Trẻ được cung cấp đủ vi chất sắt có thể phát triển tốt về cả thể chất lẫn trí tuệ. Tùy từng giai đoạn mà nhu cầu về sắt ở mỗi trẻ khác nhau. Bài viết sau đây giải đáp giúp cha mẹ vấn đề “Khi nào cần bổ sung sắt cho trẻ? Thời điểm bổ sung?”. Cùng theo dõi nhé.
Mục lục
Tại sao sắt lại quan trọng với sự phát triển của trẻ?
Sắt được ví là vi chất hiện diện trong cơ thể với lượng rất nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ. Sắt rất cần thiết cho chức năng sống, là nguyên liệu tạo nên hemoglobin giúp vận chuyển oxy trong máu. Chúng cũng tham gia vào quá trình hình thành myoglobin, sắc tố hô hấp cơ.
Khi thiếu sắt, các cơ quan trong cơ thể trẻ sẽ không nhận đủ lượng oxy cần thiết, dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng như mệt mỏi, chán ăn, chậm lớn, giảm khả năng tập trung, vận động kém…
Ngoài ra, sắt còn là nguyên liệu cấu tạo nên nhiều enzyme, là thành phần của enzyme hệ miễn dịch. Thiếu sắt cũng khiến hệ miễn dịch của trẻ suy giảm và dễ mắc bệnh.
Vì sao trẻ dễ bị thiếu sắt?
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh non, thiếu tháng là đối tượng rất dễ bị thiếu sắt. Nguyên nhân phổ biến nhất là do lượng sắt dự trữ nhận được khi còn trong bụng mẹ còn hạn chế, trong khi nhu cầu sắt những năm tháng đầu đời lại tăng cao để đáp ứng quá trình tăng trưởng nhanh.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị thiếu sắt do các yếu tố như:
- Các bệnh lý về đường tiêu hóa làm cản trở hấp thu sắt
- Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu cân đối
- Mất máu do chấn thương, can thiệp y tế….
☛ Xem chi tiết: 9 Nguyên nhân gây thiếu sắt ở trẻ
Khi nào nên bổ sung sắt cho bé?
Theo các khuyến nghị, trẻ cần được bổ sung sắt khi có dấu hiệu lâm sàng hoặc kết quả chẩn đoán sinh học thiếu sắt.
Một số dấu hiệu nhận diện trẻ thiếu sắt cần được bổ sung như sau:
- Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt.
- Bé thường xuyên mệt mỏi
- Chán ăn, ăn uống không ngon miệng.
- Hoa mắt chóng mặt
- Tay chân lạnh, hơi thở nhanh.
- Kém tập trung, ít đùa nghịch, hay buồn ngủ
- Dễ mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm đường hô hấp, viêm phế quản..
- Sưng phù bàn tay, bàn chân, tim đập nhanh, khó thở nếu thiếu sắt nặng.
Ngoài những dấu hiệu lâm sàng kể trên, thiếu sắt được nhận biết qua xét nghiệm, nếu chỉ số sắt trong huyết thanh nhỏ hơn 50 mcg/dL hoặc 9.0 mcmol/L tức là trẻ đang thiếu hụt sắt nghiêm trọng cần được bổ sung.
Bên cạnh các trường hợp được chẩn đoán thiếu sắt, cha mẹ cũng nên bổ sung sắt dự phòng cho bé nếu con thuộc nhóm trẻ có nguy cơ cao thiếu sắt như:
- Trẻ sinh non
- Sinh nhẹ cân (cân nặng khi sinh dưới 2.5kg)
- Trẻ 4 tháng bú mẹ một phần hoặc hoàn toàn
- Trẻ không nhận đủ sắt từ chế độ ăn
- Trẻ xanh xao, hay ốm vặt…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Có nên bổ sung sắt dự phòng cho trẻ?
Cách bổ sung sắt cho trẻ hiệu quả
Nhiều cha mẹ không biết nên bổ sung sắt cho bé yêu như thế nào hợp lý bởi mỗi trẻ sẽ có nhu cầu về sắt không giống nhau. Nguyên tắc khi bù sắt chính là đảm bảo ĐÚNG & ĐỦ. Dưới đây là một số thông tin tham khảo:
1. Trẻ sinh non
Trẻ sinh non trước 37 tuần nên lượng sắt dự trữ trong thai kỳ thấp, quá trình tăng trưởng nhanh sau sinh khiến lượng sắt dự trữ vốn ít ỏi này ngày càng cạn kiệt trong 6 – 8 tuần đầu đời. Bởi vậy trẻ cần được uống thêm sắt với liều lượng và thời gian như sau:
- Trẻ bú mẹ hoàn toàn: 2mg sắt/kg/ngày, duy trì bổ sung từ tuần thứ 4 sau sinh tới khi được 12 tháng tuổi.
- Trẻ uống sữa công thức giàu sắt: Liều sắt giảm còn 1mg sắt/kg/ngày, thời gian bổ sung từ tuần thứ 4 sau sinh tới khi 12 tháng.
2. Trẻ sinh nhẹ cân
Nhóm trẻ sinh nhẹ cân có lượng sắt dự trữ ít hơn nhưng nhu cầu sắt lại tăng cao do tăng trưởng nhanh hơn trẻ sinh đủ tháng. Vì thế mà lượng sắt dự trữ khi còn trong bụng mẹ sẽ nhanh chóng cạn kiệt trong 1 – 2 tháng đầu đời.
Theo Hiệp hội Nhi khoa Canada, trẻ sinh nhẹ cân cần được bổ sung sắt đường uống từ tuần thứ 6 hoặc 8 tới khi bé 1 tuổi. Liều lượng sắt bổ sung tùy thuộc vào cân nặng khi sinh của bé, cụ thể:
Từ 1000 – 2500g:
- Bé bú mẹ: Bổ sung từ 2 – 3mg/kg/ngày.
- Bé uống sữa công thức giàu sắt thì không cần phải bổ sung thêm.
Dưới 1000g: Trẻ bắt buộc phải bổ sung sắt với liều 3 – 4mg/kg/ngày.
3. Bé 4 tháng tuổi bú mẹ
Đối với những bé sinh đủ tháng, có cân nặng đạt chuẩn thì khoảng thời gian từ 0 – 4 tháng con không cần phải bổ sung sắt vì có sắt dự trữ trong thai kỳ. Tuy nhiên, sau 4 tháng tuổi con cần được bổ sung sắt dự phòng vì lượng sắt dự trữ đã dần cạn kiệt. Trong khi đó, sữa mẹ có hàm lượng sắt thấp, bé lại chưa ăn dặm được nên nguy cơ thiếu sắt cao.
Bé 4 tháng tuổi cần được bổ sung sắt trực tiếp cho tới khi con ăm dặm thuận lợi để nhận sắt từ thực phẩm (thông thường tháng thứ 6,7). Liều sắt bổ sung là 1mg/kg/ngày.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bí quyết bổ sung sắt cho trẻ 4 – 5 – 6 tháng tuổi
4. Trẻ có dấu hiệu thiếu sắt
Đối với trẻ có dấu hiệu thiếu sắt, điều cha mẹ cần làm lúc này là đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác. Nếu kết luận bé thiếu sắt, tùy vào mức độ bác sĩ chỉ định bổ sung sắt cụ thể. Thông thường, bé sẽ được chỉ định uống sắt với liều trong khoảng 3 – 6mg/kg/ngày, thời gian 3 – 6 tháng tuỳ mức độ thiếu sắt.
Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý khi bé uống sắt được 3 tháng, cần đưa con đi khám lại để bác sĩ đánh giá hiệu quả, điều chỉnh liều lượng và có chỉ định bổ sung tiếp nếu cần. Không cho con uống sắt 6 tháng liên tục, có thể gây dư thừa sắt, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Cho trẻ uống sắt thời điểm nào trong ngày?
Theo các chuyên gia, thời điểm uống sắt thích hợp nhất là vào buổi sáng mỗi ngày. Sau khi trải qua một giấc ngủ dài, lượng canxi trong cơ thể ở mức thấp nhất nên không có khả năng cạnh tranh với sắt. Uống sắt vào lúc này sẽ giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa tốt hơn.
Mặt khác, sắt hấp thu chủ yếu ở tá tràng và một phần ở dạ dày. Do đó, mẹ nên cho bé uống sắt lúc đói để hấp thu tại tá tràng nhanh mà không bị cản trở bởi thức ăn tại dạ dày. Tốt nhất mẹ nên cho bé uống sắt vào trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Không nên cho trẻ uống sắt vào buổi tối khiến trẻ cồn cào, khó ngủ.
Lưu ý khi bổ sung sắt cho trẻ
Những lưu ý nhỏ sau đây sẽ giúp việc bổ sung sắt cho bé đạt hiệu quả tốt hơn. Cha mẹ hãy lưu lại để áp dụng khi cần thiết nhé.
Tuân thủ liều lượng
Bổ sung sắt sai liều lượng, tự ý ngưng bổ sung hay kéo dài thời gian uống sắt không chỉ giảm hiệu quả mà tăng nguy cơ ngộ độc, tổn thương các cơ quan do quá tải sắt, thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng.
- Ở nhóm trẻ sinh non, nhẹ cân, mẹ cần chú ý không nên bổ sung quá 15mg/ngày, không được cho bé uống sắt nếu như con đang truyền hồng cầu.
- Ở trẻ dưới 14 tuổi khỏe mạnh thì tổng lượng sắt mỗi ngày nhận từ các nguồn thực phẩm, sản phẩm bổ sung không quá 40mg.
Kết hợp với chế độ dinh dưỡng giàu sắt
Bên cạnh sử dụng sản phẩm sắt, cha mẹ cần xây dựng cho bé thực đơn ăn uống giàu sắt và các vi chất dinh dưỡng khác. Nên cho bé bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời, tuy sắt trong sữa mẹ có hàm lượng thấp (0,35mg/lít) nhưng lại rất dễ hấp thu. Đối với những bé không bú mẹ hoặc bú mẹ không hoàn toàn, có thể lựa chọn sữa công thức giàu sắt cho bé.
Khi bé tới tuổi ăn dặm, một số thực phẩm giàu sắt nên được thêm vào thực đơn bao gồm các loại thịt đỏ, gan động vật, trứng, hải sản, các loại hạt, các loại đậu, rau màu xanh đậm… Ngoài ra, mẹ nên thêm các loại trái cây giàu vitamin C vào thực đơn của con để tăng cường hấp thu sắt nhé.
Chọn đúng sản phẩm sắt cho trẻ
Không phải tất cả các sản phẩm sắt đều tốt cho bé bởi mỗi thành phần khác nhau sẽ có mức độ an toàn và hiệu quả không giống nhau. Do đó, mẹ cần tìm hiểu để lựa chọn ra sản phẩm sắt phù hợp cho bé. Để chọn được sản phẩm sắt phù hợp, mẹ có thể dựa vào các tiêu chí như sau:
- Thành phần an toàn: Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm sắt có thành phần từ thiên nhiên đảm bảo an toàn cho bé.
- Được Bộ y tế cấp phép: Mẹ nên chọn các loại đã có sự cấp phép từ Bộ Y tế để tránh trường hợp mua phải hàng kém chất lượng. Những sản phẩm đã được Bộ Y tế cập phép phải có tem chống hàng giả, nhãn phụ tiếng Việt đối với sản phẩm nhập khẩu, có nguồn gốc rõ ràng và điểm bán chính hãng.
- Hiệu quả: Bạn nên lựa chọn sản phẩm sắt nước hữu cơ, hấp thu tốt hơn, hạn chế tác dụng phụ hay gặp khi uống sắt.
- Dễ uống: Thông thường uống sắt thường có vị tanh rất khó uống, mẹ nên chọn cho bé sản phẩm có mùi hương trái cây thơm ngon khiến bé hợp tác hơn khi uống.
Nếu gặp khó khăn trong việc chọn thuốc sắt cho trẻ, mẹ có thể tham khảo thuốc sắt nước hữu cơ Fogyma – sản phẩm được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng trong phòng ngừa, điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em.
Các câu hỏi thường gặp khi bổ sung sắt cho trẻ
Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp khi bổ sung sắt cho trẻ
Nên cho bé dùng sắt vô cơ hay hữu cơ?
Để trả lời câu hỏi này, ta có thể điểm qua một số ưu – nhược điểm của sắt vô cơ và sắt hữu cơ:
- Sắt vô cơ: Giá thành rẻ, hàm lượng sắt cao nhưng khó hấp thu và dễ gây kích ứng đường tiêu hóa
- Sắt hữu cơ: Giá thành cao hơn sắt vô cơ, dễ hấp thu và ít gây tác dụng phụ.
Với những ưu điểm vượt trội, sắt hữu cơ thường được khuyến nghị sử dụng cho trẻ trong các trường hợp cần bổ sung sắt.
☛ Xem thêm: Sắt hữu cơ cho bé loại nào tốt?
Uống sắt có gây táo bón ở trẻ không?
Câu trả lời là “CÓ”. Uống sắt có thể gây táo bón ở trẻ trong một số trường hợp, đặc biệt là khi sử dụng các loại sắt vô cơ hoặc dùng sai cách. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng bị táo bón khi uống sắt. Ngoài ra, mức độ táo bón cũng khác nhau tùy trường hợp.
☛ Xem chi tiết: Trẻ uống sắt bị táo bón do đâu?
Bài viết trên đã giải đáp cho bạn đọc về vấn đề ” Khi nào nên bổ sung sắt cho trẻ?”. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đã giúp ích cho cha mẹ trong hành trình nuôi dạy con yêu khôn lớn.
Thái Sang đã bình luận
con tôi 2 tuổi, da xanh xao, biếng ăn, tôi có nên bổ sung sắt cho bé hay không?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào chị Sang!
Cha mẹ không nên tự ý bổ sung sắt cho bé mà cần thông qua tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Bé xanh xao, biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, chưa thể khẳng định có thiếu sắt hay không. Tốt nhất mẹ nên đưa bé thăm khám cụ thể, nếu đó là dấu hiệu của thiếu sắt, tùy tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết.
Hồng Xinh đã bình luận
làm thế nào để biết bé thiếu sắt để bổ sung?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào chị Xinh!
Thông qua các dấu hiệu của bé và xét nghiệm, bác sĩ khẳng định bé có bị thiếu sắt hay không. Một số dấu hiệu nhận biết bé thiếu sắt như da xanh xao, nhợt nhạt; biếng ăn; mệt mỏi; hoa mắt, chóng mặt; kém tập trung; dễ ốm vặt… Bên cạnh dấu hiệu lâm sàng, thiếu sắt ở bé được nhận biết thông qua xét nghiệm. Mẹ nên đưa bé tới trung tâm y tế chuyên khoa để được kiểm tra, thực hiện xét nghiệm cần thiết nhé.