Trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ, việc bổ sung sắt không chỉ quan trọng với sức khỏe của mẹ mà còn rất có ý nghĩa với em bé. Vậy tại sao nên bổ sung sắt cho mẹ cho con bú? Bổ sung bằng cách nào? Hãy cùng Fogyma khám tìm hiểu những cách bổ sung sắt đơn giản nhưng hiệu quả để giúp mẹ khỏe mạnh và con yêu phát triển tốt nhất ngay dưới đây.
Mục lục
Vì sao cần bổ sung sắt cho mẹ cho con bú?
Sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng với việc duy trì sức khỏe, đặc biệt là khả năng vận chuyển oxy trong cơ thể. Trong quá trình sinh nở, thông thường mẹ mất khoảng từ 300 – 1000ml máu, thậm chí nhiều hơn tùy trường hợp, dẫn đến thiếu sắt.
Thiếu sắt kéo dài có thể gây ra những vấn đề sức khỏe, bao gồm chứng thiếu máu, điều này khiến cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết, sinh cảm giác mệt mỏi, kéo theo đó là các vấn đề như:
- Sức đề kháng của mẹ suy giảm, tăng nguy cơ băng huyết, nhiễm trùng.
- Thường xuyên cảm thấy đau đầu, chóng mặt, da xanh xao…
- Tinh thần bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh.
- Chất lượng sữa kém, giảm tiết sữa, không cung cấp đủ sắt và dưỡng chất cho trẻ.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do không cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho hoạt động bình thường của tim.
Xem thêm: Dấu hiệu thiếu sắt ở mẹ sau sinh
Đối với trẻ nhỏ, sắt là một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của hệ thống thần kinh và não bộ. Sữa mẹ được coi là nguồn cung cấp sắt chủ yếu cho trẻ trong những năm đầu đời. Việc mẹ thiếu sắt sau khi sinh cũng sẽ dẫn đến tình trạng không cung cấp đủ lượng sắt cho bé, gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ.
Thực tế, hầu hết trẻ đã có đủ sắt cần thiết từ khi mới sinh cho đến giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, trẻ sinh non hoặc trẻ bú mẹ mà thiếu sắt có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt. Trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt nhẹ và trong thời gian ngắn, trẻ gần như không có triệu chứng và khó nhận biết qua các biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên, nếu kéo dài, có thể ảnh hưởng đến việc tăng cân, chiều cao và sự phát triển trí não của trẻ.
Như vậy, việc bổ sung sắt sau sinh là cần thiết. Cơ thể được cung cấp đủ sắt sẽ giúp sản phụ nhanh chóng tái tạo lượng máu đã mất, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt, cải thiện sự suy nhược, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình phục hồi cơ thể. Đặc biệt, sắt cũng giúp cải thiện tâm trạng và chất lượng sữa mẹ, đảm bảo cung cấp dưỡng chất quan trọng cho bé trong giai đoạn đầu đời, từ đó xây dựng nền móng cho sự phát triển trong tương lai, tạo điều kiện cho mẹ chăm sóc bé tốt hơn.
Tìm hiểu tiếp: Sau sinh cần bổ sung bao nhiêu sắt?
Bổ sung sắt cho mẹ cho con bú bằng cách nào?
2 cách bổ sung sắt cho mẹ cho con bú được áp dụng phổ biến nhất là qua chế độ ăn và sử dụng thuốc.
Bổ sung qua chế độ ăn
Một chế độ ăn khoa học, cân bằng dưỡng chất và chứa nhiều sắt sẽ giúp giảm nguy cơ thiếu sắt, đồng thời giúp mẹ duy trì sức khỏe tốt hơn để chăm sóc bé yêu.
Sắt trong thực phẩm gồm 2 dạng chính là sắt heme và sắt non-heme với đa dạng nguồn thực phẩm. Trong đó, sắt heme có nhiều trong các loại thịt động vật còn sắt non-heme lại được tìm thấy nhiều ở các loại rau, củ, quả.
Dưới đây là một số thực phẩm giàu sắt mẹ cho con bú không nên bỏ qua:
Thịt bò
Trong 100g thịt bò chứa khoảng 2,7g sắt heme. Không chỉ vậy, thịt bò còn là nguồn cung cấp các thành phần quan trọng cho máu như vitamin B12, acid folic, kẽm… giúp tăng cường quá trình tạo máu trong cơ thể.
Tuy thịt bò có hàm lượng sắt cao và dễ hấp thu, nhưng mẹ cần bổ sung với lượng vừa phải, không nên tiêu thụ quá 3 lần mỗi tuần (tối đa 700g/tuần). Nếu ăn quá nhiều thịt bò, mẹ có thể bị đầy bụng, khó tiêu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các vấn đề về mỡ máu và tim mạch.
Ngoài thịt bò, mẹ cho con bú có thể bổ sung sắt heme từ các loại thịt đỏ khác như thịt heo, thịt cừu, thịt dê…
Cá hồi
Trong 100g cá hồi chứa khoảng 3,6g sắt. Ngoài ra, cá hồi còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như kẽm, kali, magiê và vitamin B12, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cũng như hỗ trợ cung cấp dưỡng chất cho thai nhi qua sữa mẹ.
Đặc biệt, vitamin B12 là một yếu tố quan trọng giúp duy trì hệ thống thần kinh, cải thiện tâm trạng và sự tỉnh táo của người mẹ sau khi sinh. Kali và magiê giúp cơ thể duy trì cân bằng nước và điện giải, hỗ trợ chức năng cơ bắp và hệ thống thần kinh, đẩy nhanh tốc độ phục hồi của cơ thể.
Trứng gà
Trong 100g trứng gà, chứa khoảng 2,7g sắt. Ngoài ra trứng cũng là nguồn dồi dào các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin B2, vitamin B12, phốt pho, selen, canxi, kẽm… Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của mẹ trong thời kỳ cho con bú.
Để mang đến sự đa dạng trong bữa ăn, tránh cảm giác nhàm chán, mẹ có thể biến tấu trứng gà thành nhiều món ngon như trứng luộc, trứng ốp, trứng hấp, trứng xào…Tuy nhiên, việc bổ sung trứng hàng ngày trong thời gian dài có thể tăng cholesterol máu và gây xơ vữa động mạch. Để đảm bảo sức khỏe, mẹ chỉ nên ăn khoảng 3 – 4 quả trứng mỗi tuần.
Gan bò
Trong 100g gan bò cung cấp lên đến 6,5g sắt, cùng với đó là protein, đồng, selen và vitamin B… tất cả đều mang lại lợi ích tích cực, góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Ngoài ra, gan heo, gan ngỗng… và một số loại nội tạng động vật như tim, cật… cũng là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, với nhóm thực phẩm này mẹ không nên ăn quá nhiều bởi chúng có thể làm tăng cholesterol trong máu, gây hại cho sức khỏe.
Cải bó xôi
Cải bó xôi được đánh giá cao bởi lượng sắt phong phú (2.7mg sắt/100g) và các thành phần dưỡng chất dồi dào như vitamin A, vitamin E, vitamin C… giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Mặt khác cải bó xôi cũng rất nhiều chất xơ, giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện quá trình hấp thu dưỡng chất và ngăn ngừa táo bón.
Chuối
Trong mỗi 100g chuối có chứa khoảng 1.5mg sắt. Đồng thời chúng còn chứa nhiều vitamin C, giúp duy trì sức khỏe và hoạt động của hệ miễn dịch, đặc biệt là giúp quá trình hấp thu sắt diễn ra hiệu quả hơn, đẩy mạnh khả năng sản xuất tế bào hồng cầu.
Ngoài ra, chuối cũng chứa các nhóm vitamin B và kali góp phần duy trì cân bằng nước và điện giải, giúp mẹ có một cơ thể khỏe mạnh hơn.
Sử dụng thuốc sắt
Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc sắt khác nhau mà mẹ sau sinh có thể lựa chọn. Trong đó thông dụng nhất là sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Sắt vô cơ thường có nồng độ cao hơn, giá thành rẻ hơn nhưng sắt hữu cơ lại được đánh giá là dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón cũng như tác dụng phụ. Tùy tình trạng bản thân, mẹ có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Ngoài ra, nếu sợ mùi tanh của thuốc sắt, mẹ có thể chọn sắt viên, còn nếu gặp vấn đề khó khăn khi nuốt, mẹ có thể chọn các chế phẩm sắt nước. Điều quan trọng là cần chú ý đến thương hiệu, nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm.
☛ Đọc thêm: Cách chọn thuốc sắt cho mẹ cho con bú
Với thành phần sắt hữu cơ, thuốc sắt Fogyma đã và đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều mẹ bầu, mẹ bỉm. Sản phẩm có dạng dung dịch, đem lại khả năng hòa tan nhanh và hấp thu tốt hơn khi đi vào cơ thể. Đặc biệt, Fogyma không có mùi tanh kim loại mà có hương thơm trái cây và vị ngọt dễ uống, giúp mẹ bổ sung sắt dễ dàng hơn.
Fogyma khác biệt với các loại sắt II khác vì nó giải phóng ion sắt một cách kiểm soát, hạn chế tối đa lượng sắt thừa. Thành phần chính của Fogyma là Sắt (III) Hydroxide Polymaltose, có cấu trúc tương tự như ferritin, giúp hấp thu sắt một cách tự nhiên và an toàn hơn, không bị ion hóa, hạn chế gây ảnh hưởng đến dạ dày, không tạo cảm giác nóng trong và không gây táo bón.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Lưu ý khi bổ sung sắt cho mẹ cho con bú
Khi bổ sung sắt, mẹ cho con bú cần lưu ý:
- Uống sắt đúng thời điểm: Sắt sẽ hấp thu tốt hơn khi uống vào lúc đói, nhưng đối với người bị viêm loét dạ dày, nên dùng cùng hoặc sau bữa ăn (tùy sản phẩm) để giảm kích ứng. Ngoài ra, thời điểm uống sắt tốt nhất là buổi sáng hoặc trưa, không nên uống vào đêm muộn.
- Tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc thời gian điều trị.
- Tăng cường vitamin C cho cơ thể bằng cách sử dụng viên uống hoặc uống nước cam, chanh để nâng cao khả năng hấp thu sắt.
- Bổ sung chất xơ từ hoa quả, trái cây để cải thiện hoạt động tiêu hóa và hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón khi dùng sắt.
- Tránh sử dụng đồng thời sắt với các chất cản trở hấp thu như canxi, magiê hoặc các thuốc kháng sinh, kháng histamin… Hãy sử dụng chúng cách thời điểm dùng sắt 2 giờ để tránh cạnh tranh hấp thu.
- Không uống sắt hoặc tiêu thụ các thực phẩm giàu sắt đồng thời cùng với trà, cà phê hoặc rượu, bia, nước ngọt có gas…
☛ Tìm hiểu thêm: Bổ sung sắt sau sinh sao cho an toàn, hiệu quả?
Kết luận:
Bổ sung sắt cho mẹ cho con bú là việc cần thiết để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Song song với đó, mẹ cũng cần kết hợp ăn uống đủ chất, sinh hoạt khoa học và lưu ý thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
Thu Huyền đã bình luận
đọc các dấu hiệu thiếu sắt sao giống mình quá, mình còn bị ít sữa nữa :((
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Thu Huyền, phụ nữ sau sinh là đối tượng có nguy cơ thiếu sắt, mẹ hãy chủ động duy trì việc bổ sung sắt để cải thiện, phòng ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Ngọc Diệp đã bình luận
mình bị tiểu đường có dùng được Fogyma không?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Ngọc Diệp. Fogyma có vị ngọt từ đường điều vị, không sinh năng lượng và không làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết, bạn có thể an tâm sử dụng nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Vũ Phương đã bình luận
trc h mình cứ nghĩ ăn nhiều thịt đỏ là sẽ đủ sắt. cảm ơn tác giả
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Vũ Phương. Khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm của cơ thể chỉ có hạn, do đó việc sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt sẽ hiệu quả hơn và đặc biệt phù hợp cho các trường hợp cần thiết như phụ nữ có thai, sau sinh, mẹ cho con bú và người mới ốm dậy…
Chúc bạn sức khỏe!