Thiếu máu thiếu sắt gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ sau này, dẫn tới các rối loạn về tâm thần cũng như vận động. Do đó, việc phát hiện, điều trị và phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở trẻ rất quan trọng. Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh lý phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ này nhé.
Mục lục
- Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ là gì?
- Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ
- Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu máu thiếu sắt
- Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ có nguy hiểm không?
- Xét nghiệm chẩn đoán trẻ thiếu máu thiếu sắt
- Điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ như thế nào?
- Phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
- Sắt nước hữu cơ FOGYMA – Xua tan nỗi lo thiếu sắt ở bé
Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ là gì?
Thiếu sắt được biết đến là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu ở trẻ em. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và trên 10 tuổi. Phần lớn do chế độ ăn uống không phù hợp với độ tuổi của bé, bị nhiễm giun sán hay mắc một số mắc bệnh lý về tiêu hóa mãn tính.
Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ có nguy cơ dẫn tới các biến chứng, điển hình như thấp còi, chậm phát triển, gây ra các rối loạn về tâm thần và vận động. Vì vậy, cha mẹ cần phát hiện sớm các dấu hiệu thiếu máu và có biện pháp cải thiện kịp thời nhé.
Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ
Ở độ tuổi khác nhau, nhu cầu về máu không giống nhau để đảm bảo đủ nuôi dưỡng các tế bào hiện tại và hình thành các tế bào mới. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, với những trẻ tứ 6 tháng tuổi – 6 tuổi huyết sắc tố cần đạt trên 110 g/l. Nếu chỉ số huyết sắc tố thấp hơn ngưỡng này là đang bị thiếu máu. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ thiếu máu, thiếu sắt, điển hình là các nhóm chính như sau:
Thiếu sắt dự trữ từ khi còn trong bụng mẹ
Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi nhận các dưỡng chất từ người mẹ để phát triển và hoàn thiện. Ngoài ra, còn cần một số dưỡng chất để dự trữ ngay từ trong thai kỳ, điển hình là vi chất sắt. Quá trình tích lũy sắt diễn ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ để đảm bảo khi sinh ra trẻ tích lũy khoảng 25 – 3.000 mg sắt. Lượng sắt dự trữ này sẽ dùng để tạo máu trong từ 3 – 4 tháng đầu sau sinh khi dinh dưỡng cũng như khả năng hấp thu chưa đáp ứng đủ.
Phần lớn trẻ thiếu sắt dự trữ do sinh non, sinh đôi, sinh nhẹ cân hoặc mẹ bầu không được cung cấp đủ sắt trong thai kỳ đều dẫn tới thiếu máu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh.
Tăng trưởng nhanh
Sau sinh trẻ phát triển mạnh về thể chất cũng như cân nặng, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng. Do đó, trẻ cần nhiều sắt hơn mà dinh dưỡng chủ yếu đến từ sữa nên không đủ cung cấp sắt cần thiết. Vì vậy, nhữn trẻ sinh non, trẻ phát triển nhanh thường có nguy cơ cao thiếu sắt thường được các chuyên gia khuyến cáo cần tăng bổ sung sắt qua chế độ ăn, chế phẩm sắt.
Chế độ ăn uống thiếu sắt
Dinh dưỡng hàng ngày thiếu khoa học, không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ. Cụ thể như trẻ thiếu sữa mẹ, thực đơn ăn uống thiếu nguồn thực phẩm từ động vật, ăn bột kéo dài…
Mắc bệnh lý
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thường bị thiếu máu thiếu sắt do mắc phải một số bệnh lý như:
- Mất máu mạn tính do chảy máu đường tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng như giun móc…
- Giảm hấp thu sắt do mắc bệnh mạn tính đường tiêu hóa (tổn thương tá tràng, viêm ruột, điều trị kháng sinh acid dạ dày), tiêu chảy kéo dài, hội chứng kém hấp thu, bị cắt dạ dày…
- Thiếu transferrin bẩm sinh
Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu máu thiếu sắt
Tùy thuộc vào mức độ thiếu máu thiếu sắt ở bé mà có xuất hiện dấu hiệu hay không. Tuy nhiên, nếu đã xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã ở mức độ khá trầm trọng. Các dấu hiệu điển hình như:
- Da xanh xao, lòng bàn tay nhợt, niêm mạc nhợt nhạt.
- Mệt mỏi, lừ đừ, kém tập trung khi làm việc hoặc học tập, vận động kém.
- Nhịp tim nhanh, thở nông, khó thở khi gắng sức.
- Biếng ăn, chậm tăng cân hoặc sụt cân.
- Thường bị rối loạn tiêu hóa
- Môi khô, lưỡi láng, mất gai.
- Móng biến dạng – dẹt, có khía; tóc khô và dễ gãy rụng.
- Trẻ dưới 2 tuổi chậm biết ngồi, biết đi, chậm phát triển về cân nặng và chiều cao.
- Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh lý về hô hấp do sức đề kháng kém.
Khi bé xuất hiện các dấu hiệu trên, nhất là ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao cần đưa trẻ tới trung tâm y tế để kiểm tra sớm. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo trẻ vẫn có sức khỏe tốt và phát triển như bạn bè đồng trang lứa.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 8 dấu hiệu trẻ thiếu máu thiếu sắt mẹ chớ coi thường!
Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ có nguy hiểm không?
Nhiều cha mẹ thắc mắc, thiếu máu thiếu sắt có nguy hiểm hay không? Câu trả lời là “Có”. Thiếu máu thiếu sắt gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho bé, ảnh hưởng tới nhiều hệ cơ quan trong cơ thể như:
- Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa: Trẻ chán ăn, chậm phát triển, chậm lên cân.
- Ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương: Trẻ thường xuyên mệt mỏi, vận động kém, chậm phát triển về tinh thần, giảm nhận thức, học tập kém, phù gai thị.
- Ảnh hưởng hệ tim mạch: Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ làm nhịp tim nhanh hơn, tim to, suy tim.
- Ảnh hưởng hệ thống cơ xương khớp: Trẻ giảm khả năng tập luyện, giảm độ bền bỉ trong làm việc và làm thay đổi khoang xương sợ trong phim chụp X-quang.
- Ảnh hưởng hệ thống miễn dịch: Thiếu máu thiếu sắt khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu, trẻ dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Xét nghiệm chẩn đoán trẻ thiếu máu thiếu sắt
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu nhằm chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt. Một số xét nghiệm cần thiết như:
- Tổng phân tích tế bào máu
- Kiểm tra nồng độ Ferritin huyết thanh, sắt huyết thanh
- Transferrin hoặc tổng khả năng liên kết sắt (TIBC)
Điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ như thế nào?
Điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung sắt và điều trị nguyên nhân gây mất sắt và rối loạn hấp thu sắt. Chủ yếu là giải quyết nguyên nhân, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn bổ sung sắt.
Điều trị nguyên nhân bệnh lý
Phát hiện và điều trị các nguyên nhân bệnh lý gây thiếu máu thiếu sắt giúp phòng ngừa bệnh tái phát. Vì vậy, trẻ cần được điều trị triệt để một số vấn đề đường tiêu hóa, bổ sung men vi sinh nhằm tăng hấp thu, tẩy giun sán định kỳ hàng năm (đối với các bé trên 1 tuổi).
Bổ sung sắt bằng đường uống
Liều điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em là từ 3 – 5mg sắt nguyên tố/kg/ngày. Một số trẻ thiếu máu do thiếu sắt nặng (chỉ số hemoglobin dưới 80g/l) có thể bổ sung sắt với liều cao hơn. Phần lớn các trường hợp sẽ được cải thiện nhanh chóng sau 1 tháng đầu tiên. Và đây cũng là thời điểm con được kiểm tra, đánh giá hiệu quả điều trị.
Nếu chỉ số hemoglobin tăng ít nhất 10g/l cho thấy bé đáp ứng điều trị, bé nên uống sắt thêm ít nhất 1 – 2 tháng để tạo sắt dự trữ cho cơ thể. Ngược lại. nếu hemoglobin tăng ít hoặc không tăng, bác sĩ sẽ xem lại chẩn đoán và mức độ tuân thủ điều trị để điều chỉnh sao cho phù hợp.
Nên uống sắt vào buổi sáng khi đói, trước ăn sáng 1 giờ hoặc sau ăn sáng 2 giờ. Cần lưu ý, không cho bé uống sắt cùng canxi hoặc các thực phẩm giàu canxi gây giảm hấp thu sắt. Khi uống sắt có thể bổ sung vitamin C hoặc uống nước cam, chanh để tăng hấp thu sắt.
Cha mẹ cần cho bé uống đúng liều lượng, thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý tăng giảm liều lượng hay dừng đột ngột sẽ làm tăng nguy cơ tái phát thiếu máu thiếu sắt. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi uống sắt như khó chịu ở bụng, buồn nôn, nôn, táo bón, phân sẫm màu, răng ố vàng…
Bổ sung sắt qua đường tiêm
Khi không thể bổ sung sắt qua đường uống (do viêm ruột, không tuân thủ điều trị), bác sĩ có thể cân nhắc bổ sung sắt qua đường tiêm. Tuy nhiên, việc làm này cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên môn và phải được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Thay đổi chế độ ăn uống
Bên cạnh việc điều trị, mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng cho con để cung cấp tối đa lượng sắt từ thực phẩm bằng cách:
- Cho trẻ bú mẹ: Tuy lượng sắt trong sữa mẹ khá thấp, chỉ chiếm 0,35mg/lít nhưng lại dễ hấp thu. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa nhiều dưỡng chất khác cho bé yêu. Nếu bé đang bú mẹ thiếu máu thiếu sắt, mẹ có thể tăng số lần cho con bú trong ngày lên để bé có thể nhận được nhiều sắt và các dưỡng chất khác.
- Đổi sữa công thức giàu sắt: Với trẻ đang sử dụng sữa công thức, mẹ có thể lựa chọn loại sữa tăng cường sắt. Mẹ có thể tham khảo những loại sữa có hàm lượng sắt cao và giàu sắt dành cho bé yêu hoặc tham khảo ý kiến từ chuyên gia.
- Xây dựng thực đơn giàu sắt: Mẹ cần chế biến món ăn từ các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, thịt lợn nạc, trứng, hàu, rau bina, súp lơ xanh… Ưu tiên các món ăn từ động vật sẽ cung cấp sắt dễ hấp thu hơn so với từ thực vật. Bên cạnh đó, nguồn thực phẩm từ động vật còn cung cấp nhiều protein – nguyên liệu tham gia cấu tạo hồng cầu.
- Đa dạng thực phẩm: Thực đơn của bé cần đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp sắt cùng các vi chất cần thiết cho sự phát triển của bé như canxi, kẽm, magie, vitamin A… Mẹ nên đa dạng cách chế biến để giúp bé ăn được nhiều hơn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Trẻ thiếu sắt nên ăn gì?
Chế độ nghỉ ngơi
Thiếu máu thiếu sắt khiến trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, mỗi lần vận động đều cảm thấy nhanh mệt. Do đó, mẹ cần cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn trong giai đoạn điều trị. Sau 3 – 4 tuần, khi tình trạng bệnh đã được cải thiện có thể tập các bài tập nhẹ nhàng, không quá sức dành cho con.
Phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Hoàn toàn có thể dự phòng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ bằng cách:
- Nuôi con bằng sữa mẹ những năm đầu đời, nếu sử dụng sữa công thức cho bé nên lựa chọn loại sữa có bổ sung sắt cho tới khi con được 1 tuổi.
- Bổ sung cho bé những thực phẩm nhiều sắt có nguồn gốc động và thực vật, các loại thức ăn dễ hấp thu như trứng, cá, thịt, đậu nành.
- Chủ động bổ sung sắt dự phòng cho nhóm trẻ có nguy cơ cao thiếu sắt như trẻ sinh non, sinh đôi, sinh nhẹ cân…
- Xây dựng chế độ ăn uống cân đối, giàu sắt và vitamin dành cho bé. Tăng cường các loại thực phẩm tăng hấp thu sắt, giàu vitamin C như cam, chanh, khoai tây, cà chua…
- Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện, điều trị bệnh lý hoặc nguyên nhân gây thiếu sắt.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hướng dẫn chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt từ chuyên gia
Sắt nước hữu cơ FOGYMA – Xua tan nỗi lo thiếu sắt ở bé
Một sản phẩm thuốc sắt được các bác sĩ chuyên khoa nhi khuyên dùng điều trị thiếu máu thiếu sắt cho bé là Sắt nước hữu cơ Fogyma. Sản phẩm được sản xuất bởi công ty Cổ phần dược phẩm CPC1 HÀ NỘI – đơn vị dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam.
Fogyma có thành phần là sắt (III) hydroxyd polymaltose (Iron Polymaltose Complex – IPC) có cấu trúc tương tự với Ferritin, khi uống sẽ giúp hấp thu sắt một cách tối ưu hơn nhiều so với các chế phẩm chứa muối sắt (II) sulfat.
IPC có trong Fogyma có dạng cấu trúc hữu cơ ổn định, không bị ion hóa nên ít gây kích ứng tiêu hóa, giảm thiểu tối đa tình trạng nóng trong, táo bón. Ngoài ra, đường trong Fogyma hoàn toàn là đường điều vị, không gây tiểu đường và không sinh năng lượng, rất an toàn cho sức khỏe của người dùng.
Nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ Ý, dây chuyền công nghệ BFS hiện đại bậc nhất châu Âu đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất trong sản xuất thuốc hiện đại, góp phần mang tới chất lượng cho sản phẩm.
Cho tới nay, Fogyma vẫn luôn nhận được sự tin dùng của hàng triệu bà mẹ Việt nuôi con nhỏ trên khắp cả nước. Sản phẩm được các chuyên gia, bác sĩ nhi khoa tại các bệnh viện lớn khuyên sử dụng.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)