Sắt là vi chất không thể thiếu đối với sự phát triển của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, có khá nhiều mẹ bầu than phiền rằng họ thường xuyên bị táo bón sau khi uống sắt. Tại sao uống sắt lại bị táo bón? Uống sắt như thế nào để cải thiện tình trạng này? Fogyma sẽ giúp bạn giải mã điều này nhé.
Mục lục
Tình trạng táo bón khi bà bầu bổ sung sắt
Sắt có vai tró rất quan trọng đối với các hoạt động của hệ thần kinh, tim mạch, miễn dịch của cơ thể… Không chỉ vậy, sắt còn có chức năng cần thiết đối với sự phát triển, phân chia tế bào, cần thiết cho sự hình thành của tế bào máu. Đối với phụ nữ mang thai, sắt là một khoáng chất không thể thiếu để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi.
Táo bón là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến mà nhiều bà bầu gặp phải trong quá trình mang thai, đặc biệt là khi bổ sung sắt. Nguyên nhân chính là do sắt có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn lưu lại lâu hơn trong ruột già. Ngoài ra, sự thay đổi hormone trong thai kỳ, đặc biệt là progesterone, làm giảm nhu động ruột, cộng thêm áp lực từ tử cung đang phát triển lên ruột, làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn. Sắt khi vào cơ thể còn có thể kết hợp với các hợp chất khác tạo ra các sản phẩm khó tiêu hóa, từ đó làm phân khô cứng và khó đào thải.
Táo bón kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như trĩ, nứt hậu môn và thậm chí có thể tăng nguy cơ sinh non do căng thẳng khi rặn. Ngoài ra, tình trạng táo bón còn làm giảm chất lượng cuộc sống của bà bầu, gây ra cảm giác nặng nề, mệt mỏi, và lo lắng.
Nếu tình trạng táo bón kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng dữ dội, chảy máu hậu môn, hoặc mệt mỏi quá mức, bà bầu cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng sắt hoặc đề nghị sử dụng thêm các loại thuốc nhuận tràng an toàn cho thai kỳ.
Tại sao bà bầu uống sắt bị táo bón?
Uống thuốc sắt là cần thiết đối với mẹ bầu để ngăn ngừa nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt. Tuy nhiên, khi uống sắt thường gặp phải hiện tượng táo bón. Đây là tác dụng phụ phổ biến mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải gây ra khá nhiều phiền toái trong sinh hoạt của họ. Nguyên nhân thai phụ bị táo bón khi uống sắt bao gồm:
1. Không cung cấp đủ nước
Nước không chỉ có nhiệm vụ quan trọng giúp vận chuyển vi chất dinh dưỡng, nuôi dưỡng các tế bào mà còn giúp cơ thể đào thải độc tố và các chất cặn bã qua bài tiết. Mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung từ 2 – 2,5 lít nước. Nếu không bổ sung đủ nước, bà bầu uống sắt rất dễ mắc táo bón vì cơ thể không hấp thụ được toàn bộ lượng sắt đã cung cấp, cũng không thể vận chuyển toàn bộ lắng cặn sắt ra ngoài bằng đường phân hay nước tiểu. Vô tình nó trở thành gánh nặng đối với hệ tiêu hóa và làm tăng nguy cơ mắc táo bón.
2. Thành phần thuốc
Thành phần các khoáng chất có trong loại sắt mẹ bầu đang uống không hấp thu tốt vào cơ thể. Lượng khoáng chất ấy phải thải ra ngoài, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc áp lực hơn, tăng nguy cơ táo bón. Vì vậy, việc lựa chọn loại sắt phù hợp, dễ hấp thu rất quan trọng trong thai kỳ, giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt đồng thời hạn chế táo bón. Bà bầu nên lựa chọn loại dung dịch sắt uống uy tín không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
3. Thay đổi hormone
Táo bón thường gặp khi mang thai do sự thay đổi các hormone trong cơ thể và sự phát triển mỗi ngày của thai nhi. Những yếu tố này gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới đường ruột, làm việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài bị cản trở nên dễ dẫn tới táo bón.
3. Dinh dưỡng, sinh hoạt chưa hợp lý
Một chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ít vận động, ngồi nhiều hay dùng thuốc sắt không đúng cách cũng khiến nguy cơ táo bón ở mẹ bầu tăng cao. Cụ thể:
– Không bổ sung đủ chất xơ: Chất xơ giúp hỗ trợ hấp thu vi chất dinh dưỡng đồng thời làm tăng tốc độ di chuyển của thực phẩm qua hệ tiêu hóa. Chất xơ còn có tác động kích thích nhu động ruột co bóp nhằm đẩy các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột, hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn, ngăn nguy cơ táo bón ở mẹ bầu. Không cung cấp đủ chất xơ, nguy cơ cao bạn phải đối mặt với táo bón.
– Ít vận động: Thói quen lười vận động, ngồi nhiều khiến hệ tiêu hóa làm việc ì ạch, nhu động ruột kém là yếu tố nguy cơ khiến không ít mẹ bầu khổ sở với chứng táo bón.
4. Uống sắt sai cách
Nhiều mẹ bầu lầm tưởng, chỉ cần bổ sung viên sắt hay sắt nước là cơ thể sẽ hấp thụ được hoàn toàn. Tuy nhiên, quan điểm này là sai lầm, sử dụng sắt không đúng cách không chỉ khiến cơ thể không hấp thu được lượng sắt cần thiết, thậm chí còn gây táo bón. Một số sai lầm thường gặp khi sử dụng sắt sai cách được liệt kê sau đây:
– Không bổ sung vitamin C: Vitamin giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, thiếu vitamin C khiến việc cơ thể không hấp thu sắt được hoàn toàn, tạo ra lắng cặn khiến nhiều thai phụ mắc táo bón.
– Uống sắt cùng các chất gây cản trở hấp thu sắt: Ngay cả khi bà bầu sử dụng các loại sắt dễ hấp thu, không gây táo bón thì vẫn có thể bị táo bón nếu uống sắt cùng các chất gây cản trở hấp thụ như canxi. Nếu bà bầu uống sắt cùng viên canxi hay sữa đều khiến sắt bị giảm hấp thụ, tạo lắng cặn gây táo bón. Các loại đồ uống như sữa, rượu bia, cà phê, trà, nước ngọt có ga cũng gây cản trở hấp thu sắt mẹ bầu cần tránh xa.
– Uống sắt vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ: Thời điểm này khiến cơ thể không thể hấp thu hết sắt, sắt dư thừa sẽ tạo ra lắng cặn làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa khiến thai phụ bị táo bón.
☛ Tham khảo thêm tại: Tại sao bà bầu cần bổ sung sắt?
Làm sao để uống sắt không bị táo bón?
Lựa chọn bổ sung loại sắt phù hợp
Thông thường, sắt có 2 chế phẩm là sắt vô cơ (sắt sulfat) và sắt hữu cơ (sắt fumarate và gluconate). Trong đó, sắt vô cơ sẽ giải phóng ồ ạt các ion sắt, hấp thu bị động qua khoảng gian bào làm lượng ion sắt trong máu tăng cao gây lắng đọng sắt. Các ion sắt giải phóng nhiều ở dạ dày, ruột không hấp thu hết cũng sẽ gắn kết bất thường với thức ăn, lắng đọng tại dạ dày, ruột gây tổn thương đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, sắt hữu cơ được hấp thu thông qua chủ động, có kiểm soát theo nhu cầu của cơ thể vào máu, đưa sắt tới các cơ quan đích, không gây lắng đọng sắt ở tổ chức nội tiết, tim, gan. Khi cơ thể hấp thu đủ, cả phức hợp sắt thừa sẽ đào thải qua đường tiêu hóa.
Do đó, để uống sắt không bị táo bón bà bầu cần chọn loại thuốc sắt dưới dạng hữu cơ. Đồng thời, để sắt được hấp thu một cách hiệu quả nhất, bạn cần ghi nhớ uống sắt đúng cách, bằng cách uống sắt vào buổi sáng. Bổ sung thêm vitamin C để cơ thể tăng cường hấp thu sắt. Đồng thời, không uống sắt với các chất gây cản trở hấp thu sắt cùng lúc như canxi, sữa, trà, cà phê, nước ngọt…
Bổ sung sắt từ nguồn thực phẩm
Bên cạnh việc bổ sung thuốc sắt và thực phẩm chức năng mẹ bầu còn có thể bổ sung vào thực đơn mỗi ngày các thực phẩm giàu sắt như:
- Gan động vật
- Các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt cừu…
- Các loại rau có màu xanh thẫm: bông cải xanh, cải bó xôi…
- Các loại đậu: đậu hà lan, đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen
- Các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, macca…
Các loại thực phẩm giàu sắt khi bổ sung có thể giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón nhưng trong quá trình chế biến thực phẩm, hàm lượng sắt dễ bị hao hụt đi.
☛ Tham khảo thêm tại: Ăn gì bổ sung sắt cho bà bầu?
Bà bầu uống sắt bị táo bón phải làm sao?
Bên cạnh việc bổ sung sắt đúng cách, mẹ bầu cần thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý để cải thiện táo bón khi mang thai bằng cách:
- Uống đủ nước: Như đã trình bày phần trên, để cơ thể hấp thụ được sắt cần cung cấp một lượng lớn nước. Do đó, mẹ bầu hãy nhớ bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày nhé. Tùy thể trạng, mẹ nên cung cấp từ 1,5 – 2,5 lít nước/ngày. Điều này không chỉ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động một cách trơn tru mà còn giúp cơ thể hấp thụ sắt được tốt nhất.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu là những thực phẩm giàu chất xơ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống. Chất xơ không tan giúp tạo khối phân, kích thích trực tràng hoạt động nhẹ nhàng, tăng lượng phân và giúp việc đi tiêu trở nên dễ dàng.
- Tập thể dục thường xuyên: Vận động nhẹ nhàng với các bài tập phù hợp với sức khỏe của mẹ bầu như đi bộ, yoga, bơi lội… Các bài tập giúp tăng cường vận chuyển ruột, hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả.
- Tập đi vệ sinh đúng giờ: Hãy tập thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định, nhất là vào buổi sáng. Không nên nhịn đi vệ sinh, điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của đường ruột.
- Bổ sung các sản phẩm lên men tự nhiên: Sữa chua, đậu nành lên men… là những món ăn cung cấp nhiều lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ ruột non hấp thu thức ăn tốt hơn, hạn chế nhiều bệnh về đường tiêu hóa.
- Hạn chế ăn thực phẩm gây táo bón: Chuối xanh, sản phẩm chế biến từ bột mì, ăn quá nhiều thịt… khiến nhiều mẹ bầu bị táo bón.
- Dùng thuốc: Nếu thực hiện các phương pháp trên mà táo bón không giảm, mẹ bầu có thể sử dụng thuốc điều trị táo bón nhưng theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
FOGYMA – Thuốc sắt cho bà bầu không lo táo bón
FOGYMA là thuốc sắt dạng dung dịch có chứa Sắt III hydroxy Polymantose (IPC) một phức hợp sắt hữu cơ an toàn, giảm Ion sắt tự do. Các nhà khoa học nghiên cứu về cấu trúc của IPC cho thấy, sắt trong nhân IPC được liên kết theo cấu trúc tương tự như ferritin – một dạng dự trữ sắt trong cơ thể. Dạng sắt không ion hóa của nó giúp dạ dày ít bị kích ứng hơn so với các dạng muối sắt thông thường, giúp bệnh nhân dung nạp tốt hơn, một điểm rất quan trọng trong điều trị dài hạn chứng thiếu máu thiếu sắt bằng các chế phẩm chứa sắt.
Xem thêm: Fogyma có thành phần gì?
Cấu trúc đặc biệt của IPC đó là màng Polymaltose tạo sự ổn định và khả năng hòa tan của phức hợp trong môi trường pH biến thiên. Việc giải phóng có kiểm soát của sắt III từ nhân sắt III hydroxyd ổn định đảm bảo nguy cơ gây độc tính rất thấp và khả năng dung nạp tốt, bảo vệ tốt hệ tiêu hóa, hạn chế tối đa tình trạng nóng trong, táo bón so với các sản phẩm thuốc sắt thông thường. IPC cũng có độ an toàn cao, không gây kích ứng với dạ dày, không ảnh hưởng đến hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
Tham khảo chi tiết: Khoa học chứng minh IPC trong Fogyma giúp giảm tác dụng phụ
FOGYMA ược sản xuất trên dây truyền hiện đại bậc nhất châu Âu BFS (Blow, Fill, Seal) tại nhà máy CPC1 Hà Nội. Nguyên liệu được nhập khẩu từ Châu Âu. Sản phẩm phân phối tại gần 20.000 nhà thuốc trên toàn quốc và các bệnh viện lớn.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂY Mua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Đào Vân đã bình luận
em được bạn giới thiệu fogyma uống đỡ bị táo bón và nóng trong. Cho em hỏi đây là thực phẩm chức năng hay thuốc vậy ạ
Fogyma.vn đã bình luận
Chào chị Vân!
Fogyma là thuốc phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt dành cho mẹ bầu và trẻ em. Dạng bào chế là sắt nước hữu cơ nên giúp cơ thể hấp thu chủ động, hạn chế các tác dụng phụ thường thấy ở sắt như táo bón, nóng trong… Do đó, mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng để bổ sung sắt cho cơ thể trước, trong và sau thai kỳ hiệu quả.
Lê Hồng đã bình luận
mình ăn nhiều rau xanh nhưng vẫn bị táo bón khi uống sắt. Có nên đổi loại sắt khác không?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào chị Lê hồng!
Sử dụng loại sắt có khả năng hấp thu kém cũng là nguyên nhân gây táo bón. Chị có thể đổi sang loại khác dễ hấp thu hơn và theo dõi như thế nào nhé. Hiện nay, các sản phẩm sắt nước hữu cơ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn so với sắt vô cơ. Chị nên chọn nhóm sắt này để tránh những tác dụng phụ không đáng có khi uống sắt nhé.
Kim Lee đã bình luận
m uống sắt táo quá, cứ nghĩ do ăn cay, đọc bài này mới biết hóa ra m dùng sắt sai bét
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Kim Lee. Để hạn chế tình trạng táo bón khi uống sắt, bạn nên sử dụng thuốc sắt đúng liều lượng, uống vào buổi sáng hoặc trưa, không uống cùng lúc với canxi. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thuốc sắt nước hữu cơ Fogyma với thành phần Sắt III hydroxy Polymantose, không lo nóng trong, táo bón.
Xem chi tiết sản phẩm: https://fogyma.vn/sat-nuoc-fogyma/