Fogyma – Website chính thức https://fogyma.vn Thuốc sắt nước, không lo buồn nôn táo bón Thu, 21 Nov 2024 03:43:50 +0000 vi hourly 1 Bà bầu thiếu máu không nên ăn gì? Ăn gì cải thiện? https://fogyma.vn/ba-bau-thieu-mau-khong-nen-an-gi-2624/ https://fogyma.vn/ba-bau-thieu-mau-khong-nen-an-gi-2624/#respond Wed, 20 Nov 2024 22:29:44 +0000 https://fogyma.vn/?p=2624 Thiếu máu có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Một trong những cách hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa thiếu máu là bổ sung dinh dưỡng khoa học, cân bằng dưỡng chất, đồng thời hạn chế sử dụng một số thực phẩm không tốt cho quá trình tạo máu. Vậy bà bầu thiếu máu không nên ăn gì?

Bà bầu thiếu máu không nên ăn gì? Ăn gì cải thiện? 1

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu thiếu máu

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự hình thành, phát triển của thai nhi, cũng như duy trì sức khỏe của bà bầu.

Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bà bầu tăng cao để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và duy trì sức khỏe của mẹ. Đặc biệt, nhu cầu sắt tăng lên để đáp ứng cho sự hình thành hồng cầu mới và duy trì lượng máu cần thiết trong cơ thể. Lúc này, nếu cơ thể mẹ không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như acid folic, vitamin B12 và đặc biệt là sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu khi mang thai.

Để cải thiện, phòng ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Ăn uống đa dạng, đầy đủ dưỡng chất để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi.
  • Ăn chín – uống sôi, ưu tiên thực phẩm tươi sống, tránh các nhiễm khuẩn gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi cho quá trình tạo máu, đồng thời hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn, thức uống cản trở hấp thu sắt, làm tăng nguy cơ thiếu máu.
  • Chia nhỏ bữa ăn để tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất của cơ thể, hỗ trợ quá trình tạo máu diễn ra hiệu quả hơn.
  • Uống nhiều nước để kích thích quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thu khoáng chất sắt hiệu quả hơn, đồng thời cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, duy trì tuần hoàn máu và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Bà bầu thiếu máu không nên ăn gì?

Với các trường hợp bị thiếu máu, mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm có khả năng cản trở hấp thu sắt. Việc ăn các thực phẩm có chứa những chất như tanin, gluten, canxi, phytates, acid oxalic, cafein… cùng lúc với thực phẩm giàu sắt có thể cản trở hấp thu khoáng chất này, khiến tình trạng thiếu máu trở nên nghiêm trọng hơn.

Dù vậy, điều này không có nghĩa là mẹ cần loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn mà hãy sử dụng chúng một cách khoa học, cách thời điểm bổ sung sắt từ 1 – 2 giờ.

Dưới đây là một số thực phẩm mẹ nên tránh dùng cùng lúc với các bữa ăn giàu sắt:

Thực phẩm giàu tanin

Tanin là một loại hợp chất polyphenol tự nhiên, có nhiều trong trà, cà phê, rượu vang, cacao, rau răm, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ…

Theo một số nghiên cứu được thực hiện, chúng có khả năng tạo thành phức hợp với các khoáng chất, đặc biệt là chất sắt, làm cản trở quá trình hấp thu sắt ở đường ruột [1], làm tăng nguy cơ thiếu máu. Vì vậy, để cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả hơn, mẹ nên tránh tiêu thụ các thực phẩm giàu tanin trong các bữa ăn giàu sắt.

Thực phẩm giàu gluten

Thực phẩm giàu gluten 1

Gluten là một loại protein có nhiều trong lúa mạch, lúa mì và các sản phẩm từ bột mỳ tinh chế như bánh mỳ, bánh ngọt, bánh quy… Việc ăn quá nhiều các thực phẩm này có thể làm giảm hấp thụ sắt từ thực phẩm, dẫn đến thiếu máu thiếu sắt.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị mắc bệnh celiac thì cần hết sức thận trọng khi sử dụng các thực phẩm giàu gluten. Celiac là bệnh tự miễn khiến gluten làm hại niêm mạc ruột non, gây khó khăn trong việc hấp thu các khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là chất sắt, từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

Cụ thể, theo một nghiên cứu được thực hiện trên 18 phụ nữ trưởng thành mắc celiac với chế độ ăn kiêng không chứa gluten [2]. Sau 6 tháng thử nghiệm, 14 bệnh nhân đã hết thiếu máu, 5 bệnh nhân phục hồi sau tình trạng thiếu sắt. Sau 12 tháng tiếp tục ăn kiêng, 94,4% người đã phục hồi sau tình trạng thiếu máu và 9 bệnh nhân được cải thiện chứng thiếu sắt.

Thực phẩm chứa nhiều phytates

Phytates hay còn gọi là axit phytic, là các hợp chất tự nhiên thường xuất hiện trong thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như lúa mì nguyên hạt, gạo lứt, ngũ cốc… Chúng có khả năng kết hợp với một số khoáng chất như sắt, kẽm và canxi trong thực phẩm, tạo thành các hợp chất khó hấp thụ.

Do đó, nếu tiêu thụ quá nhiều phytate, nó có thể ảnh hưởng đến hấp thụ chất sắt từ thực phẩm, làm tình trạng thiếu máu thiếu sắt thêm trầm trọng.

Thực phẩm nhiều acid oxalic

Acid oxalic có trong một số loại thực phẩm như cà chua, củ cải đường, rau dền, đậu bắp, khế và nhiều loại thực phẩm khác. Chúng có thể kết hợp với sắt, canxi… tạo thành các hợp chất oxalate, làm giảm khả năng hấp thu các khoáng chất này ở ruột non. Điều này có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ, đồng thời gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Thực phẩm quá nhiều chất xơ

Thực phẩm quá nhiều chất xơ 1

Chất xơ không có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng chúng lại rất quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giúp duy trì sự cân bằng đường huyết và hỗ trợ tiêu hóa.

Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều chất xơ có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất sắt trong cơ thể. Điều này có thể gây ra thiếu máu thiếu sắt. Do đó, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng chất xơ vừa đủ trong chế độ ăn hàng ngày, đồng thời kết hợp ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng khác.

Thực phẩm giàu canxi

Bà bầu cần bổ sung canxi để hỗ trợ sự phát triển xương của thai nhi và duy trì sức khỏe xương của mẹ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, canxi citrat và canxi phosphat có thể làm giảm hiệu quả hấp thụ sắt lần lượt là 49% và 62% [3]. Khi dùng canxi kèm với các bữa ăn giàu sắt, chúng cũng ức chế sự hấp thu sắt trong thực phẩm.

Dù vậy, việc bổ sung đầy đủ canxi trong thai kỳ vẫn rất quan trọng, do đó mẹ hãy chú ý tránh sử dụng các thực phẩm giàu canxi trong các bữa ăn giàu sắt nhé.

Đồ uống chứa cồn, cafein

Đồ uống chứa cồn, cafein 1

Cồn và cafein có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất sắt và các dưỡng chất khác trong cơ thể. Do đó, mẹ bầu không được khuyến khích sử dụng các chất này trong thai kỳ, nhất là khi bị thiếu máu.

Theo nghiên cứu được thực hiện trên 206 phụ nữ mang thai ở Nam Phi (126 người uống nhiều rượu, 80 người đối chứng) [4], ở những người sử dụng rượu bia, mức hepcidin có xu hướng tăng, dẫn đến việc lưu trữ sắt thay vì sử dụng cho việc tạo hồng cầu, làm tăng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt. Bên cạnh đó, các chất độc hại trong rượu bia cũng làm cản trở khả năng vận chuyển sắt từ mẹ sang con, khiến thai nhi không nhận đủ lượng sắt cần thiết, dẫn đến thiếu máu ở trẻ sơ sinh (lượng hemoglobin và ferritin thấp).

Theo một nghiên cứu khác, những phụ nữ mang thai có thói quen uống nhiều cà phê cũng làm tăng nguy cơ thiếu máu ở cả mẹ bầu và trẻ sơ sinh [5].

Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng đồ uống chứa cồn, cafein có thể làm ảnh hưởng đến gan, đồng thời tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bà bầu thiếu máu ăn gì tốt?

Bên cạnh việc hạn chế ăn các thực phẩm có khả năng ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dưỡng chất của cơ thể, khi bị thiếu máu, mẹ nên tăng cường ăn các thực phẩm như:

Thực phẩm giàu sắt

Thực phẩm giàu sắt 1

Sắt là khoáng chất quan trọng giúp hình thành hồng cầu và cung cấp oxy cho cơ thể. Thiếu sắt được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu thai kỳ. Do đó, để cải thiện tình trạng thiếu máu, mẹ bầu nên ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan động vật, lòng đỏ trứng, cá hồi, đậu phụ, đậu đỏ, hạt hướng dương, hạt lanh và các loại rau xanh lá màu đậm như rau cải, cải xoăn, cải bắp…

Xem thêm: 10+ thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu

Thực phẩm giàu acid folic

Thiếu hụt acid folic cũng có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ thiếu máu ở mẹ bầu. Ngoài ra, acid folic còn đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của mô và tế bào trong cơ thể, nhất là quá trình hình thành ống thần kinh ở thai nhi.

Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung acid folic qua chế độ ăn với các thực phẩm như thịt bò, thịt trâu, cá hồi, sò, hàu, bông cải xanh, đậu nành…

Thực phẩm giàu vitamin B12

Vitamin B12 là chất có vai trò quan trọng trong sự hình thành hồng cầu và hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh. Để cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin B12, mẹ nên tăng cường ăn các thực phẩm như thịt gia cầm, hải sản, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, đậu nành…

Thực phẩm giàu vitamin C

Thực phẩm giàu vitamin C 1

Vitamin C không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn hỗ trợ hấp thụ sắt trong cơ thể, đặc biệt là các nguồn sắt từ thực phẩm. Điều này rất cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Có nhiều nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên cho bà bầu, bao gồm cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi, cà chua, cải xoăn và nhiều loại rau xanh khác.

Bên cạnh chế độ ăn uống cân bằng, mẹ bầu cũng có thể bổ sung thêm sắt, acid folic và các vitamin, khoáng chất thông qua các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ sử dụng đúng liều lượng.

Tìm hiểu thêm: Bà bầu thiếu máu phải làm sao?

Lời kết:

Trên đây là những thông tin hữu ích về việc bà bầu thiếu máu không nên ăn gì. Hơn hết, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, cải thiện chứng  thiếu máu hiệu quả, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn, đồng thời duy trì tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi và điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp nếu cần.

Nguồn tham khảo:

[1] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2598894/

[2] https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0002927000022565

[3] https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0002916523170493

[4] https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0002916522004348

[5] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3414579/

]]>
https://fogyma.vn/ba-bau-thieu-mau-khong-nen-an-gi-2624/feed/ 0
Chỉ số thiếu máu ở bà bầu: Thông tin tổng hợp https://fogyma.vn/chi-so-thieu-mau-o-ba-bau-1833/ https://fogyma.vn/chi-so-thieu-mau-o-ba-bau-1833/#respond Mon, 18 Nov 2024 06:26:21 +0000 https://fogyma.vn/?p=1833 Thiếu máu là tình trạng phổ biến ở mẹ bầu do nhu cầu về máu tăng lên nhiều để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi nhưng lượng máu sản sinh lại không đủ để đáp ứng. Bác sĩ sẽ chẩn đoán mẹ bầu bị thiếu máu khi có kết quả xét nghiệm máu cho thấy các chỉ số thiếu máu. Vậy chỉ số thiếu máu ở bà bầu là như thế nào? Khi bị thiếu máu phải làm sao?

Chỉ số thiếu máu ở bà bầu: Thông tin tổng hợp 1

Chỉ số thiếu máu ở bà bầu là gì?

Thiếu máu khi mang thai là tình trạng phổ biến do các nguyên nhân như thiếu acid folic, mẹ mang đa thai, khoảng cách giữa 2 lần mang thai liên tiếp quá gần nhau và đặc biệt là thiếu sắt… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thiếu máu có thể dẫn đến các vấn đề như:

  • Mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược… ở mẹ bầu.
  • Nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân hoặc chậm phát triển.
  • Gia tăng nguy cơ biến chứng trong và sau sinh như tiền sản giật, băng huyết, nhiễm trùng…

Chỉ số thiếu máu ở bà bầu là các giá trị xét nghiệm máu được sử dụng để đánh giá tình trạng thiếu máu trong thai kỳ. Những chỉ số này không chỉ giúp xác định mức độ thiếu máu mà còn cho biết nguyên nhân, từ đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Các chỉ số quan trọng bao gồm hemoglobin (Hb), hematocrit (Hct), ferritin huyết thanh, cùng các chỉ số liên quan đến kích thước và thành phần của hồng cầu…

Tầm quan trọng của chỉ số thiếu máu

Việc theo dõi chỉ số thiếu máu ở bà bầu là cần thiết với những ý nghĩa hết sức quan trọng như:

  • Phát hiện thiếu máu từ giai đoạn sớm và xác định nguyên nhân
  • Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung sắt, acid folic hoặc vitamin B12
  • Can thiệp điều trị thiếu máu kịp thời, đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Xét nghiệm phát hiện chỉ số thiếu máu ở bà bầu

Xét nghiệm phát hiện chỉ số thiếu máu ở bà bầu 1

Các chỉ số thiếu máu ở bà bầu thường được xác định dựa trên kết quả xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC). CBC sẽ giúp cung cấp các thông tin về số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, dung tích hồng cầu (Hct), huyết sắc tố hemoglobin (Hgb), chỉ số hồng cầu… từ đó chẩn đoán thiếu máu và một số vấn đề sức khỏe khác.

Ngoài ra, tùy trường hợp bác sĩ có thể chỉ định bà bầu thực hiện một số xét nghiệm khác như:

  • Thiếu máu hồng cầu nhỏ: Ferritin huyết thanh, điện di huyết sắc tố
  • Thiếu máu hồng cầu to: Nồng độ folate và vitamin B12 trong huyết thanh
  • Thiếu máu do các nguyên nhân khác nhau: Cần dựa vào đánh giá cả 2 loại.

Ý nghĩa chỉ số thiếu máu ở bà bầu

Dưới đây là những chỉ số thiếu máu bà bầu cần quan tâm:

Hemoglobin (Hb)

Đây là chỉ số đo lường số lượng tế bào Hemoglobin trong máu.

Giá trị bình thường khi mang thai:

  • Ba tháng đầu: ≥11 g/dL.
  • Ba tháng giữa: ≥10.5 g/dL.
  • Ba tháng cuối: ≥11 g/dL.

Giá trị Hb thấp hơn chỉ số trên cho thấy tình trạng thiếu máu, có thể do thiếu sắt hoặc nguyên nhân khác. Đặc biệt, nếu Hb <7 g/dL thì mẹ đã bị thiếu máu nặng, cần can thiệp y tế ngay lập tức.

Hematocrit (Hct)

Hematocrit (Hct) là chỉ số đo lường thể tích hồng cầu trong máu, có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán một số bệnh lý thiếu máu liên quan đến hồng cầu.

  • Giá trị bình thường: ≥33%.

Hct thấp phản ánh tình trạng thiếu máu hoặc giảm khả năng vận chuyển máu giàu oxy đến các cơ quan trong cơ thể.

Hematocrit (Hct) 1

Ferritin huyết thanh

Ferritin là chỉ số phản ánh lượng sắt dự trữ trong cơ thể.

  • Giá trị bình thường: ≥30 ng/mL.

Ferritin thấp hơn 30 ng/mL được xem là dấu hiệu cảnh báo thiếu máu do thiếu sắt. Ferritin dưới ngưỡng 15 ng/mL cho thấy tình trạng thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng, cần điều trị ngay.

Một số chỉ số khác cần quan tâm

Một số chỉ số khác cũng có thể phản ánh tình trạng thiếu máu mẹ cần quan tâm bao gồm:

  • MCV (Mean Corpuscular Volume): Chỉ số thể tích trung bình của hồng cầu. Thông thường, MCV ở mẹ bầu sẽ dao động trong khoảng 80 – 100 femtoliter/lít. Giá trị thấp dưới 80 fL được xác định là thiếu máu hồng cầu nhỏ (thường do thiếu sắt).
  • MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin): Xác định lượng hemoglobin trung bình trong mỗi tế bào hồng cầu. Chỉ số MCH được xem là bình thường khi đạt mức 27 – 33 picogram (pg)/tế bào. Trường hợp MCH thấp hơn, có thể là dấu hiệu cảnh báo thiếu sắt trong máu hoặc bệnh Celiac, thiếu hụt vitamin B khi mang thai…

☛ Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa chỉ số sắt trong máu của bà bầu

Có kết quả chẩn đoán thiếu máu phải làm sao?

Tình trạng thiếu máu khi mang thai có thể làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

  • Đối với mẹ: Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, đau đầu… Đặc biệt, tình trạng thiếu máu thiếu sắt cũng làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh…
  • Đối với thai nhi: Thiếu máu thiếu sắt khiến quá trình vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng từ mẹ sang thi nhi bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, thai lưu, nhẹ cân, dễ mắc các bệnh lý sơ sinh, đồng thời có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não sau này.

Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, tránh những rủi ro có thể xảy ra, khi có kết quả chẩn đoán thiếu máu, mẹ nên:

Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn

Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn 1

Phần lớn các trường hợp thiếu máu thiếu sắt khi mang thai bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sử dụng thuốc sắt. Liều lượng cụ thể sẽ thay đổi tiều theo chỉ số thiếu máu của mẹ.

Để việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu và đảm bảo an toàn, mẹ cần tuyệt đối tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào không bình thường trong quá trình sử dụng thuốc sắt, hãy ngừng uống ngay và liên hệ với bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và xử lý kịp thời, đúng cách.

Ngoài sắt, mẹ cũng có thể được chỉ định bổ sung acid folic và vitamin B12 để thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu. Trường hợp mẹ thiếu máu nghiêm trọng, bác sĩ cũng có thể yêu cầu truyền máu để bổ sung lượng máu thiếu hụt nhanh hơn, cải thiện sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

Lưu ý: Mẹ bầu cũng nên theo dõi sức khỏe thường xuyên và thăm khám định kỳ để thay đổi liều lượng sắt bổ sung hoặc phương pháp điều trị nếu cần.

Nghỉ ngơi

Thiếu máu khiến tim và phổi cũng phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp máu giàu oxy cho thai nhi, đồng thời quá trình vận chuyển máu và oxy đến các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng, điều này sẽ khiến mẹ thường xuyên bị mệt mỏi, đau đầu, hụt hơi, chóng mặt… Nghỉ ngơi được xem là một trong những cách tốt nhất để giảm tải cho cơ thể, giúp tái tạo năng lượng và thúc đẩy quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. Ngược lại, nếu mẹ bầu thường xuyên hoạt động gắng sức và không nghỉ ngơi đúng cách có thể dẫn đến suy nhược và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Bổ sung dinh dưỡng

Bổ sung dinh dưỡng 1

Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng thiếu máu và tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho mẹ bầu bị thiếu máu:

Thực phẩm giàu sắt:

Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thiếu máu, chính vì vậy khi bị thiếu máu mẹ bầu không nên bỏ qua những thực phẩm giàu sắt như:

  • Thịt bò: Mỗi 100g thịt bò chứa khoảng 2.5 – 3.0mg sắt và cũng cung cấp vitamin B6, B12, giúp hỗ trợ quá trình sản xuất hồng cầu
  • Tôm: 100g tôm chứa khoảng 1.8mg sắt và cũng giàu chất chống oxy hóa astaxanthin, protein, canxi, vitamin A, B5, B6, kẽm, selen, giúp củng cố sức khỏe của mẹ bầu.
  • Hàu: 100g hàu có thể cung cấp 3.5mg sắt, đồng thời chúng cũng cung cấp protein, kẽm, canxi và vitamin B12, giúp tăng cường sức đề kháng của mẹ bầu và tạo điều kiện cho sự phát triển của thai nhi.
  • Bông cải xanh: Mỗi 100g bông cải xanh chứa khoảng 1.5mg sắt và cũng là lựa chọn bổ sung dưỡng chất tuyệt vời cho bà bầu với các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, K, canxi, acid folic…
  • Cải brussel: 100g cải brussel chứa khoảng 1.4mg sắt. Lượng chất xơ và vitamin C dồi dào trong loại rau này cũng giúp cải thiện khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
  • Rau chân vịt: Mỗi 100g rau chân vịt có khoảng 1.7mg sắt cùng nhiều thành phần tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi như acid folic, vitamin C, canxi, beta-carotene.

☛ Xemchi tiết: Tổng hợp đồ ăn bổ sung sắt cho bà bầu

Thực phẩm giàu vitamin C

Bổ sung dinh dưỡng 2

Vitamin C có tác dụng cải thiện sự hấp thu sắt từ thực phẩm vào cơ thể. Nếu không có đủ vitamin C, cơ thể sẽ không thể hấp thu được sắt từ thực phẩm một cách hiệu quả.

Do đó, bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống sẽ giúp mẹ bầu cải thiện khả năng hấp thu sắt, từ đó khắc phục chứng thiếu máu.

Các nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên bao gồm cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi, cà chua, cải xoăn,…

Thực phẩm giàu acid folic

Acid folic có khả năng cải thiện quá trình sản xuất hồng cầu trong cơ thể, giảm tình trạng thiếu máu trong thai kỳ. Việc bổ sung đầy đủ acid folic trong thời gian mang thai cũng có thể giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Các thực phẩm giàu acid folic mẹ không nên bỏ qua bao gồm: tôm, cá hồi, bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, dâu tây, nho, quả bơ…

Cách ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ

Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thiếu máu khi mang thai. Thực tế, nhiều mẹ nghĩ rằng chỉ cần bổ sung sắt qua chế độ ăn là đủ tuy nhiên lượng sắt cơ thể có thể hấp thu từ thực phẩm là rất ít. Hơn nữa khi mang thai, nhu cầu sắt của cơ thể sẽ không ngừng tăng lên. Vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt mẹ nên chủ động sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt trước khi mang thai 1 –  3 tháng hoặc ngay khi phát hiện mang thai và duy trì trong suốt thai kỳ.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm bổ sung sắt với chất lượng khác nhau, để đảm bảo hiệu quả, an toàn, mẹ nên chỉ nên sử dụng các sản phẩm có thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ, không chứa các thành phần gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, nên ưu tiên các thuốc sắt hữu cơ, có khả năng hấp thu cao và ít gây tác dụng phụ như Fogyma – sản phẩm được nhiều bác sĩ sản khoa tại các bệnh viện hàng đầu khuyên dùng trong phòng ngừa và điều trị thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai.

Cách ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ 1

Fogyma là thuốc sắt nước hữu cơ chất lượng cao, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến BFS, cùng 100% nguyên liệu nhập khẩu từ Italia, mang lại chất lượng hàng đầu. Với thành phần chính là sắt nguyên tố dưới dạng phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC), có cấu trúc ổn định, không bị ion hóa, Fogyma có khả năng dung nạp cao và giảm thiểu tình trạng kích ứng tiêu hóa, không gây nóng trong hay táo bón khi sử dụng.

Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN

BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)

Trên đây là những thông tin hữu ích về chỉ số thiếu máu của bà bầu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về thuốc sắt nước Fogyma, vui lòng liên hệ với các dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài 1900 545 518 để được hỗ trợ nhanh nhất.

]]>
https://fogyma.vn/chi-so-thieu-mau-o-ba-bau-1833/feed/ 0
Bà bầu uống sắt bị táo bón do đâu? Làm gì để cải thiện https://fogyma.vn/ba-bau-bo-sung-sat-bi-tao-bon-238/ https://fogyma.vn/ba-bau-bo-sung-sat-bi-tao-bon-238/#comments Mon, 18 Nov 2024 02:36:42 +0000 https://fogyma.vn/?p=238 Tình trạng táo bón khi bổ sung sắt khá phổ biến ở mẹ bầu do các nguyên nhân như thành phần thuốc khó hấp thụ, uống không đủ nước, thay đổi nội tiết, chế độ dinh dưỡng không phù hợp… Trong bài viết này, hãy cùng Fogyma tìm hiểu chi tiết những nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón khi uống sắt cũng như cách cải thiện hiệu quả nhất.

Bà bầu uống sắt bị táo bón do đâu? Làm gì để cải thiện 1

Tình trạng táo bón khi bà bầu bổ sung sắt

Sắt có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động của hệ thần kinh, tim mạch, miễn dịch của cơ thể… Không chỉ vậy, sắt còn có chức năng cần thiết đối với sự phát triển, phân chia tế bào, cần thiết cho sự hình thành của tế bào máu. Đối với phụ nữ mang thai, sắt là một khoáng chất không thể thiếu để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi.

Táo bón là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến mà nhiều bà bầu gặp phải trong quá trình mang thai, đặc biệt là khi bổ sung sắt. Nguyên nhân chính là do sắt có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn lưu lại lâu hơn trong ruột già. Ngoài ra, sự thay đổi hormone trong thai kỳ, đặc biệt là progesterone, làm giảm nhu động ruột, cộng thêm áp lực từ tử cung đang phát triển lên ruột, làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn. Sắt khi vào cơ thể còn có thể kết hợp với các hợp chất khác tạo ra các sản phẩm khó tiêu hóa, từ đó làm phân khô cứng và khó đào thải.

Tình trạng táo bón khi bà bầu bổ sung sắt 1

Táo bón khi mang thai gây ảnh hưởng ra sao?

Táo bón kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như trĩ, nứt hậu môn và thậm chí có thể tăng nguy cơ sinh non do căng thẳng khi rặn. Ngoài ra, tình trạng táo bón còn làm giảm chất lượng cuộc sống của bà bầu, gây ra cảm giác nặng nề, mệt mỏi, và lo lắng.

Vì vậy, nếu tình trạng táo bón kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng dữ dội, chảy máu hậu môn, hoặc mệt mỏi quá mức, bà bầu cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng sắt hoặc đề nghị sử dụng thêm các loại thuốc nhuận tràng an toàn cho thai kỳ.

Tại sao bà bầu uống sắt bị táo bón?

Nguyên nhân thai phụ bị táo bón khi uống sắt bao gồm:

1. Không cung cấp đủ nước

1. Không cung cấp đủ nước 1

Nước không chỉ có nhiệm vụ quan trọng giúp vận chuyển vi chất dinh dưỡng, nuôi dưỡng các tế bào mà còn giúp cơ thể đào thải độc tố và các chất cặn bã qua bài tiết. Nếu không bổ sung đủ nước, cơ thể sẽ không hấp thụ được toàn bộ lượng sắt đã cung cấp, đồng thời không thể loại bỏ toàn bộ lắng cặn sắt ra ngoài bằng đường phân hay nước tiểu, từ đó tạo thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và làm tăng nguy cơ táo bón.

2. Thành phần thuốc

Khi mẹ sử dụng các sản phẩm thuốc sắt chứa thành phần khó hấp thu, ví dụ như sắt vô cơ. Lượng sắt không được hấp thụ ấy sẽ tích tụ trong dạ dày, đường ruột, đồng thời hệ tiêu hóa cũng phải hoạt động nhiều hơn để loại bỏ chúng, tăng nguy cơ táo bón.

3. Thay đổi hormone

3. Thay đổi hormone 1

Táo bón thường gặp khi mang thai do sự thay đổi các hormone trong cơ thể và sự phát triển mỗi ngày của thai nhi. Những yếu tố này gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới đường ruột, làm việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài bị cản trở nên dễ dẫn tới táo bón.

3. Dinh dưỡng, sinh hoạt chưa hợp lý

Một chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ít vận động, ngồi nhiều hay dùng thuốc sắt không đúng cách cũng khiến nguy cơ táo bón ở mẹ bầu tăng cao. Cụ thể:

  • Không bổ sung đủ chất xơ: Chất xơ giúp hỗ trợ hấp thụ vi chất dinh dưỡng, cải thiện hoạt động tiêu hóa, đồng thời kích thích nhu động ruột co bóp nhằm đẩy các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột, hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn. Không cung cấp đủ chất xơ, làm hoạt động tiêu hóa trì trệ, dẫn đến táo bón.
  • Ít vận động: Thói quen lười vận động, ngồi nhiều khiến hệ tiêu hóa làm việc ì ạch, nhu động ruột kém là yếu tố nguy cơ khiến không ít mẹ bầu khổ sở với chứng táo bón.

4. Uống sắt sai cách

4. Uống sắt sai cách 1

Sử dụng sắt không đúng cách không chỉ khiến cơ thể không hấp thu được lượng sắt cần thiết mà còn gây táo bón. Một số sai lầm thường gặp khi sử dụng bao gồm:

  • Không bổ sung vitamin C: Vitamin giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, thiếu vitamin C khiến việc cơ thể không hấp thu sắt được hoàn toàn, tạo ra lắng cặn khiến nhiều thai phụ mắc táo bón.
  • Uống sắt cùng các chất gây cản trở hấp thu sắt: Ngay cả khi bà bầu sử dụng các loại sắt dễ hấp thu, không gây táo bón thì vẫn có thể bị táo bón nếu uống sắt cùng các chất gây cản trở hấp thụ như canxi. Việc uống sắt cùng viên canxi hay sữa đều khiến sắt bị giảm hấp thụ, tạo lắng cặn gây táo bón. Các loại đồ uống như rượu bia, cà phê, trà, nước ngọt có ga cũng gây cản trở hấp thu sắt mẹ bầu cần tránh xa.
  • Uống sắt vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ: Thời điểm này khiến cơ thể không thể hấp thụ hết sắt, sắt dư thừa sẽ tạo ra lắng cặn làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa khiến thai phụ bị táo bón.

☛ Tham khảo thêm tại: Tại sao bà bầu cần bổ sung sắt?

Làm sao để uống sắt không bị táo bón?

Mẹ bầu không thể vì ngại táo bón mà không tiếp tục bổ sung sắt nữa. Điều này khiến cơ thể đối mặt với nguy cơ thiếu sắt, thiếu máu làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Để cải thiện tình trạng táo bón khi uống sắt, mẹ có thể tham khảo các gợi ý sau:

Sử dụng thuốc sắt phù hợp

Sử dụng thuốc sắt phù hợp 1

Thông thường, sắt có 2 chế phẩm là sắt vô cơ (sắt sulfat) và sắt hữu cơ (sắt fumarate và gluconate). Trong đó:

  • Sắt vô cơ sẽ giải phóng ồ ạt các ion sắt, hấp thu bị động qua khoảng gian bào làm lượng ion sắt trong máu tăng cao gây lắng đọng sắt. Các ion sắt giải phóng nhiều ở dạ dày, ruột không hấp thu hết cũng sẽ gắn kết bất thường với thức ăn, lắng đọng tại dạ dày, ruột gây tổn thương đường tiêu hóa.
  • Sắt hữu cơ được hấp thu chủ động, có kiểm soát theo nhu cầu của cơ thể vào máu và tới các cơ quan đích, không gây lắng đọng sắt ở tổ chức nội tiết, tim, gan. Khi cơ thể hấp thu đủ, cả phức hợp sắt thừa sẽ đào thải qua đường tiêu hóa.

Như vậy, để hạn chế nguy cơ táo bón khi uống sắt, mẹ bầu cần chọn sản phẩm bổ sung chứa sắt hữu cơ. Đồng thời, cần ghi nhớ uống sắt đúng cách, đúng liều lượng.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm táo bón khi uống sắt. Dưới đây là các gợi ý chi tiết:

  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: Các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, tăng lượng phân, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp việc đi tiêu của mẹ dễ dàng hơn.
  • Uống đủ nước: Mẹ bầu nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là nước ấm vào buổi sáng để kích thích nhu động ruột. Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung các loại sinh tố, nước ép trái cây để tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn như Tempeh, sữa chua, dưa bắp cải… để cải thiện hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
  • Hạn chế tiêu thủ các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, trà, cà phê và các loại nước ngọt có ga… bởi chúng có thể khiến cơ thể bị mất nước, làm tăng nguy cơ táo bón.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Những thay đổi nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày cũng có thể giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón. Dưới đây là một vài gợi ý:

  • Tăng cường vận động nhẹ nhàng: Mẹ bầu có dành ra 20 – 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập luyện yoga để giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện hoạt động trao đổi chất và kích thích hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
  • Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ: Mẹ nên tập cho mình thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ cố định mỗi ngày để duy trì sức khỏe đường ruột. Tốt nhất là vào buổi sáng sau khi uống nước ấm. Không nên nhịn đi vệ sinh vì có thể khiến phân trở nên khô cứng và khó đào thải.
  • Giữ tâm lý thoải mái: Stress có thể làm tình trạng táo bón nặng hơn. Mẹ bầu nên thư giãn bằng cách thiền, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ.
  • Nằm ngủ đúng tư thế: Ngủ nghiêng bên trái giúp giảm áp lực tử cung lên đường tiêu hóa, tạo điều kiện để thức ăn di chuyển qua ruột dễ dàng hơn, giảm nguy cơ táo bón.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

Nếu đã áp dụng các phương pháp cải thiện táo bón kể trên nhưng không hiệu quả, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn sử dụng sản phẩm hỗ trợ phù hợp.

Tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sử dụng các sản phẩm như:

  • Thuốc nhuận tràng nhẹ, có tác dụng làm mềm phân
  • Thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa chứa thành phần lợi khuẩn hoặc enzyme…

 

FOGYMA – Thuốc sắt cho bà bầu không lo táo bón

FOGYMA - Thuốc sắt cho bà bầu không lo táo bón 1

FOGYMA là thuốc nước có chứa Sắt III hydroxy Polymantose (IPC) một phức hợp sắt hữu cơ an toàn, giảm Ion sắt tự do, giúp mẹ bầu dung nạp tốt hơn, cải thiện nhanh chóng tình trạng thiếu máu thiếu sắt.

Cấu trúc đặc biệt của IPC đó là màng Polymaltose tạo sự ổn định và khả năng hòa tan của phức hợp trong môi trường pH biến thiên. Việc giải phóng có kiểm soát của sắt III từ nhân sắt III hydroxyd có tính ổn định cao, đảm bảo nguy cơ gây độc tính rất thấp và khả năng dung nạp tốt, từ đó bảo vệ tốt hệ tiêu hóa, hạn chế tối đa tình trạng nóng trong, táo bón. IPC cũng có độ an toàn cao, không gây kích ứng với dạ dày, không ảnh hưởng đến hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

Thuốc sắt Fogyma hiện đã được phân phối tại gần 20.000 nhà thuốc trên toàn quốc và các bệnh viện lớn.

Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂY Mua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN

BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)

Kết luận:

Trên đây Fogyma đã chia sẻ chi tiết về các nguyên nhân gây táo bón khi uống sắt cũng như cách khắc phục hiệu quả tình trạng này. Hy vọng nội dung này có thể giúp mẹ bầu bổ sung sắt một cách an toàn, hiệu quả hơn, góp phần duy trì thai kỳ khỏe mạnh.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết về sản phẩm Fogyma, vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1900 545 518 để được hỗ trợ nhanh nhất!

]]>
https://fogyma.vn/ba-bau-bo-sung-sat-bi-tao-bon-238/feed/ 22
Mẹ bầu bị thiếu máu, thiếu sắt ăn gì tốt nhất? https://fogyma.vn/ba-bau-bi-thieu-mau-thieu-sat-nen-an-gi-101/ https://fogyma.vn/ba-bau-bi-thieu-mau-thieu-sat-nen-an-gi-101/#comments Wed, 13 Nov 2024 20:00:42 +0000 https://fogyma.vn/?p=101 Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng xảy ra phổ biến ở mẹ bầu do cơ thể không có đủ sắt làm nguyên liệu sản xuất hồng cầu. Vậy mẹ bầu cần ăn gì để bổ sung sắt, cải thiện tình trạng thiếu máu? Hãy cùng Fogyma tìm hiểu nhé!

Mẹ bầu bị thiếu máu, thiếu sắt ăn gì tốt nhất? 1

Hệ lụy khi bà bầu bị thiếu máu, thiếu sắt

Khi mang thai, thể tích máu của mẹ cần tăng lên 30 – 50% so với bình thường để đảm bảo khả năng nuôi dưỡng thai nhi. Điều này cũng đòi hỏi cơ thể cần phải được nạp thêm lượng sắt và acid folic cần thiết cho quá trình tạo máu.

Nếu không được cung cấp đủ sắt, lượng huyết sắc tố cũng giảm theo, dẫn tới giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể, từ đó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Cụ thể:

Đối với mẹ bầu:

  • Thiếu máu, thiếu sắt làm tăng nguy cơ sảy thai vào tam cá nguyệt đầu tiên hay thai lưu, nhau bong non, sinh non ở tam cá nguyệt cuối.
  • Tăng nguy cơ đối mặt với các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, vỡ ối sớm, giai đoạn chuyển dạ thời gian dễ bị kéo dài, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản.
  • Sau sinh mẹ có thể bị thiếu sữa cho em bé, cơ thể suy kiệt.

Hệ lụy khi bà bầu bị thiếu máu, thiếu sắt 1

Thiếu máu thiếu sắt làm tăng nguy cơ sảy thai ở bà bầu.

Đối với thai nhi:

  • Trẻ sinh ra thường bị nhẹ cân, sinh non, bị vàng da sau sinh.
  • Sức đề kháng của trẻ cũng kém và dễ mắc bệnh hơn so với các bé có mẹ không bị thiếu máu, thiếu sắt.
  • Trẻ sơ sinh bị thiếu máu, thiếu sắt có thể ảnh hưởng tới trí não, làm suy giảm khả năng học tập của bé sau này.
  • Trường hợp mẹ bị thiếu sắt giai đoạn sớm của thai kỳ cũng khiến trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch cao hơn các bé khác khi tới độ tuổi trưởng thành.

Để tránh những đáng tiếc có thể xảy ra, mẹ bầu cần theo dõi sát sao thai kỳ của mình, nếu có dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu, thiếu sắt như cơ thể thường xuyên mệt mỏi, tim đập nhanh dù không hoạt động gắng sức, đau đầu, chóng mặt, da dẻ xanh xao, tóc rụng nhiều… mẹ cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách.

Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên thăm khám định kỳ để phát hiện sớm tình trạng thiếu máu thiếu sắt, qua đó kịp thời bổ sung thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để duy trì thai kỳ khỏe mạnh.

☛ Tìm hiểu chi tiết: 10 dấu hiệu thiếu máu ở bà bầu

Bà bầu bị thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?

Để cải thiện tình trạng thiếu máu, thiếu sắt khi mang thai, mẹ có thể tham khảo ngay các thực phẩm dưới đây:

Thịt bò

Thịt bò 1

Cứ 85mg thịt sẽ cung cấp cho cơ thể mẹ tới 2.6mg sắt heme – một dạng sắt dễ dàng được cơ thể hấp thụ hơn so với sắt thực vật (sắt non-heme). Bên cạnh đó, thịt bò là nguồn cung cấp dồi dào protein, kẽm, selen và một số vitamin nhóm B.

Tuy nhiên, khi chế biến thịt bò mẹ bầu cần nhớ chọn phần thịt nạc bởi đây là phần chứa nhiều sắt nhất, ít béo và cực kỳ dễ chế biến. Ngoài ra hãy lưu ý nấu chín trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Thịt gà

Thịt gà 1

Trong 100g thịt gà có tới 1,3mg sắt heme. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đánh giá cao lượng protein cùng nhiều vitamin và dưỡng chất khác mà thịt gà mang tới cho mẹ bầu, hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện.

Mẹ có thể chế biến thịt gà thành nhiều món ăn bổ dưỡng khác nhau như gà luộc, gà hầm, súp gà… kết hợp với các loại rau củ để bữa ăn trở nên hấp dẫn và nhiều dinh dưỡng hơn.

Lòng đỏ trứng gà

Lòng đỏ trứng gà 1

Trứng gà cung cấp rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vitamin B1, B6, A, D, K… và giàu sắt rất tốt cho bà bầu và thai nhi.

100g lòng đỏ trứng gà có thể cung cấp khoảng 2,7 mg sắt. Do đó, nếu đang gặp tình trạng thiếu máu, thiếu sắt mẹ hãy thêm ngay chúng vào thực đơn. Tuy nhiên, chỉ nên ăn từ 3 – 4 quả trứng/tuần để tránh làm tăng cholesterol trong máu,

Gan động vật

Gan động vật 1

Trong 100g gan heo chứa đến 17,9 mg sắt, 100g gan bò có khoảng 6,5 miligam sắt. Đặc biệt, 100g gan ngỗng chứa lượng sắt có thể lên tới 44,6 mg. Ngoài ra, gan động vật cũng giúp bổ sung các dưỡng chất khác như vitamin A, vitamin B, đồng và selen…

Trong gan còn chứa lượng dồi dào choline – dưỡng chất quan trọng cho sự hình thành và phát triển trí não của thai nhi. Tuy nhiên, gan cũng là cơ quan dễ tích tụ độc tố và có thể làm tăng cholesterol nếu ăn quá nhiều. Do đó, mẹ chỉ nên bổ sung một lượng vừa đủ.

Cá hồi

Cá hồi 1

100g cá hồi có khoảng 0.3mg sắt. Ngoài ra, chúng cũng rất giàu omega – 3 và các dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe của mẹ bầu, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, Cá hồi có hàm lượng thủy ngân thấp hơn các loại cá khác ví dụ như cá ngừ, cá kiếm… giúp mẹ bổ sung dưỡng chất một cách an toàn. Ngoài cá hồi, một số hải sản khác cũng được đánh giá tốt cho bà bầu như sò, hàu, tôm, cá mòi, cá trích…

Bí đỏ

Bí đỏ 1

100g bí đỏ có thể cung cấp cho mẹ bầu khoảng 0.5mg sắt. Bí đỏ cũng chứa nhiều dưỡng chất như amino acid, canxi, sắt, protein cùng nhiều loại vitamin… tốt cho mẹ và thai nhi.

Tips: Chị em nên chọn loại vỏ cam đỏ đã chín bởi chúng có chứa hàm lượng sắt, canxi và kẽm cao hơn.

Bông cải xanh

Bông cải xanh 1

100g bông cải xanh có khoảng 0.7mg sắt cùng nhiều vitamin C, giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Bên canh đó, chất xơ dồi dào có trong loại rau này cũng hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm hiện tượng táo bón trong thai kỳ.

Cải bó xôi (bina)

Cải bó xôi (bina) 1

Khoảng 100g rau bina sống có chứa 2,7mg sắt. Đặc biệt, rau bina cũng rất giàu vitamin C, giúp tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì vậy, khi cơ thể bị thiếu máu thiếu sắt, mẹ bầu đừng bỏ qua món rau bổ dưỡng này nhé.

Các loại đậu

Các loại đậu 1

Trung bình 100g hạt đậu có thể cung cấp khoảng 7.2mg. Ngoài ra, các loại đậu như đậu hà lan, đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ… cũng rất giàu protein và chất xơ, tốt cho sức khỏe mẹ và bé.

Lưu ý: Sắt có trong các loại đậu chỉ hấp thụ tốt nhờ vitamin C. Do đó, mẹ nên ăn đậu với các thực phẩm giàu vitamin C (cà chua, rau xanh, bưởi, cam, quýt…).

Chuối

Chuối 1

100g chuối chứa 0.3 mg sắt và vitamin C cùng nhiều khoáng chất khác rất tốt cho sức khỏe. Ăn một trái chuối vào bữa sáng sẽ giúp mẹ ngăn ngừa thiếu máu khi mang bầu mà còn hỗ trợ tiêu hóa, giảm triệu chứng táo bón hiệu quả.

Các loại hạt

Các loại hạt 1

Hạt macca, óc chó, hạt bí… là những thực phẩm vàng mà mẹ bầu không nên bỏ qua khi muốn bổ sung sắt.

  • 100g macca chứa khoảng 5mg sắt
  • 100g hạt óc chó chứa 2.9 mg sắt
  • 100g hạt bí có khoảng 3.3 mg sắt.

Chúng cũng là nguồn cung cấp protein, vitamin E, omega-3 và lượng chất xơ dồi dào… giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Bột yến mạch

Bột yến mạch 1

100g yến mạch có từ 4 – 5 mg sắt. Chúng cũng chứa nhiều thành phần khác như photpho, magie, canxi, sắt, protein cùng chất xơ hòa tan… giúp mẹ cải thiện sức khỏe xương và hoạt động của hệ tiêu hóa.

Gợi ý thực đơn cho mẹ bầu thiếu máu thiếu sắt

Dưới đây là thực đơn tham khảo giúp mẹ bổ sung dưỡng chất và cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt hiệu quả hơn.

Thực đơn 1

  • Bữa sáng: Cháo yến mạch với chuối và hạt chia.
  • Bữa phụ sáng: 1 ly sữa đậu nành.
  • Bữa trưa: Cơm gạo lứt, thịt bò xào rau cải bó xôi, canh bí đỏ.
  • Bữa phụ chiều: 1/2 quả táo và một ít hạt hạnh nhân.
  • Bữa tối: Cá hồi nướng, khoai lang luộc, rau chân vịt xào tỏi.

Thực đơn 2

  • Bữa sáng: Bánh mì đen nguyên cám với trứng gà ốp la và dưa chuột.
  • Bữa phụ sáng: 1 hũ sữa chua không đường.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, gà kho gừng, canh rau ngót nấu thịt bằm.
  • Bữa phụ chiều: 1 quả chuối và một ít hạt bí.
  • Bữa tối: Thịt bò hầm đậu lăng, rau muống xào tỏi.

Thực đơn 3

  • Bữa sáng: Phở gà với rau thơm.
  • Bữa phụ sáng: 1 ly nước cam.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, cá hồi áp chảo, canh rau dền.
  • Bữa phụ chiều: 1 ly sữa hạt và vài quả mơ khô.
  • Bữa tối: Cơm gạo lứt, thịt heo kho trứng cút, rau cải xanh luộc, canh bí đao.

Thực đơn 4

  • Bữa sáng: Cháo ngao
  • Bữa phụ sáng: 1 ly sữa đậu nành.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, thịt bò xào bông cải xanh, canh khoai mỡ.
  • Bữa phụ chiều: 1 quả chuối và 1 ly sữa chua không đường.
  • Bữa tối: Cơm gạo lứt, ức gà áp chảo, rau chân vịt xào tỏi.

☛ Tham khảo thêm tại: 7 món canh bổ máu cho bà bầu nhất định phải biết!

Lưu ý giúp cải thiện thiếu máu thiếu sắt hiệu quả

Bên cạnh việc tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu sắt, bổ máu, mẹ bầu cũng nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Tăng cường bổ sung vitamin C để giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả hơn. Một số thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến như ổi, cam, bưởi, cà chua, ớt chuông, đu đủ, kiwi, dâu tây…
  • Kết hợp ăn uống cân bằng, đa dạng các dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi
  • Uống nhiều nước để cải thiện hoạt động trao đổi chất, hỗ trợ quá trình hấp thu sắt của cơ thể.

Ngoài ra, cơ thể chỉ có thể hấp thụ một lượng nhỏ sắt từ thực phẩm. Do đó, để phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai hiệu quả, chuyên gia sản khoa thường khuyến khích mẹ bầu sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt an toàn, chất lượng như Fogyma.

Lưu ý giúp cải thiện thiếu máu thiếu sắt hiệu quả 1

Với thành phần chính là sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC) có cấu trúc giống Ferritin – protein dự trữ sắt trong cơ thể, Fogyma giúp mẹ bầu bổ sung lượng sắt thiếu hụt một cách nhanh chóng, giúp thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn.

Lời kết: 

Sắt có vai trò quan trọng đối với bà bầu trong quá trình sản xuất máu. Tuy nhiên, cơ thể không thể tự tạo ra sắt nên bạn cần bổ sung từ thực phẩm hàng ngày với chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dưỡng chất. Ngoài ra, hãy lựa chọn và sử dụng thuốc sắt an toàn, hiệu quả cho bà bầu như Fogyma.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ với các dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài 1900 545 518 để được hỗ trợ nhanh nhất.

]]>
https://fogyma.vn/ba-bau-bi-thieu-mau-thieu-sat-nen-an-gi-101/feed/ 18
Sắt và canxi loại nào tốt cho mẹ sau sinh? https://fogyma.vn/nen-uong-sat-va-canxi-loai-nao-sau-sinh-2696/ https://fogyma.vn/nen-uong-sat-va-canxi-loai-nao-sau-sinh-2696/#comments Mon, 11 Nov 2024 02:14:56 +0000 https://fogyma.vn/?p=2696 Sắt và canxi là hai vi chất thiết yếu giúp nuôi dưỡng máu và tăng cường sức khỏe xương, đặc biệt quan trọng với phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sau sinh. Vậy sau sinh nên dùng sắt và canxi loại nào? Hãy cùng khám phá những thông tin dưới đây để có lựa chọn đúng đắn và đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé.

Sắt và canxi loại nào tốt cho mẹ sau sinh? 1

Vì sao sau sinh cần bổ sung sắt và canxi?

Vì sao sau sinh cần bổ sung sắt và canxi? 1

Sau sinh, mẹ thường mất máu nhiều, dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu với các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt và hệ miễn dịch suy yếu. Bổ sung sắt sẽ giúp mẹ phục hồi nhanh chóng, cải thiện sức khỏe, duy trì năng lượng để chăm sóc bé.

Bên cạnh đó, khi cho con bú, mẹ cần lượng canxi cao để đảm bảo sức khỏe xương, răng của mình và cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của bé. Nếu không bổ sung đủ, cơ thể mẹ sẽ lấy canxi từ xương, gây loãng xương và suy yếu sức khỏe lâu dài. Do đó, bổ sung sắt và canxi là rất cần thiết để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Dấu hiệu thiếu sắt sau sinh mẹ không nên chủ quan

Sau sinh cần bổ sung sắt và canxi trong bao lâu?

Theo khuyến nghị của chuyên gia, mẹ bỉm cần đảm bảo bổ sung sắt và canxi liên tục trong khoảng 6 – 12 tuần đầu sau sinh (tùy trường hợp). Lượng canxi cần nạp dao động từ 1000 – 1200 mg/ ngày và 30mg sắt/ngày.

Sau sinh cần bổ sung sắt và canxi trong bao lâu? 1

Ngoài hấp thụ lượng sắt và canxi từ thực phẩm hàng ngày, mẹ có thể bổ sung thông qua dạng sản phẩm hỗ trợ. Đối với sắt, mẹ nên chọn sắt nước hữu cơ dễ hấp thu, hạn chế tác dụng phụ. Còn với canxi, nên chọn các loại có bổ sung thêm vitamin D, K3 để đạt hiệu quả tốt nhất.

Mẹ cũng cần lưu ý rằng liều lượng, thời gian bổ sung sắt và canxi sẽ phụ thuộc thể trạng mỗi người. Bác sĩ xét nghiệm máu và hướng dẫn cụ thể đối với từng trường hợp. Vì vậy, trước khi bổ những khoáng chất này, tốt nhất mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chính xác liều dùng phù hợp nhất.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Sau sinh bổ sung sắt và canxi trong bao lâu là tốt nhất?

Sau sinh nên uống sắt và canxi loại nào?

Để tối ưu hóa việc hấp thụ sắt và canxi cũng như đảm bảo sức khỏe toàn diện, các bà mẹ cần lựa chọn các loại sắt và canxi theo những tiêu chí quan trọng sau:

Chọn sản phẩm cung cấp đủ lượng sắt và canxi

Đảm bảo cung cấp đủ sắt và canxi là yếu tố quan trọng để hỗ trợ sự phục hồi và duy trì sức khỏe xương khớp sau sinh. Cả việc thiếu hụt hay thừa hai khoáng chất này đều có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì thế, mẹ nên lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng phù hợp, giúp kiểm soát và điều chỉnh lượng hấp thu hàng ngày một cách hiệu quả.

Chọn sản phẩm dễ hấp thu

Khả năng hấp thu của sản phẩm là một yếu tố then chốt. Sản phẩm có hàm lượng sắt và canxi cao nhưng khó hấp thu có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như nóng trong, táo bón, buồn nôn và các vấn đề tiêu hóa khác. Do đó, mẹ nên ưu tiên chọn các sản phẩm dễ hấp thu. Ví dụ:

  • Sắt sinh học, sắt hữu cơ: Có nguồn gốc từ động vật, thường được hấp thu dễ dàng hơn so với sắt không sinh học. Các sản phẩm sắt hữu cơ từ thực phẩm chức năng hoặc viên uống bổ sung cũng là lựa chọn tốt do ít gây tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón hay khó tiêu.
  • Canxi hữu cơ: là một dạng canxi dễ hấp thu, không cần acid dạ dày để hòa tan. Chúng đặc biệt phù hợp cho những người có vấn đề về tiêu hóa hoặc hấp thu canxi kém.

Chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng

Với tình trạng hàng giả và hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường, việc chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng là rất quan trọng.

Theo đó, mẹ nên chọn những sản phẩm có ghi rõ nơi sản xuất, công ty phân phối, đơn vị chịu trách nhiệm về chất lượng và các thông tin cần thiết để đảm bảo tính minh bạch, an toàn. Điều này giúp mẹ an tâm hơn khi sử dụng, hạn chế những rủi ro sức khỏe.

Kiểm tra chất lượng và chứng nhận

Ngoài các tiêu chí trên, mẹ cũng nên chú ý đến các chứng nhận chất lượng của sản phẩm. Các sản phẩm đạt chuẩn thường có các chứng nhận từ các tổ chức uy tín, giúp đảm bảo chất lượng và hiệu quả sử dụng. Điều này đặc biệt quan trọng khi chọn các sản phẩm bổ sung cho phụ nữ sau sinh, vì chất lượng và độ an toàn của sản phẩm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Những lưu ý khi bổ sung sắt và canxi

Để cơ thể hấp thụ tốt sắt và canxi, mẹ sau sinh cần lưu ý những điểm sau đây nhé.

Về thời điểm sử dụng: Theo khuyến cáo, nên uống canxi và sắt vào buổi sáng mang lại hiệu quả tốt nhất. Không nên uống vào buổi tối trước giờ đi ngủ bởi uống sắt, canxi vào buổi tối làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Nên uống canxi sau ăn sáng 1 – 2 giờ, sau đó 1- 2 giờ nữa thì mới uống sắt. Không nên uống sắt và canxi cùng một lúc, khi dung nạp vào cơ thể chúng sẽ tương tranh nhau, làm giảm sự hấp thu của nhau.

Những lưu ý khi bổ sung sắt và canxi 1

Tuân thủ liều lượng: Không tự ý mua thuốc bổ sung sắt, canxi mà cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tình trạng bổ sung quá liều bởi uống trong một thời gian dài có thể gây ra tình trạng xơ gan, tiểu đường, cơ tim.

Tránh thực phẩm kiêng kỵ: Khi uống sắt và canxi, bạn nên tránh một số đồ uống kèm như sữa, nước ngọt, đồ uống có ga, caffein, rượu bia, trà…

Ăn nhiều chất xơ: Khi uống sắt và canxi dễ khiến mẹ bị táo bón, do đó bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để giảm tình trạng này nhé.

Lựa chọn loại sắt và canxi chất lượng:  Sử dụng loại sắt và canxi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn đã được kiểm định, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.

Uống kèm với thực phẩm giàu vitamin C: Khi uống sắt mẹ có thể uống kèm các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… để tăng cường hấp thu sắt được hiệu quả. Uống canxi kèm với các thực phẩm giàu vitamin C hoặc kết hợp tắm nắng để cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

☛ Xem chi tiết: Cách uống sắt, canxi sau sinh hiệu quả nhất

Những lưu ý khi bổ sung sắt và canxi 2

Trên đây là thông tin về loại sắt và canxi cho phụ nữ sau sinh, những lưu ý khi sử dụng. Hy vọng với bài viết này, mẹ sau sinh có thể chủ động hơn trong việc bổ sung sắt và canxi đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho con.

]]>
https://fogyma.vn/nen-uong-sat-va-canxi-loai-nao-sau-sinh-2696/feed/ 10
Thiếu máu khi mang thai 3 tháng đầu: làm sao để cải thiện? https://fogyma.vn/thieu-mau-khi-mang-thai-3-thang-dau-1520/ https://fogyma.vn/thieu-mau-khi-mang-thai-3-thang-dau-1520/#comments Mon, 04 Nov 2024 01:43:29 +0000 https://fogyma.vn/?p=1520 Thiếu máu khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng phổ biến, có thể gặp phải ở nhiều mẹ bầu. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cải thiện bằng cách nào? Hãy cùng Fogyma.com tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây.

Thiếu máu khi mang thai 3 tháng đầu: làm sao để cải thiện? 1

Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai 3 tháng đầu

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu khi mang thai 3 tháng đầu, bao gồm:

  • Thiếu sắt: Thống kê cho thấy thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu ở phụ nữ mang thai. Sắt là thành phần quan trọng trong việc hình thành tế bào hồng cầu. Thiếu sắt sẽ khiến quá trình sản xuất hồng cầu và hemoglobin bị giảm, dẫn đến thiếu máu.
  • Thiếu acid folic: Acid folic (vitamin B9) rất cần thiết cho quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu. Thiếu acid folic sẽ làm giảm sản xuất hồng cầu, dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, acid folic còn giúp đảm bảo quá trình hình thành và phát triển hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ và tủy sống, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên của thai kỳ.
  • Thiếu vitamin B12: Thiếu vitamin B12 sẽ khiến quá trình sản xuất hồng cầu bị gián đoạn, lượng hồng cầu khỏe mạnh sẽ giảm sút, gây thiếu máu.

Ngoài ra, tình trạng thiếu máu khi mang thai 3 tháng đầu cũng có thể liên quan đến các yếu tố nguy cơ như: mẹ bị thiếu máu trước khi có thai, mang bầu đa thai, khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá gần nhau, bệnh lý rối loạn tuyến giáp, viêm gan, xơ gan…

Dấu hiệu nhận biết thiếu máu

Thiếu máu khi mang thai có thể khiến mẹ bầu gặp phải các triệu chứng như:

  • Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi
  • Da dẻ nhợt nhạt, xanh xao, thiếu sức sống
  • Tóc khô và gãy rụng
  • Móng chân, móng tay giòn, dễ gãy
  • Tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim
  • Tay chân lạnh…

Xem chi tiết: 10 dấu hiệu thiếu máu khi mang thai

Thiếu máu khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Thiếu máu trong 3 tháng đầu mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Cụ thể:

Ảnh hưởng đến mẹ

Ảnh hưởng đến mẹ 1
Thiếu máu khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi

Mẹ bị mệt mỏi, suy nhược: Thiếu máu làm lượng oxy trong máu giảm đi, tim và phổi sẽ phải hoạt động nhiều hơn để đưa máu giàu oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Điều này khiến mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó thở, đau đầu, suy nhược và khó tập trung.

Hệ miễn dịch giảm sút, dễ mắc bệnh: Thiếu máu cũng làm lượng tế bào bạch cầu và tế bào T trong cơ thể giảm sút, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, khiến mẹ dễ mắc các căn bệnh khác nhau, nhất là các chứng bệnh có liên quan đến yếu tố viêm nhiễm như viêm nhiễm tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu…

Tăng nguy cơ biến chứng sản khoa: Tình trạng thiếu máu kéo dài sẽ khiến mẹ dễ đối diện với các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, huyết áp,… tăng nguy cơ tiền sản giật, thậm chí sảy thai.

Ảnh hưởng đến thai nhi

Ảnh hưởng đến thai nhi 1

Thai nhi chậm phát triển: Mẹ bị thiếu máu khiến lượng oxy và dinh dưỡng được truyền sang bào thai sẽ giảm sút, em bé sẽ không nhận được các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến chậm phát triển, suy dinh dưỡng bào thai. Tùy mức độ thiếu máu ở mẹ, thai nhi có thể bị ảnh hưởng ít hoặc nhiều.

Ảnh hưởng thế chất và trí não về sau: Mẹ bầu bị thiếu máu kéo dài, không được khắc phục kịp thời cũng khiến sự phát triển hệ thần kinh, não bộ của thai nhi bị ảnh hưởng, gây chậm phát triển thể chất và trí não sau này…

Nguy cơ dị tật bẩm sinh, tử vong ở thai nhi: Trường hợp mẹ bị thiếu máu nghiêm trọng thai nhi có thể gặp phải các vấn đề như dị tật bẩm sinh, thậm chí tử vong.

Như vậy, việc phát hiện sớm và điều trị thiếu máu trong 3 tháng đầu khi mang thai là vô cùng quan trọng. Mẹ hãy chủ động theo dõi sức khỏe, thăm khám định kỳ, tuân thủ hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Cải thiện tình trạng thiếu máu khi mang thai 3 tháng đầu bằng cách nào?

Tùy mức độ thiếu máu, các phương pháp cải thiện tình trạng thiếu máu khi mang thai 3 tháng đầu có thể bao gồm:

Bổ sung các thực phẩm chứa chất sắt

Bổ sung các thực phẩm chứa chất sắt 1

Thực phẩm là nguồn cung cấp sắt tự nhiên dồi dào mà mẹ bầu không nên bỏ qua khi bị thiếu máu. Sắt trong thực phẩm được chia thành 2 dạng chính là sắt heme và sắt không heme.

Thực phẩm giàu sắt heme

Sắt heme là loại sắt dễ hấp thu, có trong thịt của các loại động vật như bò, gà, lợn, cá… giúp bổ sung sắt cho cơ thể một cách hiệu quả.

  • Thịt bò: 100g thịt bò có chứa 2.5 – 3.0mg sắt, ngoài ra chúng cũng giúp mẹ bầu bổ sung vitamin B6, B12, giúp quá trình sản xuất hồng cầu diễn ra thuận lợi hơn.
  • Thịt gà: Trong 100g thịt gà có khoảng 1.3mg sắt cùng các dưỡng chất như protein, vitamin B6, B12, selen và kẽm… giúp củng cố hệ miễn dịch của mẹ bầu, cải thiện sức khỏe.
  • Cá hồi: 100g cá hồi có 0.3mg sắt. Ngoài ra, cá hồi còn chứa một lượng omega-3 dồi dào, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch cho mẹ và tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
  • Tôm: 100g tôm có khoảng 1.8mg sắt heme cùng chất chống oxy hóa astaxanthin, protein, canxi, vitamin A, B5, B6, kẽm, selen, giúp mẹ có 1 thai kỳ khỏe mạnh.
  • Hàu: 100g hàu có thể cung cấp 3.5mg sắt. Hàu cũng là nguồn bổ sung protein, kẽm canxi và vitamin B12… dồi dào, giúp cải thiện sức khỏe của mẹ và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.

Thực phẩm chứa sắt không heme

Sắt không heme là sắt có nguồn gốc thực vật, có nhiều trong các loại thực phẩm như rau, củ, trái cây… So với sắt heme, sắt không heme khó hấp thu hơn do cơ thể cần nhiều thời gian để chuyển hóa chúng. Tuy nhiên, theo khuyến nghị, mẹ nên ăn uống cân bằng giữa 2 nhóm thực phẩm này để đảm bảo sức khỏe thai kỳ, giảm nguy cơ thiếu máu.

Một số thực phẩm giàu sắt không heme bao gồm:

  • Bông cải xanh: Lượng sắt trong bông cải xanh vào khoảng 1.5mg/100g. Ngoài ra, chúng cũng giàu các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, K, canxi, acid folic…
  • Rau chân vịt: Mỗi 100g rau chân vịt có khoảng 1.7mg sắt. Chúng cũng chứa acid folic, vitamin C, canxi, beta-carotene… tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vitamin C trong rau chân vịt cũng giúp cơ thể hấp thu sắt từ thực phẩm tốt hơn.
  • Cải brussel: 100g cải brussel chứa khoảng 1.4mg sắt. Ngoài ra chúng cũng chứa lượng chất xơ và vitamin C dồi dào, giúp cải thiện khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
  • Các loại đậu: 100g đậu nành chứa 15,7 mg sắt, 100g đậu đen chứa 7.2mg sắt, 100g đậu đó chứa 5.2mg sắt… Các loại đậu cũng là nguồn cung cấp folate, magie và kali… dồi dào, tốt cho sự phát triển của thai nhi.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Đồ ăn bổ sung sắt cho bà bầu

Mặc dù trong tự nhiên có rất nhiều thực phẩm chứa sắt tuy nhiên lượng sắt mà cơ thể có thể hấp thụ từ thực phẩm là rất nhỏ, do vậy hầu hết trường hợp bác sĩ thường khuyến nghị mẹ kết hợp sử dụng thuốc sắt.

Sử dụng thuốc sắt

Sử dụng thuốc sắt 1

Sử dụng thuốc sắt là phương pháp điều trị thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai được áp dụng phổ biến nhất. Với phương pháp này, bác sĩ có thể căn cứ vào chỉ số thiếu máu của mẹ bầu để chỉ định liều dùng cụ thể phù hợp với từng trường hợp. Chị em cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong thời gian điều trị, không tự ý tăng giảm liều lượng, tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Mẹ bầu cũng cần chú ý đến thời điểm sử dụng thuốc sắt. Nếu dùng thuốc chứa sắt vô cơ, mẹ sẽ cần uống chúng vào lúc đói để tăng khả năng hấp thu của cơ thể, tốt nhất là uống trước khi ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Với thuốc sắt hữu cơ, mẹ nên uống trong hoặc ngay sau bữa ăn để tăng hiệu quả sản phẩm, đồng thời hạn chế cảm giác khó chịu, buồn nôn khi uống sắt.

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc sắt, mẹ cần lưu ý chọn sản phẩm uy tín, chất lượng, được chuyên gia khuyên dùng như Fogyma.

Fogyma là thuốc sắt nước hữu cơ được sản xuất từ 100% nguyên liệu nhập khẩu Italia trên dây chuyền công nghệ BFS hiện đại bậc nhất châu Âu. Với thành phần chính là sắt nguyên tố dưới dạng hỗn hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC), không bị ion hóa, Fogyma sẽ giúp mẹ bổ sung sắt tối ưu mà không gây kích ứng tiêu hóa hay tình trạng nóng trong, táo bón.

☛ Đọc thêm: Có nên dùng thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng đầu?

Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất

Bên cạnh việc bổ sung khoáng chất sắt cho cơ thể từ thuốc hoặc thực phẩm, mẹ bầu cũng nên tích cực sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi… để giúp cơ thể có thể hấp thu sắt dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung thêm acid folic và vitamin B12 để thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu, nhanh chóng cải thiện chứng thiếu máu.

Không những vậy, bổ sung acid folic đúng cách trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng là việc làm vô cùng cần thiết để giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh của thai nhi.

Kết hợp các biện pháp tăng cường sức khỏe

Kết hợp các biện pháp tăng cường sức khỏe 1

Để có thể cải thiện tình trạng thiếu máu nhanh chóng đồng thời góp phần tăng cường sức khỏe tổng thể mẹ bầu cũng nên kết hợp với các biện pháp như:

  • Sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày, hạn chế thức khuya
  • Duy trì thói quen luyện tập, vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể.

Lời kết:

Thiếu máu khi mang thai 3  tháng đầu có thể đem lại nhiều nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Để khắc phục tình trạng này mẹ hãy thường xuyên theo dõi sức khỏe, thăm khám định kỳ và bổ sung sắt theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời đừng quên kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý và sinh hoạt khoa học.

]]>
https://fogyma.vn/thieu-mau-khi-mang-thai-3-thang-dau-1520/feed/ 10
Thiếu máu sau sinh nên ăn gì? Lời khuyên từ chuyên gia https://fogyma.vn/thieu-mau-sau-sinh-an-gi-1702/ https://fogyma.vn/thieu-mau-sau-sinh-an-gi-1702/#comments Sun, 03 Nov 2024 22:34:09 +0000 https://fogyma.vn/?p=1702 Sau sinh nở, duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ tạo ra nguồn sữa giàu vi chất nuôi dưỡng bé phát triển vừa giúp mẹ cân bằng chất dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt là bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt để giúp mẹ bù lại lượng máu đã mất trong quá trình sinh nở. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng Fogyma tìm hiểu 10 thực phẩm bổ sung sắt cho phụ nữ sau sinh tốt nhất. 

Thiếu máu sau sinh nên ăn gì? Lời khuyên từ chuyên gia 1

Nguyên nhân gây thiếu thiếu máu, thiếu sắt sau sinh

Trong thai kỳ, thai nhi cần một lượng lớn sắt để phục vụ cho quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thống thần kinh, não bộ. Do đó, ngay cả khi mẹ đã bổ sung sắt trong thời kỳ mang thai nhưng không tiếp tục bổ sung trong giai đoạn sau sinh thì vẫn có nguy cơ cao bị thiếu máu.

Bên cạnh đó, thiếu máu do thiếu sắt trong giai đoạn sau sinh còn bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:

  • Mất máu: Mỗi lần sinh nở, mẹ mất trung bình từ 300 – 500ml máu. Điều này làm cạn kiệt nguồn sắt dự trữ trong cơ thể và gây ra tình trạng thiếu máu. Mất máu càng nhiều đồng nghĩa với việc nguy cơ thiếu máu sau sinh càng cao.
  • Rối loạn hấp thu: Một số bệnh lý đường ruột làm giảm khả năng hấp thu sắt như bệnh celiac, bệnh crohn,…
  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng: Chế độ ăn uống trong và sau thời kỳ mang thai nghèo dưỡng chất, kiêng khem quá mức cũng gây thiếu máu ở phụ nữ sau sinh.

☛ Tìm hiểu thêm tại: Nhận biết mẹ thiếu sắt sau sinh qua dấu hiệu cảnh báo

Vai trò của thực phẩm bổ máu cho mẹ sau sinh

Thực phẩm bổ máu góp một phần không nhỏ trong việc hồi phục sức khỏe của mẹ sau sinh cũng như giảm các biến chứng có thể gặp phải như băng huyết, nhiễm trùng,… Bên cạnh đó, nó còn có một số vai trò tiêu biểu sau:

  • Tăng cường sức đề kháng: Thực phẩm giàu protein, sắt, kẽm,… giúp tái tạo da non, cầm máu và làm liền vết sẹo một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, vitamin C, vitamin nhóm B còn tham gia vào hệ thống miễn dịch giúp ngăn ngừa sự tấn công của tác nhân gây hại cho cơ thể.
  • Nâng cao chất lượng sữa mẹ: Sắt là khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển hệ thống thần kinh và não bộ của trẻ. Đặc biệt, trong những năm tháng đầu đời nguồn sắt cung cấp cho trẻ chủ yếu đến từ sữa mẹ. Vì vậy, khi mẹ bổ sung thực phẩm bổ máu cũng góp phần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, giúp trẻ tăng cân, phát triển chiều cao và trí não.
  • Bổ sung lượng máu đã mất: Thực phẩm bổ máu giàu sắt, vitamin B12, acid folic giúp tái tạo máu và bù đắp lượng máu đã mất trong quá trình sinh nở, từ đó cải thiện tình trạng thiếu máu, thiếu sắt ở mẹ sau sinh.
  • Kiểm soát cân nặng: Phần lớn thực phẩm bổ máu chứa lượng calo ở mức trung bình, có ít hoặc gần như không có cholesterol giúp mẹ không những bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn giữ được vóc dáng thon gọn, không lo bị tăng cân, béo phì.

10 thực phẩm bổ sung sắt cho mẹ sau sinh mẹ chớ bỏ qua

Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt gà, gan động vật, cá hồi… không chỉ giúp mẹ cải thiện sức khỏe mà còn khắc phục tình trạng thiếu máu hiệu quả.

Dưới đây là 10 thực phẩm bổ sung sắt mẹ sau sinh nên thêm vào thực đơn:

Thịt bò

Trong 100g thịt bò có khoảng 2,7g sắt. Thịt bò cũng chứa nhiều thành phần tốt cho quá trình tạo máu như vitamin B12, acid folic, kẽm,…

Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn thịt bò với lượng vừa phải, không tiêu thụ quá 3 lần/tuần (khoảng 700g/tuần là đủ). Việc bổ sung vượt mức cho phép có thể gây đầy bụng, khó tiêu, nghiêm trọng hơn là mắc bệnh mỡ máu, tim mạch.

Thịt bò 1

Thịt gà

Trong 100g thịt gà có khoảng 1,4g sắt đáp ứng khoảng 5 – 7% nhu cầu sắt hàng ngày. Hơn nữa, thịt gà còn chứa choline, vitamin B12 giúp tăng cường trí não, nâng cao khả năng ghi nhớ.

Mẹ có thể kết hợp với các loại rau củ giàu sắt khác như bí ngô, khoai tây, bông cải xanh,… để tăng cường bổ sung sắt cho cơ thể.

Thịt gà 1

Trứng gà

Trong 100g trứng gà có khoảng 2,7g sắt. Mẹ có thể chế biến trứng thành nhiều món ăn khác nhau từ như trứng luộc, trứng ốp, trứng xào,… để bữa ăn thêm đa dạng.

Tuy nhiên, mẹ nên ăn từ 3 – 4 quả/tuần, tránh bổ sung hàng ngày trong thời gian dài có thể làm tăng cholesterol máu và gây xơ vữa động mạch.

Trứng gà 1

Gan động vật

Trong 100g gan bò có chứa tới 6,5mg sắt, 100g gam lợn có khoảng 12mg sắt, đặc biệt 100g gan ngỗng có chứa đến 44,6 mg…  Thêm vào đó, chúng còn chứa protein, đồng, selen, vitamin nhóm B giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Song, gan động vật cũng là nơi thải trừ và tích lũy nhiều chất độc. Vì vậy, mẹ chỉ nên bổ sung 1 – 2 lần/tuần để đảm bảo an toàn.

Gan động vật 1

Hàu

Trung bình trong 5 con hàu sống có chứa khoảng 3,23mg sắt cùng hàm lượng lớn kẽm, omega-3, vitamin E, vitamin C giúp tăng cường tuần hoàn não, cải thiện các triệu chứng do thiếu máu gây ra.

Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn 1 – 2 bữa hàu/tháng, tránh làm sức khỏe hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng (do hàu có tính hàn). Mẹ có thể chế biến hàu thành các món hấp, nướng và thêm một chút chanh để tăng hương vị. Tuyệt đối không ăn hàu sống, tránh nhiễm vi khuẩn và kí sinh trùng.

Hàu 1

Cá hồi

Trong 100g cá hồi có khoảng 3,6g sắt. Ngoài ra, chúng cũng rất giàu kẽm, kali, magie, vitamin B12,… tốt cho sức khỏe của mẹ.

Sau sinh, mẹ có thể ăn cá hồi khoảng 2 – 3 lần/tuần để bồi bổ cơ thể. Đồng thời hãy nấu chín trước khi ăn, không ăn gỏi hoặc sashimi, tránh những tác động không mong muốn tới sức khỏe.

Cá hồi 1

Hạt bí

Trong 28g hạt bí có tới 2,5g sắt cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác. Chỉ cần 1 – 2 thìa cà phê hạt bí, ngũ cốc, yến mạch,… trộn cùng 1 hộp sữa chua là mẹ đã có một bữa sáng ngon miệng mà lại giàu dinh dưỡng.

Hạt bí 1

Cải bó xôi

Trong 100g cải bó xôi có chứa 2,7mg sắt cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác như vitamin A, vitamin E, vitamin C,…

Mẹ có thể chế biến cải bó xôi thành nhiều món khác nhau như salad, luộc, xào,… kết hợp với các nguyên liệu giàu vitamin C khác như súp lơ, ớt chuông, khoai tây nhằm tăng khả năng hấp thu sắt cũng như tạo ra hương vị thơm ngon, bắt mắt cho món ăn.

Cải bó xôi 1

Socola đen

Trong 28g socola đen có chứa 3,4mg sắt. Nghiên cứu cho thấy, socola đen còn chứa đồng, magie cùng các chất chống oxy hóa khác giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm – bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sau sinh.

Theo khuyến nghị, mẹ nên lựa chọn bổ sung những loại socola có từ 70% cacao trở lên để đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt theo nhu cầu của cơ thể.

Socola đen 1

Chuối

Trong 100g chuối chứa khoảng 1,5mg sắt. Chuối cũng là trái cây giàu vitamin C, vitamin nhóm B, kali,… giúp tăng cường hấp thu sắt và tạo tế bào hồng cầu.

Chuối 1

Khoai lang

Trong 100g khoai lang có khoảng 2,4g sắt. Khoai lang cũng rất giàu chất xơ, ít tinh bột và không chứa cholesterol. Do đó, chúng được xem là thực phẩm tuyệt vời giúp mẹ dễ dàng lấy lại vóc dáng thon gọn mà không lo thiếu máu thiếu sắt.

Khoai lang 1

Gợi ý thực đơn bổ sung sắt cho mẹ

Dưới đây là một số thực đơn tham khảo giúp mẹ sau sinh bổ sung sắt hiệu quả hơn, cải thiện thiếu máu.

Thực đơn 1: 

  • Bữa sáng: 2 lát bánh mỳ + 1 bát sữa chua hạt bí, ngũ cốc, yến mạch
  • Bữa phụ: 1 cốc sữa
  • Bữa trưa: 2 bát cơm + 1 bát canh thịt gà hầm khoai tây + 1 đĩa rau cải bó xôi luộc
  • Bữa phụ: 1 cốc nước ép táo
  • Bữa tối: 1 bát cơm + 1 quả trứng + 1 đĩa đậu luộc

Thực đơn 2: 

  • Bữa sáng: 1 bát cháo thịt nạc + 1 bát sữa chua trộn với trái cây
  • Bữa phụ: 1 cốc sữa
  • Bữa trưa: 2 bát cơm + 1 đĩa thịt bò xào cần tây + 1 đĩa rau cải thìa luộc
  • Bữa phụ: Trái cây (cam, táo)
  • Bữa tối: 1 bát cơm + 1 miếng cá hồi + 1 đĩa bông cải xanh xào.

Thực đơn 3: 

  • Bữa sáng: 2 củ khoai lang luộc + 1 – 2 lát bánh mỳ ngũ cốc
  • Bữa phụ: 1 cốc sữa
  • Bữa trưa: 2 bát cơm + 1 quả trứng + 2 – 3 con hàu hấp + 1 bát canh rau củ (khoai tây, cà rốt)
  • Bữa phụ: Sữa chua trái cây
  • Bữa tối: 1 bát cơm + 1 đĩa thịt gà kho + 1 đĩa rau dền luộc

Thực đơn 4: 

  • Bữa sáng: Socola đen + 1 bát sữa chua ngũ cốc, yến mạch
  • Bữa phụ: 1 cốc sữa
  • Bữa trưa: 2 bát cơm + 1 bát canh ngao nấu mồng tơi + 1 đĩa thịt gà luộc
  • Bữa phụ: Nước ép ổi
  • Bữa tối: 1 bát cơm + thịt bò hầm khoai tây + 1 đĩa đậu luộc

Nguyên tắc dinh dưỡng cho mẹ thiếu máu sau sinh

Khi xây dựng thực đơn bổ máu sau sinh, mẹ cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Cân bằng các nhóm dưỡng chất: Mẹ cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng bao gồm chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Việc bổ sung quá nhiều một nhóm dưỡng chất sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể và gây ra các bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, mỡ máu,…
  • Tránh bổ sung đồng thời với thực phẩm chứa canxi: Bổ sung đồng thời thực phẩm giàu sắt và canxi gây ra tình trạng cạnh tranh hấp thu, làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Cách uống sắt và canxi cho phụ nữ sau sinh hiệu quả nhất
  • Hạn chế đồ uống chứa cafein, tanin: Đồ uống chứa cafein, tanin như trà, cà phê,… làm cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể. Do đó, mẹ cần loại bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Thay vào đó, bạn nên bổ sung đồ uống chứa vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn, điển hình là nước ép ổi, nước cam, nước chanh.
  • Uống nhiều nước: Để đảm bảo nguồn sữa dồi dào cho bé, mẹ cần bổ sung đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày.
  • Chia thành nhiều bữa trong ngày: Chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất, tránh hiện tượng quá tải khi hấp thu.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ với các dược sĩ của chúng tôi qua số hotline 1900 545 518 hoặc để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để được giải đáp sớm nhất nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://health.clevelandclinic.org/how-to-add-more-iron-to-your-diet/
  • https://www.nhs.uk/conditions/vitamins-and-minerals/iron/
  • https://www.webmd.com/diet/iron-rich-foods?ref=tomecontroldesusalud.com
]]>
https://fogyma.vn/thieu-mau-sau-sinh-an-gi-1702/feed/ 9
Điểm danh 10 loại trái cây chứa nhiều sắt cho bà bầu! https://fogyma.vn/trai-cay-chua-nhieu-sat-cho-ba-bau-1845/ https://fogyma.vn/trai-cay-chua-nhieu-sat-cho-ba-bau-1845/#respond Mon, 28 Oct 2024 22:47:17 +0000 https://fogyma.vn/?p=1845 Trái cây không chỉ cung cấp dinh dưỡng dồi dào mà còn là nguồn bổ sung sắt lý tưởng cho mẹ bầu. Trong bài viết này, Fogyma sẽ giới thiệu 10 loại trái cây giàu sắt giúp bổ máu, góp phần đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Mời bạn cùng khám phá ngay để chọn lựa những loại trái cây tốt nhất cho thai kỳ!

Điểm danh 10 loại trái cây chứa nhiều sắt cho bà bầu! 1

Lợi ích của việc ăn trái cây giàu sắt trong thai kỳ

Việc bổ sung trái cây giàu sắt trong thai kỳ mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cả mẹ và bé. Sắt là thành phần cần thiết để sản xuất hồng cầu, giúp cơ thể mẹ cung cấp đủ oxy cho thai nhi và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu – một vấn đề thường gặp khi mang thai.

Việc ăn các loại trái cây giàu sắt như táo, chuối, mận… không chỉ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm mệt mỏi mà còn hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi, đặc biệt là não bộ và hệ tuần hoàn. Thêm vào đó, nhiều loại trái cây còn chứa vitamin C, giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm, từ đó tối ưu hóa lợi ích của việc bổ sung sắt.

Ngoài ra, trái cây cũng rất giàu chất xơ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Việc kết hợp trái cây vào chế độ ăn hàng ngày còn giúp mẹ bầu duy trì cân nặng ổn định, tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ và các biến chứng khác. Vì vậy, ăn trái cây giàu sắt không chỉ tốt cho mẹ mà còn giúp đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ.

Đọc thêm: Vì sao bà bầu cần bổ sung sắt và canxi?

10 loại trái cây bổ máu cho bà bầu

Dưới đây là những loại trái cây chứa nhiều sắt cho bà bầu, giúp bổ máu và cải thiện sức khỏe:

1. Táo

1. Táo 1

100g táo chứa 0.1mg sắt. Ngoài ra, táo cũng rất giàu vitamin A, giúp bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển và hình thành tế bào, bao gồm cả tế bào máu.

Táo cũng chứa pectin, một loại chất xơ tan trong nước và tạo sự đàn hồi cho các tế bào ruột, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Lượng chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào trong táo cũng giúp mẹ duy trì mức đường huyết ổn định, giảm nguy cơ đái tháo đường và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

2. Dâu tằm

100g dâu tắm chỉ chứa khoảng 43 calo nhưng có đến 1.9mg sắt. Nó cũng chứa vitamin C và pectin, giúp hỗ trợ quá trình hình thành tế bào và sản xuất máu.

Mặt khác, dâu tằm rất giàu chất xơ và các hợp chất polyphenol và flavonoid, có tác dụng giảm mức cholesterol trong máu bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ của nó trong đường tiêu hóa. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các vấn đề liên quan đến cholesterol cao trong máu.

3. Mận

3. Mận 1

100g mận có 0.2mg sắt. Ngoài ra, loại quả này còn chứa rất nhiều loại vitamin A, C, K…, chất xơ và các chất chống oxy hóa, giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hạn chế tình trạng táo bón.

Ngoài việc ăn trực tiếp mận tươi, bạn cũng có thể làm nước ép mận hoặc sử dụng mận khô với các món ăn vặt như ô mai, mận dầm muối ớt, siro mận…

4. Mơ

100g mơ có 0.4mg sắt. Quả mơ cũng chứa nhiều vitamin A, vitamin C – các chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, đặc biệt trong việc hình thành tế bào, cải thiện chức năng miễn dịch và tăng khả năng chống lại nhiễm trùng cho cả mẹ và thai nhi, giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Nếu mẹ không thích quả mơ tươi, mơ khô cũng là một lựa chọn tuyệt vời để bổ sung sắt và các chất dinh dưỡng, đây cũng là món ăn vặt rất thích hợp với các mẹ bị ốm nghén.

5. Chuối

5. Chuối 1

100g chuối chứa khoảng 0.3mg sắt. Chuối cũng rất giàu vitamin C và acid folic, giúp quá trình hấp thu sắt diễn ra hiệu quả hơn, giảm nguy cơ thiếu máu và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Bên cạnh đó chuối cũng chứa protein, carbohydrate, magie, kali và chất xơ… giúp cung cấp năng lượng, cải thiện sức khỏe cho mẹ.

6. Xoài

100g xoài có 0.2mg sắt. Xoài còn rất giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ bầu và cải thiện khả năng hấp thụ sắt. Thường xuyên ăn xoài cũng giúp mẹ bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như acid folic, vitamin A, canxi, magie… giúp hỗ trợ quá trình phát triển xương, cơ, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của thai nhi.

Lượng magie dồi dào trong xoài cũng có vai trò quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động của cơ và thần kinh trong cơ thể mẹ, đặc biệt chúng có thể giúp ngăn ngừa chứng tiền sản giật, giảm nguy cơ sinh non và hạn chế biến chứng sản khoa.

7. Cam

7. Cam 1

100g cam chứa khoảng 0.1mg sắt. Ăn cam hoặc uống nước cam thường xuyên không chỉ giúp bổ sung sắt cho cơ thể mà còn cung cấp cho mẹ bầu một lượng dồi dào vitamin C, chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp hỗ trợ quá trình hấp thu sắt và tăng cường sức đề kháng.

Không những vậy, cam còn chứa nhiều acid folic, tốt cho sự phát triển của thai nhi và giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh.

8. Nho

100g nho có khoảng 0.3mg sắt. Loại quả này cũng chứa vitamin C, K, acid folic…giúp thai nhi có thể phát triển toàn diện hơn.

Lượng dồi dào các chất chống oxy hóa như flavonol, tanin, linalool, anthocyanin và geraniol trong trái nho cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng, tăng khả năng bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi.

9. Lựu

9. Lựu 1

100g lựu chứa khoảng 0.7mg sắt. Đồng thời nó có thể cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ bầu, bao gồm vitamin K, canxi, folate, sắt, chất đạm và chất xơ, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Các chất chống oxy hóa trong lựu còn có thể giúp giảm nguy cơ tổn thương nhau thai. Mẹ có thể ăn trực tiếp lựu tươi hoặc sử dụng nước ép lựu để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

10. Đào

100g đào có thể cung cấp khoảng 0.8mg sắt. Ngoài ra chúng cũng rất giàu acid folic, vitamin A, C, canxi, phốt pho… đây đều là các dưỡng chất có lợi cho sự phát triển bé yêu.

Theo đó, lượng acid folic dồi dào trong quả đào có khả năng đảm bảo sự phát triển bình thường của hệ thần kinh và não của thai nhi. Trong khi đó, vitamin C có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và hấp thụ sắt tốt hơn. Vitamin A sẽ hỗ trợ cải thiện thị lực và củng cố hệ miễn dịch. Canxi và phốt pho giúp hỗ trợ sự phát triển xương của thai nhi.

Lưu ý khi bổ sung trái cây cho mẹ bầu

Việc bổ sung những loại trái cây vào chế độ ăn là rất quan trọng đối với bà bầu, nhưng mẹ cũng cần cân đối dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể hấp thu đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn trái cây để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé:

  • Lựa chọn trái cây tươi, không quá chín và không có vết hư, dập, mốc để đảm bảo an toàn dinh dưỡng. Tránh ăn những phần trái cây có dấu hiệu hư hỏng. Ngay cả khi mẹ đã gọt bỏ phần hư, chúng vẫn có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc, buồn nôn và tiêu chảy.
  • Ưu tiên trái cây hữu cơ để giảm nguy cơ nhiễm hóa chất hoặc thuốc trừ sâu thường sử dụng trong quá trình canh tác và bảo quản.
  • Rửa sạch trái cây trước khi ăn bằng nước muối hoặc dung dịch rửa rau quả để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn bám trên bề mặt.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn với đa dạng loại quả để tăng cảm giác ngon miệng và giảm nguy cơ tăng đường huyết. Không nên ăn quá nhiều trái cây trong một lần.
  • Tránh ăn trái cây đã bảo quản lâu ngày bởi chúng có thể tích tụ chất gây hại cho hệ tiêu hóa nhạy cảm của mẹ bầu.
  • Không ăn trái cây ngay sau bữa ăn chính bởi có thể gây táo bón, đầy hơi. Hãy ăn chúng vào các bữa ăn nhẹ, trước bữa ăn chính khoảng 1 giờ hoặc sau bữa ăn chính ít nhất 2 giờ.
  • Không dùng dao đã cắt thức ăn sống để gọt trái cây, nên dùng riêng dao để ngăn ngừa nguy cơ trái cây bị nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gián tiếp qua dao.

Ngoài ra, sắt trong trái cây là sắt không heme, có khả năng hấp thu kém, cần được kết hợp với vitamin C để tăng hiệu quả. Hơn nữa, thông thường cơ thể chỉ có thể hấp thụ một lượng nhỏ sắt từ thực phẩm nên mẹ bầu thường được khuyến nghị sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt trong thai kỳ để phòng ngừa, cải thiện chứng thiếu máu thiếu sắt.

☛ Đọc thêm: Bà bầu nên uống sắt nước hay sắt viên?

Lời kết:

Trái cây là nguồn bổ sung sắt tự nhiên, tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên, để đảm bảo cung cấp đủ sắt cho cơ thể và có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt cần thường xuyên thăm khám định kỳ, theo dõi sức khỏe và bổ sung sắt theo hướng dẫn của bác sĩ.

]]>
https://fogyma.vn/trai-cay-chua-nhieu-sat-cho-ba-bau-1845/feed/ 0
Mẹ bầu dư sắt có sao không? Nguy cơ và cách phòng tránh https://fogyma.vn/me-bau-du-sat-co-sao-khong-67/ https://fogyma.vn/me-bau-du-sat-co-sao-khong-67/#comments Sun, 20 Oct 2024 22:26:54 +0000 https://fogyma.vn/?p=67 Mẹ bầu thường được khuyến khích bổ sung sắt trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ uống quá nhiều sắt, cơ thể có thể bị thừa sắt và dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm. Vậy mẹ bầu dư sắt có sao không? Nhận biết tình trạng thừa sắt như thế nào? Hãy cùng Fogyma tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. 

Mẹ bầu dư sắt có sao không? Nguy cơ và cách phòng tránh 1

Tại sao sắt quan trọng với mẹ bầu?

Sắt đóng vai trò quan trọng trong thai kỳ, giúp hình thành hemoglobin để vận chuyển máu và oxy từ mẹ đến nuôi dưỡng thai nhi, đồng thời ngăn ngừa thiếu máu. Nó cũng tham gia vào sản xuất enzyme tăng cường hệ miễn dịch, giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Tại sao sắt quan trọng với mẹ bầu? 1
Sắt rất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi

Khi mang thai, nhu cầu sắt của mẹ sẽ tăng lên đáng kể theo từng giai đoạn. Cụ thể:

  • Trước khi mang thai: 15mg sắt/ngày.
  • 3 tháng đầu thai kỳ: 15 – 30mg sắt/ngày.
  • 3 tháng giữa: 30 – 60mg sắt/ngày.
  • 3 tháng cuối: Hơn 60mg sắt/ngày.

Nếu thiếu sắt khiến mẹ bầu dễ bị thiếu máu, kéo theo những vấn đề nghiêm trọng như sảy thai, sinh non, tiền sản giật, băng huyết sau sinh, thai nhi nhẹ cân, suy thai, dễ mắc các bệnh sơ sinh… thì tình trạng dư sắt cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.

Mẹ bầu dư sắt có sao không?

Thừa sắt khi mang thai xảy ra khi cơ thể mẹ nhận quá nhiều sắt, khiến nồng độ sắt và huyết sắc tố hemoglobin trong máu tăng cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do mẹ bổ sung quá nhiều sắt, mẹ được truyền máu với lượng lớn hoặc do sự ảnh hưởng của các yếu tố di truyền…

Thừa sắt ở mẹ bầu có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, táo bón), tiểu đường thai kỳ, tổn thương gan, ngộ độc… Ngoài ra, tình trạng này cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của mẹ.

Ảnh hưởng tới thai nhi

Nồng độ hemoglobin và sắt tự do trong máu tăng cao có thể cản trở quá trình vận chuyển máu và oxy từ mẹ đến nuôi dưỡng thai nhi, khiến thai nhi không nhận đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển, làm tăng nguy cơ thiếu cân, sinh non, đồng thời kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ 1

Lượng sắt dư thừa trong máu có thể làm rối loạn hoạt động của tuyến tụy, ức chế quá trình sản xuất insulin. Nồng độ insulin giảm sút khiến khả năng kiểm soát lượng đường trong máu bị ảnh hưởng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Điều này cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non, vàng da và khó hoàn thiện hệ hô hấp.

Ngộ độc

Bổ sung quá nhiều sắt so với nhu cầu của cơ thể cũng khiến mẹ bầu đối diện với nguy cơ ngộ độc. Trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa đến sự an toàn của mẹ và thai nhi.

Vì vậy, nếu xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, người xanh xao, tim đập nhanh, sốt… mẹ cần lập tức tới bệnh viện để kiểm tra vì rất có thể mẹ đang có nguy cơ bị ngộ độc do bổ sung quá nhiều sắt so với liều lượng cho phép.

Ảnh hưởng tới gan

Khi mẹ bầu uống quá nhiều sắt, cơ thể sẽ không thể hấp thụ toàn bộ khoáng chất này, lượng sắt dư thừa sẽ tích tụ trong gan, tạo áp lực lên gan và làm suy giảm chức năng gan, ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ độc tố.

Mặt khác, nồng độ sắt tự do trong máu cao cũng thúc đẩy quá trình oxy hóa mô gan, kết hợp với độc tố tích tụ gây tổn thương nội tạng và tạo sẹo tại gan. Nếu kéo dài thậm chí có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan.

Ảnh hưởng tâm lý

Ảnh hưởng tâm lý 1

Dư sắt có thể gây cho mẹ cảm giác mệt mỏi, chán ăn, uể oải, mất ngủ… dẫn đến suy nhược cơ thể. Tình trạng này kéo dài cũng khiến mẹ dễ rơi vào trạng thái lo âu, thường xuyên cảm thấy căng thẳng, ức chế, tâm lý thất thường, thậm chí trầm cảm.

Nguy cơ viêm khớp

Nồng độ sắt cao trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, dẫn đến các tổn thương mô, bao gồm các mô bao phủ xương khớp, dẫn đến đau lưng, nhức mỏi chân tay… trong thai kỳ.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Khi lượng sắt tích tụ trong cơ thể quá lớn, nó có thể cản trở sự dẫn điện của tim, làm tổn thương mạch máu và tăng huyết áp, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tuần hoàn máu. Ngoài ra, nồng độ sắt trong máu cao cũng thúc đẩy quá trình oxy hóa và tăng nguy cơ viêm nhiễm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ảnh hưởng tới đường tiêu hóa

Bổ sung quá nhiều sắt khiến mẹ bầu dễ mắc vấn đề liên quan tới tiêu hóa. Ví dụ như táo bón thai kỳ, điều này không chỉ khiến nhiều mẹ bầu khó chịu còn làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

Bổ sung thừa sắt khi mang thai rất nguy hiểm nên mẹ bầu cần cẩn trọng. Không tự ý bổ sung hoặc điều chỉnh liều lượng nếu không có sự tư vấn của bác sĩ.

☛ Tham khảo thêm: Uống nhiều sắt khi mang thai có tốt không?

Dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu

Khi bị thừa sắt, mẹ bầu có thể gặp phải những dấu hiệu như:

  • Da sậm màu: Lượng sắt dư thừa có thể được chuyển từ tế bào máu đến các mô dưới da, khiến da trở nên sậm màu hơn.
  • Vàng da: Quá tải sắt sẽ làm tăng áp lực lên gan, khiến chức năng gan suy giảm. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng xử lý bilirubin, khiến da dần chuyển sang vàng.
  • Kích ứng hệ tiêu hóa: Sắt dư thừa có thể lắng đọng tại hệ tiêu hóa, gây tình trạng kích ứng với những biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn…
  • Đau nhức khớp: Sắt có  thể bị tích tụ tại các mô xương khớp, làm chúng bị tổn thương, đồng thời kích thích các phản ứng viêm, gây tình trạng đau nhức xương khớp.
  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, khó thở, tăng nhịp tim: Lượng sắt dư thừa có thể tạo áp lực lên tim và nhiều cơ quan trong cơ thể, khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy khó  thở, mệt mỏi, uể oải, tim đập nhanh…
  • Cân nặng giảm đột ngột: Tình trạng rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, mệt mỏi… do thừa sắt gây ra có thể khiến cân nặng của mẹ bị sụt giảm nhanh chóng.
  • Các dấu hiệu khác: Huyết áp thấp và không ổn định, lơ mơ, hay quên, mất ngủ, khó ngủ, tiểu ra máu…
Dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu 1
Thừa sắt có thể gây cảm giác buồn nôn, nôn mà mẹ bầu không chú ý tới

Làm gì khi có dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu?

Làm gì khi có dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu? 1

Khi có dấu hiệu thừa sắt, mẹ bầu cần:

  • Ngưng uống sắt ngay lập tức, tránh bổ sung sắt khiến tình trạng thêm nghiêm trọng.
  • Đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời, đúng cách.
  • Tăng cường bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ như các loại rau củ quả. Bởi chất xơ trong rau củ quả giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất sắt, giảm hấp thu sắt ở hệ tiêu hóa.
  • Dùng các loại thực phẩm có tính lợi tiểu nhằm nhanh chóng đào thải sắt ra khỏi cơ thể như nước râu ngô, nước rau má…

☛ Tham khảo thêm tại: Bí quyết bổ sung sắt cho bà bầu: đúng và đủ!

Cách phòng tránh tình trạng dư sắt ở mẹ bầu

Cách phòng tránh tình trạng dư sắt ở mẹ bầu 1

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ thừa sắt khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Uống đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Không kết hợp các chế phẩm bổ sung sắt với nhau.
  • Uống nhiều nước trong quá trình bổ sung sắt để cải thiện khả năng hấp thu, hạn chế tác dụng phụ.
  • Bổ sung dinh dưỡng khoa học, hợp lý, kết hợp hoạt động thể chất nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe tổng thể, hỗ trợ quá trình hấp thu – đào thải sắt dư thừa diễn ra hiệu quả hơn.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để được điều chỉnh liều lượng bổ sung sắt phù hợp nhất theo từng giai đoạn thai kỳ.

Ngoài ra, điều quan trọng mẹ bầu cần hết sức lưu ý khi bổ sung sắt là chọn sản phẩm phù hợp. Theo đó, chế phẩm bổ sung sắt thông thường với ion sắt II rất dễ gây kích ứng dạ dày. Hơn nữa, chúng còn có đặc tính hấp thu tự động, không kiểm soát, dễ gây tình trạng thừa sắt và tăng nguy cơ ngộ độc cho cơ thể, kéo theo tình trạng nóng trong, táo bón.

Chính vì vậy, để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn khi bổ sung sắt, mẹ hãy ưu tiên các sản phẩm có thành phần hữu cơ như sắt nước Fogyma. Với thành phần chính là Sắt (III) Hydroxide Polymaltose (IPC) được liên kết theo cấu trúc tương tự như ferritin, Fogyma có khả năng bù đắp lượng sắt thiếu hụt một cách nhanh chóng cùng cơ chế hấp thu chủ động, hạn chế tích tụ sắt dư thừa, đặc biệt không gây kích ứng tiêu hóa, đảm bảo an toàn cho mẹ bầu.

Cách phòng tránh tình trạng dư sắt ở mẹ bầu 2

Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép và được các chuyên gia sản khoa khuyên dùng trong phòng ngừa, điều trị thiếu máu do thiếu sắt.

Kết luận:

Bổ sung sắt khi mang thai là rất cần thiết. Tuy nhiên, mẹ bầu cần uống thuốc sắt một cách hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên theo dõi sức khỏe, thăm khám định kỳ để điều chỉnh liều lượng sắt phù hợp, đảm bảo an toàn, sức khỏe.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.healthline.com/nutrition/why-too-much-iron-is-harmful
  • https://www.diabetes.co.uk/news/2016/nov/iron-overload-during-pregnancy-may-be-linked-to-higher-risk-of-developing-diabetes-94333639.html
]]>
https://fogyma.vn/me-bau-du-sat-co-sao-khong-67/feed/ 20
Dư sắt trong máu có triệu chứng gì? Nhận biết và điều trị! https://fogyma.vn/du-sat-trong-mau-co-trieu-chung-gi-4865/ https://fogyma.vn/du-sat-trong-mau-co-trieu-chung-gi-4865/#respond Fri, 18 Oct 2024 09:36:45 +0000 https://fogyma.vn/?p=4865 Dư sắt là tình trạng sức khỏe nhiều người gặp phải với nguy cơ tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy dư sắt trong máu có những triệu chứng gì? Cách điều trị ra sao?

Dư sắt trong máu có triệu chứng gì? Nhận biết và điều trị! 1

Dư sắt trong máu là gì?

Dư sắt trong máu hay thừa sắt, quá tải sắt là tình trạng lượng sắt trong cơ thể vượt quá mức cần thiết. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Lạm dụng thuốc bổ sung sắt: Sử dụng quá liều thuốc sắt không theo chỉ định, tự ý tăng liều dùng hoặc kết hợp nhiều sản phẩm bổ sung sắt cùng lúc sẽ dẫn đến thừa sắt, thậm chí ngộ độc sắt.
  • Truyền máu nhiều lần: Trường hợp phải truyền máu thường xuyên do nguyên nhân bệnh lý như thiếu máu hoặc các rối loạn về máu cũng tiềm ẩn nguy cơ thừa sắt.
  • Bệnh lý: Bệnh rối loạn di truyền hấp thu sắt (hemochromatosis) khiến cơ thể không có không có khả năng điều hòa lượng sắt hấp thụ qua đường ruột, dẫn đến quá tải sắt. Ngoài ra, các bệnh lý về gan, bệnh thiếu máu hồng cầu… cũng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt của cơ thể, làm tăng nguy cơ thừa sắt.

Tình trạng dư sắt trong máu kéo dài sẽ khiến lượng sắt dư thừa tích tụ tại nhiều cơ quan như gan, tim, tụy… gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Đồng thời làm tăng nguy cơ đối diện với các biến chứng như tiểu đường, suy tim, xơ gan, ung thư gan… đe dọa an toàn, tính mạng của người bệnh.

☛ Xem thêm: Mẹ bầu dư sắt có sao không?

Dư sắt trong máu có những triệu chứng gì?

Khi bị dư sắt trong máu, tùy mức độ và trường hợp cụ thể, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau.

Triệu chứng sớm

Thời gian đầu bị thừa sắt, một số triệu chứng có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Viêm khớp, đau nhức xương khớp
  • Đau dụng, sụt cân nhanh…

Tuy nhiên, các triệu chứng này thường dễ nhầm lẫn với các tình trạng sức khỏe khác, dẫn đến tâm lý chủ quan, không thăm khám, điều trị. Điều này khiến tình trạng ngày một xấu đi.

Triệu chứng sớm 1
Dư sắt khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi

Triệu chứng muộn

Theo thời gian, lượng sắt dư thừa tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều. Lâu dần, người bệnh sẽ có một số biểu hiện dưới đây:

  • Thay đổi màu sắc da: Da chuyển dần sang vàng, sậm màu, hơi đỏ hoặc tím tái
  • Suy giảm ham muốn tình dục, nam giới có thể bị bất lực
  • Căng thẳng, lo lắng, trầm cảm
  • Khó thở, suy tim, đau tim
  • Tiến triển bệnh tiểu đường…

Ngoài ra, bênh nhân cũng có thể xuất hiện các triệu chứng bệnh gan như mệt mỏi, vàng da, chán ăn, nước tiểu sậm màu, trướng bụng, đau tức hạ sườn… do biến chứng, dẫn đến các bệnh lý về gan như gan to, xơ gan, viêm gan….

Chẩn đoán dư sắt trong máu bằng cách nào?

Chẩn đoán dư sắt trong máu bằng cách nào? 1

Để tránh sức khỏe bị ảnh hưởng, hạn chế biến chứng, khi nhận thấy các dấu hiệu dư sắt, hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Bên cạnh việc đánh giá các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết.

Thông thường, một người sẽ được chẩn đoán là dư sắt khi:

  • Xét nghiệm sắt huyết thanh: Nồng độ sắt huyết thanh cao hơn 175 mcg / dL với nam và 150 mcg / dL với nữ.
  • Phần trăm transferrin bão hòa: Phần trăm transferrin bão hòa huyết thanh khi đói > 50%. Có thể xem là dấu hiệu gợi ý bệnh thừa sắt đồng hợp tử.
  • Nồng độ ferritin huyết thanh tăng: Lớn hơn 336 ng/ml với nam và 307 ng/ml với nữ. Với tình trạng thừa sắt, chỉ số này thường tăng rất cao.

Trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy phần trăm transferrin bão hòa hoặc nồng độ ferritin huyết thanh bất thường, xét nghiệm di truyền có thể được chỉ định để kiểm tra các đột biến như C282Y và H63D HFE.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị thừa sắt nghiêm trọng, xét nghiệm chức năng gan và sinh thiết gan có thể được chỉ định để đánh giá mức độ tổn thương gan và xác định mức độ sắt dư thừa tích tụ trong gan.

Khi bị thừa sắt phải làm sao?

Khi bị thừa sắt phải làm sao? 1
Nên khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ thừa sắt

Như dã nói ở trên, để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khi có những dấu hiệu nghi ngờ bị thừa sắt, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. Trường hợp được chẩn đoán xác định dư sắt trong máu, tùy mức độ cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau.

Một số phương pháp tham khảo có thể bao gồm:

Truyền thải sắt

Truyền thải sắt hay lấy máu tĩnh mạch là phương pháp điều trị thừa sắt được áp dụng phổ biến nhất nhờ tính an toàn, hiệu quả. Thông thường, bệnh nhân sẽ được lấy máu 1 – 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 470ml máu.

Quá trình này sẽ diễn ra đều đặn đến khi nồng độ sắt trong máu của người bệnh quay về ngưỡng bình thường. Sau đó, việc lấy máu sẽ diễn ra với tần suất ít hơn và kết thúc sau khoảng 2 – 4 tháng hoặc lâu hơn tùy trường hợp.

Liệu pháp chelation

Liệu pháp chelation 1

Nếu bệnh nhân bị thừa sắt do truyền máu liên tục và không thể thực hiện truyền thải sắt, các thuốc điều trị nội khoa (liệu pháp chelation) sẽ được chỉ định. Với liệu pháp này, người bệnh cần sử dụng các loại thuốc như:

  • Deferoxamine (Desferal): Thuốc được tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch, giúp liên kết với sắt dư thừa và thải qua nước tiểu.
  • Deferasirox (Exjade): Dùng đường uống, có tác dụng loại bỏ sắt qua phân.
  • Deferiprone (Ferriprox): Thường dùng phối hợp trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng tốt với deferoxamine.
Lưu ý: Các thuốc điều trị trên cần được dùng dưới sự hướng dẫn, theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không tự ý sử dụng hay điều chỉnh liều lượng. 

Kết hợp thay đổi chế độ ăn uống

Để cải thiện tình trạng dư sắt trong máu, người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ ăn phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng. Đồng thời lưu ý:

  • Hạn chế ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt cừu, gan động vật, ngũ cốc…
  • Không nên tiêu thụ nhiều các loại đồ ăn, thức uống giàu vitamin C bởi chúng có khả năng tăng cường hấp thu sắt từ thực phẩm, làm tình trạng thừa sắt thêm nghiêm trọng.
  • Tránh sử dụng các loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia bởi chúng bởi chúng có thể thúc đẩy tổn thương gan, đặc biệt với các trường hợp thừa sắt.
  • Ăn uống cân bằng các nhóm chất, bổ sung chất xơ, uống nhiều nước, kết hợp các thực phẩm lợi tiểu để hỗ trợ quá trình đào thải sắt dư thừa diễn ra hiệu quả hơn.
  • Có thể kết hợp một lượng vừa phải thực phẩm cản trở hấp thu sắt trong bữa ăn như trà, cà phê, thực phẩm canxi… để hạn chế lượng sắt nạp vào.

Kết hợp thay đổi chế độ ăn uống 1

Phòng ngừa thừa sắt bằng cách nào?

Do bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền do đó tất cả các thành viên trong gia đình có mối quan hệ huyết thống vưới bệnh nhân thừa sắt nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra đột biến di truyền, phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, khi sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt, hãy chú ý sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, không kết hợp sử dụng nhiều sản phẩm chứa sắt cùng lúc. Đồng thời hãy kết hợp bổ sung dinh dưỡng khoa học, sinh hoạt lành mạnh và duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng để duy trì một cơ thể khỏe mạnh hơn.

☛ Tìm hiểu thêm: Uống nhiều sắt khi mang thai có tốt không?

Trên đây là những thông tin hữu ích về các triệu chứng dư sắt trong máu cũng như cách điều trị hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về việc bổ sung sắt đúng cách, hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ tổng đài 1900 545 518 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Nguồn tham khảo:

  • https://www.nhs.uk/conditions/haemochromatosis/treatment/
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK173958/
  • https://suckhoedoisong.vn/cac-thuoc-dieu-tri-benh-u-sat-169139400.htm
]]>
https://fogyma.vn/du-sat-trong-mau-co-trieu-chung-gi-4865/feed/ 0