Trẻ 4 tuổi đang trong giai đoạn vàng phát triển về thể chất lẫn trí não nên nhu cầu sắt tăng cao. Cha mẹ cần chú ý bổ sung đủ vi chất này mỗi ngày giúp bé yêu mau lớn và khỏe mạnh. Hãy cùng FOGYMA tìm hiểu những cách bổ sung sắt cho bé 4 tuổi nhé.
Mục lục
Vai trò của sắt với trẻ 4 tuổi
Mặc dù hiện diện với một lượng rất nhỏ nhưng sắt lại rất cần thiết đối với sự sống. Bổ sung sắt là rất cần thiết, đặc biệt là trẻ 4 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh về cả thể chất, tư duy và ngôn ngữ nên nhu cầu về sắt cũng tăng cao. Cha mẹ cần chú ý bổ sung đủ lượng sắt mỗi ngày cho bé bởi sắt mang lại những lợi ích như:
1. Sắt tạo nên hemoglobin giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bên cạnh đó, sắt còn tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin – sắc tố hô hấp cơ. Cơ thể được cung cấp đủ sắt giúp bé phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ thiếu hụt oxy ở các tổ chức, đặc biệt như não, tim, cơ bắp… Thiếu sắt khiến bé bị thiếu máu, gây hoa mắt, chóng mặt, cơ thể suy yếu…
2. Sắt là thành phần quan trọng của nhiều enzyme, đặc biệt trong chuỗi hô hấp sắt giữ vai trò vận chuyển điện tích. Khi thiếu sắt khiến bé thường biếng ăn, chậm lớn, táo bón, thậm chí rụng tóc, móng tay bị biến dạng…
3. Sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp tạo hàng rào bảo vệ ngăn chặn các tác nhân gây hại xâm nhập. Bởi vậy, khi cơ thể thiếu sắt thì hệ miễn dịch bị suy giảm, hàng rào bảo vệ cơ thể lỏng lẻo và tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh.
Có thể thấy, sắt cần thiết với tất cả mọi người nhưng đối với trẻ em ở giai đoạn 4 tuổi càng trở nên quan trọng. Vì đây là nhóm đối tượng dễ bị thiếu sắt do nhu cầu tăng cao. Theo số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2019 – 2020, trên cả nước cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt Trong đó, tỷ lệ thiếu máu ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi trên cả nước là 19,6%, tỷ lệ này cao nhất ở khu vực miền núi phía Bắc (23,4%) và Tây Nguyên (26,3%).
Cha mẹ cần chú trọng bổ sung đủ sắt cho bé mỗi ngày nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của bé. Tuy nhiên, cần bổ sung đúng và đủ lượng sắt cần thiết, bởi thừa sắt cũng gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe của trẻ.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh án thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em – Giải đáp thắc mắc
Dấu hiệu cảnh báo bé 4 tuổi thiếu sắt
Trẻ 4 tuổi có nguy cơ thiếu sắt cao, bởi giai đoạn này trẻ tăng trưởng nhanh nên nhu cầu về sắt tăng cao nhưng lại không được bổ sung đủ. Những dấu hiệu sau đây giúp mẹ nhận diện bé thiếu sắt để có biện pháp bổ sung kịp thời.
- Da xanh xao, mệt mỏi, yếu ớt, niêm mạc tái nhất là lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc họng và kết mạc mắt.
- Biếng ăn, ngủ không ngon giấc, thường xuyên quấy khóc.
- Trẻ chậm chạp ít nói, không chịu chơi và hay buồn ngủ.
- Hay chóng mặt, hoa mắt, khi vận động thường thở gắng sức.
- Đau đầu, mất tập trung, ghi nhớ kém, hay cáu gắt.
- Cân nặng giảm, rối loạn tiêu hóa và còi cọc hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
- Rụng tóc, móng tay móng chân khô và dễ gãy.
- Trẻ dễ ốm vặt, thường xuyên mắc bệnh viêm nhiễm như viêm đường hô hấp, viêm phế quản…
- Hội chứng chân không yên: Có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và muốn cử động chân để giảm cảm giác khó chịu. Hiện tượng này tăng vào đêm khiến bé càng khó ngủ, quấy đêm.
- Hội chứng Pica: Bé thèm ăn những thứ không phải đồ ăn như pin, đất sét, bút chì…
Trẻ thiếu sắt khiến da xanh xao, cơ thể luôn mệt mỏi, chậm chạp.
Bổ sung sắt cho bé 4 tuổi như thế nào?
Về liều lượng:
Khi bổ sung sắt cho bé, điều quan trọng cần ghi nhớ chính là đủ liều lượng. Theo khuyến nghị của WHO, trẻ 4 tuổi cần 7mg/sắt mỗi ngày.
Về liệu trình:
Mẹ duy trì bổ sung sắt cho bé trong khoảng từ 2 – 3 tháng nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bé mà thời gian sử dụng sẽ có sự khác nhau. Tốt nhất mẹ hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ trước khi bổ sung thêm sắt cho bé nhằm tránh những sai lầm không mong muốn nhé.
☛ Tham khảo thêm tại: Một năm bổ sung sắt cho bé mấy lần?
Về thời điểm:
Buổi sáng là thời điểm mà cơ thể hấp thụ sắt tốt nhất. Theo các nghiên cứu chỉ ra, sau một giấc ngủ dài hàm lượng canxi trong máu đang ở mức thấp nhất. Do đó, việc sử dụng sắt vào thời điểm này sẽ đạt hiệu quả tốt. Tránh dùng sắt vào buổi tối sẽ khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng, sắt lắng đọng lại gây táo bón hoặc nóng trong.
Bật mí những cách bổ sung sắt cho trẻ 4 tuổi
Chế độ ăn uống
Bé có thể nhận sắt thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Để đảm bảo đủ lượng sắt cho bé, mẹ hãy thêm nhóm thực phẩm giàu sắt vào thực đơn ăn uống cho bé nhé. Mẹ hãy xây dựng thực đơn đa dạng, hợp lý để bổ sung đủ sắt và các dưỡng chất cần thiết khác cho bé. Sau đây là những thực phẩm giàu sắt mẹ không nên bỏ qua.
1. Nhóm thực phẩm nguồn gốc động vật
- Thịt bò: Ngoài lượng protein cao, thịt bò còn chứa lượng sắt cao, gấp đôi so với thịt trắng. Trong 100g thịt bò sẽ cung cấp khoảng 5mg sắt.
- Gan, thận động vật: Gan và thận chứa nhiều sắt mà mẹ nhớ bổ sung vào thực đơn cho bé. Gan của các loài động vật như gà, lợn, bò đều có chứa lượng sắt heme cao, có tính khả dụng sinh học tốt nên cơ thể hấp thu tốt hơn so với sắt từ thực vật.
- Hải sản: Các loại tôm, sò, ngao, hàu, cá hồi, cá thu… đều chứa nhiều sắt nên có ích trong điều trị thiếu máu. Đặc biệt là các loại động vật có vỏ, ví dụ như 100g thịt trai sẽ chứa khoảng 15mg sắt. Bên cạnh đó, hải sản còn chứa nhiều vitamin B12, rất tốt cho người bị thiếu máu. Các loại cá như cá mòi, cá ngừ, cá trích mẹ cũng nên cho bé ăn 1 – 2 lần mỗi tuần nhé bởi đây là những thực phẩm giàu sắt nhất.
- Trứng: Lòng đỏ trứng là thực phẩm rất giàu sắt mà bé lại vô cùng yêu thích. Mẹ có thể chế biến đa dạng các món khác nhau như trứng luộc, trứng chiên hay kết hợp với các thực phẩm khác giúp bé thích mê
2. Nhóm thực phẩm nguồn gốc thực vật
- Bí ngô: Không chỉ giàu sắt mà bí ngô còn chứa nhiều dưỡng chất cho quá trình tạo máu như protein thực vật, carotene, vitamin, canxi, kẽm, phốt pho… Mẹ hãy chế biến món ngon từ bí ngô giúp bổ sung lượng sắt đáng kể cho bé yêu mau lớn.
- Rau lá xanh: Cải xoăn, bông cải xanh, rau chân vịt có chứa từ 2,5 – 6,4 mng sắt mỗi cốc nấu chín. Mẹ đừng quên nhóm thực phẩm này mỗi khi chuẩn bị thực đơn ăn uống cho bé nhé.
- Các loại đậu: Đậu lăng, đậu xanh hoặc đậu đỏ chứa trung bình 3mg sắt /100g. Mẹ có thể bổ sung thường xuyên vào chế độ ăn cho bé, tuy nhiên chất sắt non-heme có trong nhóm thực phẩm này khó tiêu hóa nên kèm trợ thủ không thể thiếu là các thực phẩm giàu vitamin C.
- Các loại ngũ cốc: Đây là nguồn cung cấp sắt lý tưởng cho bé. Ngoài ra, những thực phẩm này còn mang đến nguồn năng lượng chính cho bữa ăn hàng ngày của bé yêu.
Mẹ có thể theo dõi bảng sau đây để nắm được hàm lượng sắt trong một số thực phẩm nhé.
Tên thực phẩm | Hàm lượng sắt có trong 100g thực phẩm |
(Đơn vị tính: mg) | |
Mộc nhĩ | 56.1 |
Nấm hương | 35 |
Bột cacao | 10.7 |
Gan lợn | 12 |
Gan bò | 9 |
Gan gà | 8.2 |
Lòng đỏ trứng gà | 7 |
Tim lợn | 5.9 |
Thịt bò | 2.6 |
Rau bina | 4 |
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Trẻ thiếu sắt nên ăn gì? 10+ thực phẩm giàu sắt cho bé chớ bỏ qua
Sử dụng sản phẩm bổ sung sắt
Lượng sắt từ bữa ăn của các gia đình Việt chỉ đáp ứng từ 30 – 50% nhu cầu sắt của bé. Vì vậy, để bổ sung đủ lượng sắt cần thiết mẹ có thể tăng cường sắt cho bé bằng các sản phẩm bổ sung. Để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho trẻ, mẹ có thể tham khảo các tiêu chí từ chuyên gia sau đây:
- Lựa chọn sản phẩm sắt hữu cơ: Mẹ hãy lựa chọn sản phẩm sắt nước hữu cơ vì khả năng hấp thụ tốt hơn nhiều lần so với sắt vô cơ. Sắt nước hữu cơ có tính an toàn cao hơn, giảm thiểu sự lắng đọng sắt trong cơ thể, mùi vị dễ uống và hạn chế các tác dụng phụ thường gặp khi uống sắt (táo bón, tiêu chảy, buồn nôn…).
- Sản phẩm dễ uống: Thông thường, sắt có vị tanh đặc trưng nên khiến bé khó chịu và buồn nôn khi uống. Do đó, mẹ hãy lựa chọn sản phẩm đã được bào chế làm giảm vị tanh, có hương vị thơm ngon giúp trẻ dễ uống hơn nhé.
- Phù hợp với độ tuổi: Trẻ 4 tuổi mẹ nên ưu tiên các loại sắt nước để giúp bé dễ uống, không bị hóc sặc. Mỗi độ tuổi liều lượng bổ sung sắt cũng sẽ khác nhau, mje cần bổ sung chuẩn liều giúp mang lại hiệu quả tối ưu và đảm bảo an toàn cho bé.
- Không chứa đường lactose: Nhiều sản phẩm sắt nước có thêm đường lactose tạo vị ngọt giúp trẻ dễ uống. Tuy nhinee, loại đường này gây ra các tác dụng phụ như nôn trớ, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiểu ở những bé không dung nạp lactose. Vì vậy, mẹ hãy lựa chọn những sản phẩm không chứa loại đường này nhé.
- Được các chuyên gia khuyên dùng: Mẹ có thể tham khảo những sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng. Bởi họ có kinh nghiệm chuyên môn, các chuyên khoa nhi sẽ tư vấn cho mẹ sản phẩm an toàn và hiệu quả cho bé yêu của mình.
Một trong những sản phẩm sắt được nhiều chuyên gia sức khỏe, bác sĩ nhi khoa khuyên dùng là sắt nước hữu cơ FOGYMA.
FOGYMA được biết đến là sắt nước hữu cơ có thành phần an toàn, dễ hấp thu cho bé yêu. Với thành phần là sắt (III) Hydroxide Polymaltose (sắt nguyên tố 50mg – là phức hợp hữu cơ với vị dễ uống tỷ lệ hấp thu cao.
Bên cạnh đó, cấu trúc hữu cơ ở dạng ổn định nên sắt nước FOGYMA không gây tác dụng phụ thường thấy ở thuốc sắt (tiêu chảy, táo bón, buồn nôn…), không bị kích ứng đường tiêu hóa và không gây hại dạ dày nên mẹ yên tâm khi dùng cho bé.
Thuốc sắt nước hữu cơ FOGYMA ở dạng dung dịch, có mùi thơm dễ uống, không chứa đường tăng sinh năng lượng nên rất an toàn cho bé.
Nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ Ý, dây chuyền sản xuất hiện đại của nhà máy CPC1 Hà Nội với công nghệ BFS hiện đại nhất châu Âu nên sản phẩm có được sự tin tưởng của hàng triệu mẹ Việt.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ với các dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài 1900 545 518.
Lưu ý khi bổ sung sắt cho bé 4 tuổi
Để đạt hiệu quả tốt nhất, tránh những sai lầm khi bổ sung sắt cho bé, mẹ hãy lưu ý một số điểm sau đây:
- Nên sử dụng sắt chung với vitamin C hoặc những thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hấp thu sắt.
- Đối với trường hợp trẻ bị kích ứng dạ dày do uống sắt khi đói, mẹ có thể sử dụng thuốc trong hoặc sau bữa ăn. Hãy khởi đầu bằng liều thấp, sau đó tăng dần lên.
- Một số thức ăn có thể làm giảm hấp thu sắt như cà phê, coca, sữa, các loại đồ uống có ga… Do dó, cần tránh dùng những thực phẩm này 1 – 2 giờ sau khi uống sắt. Tương tự với các loại thuốc dạ dày như thuốc kháng h2, thuốc ức chế bơm proton, thuốc trung hòa acid dịch vị…
- Phòng ngừa răng xỉn màu do uống sắt, sau khi bé uống sắt để loại bỏ phần sắt bám lại mẹ nên hướng dẫn bé đánh răng hoặc dùng nước súc miệng ngay sau đó.
- Nếu trong nhà có trữ thuốc sắt cần để xa tầm tay trẻ em. Bởi sử dụng sắt quá liều có thể là nguyên nhân gây ngộ độc hàng đầu.
Không nên bổ sung sắt đồng thời với thực phẩm giàu canxi gây cản trở hấp thu sắt.