Sắt có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ ở trẻ. Khi cơ thể thiếu sắt sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Nhiều cha mẹ thắc mắc “Thiếu sắt ở bé có nguy hiểm gì không?”. Cùng điểm qua hậu quả của việc thiếu sắt ở trẻ để mẹ nắm rõ sự nguy hiểm của tình trạng tnày kéo dài và có biện pháp xử lý kịp thời.
Thiếu sắt ở trẻ có nguy hiểm không?
Số liệu thống kê của Viên Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, hiện nước ta có khoảng 58% trẻ ở độ tuổi từ 13 – 24 tháng, 28% trẻ dưới 5 tuổi thiếu sắt. Đây là con số đáng báo động với tình trạng thiếu sắt ở trẻ em tại nước ta.
Sau đây là những hậu quả mà con có thể phải đối mặt khi cơ thể thiếu sắt:
1. Trẻ thường xuyên mệt mỏi
Mệt mỏi, căng thẳng là hệ quả đầu tiên khi cơ thể bị thiếu sắt. Sắt là thành phần quan trọng tạo nên hemoglobin, có nhiệm vụ vận chuyển oxy tới các mô và tế bào của cơ thể. Khi thiếu sắt, hemoglobin không đủ nhiên liệu để hoạt động, khiến việc vận chuyển oxy đến các mô bị giảm sút khiến trẻ rơi vào tình trạng mệt mỏi, không muốn vận động.
2. Biếng ăn
Biếng ăn là hậu quả thường gặp nhất khi trẻ thiếu sắt. Thiếu sắt làm giảm cung cấp oxy tới niêm mạc mặt lưng của lưỡi, gây ra viêm teo gai lưỡi. Khi bị viêm teo gai lưỡi, con thường ăn uống kém bởi:
- Gai vị giác bị teo dần, nước bọt tiết ra ít làm giảm vị giác khiến bé ăn uống không ngon miệng.
- Có cảm giác đau rát ở lưỡi, miệng nên trẻ thường khó chịu khi ăn. Tình trạng này càng tồi tệ hơn khi mức độ thiếu sắt ở bé càng nặng hơn.
Vì thế những bé thiếu sắt thường có vị giác kém nên ăn uống không ngon miệng, cảm giác đau rát ở lưỡi khiến bé càng khó hợp tác khi ăn uống. Biếng ăn kéo dài khiến cơ thể không nhận đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển. Bé không tăng cân hoặc chậm tăng cân, nguy cơ suy dinh dưỡng cao.
3. Giảm trí nhớ
Khi thiếu sắt,các tế bào nhất là tế bào não không được cung cấp đủ oxy. Điều này khiến bé thường xuyên ngủ gà ngủ gật, khó tập trung, ghi nhớ kém hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Tình trạng thiếu sắt kéo dài khiến trí nhớ và khả năng tư duy ngày càng suy giảm.
Theo nghiên cứu tại Chile, những trẻ thiếu sắt sẽ có thời gian ghi nhớ màu sắc lâu hơn so với trẻ cùng độ tuổi. Nghiên cứu khác tại Mexico chỉ ra rằng, thiếu sắt khiến bé giảm khả năng ngôn ngữ, ghi nhớ âm thanh. Và điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển trí tuệ ở trẻ.
4. Tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu sắt nếu không được điều trị kịp thời, lâu dài sẽ tiến triển thành bệnh lý thiếu máu thiếu sắt. Bệnh lý gây tác động xấu tới hầu hết các quá trình phát triển của bé như chậm phát triển thể chất, kỹ năng vận động kém, chậm phát triển trí tuệ…
5. Khó ngủ và dễ tỉnh giấc
Thiếu sắt có thể gây ra hội chứng chân không đứng yên ở trẻ nhỏ. Bé sẽ luôn có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy ở 2 chân, giảm khi đi lại nhưng lại tăng lên khi nằm ngủ hay nghỉ ngơi. Chính điều này làm bé hay trằn trọc, khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, quấy khóc trong giấc ngủ và dễ bị tỉnh giấc.
Khi bị thiếu ngủ, trẻ thường mệt mỏi, cáu gắt, quấy khóc, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày gây ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày. Không chỉ vậy, thiếu ngủ thường xuyên còn làm tăng nguy cơ tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ.
6. Hệ miễn dịch suy giảm
Sắt tham gia vào cấu tạo và thúc đẩy các hoạt động của tế bào miễn dịch như lympho, bạch cầu, kháng thể như IgG, IgA… Thiếu sắt khiến hệ miễn dịch hoạt động kém nên bé dễ bị ốm vặt, nhất là các bệnh lý viêm nhiễm như viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm ruột…
7. Chậm phát triển vận động
Sắt tham gia vào quá trình chuyển hóa nhằm tạo ra năng lượng cho cơ thể. Thiếu sắt khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng, trẻ dễ bị mệt khi vận động. Ngoài ra, thiếu sắt còn khiến cơ bắp kém phát triển bởi sắt không đủ để tạo myoglobin – tế bào dự trữ oxy cho cơ bắp.
Những bé thiếu sắt thường mệt mỏi, vận động kém, điều này làm chậm phát triển kỹ năng vận động thô – tinh ở trẻ. Theo kết quả của nghiên cứu, trẻ sơ sinh bị thiếu máu do thiếu sắt có điểm vận động thấp hơn từ 6 – 17 điểm so với những trẻ khỏe mạnh đủ sắt.
8. Rụng tóc và bong móng
Thiếu sắt lâu ngày có hiện tượng tóc, móng tay khô và dễ gãy rụng. Điều này được lý giải, do thiếu sắt dẫn tới thiếu máu khiến các bộ phận này không được nuôi dưỡng tốt. Lâu dài khiến da nhăn nheo, móng tay mỏng, tóc gãy rụng.
9. Tăng nguy cơ bị ngộ độc
Thiếu sắt khiến trẻ dễ mắc hội chứng pica – hội chứng khiến bé thèm ăn những đồ phi thực phẩm như pin, đất sét, bụi bẩn, đồ chơi…
Điều này làm tăng nguy cơ trẻ ngộ độc khi ăn phải các đồ vật nhiễm độc như kim loại, pin, hóa chất… Ngoài ra, bé còn có nguy cơ bị tổn thương răng miệng khi ăn phải đồ cứng, tổn thương hệ tiêu hóa, nhiễm giun sán…
10. Các vấn đề tim mạch, thậm chí là tử vong
Khi cơ thể không đủ sắt, tim phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường để vận chuyển oxy tới tế bào. Tình trạng này kéo dài khiến tim phải hoạt động gắng sức gây ra một số vấn đề tim mạch như:
- Suy tim: Khi phải làm việc quá tải trong một thời gian dài khiến tim suy yếu, xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, đau tức ngực, ho, khó thở.
- Rối loạn nhịp tim: Tim hoạt động quá sức trong một thời gian dài do thiếu sắt khiến nhịp tim trở nên bất thường, gây suy yếu và đe dọa tính mạng.
- Nhồi máu cơ tim: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất khi thiếu sắt ở trẻ. Nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
☛ Tham khảo thêm tại: Làm gì để bổ sung sắt cho trẻ từ 5 – 7 tuổi
Làm gì để giảm sự nguy hiểm do thiếu sắt?
Để phòng ngừa hậu quả do trẻ thiếu sắt, mẹ cần lưu ý khắc phục tình trạng này bằng những biện pháp sau:
Bổ sung sắt trực tiếp
Trẻ thiếu sắt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì không quá nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu để kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ khá nghiêm trọng. Do đó, nếu thấy con có biểu hiện lạ mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ.
Trẻ được chẩn đoán thiếu sắt được bác sĩ chỉ định bổ sung trực tiếp với liều 3 – 6mg/kg/ngày. Thời gian bổ sung 3 tháng liên tục kể cả khi các dấu hiệu đã cải thiện trong 1 – 2 tháng đầu tiên. Khoảng thời gian này giúp cung cấp đủ lượng sắt thiếu hụt, đồng thời tạo cho cơ thể một lượng sắt dự trữ nhất định.
Sau 3 tháng, mẹ cần đưa trẻ đi khám lại. Tùy thuộc vào sức khỏe cũng như mức đáp ứng điều trị trẻ sẽ được chỉ định uống sắt hay dừng lại. Cha mẹ cũng lưu ý, không nên cho trẻ uống sắt liên tục trong quá 6 tháng có thể làm tăng nguy cơ quá tải sắt nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.
Hiện nay, thuốc sắt nước hữu cơ FOGYMA được nhiều chuyên gia và bác sĩ nhi khoa khuyên dùng cho trẻ thiếu sắt. Thành phần là sắt III hydroxy polymantol, có cấu trúc gần giống với Ferritin – protein có vai trò quan trọng trong việc dự trữ sắt của cơ thể. Do đó, Fogyma có khả năng dung nạp, hấp thu sắt theo cơ chế chủ động, cải thiện tối ưu thiếu máu thiếu sắt.
Hoạt chất sắt trong Fogyma không bị ảnh hưởng hấp thu bởi thức ăn, sữa nên bé có thể sử dụng vào nhiều thời điểm trong ngày mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả. Cấu trúc hữu cơ ổn định nên không bị ion hóa, giảm hầu hết các tác dụng phụ thường thấy ở sắt.
Nguồn nguyên liệu nhập khẩu 100% từ Italia, dây chuyền sản xuất công nghệ BFS hàng đầu châu Âu đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất trong sản xuất thuốc nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo chất lượng, an toàn khi đến tay người tiêu dùng.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ với các dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài 1900 545 518.
☛ Tham khảo thêm tại: Một năm bổ sung sắt cho bé mấy lần?
Tăng cường sắt bằng thực phẩm hằng ngày
Trẻ thiếu sắt có thể bổ sung sắt thông qua chế độ ăn uống hàng ngày để cải thiện bằng cách:
Tăng cường bổ sung qua sữa mẹ:
Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Tuy lượng sắt trong sữa mẹ khá thấp, chiếm 0,35mg/l nhưng lại dễ hấp thu. Ngoài ra, sữa mẹ còn cung cấp các dưỡng chất khác giúp bé phát triển. Lượng kháng thể dồi dào có trong sữa mẹ bảo vệ bé tốt nhất, nhất là khi hệ miễn dịch của bé đang bị suy yếu do thiếu sắt. Trong thời gian này, mẹ cũng cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để tăng cường lượng sữa cho con.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: “Bỏ túi” mẹo bổ sung sắt cho trẻ 4 – 5 – 6 tháng tuổi
Thay đổi sữa công thức:
Nếu bé đang sử dụng sữa công thức thông thường, mẹ nên đổi sang loại sữa khác giàu sắt để bé được cung cấp nhiều sắt hơn. Sữa công thức giàu sắt có thể chứa tới 10 – 12mg sắt/lít đáp ứng nhu cầu về sắt của trẻ trong 1 năm đầu đời.
Xây dựng thực đơn giàu sắt:
Với những trẻ trên 6 tháng bước vào độ tuổi ăn dặm, mẹ cần xây dựng thực đơn ăn uống cho con theo hướng dẫn như sau:
- Bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt vào thực đơn của bé như thịt bò, thịt gia cầm, trứng, hải sản, cải bó xôi, súp lơ xanh, ngũ cốc, các loại hạt…
- Mẹ nên đa dạng thực đơn và cách chế biến, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để bé cảm thấy ngon miệng hơn.
- Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, dâu tây, ổi, ớt chuông… để tăng cường hấp thu sắt.
☛ Tham khảo thêm tại: Hướng dẫn bổ sung sắt và vitamin c cho trẻ đúng chuẩn