Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao, đặc biệt là giai đoạn mang thai. Thiếu sắt không chỉ khiến mẹ bị thiếu máu, mệt mỏi mà còn có thể gây hại đến em bé. Vậy mẹ bầu thiếu sắt ảnh hưởng gì đến thai nhi?
Mục lục
Vì sao mẹ bầu dễ bị thiếu sắt?
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản rất dễ bị thiếu sắt bởi vòng lặp mất máu mỗi tháng do kỳ kinh nguyệt. Khi mang thai, nhất là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, nhu cầu sắt của mẹ sẽ tăng lên đáng kể, thậm chí từ 5 – 7 lần trước đó để tăng cường sản xuất máu, đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi.
Mặt khác, cơ thể không thể hấp thụ hoàn toàn lượng sắt được cung cấp từ thực phẩm nên mẹ bầu càng có nguy cơ cao bị thiếu sắt. Nhất là các trường hợp mẹ bị ốm nghén, thường xuyên mệt mỏi, ăn ngủ kém.
Tình trạng thiếu sắt thường xảy ra nhiều hơn với phụ nữ ở phụ nữ nông thôn và miền núi, nơi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, nếu mẹ bị suy dinh dưỡng trước đó thì nguy cơ thiếu sắt khi mang thai cũng sẽ cao hơn.
Mẹ bầu thiếu sắt ảnh hưởng gì đến thai nhi?
Thiếu sắt được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu ở phụ nữ có thai. Đặc biệt, tình trạng này có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến thai nhi. Cụ thể:
Thiếu oxy
Sắt là khoáng chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất hồng cầu, giúp mang oxy từ phổi đến các cơ và mô trong cơ thể.
Khi mẹ bầu bị thiếu sắt, lượng hồng cầu trong máu sẽ giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận chuyển oxy từ mẹ sang thai nhi, khiến thai nhi bị thiếu oxy. Trường hợp nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong ở thai nhi.
Suy dinh dưỡng
Như đã nói ở trên, sắt là chất cần thiết để tạo ra hồng cầu. Ngoài chức năng vận chuyển oxy, chúng cũng đảm nhận vai trò đưa dưỡng chất từ cơ thể mẹ sang thai nhi.
Khi mẹ bị thiếu sắt, trẻ có nguy cơ cao bị thiếu máu, đồng thời không nhận được dưỡng chất cần thiết, dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai, nhẹ cân. Thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất về lâu dài.
Tăng nguy cơ sinh non
Thiếu sắt ở mẹ bầu có thể tăng nguy cơ sinh non, tức là thai nhi được sinh ra trước thời gian dự kiến (trước 37 tuần).
Theo đó, thiếu sắt khiến lượng máu lưu thông đến tử cung ít đi, làm ảnh hưởng đến sức mạnh và độ đàn hồi của cơ tử cung, khiến cơ tử cung yếu dần, không có khả năng giữ thai nhi lại trong bụng mẹ, dẫn đến tình trạng sinh non.
Trẻ bị sinh non sẽ có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề sức khỏe và phát triển như nhẹ cân, hệ thống miễn dịch yếu, dễ mắc các bệnh hô hấp và tiêu hóa.
Ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ
Như đã nói ở trên, thiếu sắt sẽ dẫn đến việc thai nhi không nhận được đủ oxy, làm lượng oxy cung cấp cho não giảm. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não.
Đáng nói, tình trạng này có thể để lại hậu quả lâu dài do khiếm khuyết trong việc hình thành myelin – chất bao quanh các tế bào thần kinh và có chức năng bảo vệ những tế bào này. Từ đó khiến khả năng học tập của trẻ giảm sút đáng kể.
Làm sao để cải thiện, ngăn ngừa chứng thiếu sắt ở mẹ bầu?
Để cải thiện, ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt ở mẹ bầu, ta có thể áp dụng các biện pháp như:
Tăng cường ăn thực phẩm giàu sắt
Mẹ có thể bổ sung sắt qua chế độ ăn uống hàng ngày với các thực phẩm như:
- Thịt đỏ: Thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu rất giàu sắt heme, một dạng sắt dễ hấp thụ bởi cơ thể. Mẹ nên chọn các loại thịt đỏ ít béo và nấu vừa đủ chín để tối ưu hóa hàm lượng sắt.
- Gan động vật: Gan bò, gan lợn… cũng là nguồn sắt tự nhiên mẹ không nên bỏ qua. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi như vitamin A, B, niacin…
- Rau xanh đậm: Rau xanh lá như cải xanh, cải bó xôi, rau mồng tơi, rau cải ngọt và một số loại rau khác cũng chứa nhiều sắt. Mẹ không nên chế biến rau chín quá kỹ để giữ lại hàm lượng sắt tối đa.
- Các loại đậu: Đậu Hà Lan, đậu nành, đậu đen, đậu lăng… là những thực phẩm giàu sắt mẹ nên tăng cường ăn trong thời gian mang thai. Đặc biệt, chúng cũng cung cấp những chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi như canxi, folate, magie và chất xơ hòa tan…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Bà bầu thiếu máu, thiếu sắt ăn gì?
Sử dụng chế phẩm bổ sung sắt
Sử dụng chế phẩm bổ sung sắt là sự lựa chọn phổ biến của nhiều mẹ bầu, đồng thời đây cũng là cách bổ sung sắt ưu việt, được khuyến nghị để điều trị, dự phòng thiếu máu thiếu sắt cho phụ nữ có thai.
Việc lựa chọn các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu chưa bao giờ là dễ dàng. Tất cả những gì mẹ nạp vào cơ thể đều có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, khi chọn thuốc sắt, mẹ nên ưu tiên các sản phẩm có chứa thành phần sắt hữu cơ. Đặc biệt, được Bộ Y tế cấp phép như sắt nước Fogyma.
Fogyma là thuốc sắt nước hữu cơ chất lượng cao, được nhiều chuyên gia sản khoa khuyên dùng với khả năng hấp thu vượt trội so với các thuốc sắt thông thường có trên thị trường.
Sản phẩm được sản xuất từ 100% nguyên liệu nhập khẩu từ Italia, với thành phần chính là phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC). Nhờ vào cấu trúc ổn định của IPC và cơ chế hấp thu chủ động, Fogyma không gây kích ứng tiêu hóa, là một lựa chọn tối ưu để bổ sung sắt cho bà bầu.
Với hương thơm dễ uống và vị ngọt từ đường điều vị, Fogyma hoàn toàn không sinh năng lượng và không gây tiểu đường trong thai kỳ. Sản phẩm là sự lựa chọn đáng tin cậy để mẹ tăng cường sắt cho cơ thể và đảm bảo sự phát triển tốt cho thai nhi.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂY Mua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Kết hợp lối sống tích cực, lành mạnh
Để cải thiện và ngăn ngừa chứng thiếu sắt ở mẹ bầu, việc kết hợp lối sống tích cực và lành mạnh là rất quan trọng. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể thực hiện:
- Ăn uống cân bằng: Bên cạnh việc tăng cường ăn các thực phẩm giàu sắt, mẹ cũng nên chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, ăn đa dạng thực phẩm. Ngoài ra có thể bổ sung thêm vitamin C để giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả hơn, đồng thời cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Tránh uống trà và cà phê, rượu bia… đặc biệt là khoảng thời gian trước và sau khi uống sắt. Chúng có thể giảm khả năng hấp thu sắt, khiến tình trạng thiếu sắt ở mẹ bầu thêm trầm trọng.
- Tăng cường vận động: Thực hiện các hoạt động vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga cho bà bầu. Vận động giúp tăng cường sự lưu thông máu và cung cấp oxy cho cơ thể, bao gồm cả tế bào máu.
- Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng: Căng thẳng và stress có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt và sức khỏe tổng thể. Hãy tìm các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền, massage, hoặc tham gia các hoạt động thú vị để giảm căng thẳng và duy trì tinh thần tích cực.
- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ: Ngủ 1 giấc sâu 7 – 8 giờ/ngày sẽ giúp cơ thể mẹ tái tạo năng lượng và hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện khả năng hấp thu và sử dụng dưỡng chất. Ngoài ra, mẹ cũng không nên đi ngủ quá muộn (sau 11 giờ đêm).
☛ Đọc thêm: Bà bầu bị thiếu máu phải làm sao?
Lời kết:
Thiếu sắt ở mẹ bầu có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể khiến an toàn của mẹ và bé bị đe dọa. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên chủ động bổ sung sắt trong suốt thai kỳ, đồng thời thường xuyên thăm khám và kiểm tra sức khỏe để đảm hiệu quả bổ sung sắt và tình trạng sức khỏe tổng thể.
Lê Nguyệt đã bình luận
em ngửi mùi sắt là cảm thấy buồn nôn nên không uống sắt khi mang thai 3 tháng đầu. Vậy có ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào bạn!
Bổ sung sắt khi mang thai là điều rất cần thiết của mẹ bầu. Cơ thể thiếu sắt có thể làm tăng nguy cơ khiến mẹ bầu sảy thai, sinh non, băng huyết sau sinh… Đối với thai nhi, thiếu sắt khiến bé bị suy dinh dưỡng bào thai, thai sinh non và ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của bé. Vì vậy, bạn cần bổ sung sắt ngay từ bây giờ nhé. Trường hợp sợ mùi tanh của sắt, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm sắt có công nghệ che giấu mùi tanh, hương hoa quả sẽ dễ uống hơn.
Vân đã bình luận
Nhờ tư vấn giúp tôi các loại thực phẩm giàu sắt nên ăn khi mang thai
Fogyma.vn đã bình luận
Chào bạn!
Bổ sung đủ sắt rất cần thiết khi mang thai, bạn có thể bổ sung sắt thông qua chế độ ăn giàu sắt từ các thực phẩm:
Nguồn động vật: Thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt cừu), trứng, gan động vật, hải sản (tôm, cua, sò, ngao, hàu…).
Nguồn thực vật: Các loại rau màu xanh lá, bí đỏ, các loại đậu, các loại hạt