Sắt có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ em, đặc biệt là trẻ 18 tháng tuổi. Thiếu sắt ở trẻ gây thiếu máu, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy, cần làm gì để bổ sung đúng và đủ sắt cho bé 18 tháng tuổi. FOGYMA sẽ gợi ý giúp cha mẹ cách bổ sung sắt cho bé yêu ở độ tuổi này ngay sau đây nhé.
Mục lục
Khi nào cần bổ sung sắt cho bé 18 tháng tuổi?
Sắt có vai trò quan trọng, giúp duy trì sự sống và phát triển ở trẻ. Do đó, việc bổ sung sắt là việc mà cha mẹ cần ưu tiên hàng đầu. Cơ thể trẻ luôn cần sắt để tạo ra huyết sắc tố, duy trì lượng hồng cầu trong máu và vận chuyển oxy tới tế bào trong cơ thể. Thiếu sắt khiến trẻ không đủ lượng huyết sắc tố, cơ thể ngừng sản xuất hồng cầu khiến các tế bào không đủ oxy để hoạt động.
Thiếu sắt gây thiếu máu không những cản trở sự phát triển còn gây ra các vấn đề khác như biếng ăn, kém hấp thu; cơ thể mệt mỏi, rối loạn hành vi; hệ miễn dịch suy giảm; các tế bào như da, tóc, móng bị suy yếu, gãy rụng…
Sắt có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Đối với trẻ 18 tháng đang trong giai đoạn phát triển về cả thể chất và trí não nên cần một lượng sắt không nhỏ. Tuy nhiên, lượng sắt từ sữa mẹ và chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đủ cung cấp nhu cầu cần thiết cho cơ thể nên tỷ lệ trẻ 1 – 2 tuổi thiếu sắt rất cao. Do đó, việc bổ sung sắt cho trẻ là hết sức cần thiết để duy trì sự sống, đặc biệt là trẻ 18 tháng tuổi.
Cụ thể, một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ đang thiếu sắt bao gồm:
- Da trẻ xanh xao, nhợt nhạt, niêm mạc tái.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải.
- Chán ăn, ăn không ngon, cân nặng tăng chậm.
- Tóc khô, móng tay giòn dễ gãy.
- Hay bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu khi vận động.
- Tay chân lạnh, hơi thở nhanh bất thường.
- Gặp vấn đề về hành vi như mất tập trung, học hành sa sút, cáu gắt, ít nói, hay buồn ngủ…
- Sức đề kháng suy giảm, dễ bị nhiễm trùng như viêm nhiễm đường hô hấp, ngã nhẹ cũng dễ bị bầm, chấn thương lâu lành hơn.
- Trường hợp thiếu sắt nặng xuất hiện triệu chứng sưng phù bàn tay, bàn chân, tim đập nhanh, khó thở.
Nhu cầu sắt của trẻ 18 tháng tuổi
Về liều lượng
Nhu cầu bổ sung sắt cho trẻ ở tùng độ tuổi sẽ khác nhau. Cha mẹ cần nắm rõ lượng sắt nên bổ sung cho trẻ theo từng độ tuổi để đảm bảo liều lượng thích hợp bởi thừa sắt cũng gây ra những hệ lụy xấu tới sức khỏe. Bổ sung sắt cho trẻ 18 tháng tuổi mẹ cần đảm bảo đủ 7mg/ngày.
Về thời điểm bổ sung
Theo các chuyên gia, thời điểm bổ sung sắt cho bé tốt nhất là vào buổi sáng mỗi ngày. Sau khi trải qua một giấc ngủ dài, hàm lượng canxi đang ở mức thấp nhất nên không có khả năng cạnh tranh. Sử dụng sắt vào thời điểm này sẽ giúp bé hấp thụ và chuyển hóa dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, sắt thường hấp thụ tốt khi đói bụng. Việc dùng sắt khi đang no khiến thức ăn làm giảm hấp thụ của vi chất này. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên bổ sung sắt cho bé trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ.
Về liệu trình
Nhiều cha mẹ thắc mắc nên bổ sung sắt cho trẻ bao lâu thì dừng. Thông thường, ít nhất 2 – 3 tháng là khoảng thời gian tương đối bổ sung sắt cho bé. Tuy nhiên, để nắm chính xác việc bổ sung sắt trong bao lâu thì ngưng đối với độ tuổi 18 tháng và thể trạng của bé, bạn có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa với trường hợp của con mình nhé.
☛ Tham khảo thêm tại: Một năm bổ sung sắt cho bé mấy lần?
Những cách bổ sung sắt cho bé 18 tháng mẹ cần nhớ
Để bổ sung sắt cho bé yêu trong độ tuổi 18 tháng, mẹ có thể thông qua các cách sau đây:
Cho trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ, không chỉ bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bé mà còn giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động tốt hơn, phòng ngừa được các bệnh nhiễm khuẩn… Sữa mẹ còn là nguồn cung cấp sắt cho cơ thể bé. Tuy lượng sắt trong sữa mẹ không nhiều, chỉ chiếm khoảng 0,35mg/lít nhưng lại dễ hấp thu. Do đó, mẹ hãy duy trì nuôi con bằng sữa mẹ cho tới khi bé được 24 tháng tuổi nhé.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ
Xây dựng chế độ ăn giàu sắt cho bé
Trong giai đoạn bé 18 tháng cơ thể có thể hấp thu sắt từ thực phẩm ăn uống hàng ngày. Do đó, mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho bé, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt. Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu sắt sau đây vào thực đơn hàng ngày cho bé:
- Thịt bò: Không chỉ giàu protein, thịt bò còn chứa lượng lớn chất sắt. Cứ 100g thịt bò cung cấp khoảng 5mg sắt, gấp đôi so với các loại thịt trắng. Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn so với phần có chứa gân, mỡ. 100g bò nạc có chứa tới 3,1mg sắt, tương dương với khoảng 21% lượng sắt cần thiết.
- Gan, thận động vật: Nội tạng là loại thực phẩm giàu sắt, đặc biệt là gan và thận. Gan của động vật như gà, lợn, bò đều có chứa lượng sắt cao, có tính khả dụng sinh học cao nên cơ thể hấp thu tốt hơn so với sắt từ thực vật.
- Hải sản: Các loại cua, tôm, trai, hàu, sò, ngao, cá hồi, cá thu… rất có ích trong điều trị thiếu máu bởi chúng chứa lượng sắt dồi dào. Các loại động vật có vỏ giàu sắt điển hình là trai, 100g trai có chứa 15mg sắt. Ngoài ra, hải sản còn chứa nhiều vitamin B12, thiếu hụt loại vitamin này có thể khiến cơ thể bị thiếu máu.
- Bí ngô: Không chỉ là loại thực phẩm giàu sắt, bí ngô còn chứa nhiều dưỡng chất khác tốt cho quá trình tạo máu như protein thực vật, carotene, vitamin, canxi, kẽm, phốt pho…
- Rau xanh lá đậm: Rau bina, cải xoăn, bông cải xanh… có chứa 2,5 – 6,4 mg sắt mỗi cốc nấu chín. Mẹ đừng bỏ qua nhóm thực phẩm này trong thực đơn của bé nhé.
- Các loại đậu: Trong mỗi 100g đậu xanh, đậu đỏ, đậu lăng… có chứa khoảng 3mg sắt.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi cơ thể bé thiếu sắt mẹ nên lựa chọn các thực phẩm giàu sắt chẳng hạn như thịt bò 1 tuần ăn 4 bữa (mỗi bữa 50 – 70g); gan gà, ngan, vịt… Sau 1 tháng không cải thiện có thể bổ sung thêm các sản phẩm đa vi chất trong đó có sắt hoặc sắt riêng kèm vitamin C để cải thiện tình trạng thiếu sắt.
Nên ăn kết hợp thực phẩm giàu sắt với nhóm thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, các loại quả mọng, ớt chuông… nhằm hấp thu sắt nhiều hơn.
Mẹ nên đan xen thực phẩm và cách chế biến để đảm bảo chế độ dinh dưỡng của bé vừa giàu sắt, vừa cung cấp các vi chất dinh dưỡng khác cho bé. Hạn chế việc ăn chay hoặc kiêng khem quá mức cho bé.
☛ Tham khảo thêm tại: Bật mí 10+ món cháo bổ sung sắt cho bé yêu mau lớn
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ bổ sung sắt
Ngoài việc bú sữa mẹ, sử dụng thực phẩm giàu sắt mẹ có thể tăng cường sắt cho bé bằng các chế phẩm bổ sung. Đối với bé 18 tháng tuổi, mẹ nên lựa chọn dạng dung dịch với hàm lượng phù hợp, ít tác dụng phụ để bổ sung cho bé.
Tốt hơn hết mẹ nên cho bé thăm khám xem cơ thể có bị thiếu sắt hay không để bác sĩ tư vấn liều lượng bổ sung phù hợp. Tránh tự ý mua thuốc bổ sung để tránh hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Với những trường hợp bé nhạy cảm, dùng sắt xảy ra tình trạng buồn nôn, tiêu chảy thì mẹ nên cho con bắt đầu sử dụng với liều lượng thấp sau đó tăng dần đến liều lượng mà bác sĩ chỉ định.
Những lưu ý quan trọng khi bổ sung sắt cho bé 18 tháng tuổi
Khi bổ sung sắt cho bé, nhiều cha mẹ thường không quan tâm tới việc bổ sung sắt cho bé như thế nào để đạt hấp thu tối ưu nhất. Dưới đây là một vài lưu ý mẹ hãy lưu lại mỗi khi bổ sung vi chất này cho bé yêu nhé.
1. Bổ sung kèm vitamin C
Dù bổ sung sắt từ thực phẩm hay các sản phẩm bổ sung, cha mẹ cần kết hợp cho bé ăn với các thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Vitamin C có trong các thực phẩm như bông cải xanh, bắp cải, cà chua, ớt chuông, trái cây họ cam quýt, ổi…
2. Hạn chế bổ sung sắt cùng các nhóm thực phẩm kiêng kị
Nhóm thực phẩm kiêng kị chẳng hạn như:
- Nhóm thực phẩm có chứa phytic acid/phytate: Có chứa trong các loại hạt, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt còn giữ nguyên lớp cám bên ngoài (gạo lứt, bánh mì nguyên cám…).
- Nhóm thực phẩm nhiều canxi: Sữa, chế phẩm từ sữa… có thể ngăn cản quá trình hấp thu sắt.
- Nhóm thực phẩm chứa tanin và polyphenol: Trà và cà phê có thể cản trở sự hấp thụ sắt, bạn cần tránh cho bé sử dụng nhóm thực phẩm này.
3. Không tự ý bổ sung sắt cho trẻ
Cha mẹ không tự ý bổ sung sắt cho trẻ mà cần có chỉ định và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Khi cho bé uống sắt, cha mẹ cần đảm bảo đúng liều lượng, đúng thời điểm và liệu trình. Không tự ý tăng giảm liều lượng hay thời gian uống sắt, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Bùi Thị Liên đã bình luận
cho em hỏi, khi nào thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung sắt cho bé? Bé nhà em hiện 18 tháng rồi a.
Fogyma.vn đã bình luận
Chào bạn Liên! Bổ sung sắt cho bé là điều rất cần thiết đối với sức khỏe trẻ. Tuy nhiên, bổ sung sắt cho bé cần ĐÚNG & ĐỦ. Nếu mẹ muốn bổ sung sắt dự phòng cho bé hoặc bé có dấu hiệu thiếu sắt, mẹ hãy cho bé gặp bác sĩ để thăm khám và được tư vấn, hướng dẫn cụ thể về bổ sung sắt đối với bé yêu của bạn nhé. Mẹ có thể tham khảo các dấu hiệu trẻ thiếu sắt ở link sau: https://fogyma.vn/8-dau-hieu-tre-thieu-mau-thieu-sat-1649/
Thu Hạnh đã bình luận
bé nhà mình 18 tháng, mình đang cho uống sắt vô cơ nhưng bị tiêu chảy. Có nên đổi loại sắt khác không?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Hạnh!
Sắt vô cơ thường khó hấp thu và dễ gây các tác dụng phụ. Mẹ có thể tham khảo đổi loại sắt khác cho bé, đặc biệt là nhóm sắt nước hữu cơ có khả năng hấp thu tốt hơn. Các bác sĩ nhi khoa hiện nay thường khuyên dùng thuốc sắt nước hữu cơ Fogyma có độ hấp thu cao, an toàn cho bé và ít tác dụng phụ. Mẹ có thể tham khảo thêm tại đây https://fogyma.vn/sat-nuoc-cho-be-co-tot-khong-1712/
Hồ Thị Mai đã bình luận
Nếu bé nhà mình không ăn đủ thực phẩm giàu sắt, có cần sử dụng thêm sản phẩm bổ sung sắt không? Nếu dùng loại nào phù hợp và tốt cho trẻ 18 tháng tuổi?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào chị Mai!
Nếu chế độ dinh dưỡng của bé không đảm bảo cung cấp đủ sắt, mẹ cần bổ sung thêm cho bé thông qua sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, bổ sung thế nào và liều lượng bao nhiêu mẹ cần có sự tham vấn cụ thể từ bác sĩ chuyên môn. Hiện nay, sắt nước Fogyma là thuốc sắt nước hữu cơ được nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên dùng, mẹ có thể tham khảo tại đây https://fogyma.vn/sat-nuoc-fogyma/