Mẹ bầu thường được khuyến khích bổ sung sắt trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ uống quá nhiều sắt, cơ thể có thể bị thừa sắt và dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm. Vậy mẹ bầu dư sắt có sao không? Nhận biết tình trạng thừa sắt như thế nào? Hãy cùng Fogyma tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Tại sao sắt quan trọng với mẹ bầu?
Sắt đóng vai trò quan trọng trong thai kỳ, giúp hình thành hemoglobin để vận chuyển máu và oxy từ mẹ đến nuôi dưỡng thai nhi, đồng thời ngăn ngừa thiếu máu. Nó cũng tham gia vào sản xuất enzyme tăng cường hệ miễn dịch, giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Khi mang thai, nhu cầu sắt của mẹ sẽ tăng lên đáng kể theo từng giai đoạn. Cụ thể:
- Trước khi mang thai: 15mg sắt/ngày.
- 3 tháng đầu thai kỳ: 15 – 30mg sắt/ngày.
- 3 tháng giữa: 30 – 60mg sắt/ngày.
- 3 tháng cuối: Hơn 60mg sắt/ngày.
Nếu thiếu sắt khiến mẹ bầu dễ bị thiếu máu, kéo theo những vấn đề nghiêm trọng như sảy thai, sinh non, tiền sản giật, băng huyết sau sinh, thai nhi nhẹ cân, suy thai, dễ mắc các bệnh sơ sinh… thì tình trạng dư sắt cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.
Mẹ bầu dư sắt có sao không?
Thừa sắt khi mang thai xảy ra khi cơ thể mẹ nhận quá nhiều sắt, khiến nồng độ sắt và huyết sắc tố hemoglobin trong máu tăng cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do mẹ bổ sung quá nhiều sắt, mẹ được truyền máu với lượng lớn hoặc do sự ảnh hưởng của các yếu tố di truyền…
Thừa sắt ở mẹ bầu có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, táo bón), tiểu đường thai kỳ, tổn thương gan, ngộ độc… Ngoài ra, tình trạng này cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của mẹ.
Ảnh hưởng tới thai nhi
Nồng độ hemoglobin và sắt tự do trong máu tăng cao có thể cản trở quá trình vận chuyển máu và oxy từ mẹ đến nuôi dưỡng thai nhi, khiến thai nhi không nhận đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển, làm tăng nguy cơ thiếu cân, sinh non, đồng thời kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Tiểu đường thai kỳ
Lượng sắt dư thừa trong máu có thể làm rối loạn hoạt động của tuyến tụy, ức chế quá trình sản xuất insulin. Nồng độ insulin giảm sút khiến khả năng kiểm soát lượng đường trong máu bị ảnh hưởng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Điều này cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non, vàng da và khó hoàn thiện hệ hô hấp.
Ngộ độc
Bổ sung quá nhiều sắt so với nhu cầu của cơ thể cũng khiến mẹ bầu đối diện với nguy cơ ngộ độc. Trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa đến sự an toàn của mẹ và thai nhi.
Vì vậy, nếu xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, người xanh xao, tim đập nhanh, sốt… mẹ cần lập tức tới bệnh viện để kiểm tra vì rất có thể mẹ đang có nguy cơ bị ngộ độc do bổ sung quá nhiều sắt so với liều lượng cho phép.
Ảnh hưởng tới gan
Khi mẹ bầu uống quá nhiều sắt, cơ thể sẽ không thể hấp thụ toàn bộ khoáng chất này, lượng sắt dư thừa sẽ tích tụ trong gan, tạo áp lực lên gan và làm suy giảm chức năng gan, ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ độc tố.
Mặt khác, nồng độ sắt tự do trong máu cao cũng thúc đẩy quá trình oxy hóa mô gan, kết hợp với độc tố tích tụ gây tổn thương nội tạng và tạo sẹo tại gan. Nếu kéo dài thậm chí có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan.
Ảnh hưởng tâm lý
Dư sắt có thể gây cho mẹ cảm giác mệt mỏi, chán ăn, uể oải, mất ngủ… dẫn đến suy nhược cơ thể. Tình trạng này kéo dài cũng khiến mẹ dễ rơi vào trạng thái lo âu, thường xuyên cảm thấy căng thẳng, ức chế, tâm lý thất thường, thậm chí trầm cảm.
Nguy cơ viêm khớp
Nồng độ sắt cao trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, dẫn đến các tổn thương mô, bao gồm các mô bao phủ xương khớp, dẫn đến đau lưng, nhức mỏi chân tay… trong thai kỳ.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Khi lượng sắt tích tụ trong cơ thể quá lớn, nó có thể cản trở sự dẫn điện của tim, làm tổn thương mạch máu và tăng huyết áp, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tuần hoàn máu. Ngoài ra, nồng độ sắt trong máu cao cũng thúc đẩy quá trình oxy hóa và tăng nguy cơ viêm nhiễm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ảnh hưởng tới đường tiêu hóa
Bổ sung quá nhiều sắt khiến mẹ bầu dễ mắc vấn đề liên quan tới tiêu hóa. Ví dụ như táo bón thai kỳ, điều này không chỉ khiến nhiều mẹ bầu khó chịu còn làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.
☛ Tham khảo thêm: Uống nhiều sắt khi mang thai có tốt không?
Dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu
Khi bị thừa sắt, mẹ bầu có thể gặp phải những dấu hiệu như:
- Da sậm màu: Lượng sắt dư thừa có thể được chuyển từ tế bào máu đến các mô dưới da, khiến da trở nên sậm màu hơn.
- Vàng da: Quá tải sắt sẽ làm tăng áp lực lên gan, khiến chức năng gan suy giảm. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng xử lý bilirubin, khiến da dần chuyển sang vàng.
- Kích ứng hệ tiêu hóa: Sắt dư thừa có thể lắng đọng tại hệ tiêu hóa, gây tình trạng kích ứng với những biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn…
- Đau nhức khớp: Sắt có thể bị tích tụ tại các mô xương khớp, làm chúng bị tổn thương, đồng thời kích thích các phản ứng viêm, gây tình trạng đau nhức xương khớp.
- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, khó thở, tăng nhịp tim: Lượng sắt dư thừa có thể tạo áp lực lên tim và nhiều cơ quan trong cơ thể, khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy khó thở, mệt mỏi, uể oải, tim đập nhanh…
- Cân nặng giảm đột ngột: Tình trạng rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, mệt mỏi… do thừa sắt gây ra có thể khiến cân nặng của mẹ bị sụt giảm nhanh chóng.
- Các dấu hiệu khác: Huyết áp thấp và không ổn định, lơ mơ, hay quên, mất ngủ, khó ngủ, tiểu ra máu…
Làm gì khi có dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu?
Khi có dấu hiệu thừa sắt, mẹ bầu cần:
- Ngưng uống sắt ngay lập tức, tránh bổ sung sắt khiến tình trạng thêm nghiêm trọng.
- Đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời, đúng cách.
- Tăng cường bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ như các loại rau củ quả. Bởi chất xơ trong rau củ quả giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất sắt, giảm hấp thu sắt ở hệ tiêu hóa.
- Dùng các loại thực phẩm có tính lợi tiểu nhằm nhanh chóng đào thải sắt ra khỏi cơ thể như nước râu ngô, nước rau má…
☛ Tham khảo thêm tại: Bí quyết bổ sung sắt cho bà bầu: đúng và đủ!
Cách phòng tránh tình trạng dư sắt ở mẹ bầu
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ thừa sắt khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý:
- Uống đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Không kết hợp các chế phẩm bổ sung sắt với nhau.
- Uống nhiều nước trong quá trình bổ sung sắt để cải thiện khả năng hấp thu, hạn chế tác dụng phụ.
- Bổ sung dinh dưỡng khoa học, hợp lý, kết hợp hoạt động thể chất nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe tổng thể, hỗ trợ quá trình hấp thu – đào thải sắt dư thừa diễn ra hiệu quả hơn.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để được điều chỉnh liều lượng bổ sung sắt phù hợp nhất theo từng giai đoạn thai kỳ.
Ngoài ra, điều quan trọng mẹ bầu cần hết sức lưu ý khi bổ sung sắt là chọn sản phẩm phù hợp. Theo đó, chế phẩm bổ sung sắt thông thường với ion sắt II rất dễ gây kích ứng dạ dày. Hơn nữa, chúng còn có đặc tính hấp thu tự động, không kiểm soát, dễ gây tình trạng thừa sắt và tăng nguy cơ ngộ độc cho cơ thể, kéo theo tình trạng nóng trong, táo bón.
Chính vì vậy, để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn khi bổ sung sắt, mẹ hãy ưu tiên các sản phẩm có thành phần hữu cơ như sắt nước Fogyma. Với thành phần chính là Sắt (III) Hydroxide Polymaltose (IPC) được liên kết theo cấu trúc tương tự như ferritin, Fogyma có khả năng bù đắp lượng sắt thiếu hụt một cách nhanh chóng cùng cơ chế hấp thu chủ động, hạn chế tích tụ sắt dư thừa, đặc biệt không gây kích ứng tiêu hóa, đảm bảo an toàn cho mẹ bầu.
Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép và được các chuyên gia sản khoa khuyên dùng trong phòng ngừa, điều trị thiếu máu do thiếu sắt.
Kết luận:
Bổ sung sắt khi mang thai là rất cần thiết. Tuy nhiên, mẹ bầu cần uống thuốc sắt một cách hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên theo dõi sức khỏe, thăm khám định kỳ để điều chỉnh liều lượng sắt phù hợp, đảm bảo an toàn, sức khỏe.
Nguồn tham khảo:
- https://www.healthline.com/nutrition/why-too-much-iron-is-harmful
- https://www.diabetes.co.uk/news/2016/nov/iron-overload-during-pregnancy-may-be-linked-to-higher-risk-of-developing-diabetes-94333639.html
Khánh đã bình luận
công việc của mình khá căng thẳng nên nhiều khi uống sắt xong mình thường uống 1 tách cà phê. Thói quen này có sao không?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào chị Khánh!
Thói quen uống cà phê khi mang thai không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh đó, uống cà phê còn khiến cơ thể giảm hấp thu sắt. Vì vậy, mẹ nên bỏ thói quen xấu này để tốt cho sức khỏe của của mẹ và con nhé. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh!
Xoan đã bình luận
em đang ở tháng thứ 4 của thai kỳ và đang bổ sung sắt. Em tự mua sắt tại hiệu thuốc để bổ sung thôi. Cho e hỏi làm sao để biết mình bị thừa sắt ạ?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào chi Xoan!
Các dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang dư sắt phải kể đến như : Đau bụng, tiêu chảy, người khó chịu, buồn nôn và nôn, vàng da, suy gan, khó thở, thở nhanh, lơ mơ và nhầm lẫn… Khi có dấu hiệu trên mẹ cần ngưng ngay việc uống sắt và thăm khám bác sĩ ngay lập tức nhé. Đồng thời, mẹ cần lưu ý bổ sung thuốc sắt cần theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý bổ sung sắt có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Chúc chị sức khỏe!
My Nguyễn đã bình luận
chẳng hiểu sao nhiều người vẫn nghĩ uống sắt tốt cho sức khỏe nên thích uống bao nhiêu thì uống nhỉ, nguy hiểm cực luôn ấy
Fogyma.vn đã bình luận
Chào My Nguyễn, cảm ơn bạn đã tương tác. Chúc bạn sức khỏe!