng chế độ ăn giàu sắt
Một chế độ ăn đa dạng và hợp lý không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất, mà còn thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng và nâng cao sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, việc này còn góp phần cải thiện chất lượng sữa mẹ, hỗ trợ việc nuôi dưỡng bé một cách tốt nhất.
Ngoài việc bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm, mẹ có thể tăng cường cung cấp sắt cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm sau:
- Thịt đỏ: Thịt dê, bò, heo, trâu… không chỉ giàu protein mà còn chứa lượng dồi dào sắt heme – chất sắt có nguồn gốc động vật và dễ hấp thu, hỗ trợ việc bổ sung sắt hiệu quả.
- Hải sản: Cua, tôm, hàu và các loại hải sản khác không chỉ cung cấp sắt heme mà còn là nguồn cung cấp protein, vitamin D, canxi và kẽm, tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Lòng đỏ trứng: Lòng đỏ trứng gà, vịt… không chỉ cung cấp sắt heme mà còn chứa nhiều dưỡng chất khác như protein, choline, vitamin D và axit béo omega-3, giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ dinh dưỡng cho bé qua sữa mẹ.
- Gan động vật: Gan bò, gan ngỗng, gan heo… là nguồn cung cấp lớn sắt heme và các loại vitamin A, B và niacin cho cơ thể mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế lượng gan trong chế độ ăn để tránh tăng cholesterol.
- Rau xanh đậm: Cải bó xôi, cải ngọt, cải xoăn và các loại rau xanh sẫm màu đều chứa nhiều sắt tốt cho phụ nữ sau sinh, đồng thời cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất, hỗ trợ hệ miễn dịch và tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
- Các loại đậu: Đậu nành, đậu lăng, đậu đen… không chỉ cung cấp sắt mà còn chứa canxi, magie, folate và chất xơ hòa tan, hỗ trợ hệ xương khớp và sức khỏe tổng thể của mẹ.
Tránh tiêu thụ chất cản trở hấp thu cùng với sắt
Việc tiêu thụ các chất cản trở hấp thu cùng lúc với thực phẩm giàu sắt hoặc thuốc sắt sẽ khiến quá trình hấp thu sắt gặp khó khăn, thậm chí làm xảy ra những tương tác không mong muốn, tăng nguy cơ tác dụng phụ.
Theo đó, mẹ không nên tiêu thụ sắt cùng lúc với:
- Canxi: Tiêu thụ sắt cùng lúc với canxi hoặc các thực phẩm giàu canxi có thể gây tình trạng cạnh tranh hấp thu giữa 2 chất này, khiến khả năng hấp thu sắt giảm đi đáng kể.
- Trà, cà phê: Các chất tanin, caffeine, polyphenol… trong trà và cà phê có thể tương tác với sắt, dẫn đến hình thành các hợp chất khó hấp thu, làm quá trình hấp thu sắt bị cản trở.
- Thuốc khác: Một số loại thuốc trị bệnh dạ dày, thuốc kháng sinh, kháng histamin… có khả năng tương tác với sắt, khiến ảnh hưởng không tốt đến sự hấp thu khoáng chất này. Ngoài ra việc sử dụng đồng thời các thuốc này với sắt cũng có thể làm giảm hiệu quả điều trị.
Lưu ý: Để tránh quá trình hấp thu sắt bị ảnh hưởng, mẹ nên dùng các sản phẩm kể trên cách thời gian uống sắt khoảng 2 giờ đồng hồ.
Kết hợp bổ sung vitamin C
Việc bổ sung vitamin C không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ mà còn thúc đẩy quá trình hấp thu sắt. Trong đó, Axit ascorbic – một loại vitamin C đóng vai trò then chốt trong quá trình này.
Khi vitamin C được hấp thụ vào cơ thể, nó tạo ra môi trường acid trong dạ dày, giúp chuyển đổi sắt non-heme thành dạng dễ hấp thu hơn. Đồng thời, góp phần làm giảm tác động của các chất ức chế hấp thu trong ruột, tối ưu hóa việc cung cấp sắt và tăng hiệu quả sử dụng sắt trong cơ thể.
Mẹ có thể bổ sung vitamin C qua các loại viên uống hoặc trái cây như bưởi, cam, chanh, dâu tây…
Sinh hoạt lành mạnh
Sau ca sinh mổ, sức khỏe mẹ sẽ yếu hơn và cần thời gian để phục hồi. Chính vì vậy, ngoài việc bổ sung sắt và dinh dưỡng khoa học, mẹ cũng cần cho bản thân nghỉ ngơi nhiều hơn một chút, tránh hoạt động hay làm việc căng thẳng, quá sức.
Trong những tháng đầu đời, phần lớn thời gian bé yêu sẽ ngủ. Mẹ hãy cố gắng sắp xếp công việc, tranh thủ nghỉ ngơi khi bé ngủ. Cố gắng đảm bảo ngủ đủ mỗi ngày 7 – 8 giờ. Song song với đó, mẹ cũng nên kết hợp vận động phù hợp với thể trạng để cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
Lời kết:
Bổ sung sắt sắt sau sinh mổ là việc hết sức cần thiết với mẹ bỉm. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên vì quá chú trọng bổ sung sắt mà bỏ qua các dưỡng chất quan trọng khác. Hãy duy trì thói quen ăn uống đủ chất, kết hợp vận động nhẹ nhàng và thường xuyên theo dõi sức khỏe, thăm khám định kỳ để có một cơ thể khỏe mạnh, từ đó chăm sóc bé yêu được tốt hơn.
Luyến đã bình luận
cho mình hỏi, mình mới sinh 1 tuần đang uống canxi vậy có cần uống thêm sắt không?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào bạn!
Sau sinh vẫn nên bổ sung sắt và canxi đúng cách để hồi phục sức khỏe bạn nhé. Cần tuân thủ theo đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Bạn cũng lưu ý, cần uống sắt và canxi cách xa nhau ít nhất khoảng 2 tiếng để tránh gây cản trở hấp thu của nhau.
Quỳnh đã bình luận
tôi có thể uống fogyma sau sinh mổ hay không?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào bạn!
Fogyma là chế phẩm sắt dùng bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai và sau sinh. Bởi vậy, bạn hoàn toàn có thể dùng Fogyma sau sinh mổ để bổ sung đủ sắt cho cơ thể, giúp phục hồi tổn thương nhanh hơn, góp phần cải thiện chất lượng sữa mẹ.
Thúy Hà đã bình luận
mình muốn dùng thử Fogyma tư vấn mình với 0985 427 369
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Thúy Hà. Cảm ơn bạn đã để lại thông tin. Các dược sĩ của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất.
Chúc bạn sức khỏe!