Sắt là vi chất có vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Bổ sung thuốc sắt được nhiều thai phụ áp dụng nhằm cung cấp đủ lượng sắt trong thai kỳ. Tuy nhiên, khi uống sắt nhiều chị em phàn nàn họ gặp một số tác dụng phụ như táo bón, kích thích đường tiêu hóa, thậm chí cơ thể cảm thấy mệt mỏi… Tại sao uống sắt lại cảm thấy mệt mỏi? Cách khắc phục như thế nào? Cùng giải đáp ngay sau đây nhé.
Mục lục
Vai trò của sắt đối với phụ nữ mang thai?
Sắt là nguyên liệu cần thiết để tạo ra hemoglobin (thành phần quan trọng của máu) giúp vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thể tích máu tăng 50% so với bình thường. Điều này đòi hỏi cơ thể phải được cung cấp lượng sắt nhiều hơn để tạo ra máu cung cấp cho nhu cầu của cơ thể.
Nếu không được cung cấp đủ sắt, kéo theo lượng huyết sắc tố cũng giảm. Điều này gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.
– Đối với người mẹ: Tăng nguy cơ xảy thai, nhau thai tiền đạo, nhau bong non, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, vỡ ối sớm, băng huyết sau sinh và nhiễm trùng hậu sản.
– Đối với thai nhi: Nguy cơ cao trẻ nhẹ cân, sinh non, suy thai, thời gian điều trị hồi sức kéo dài, dễ mắc các bệnh lý về sơ sinh hơn trẻ khác, nguy cơ mắc bệnh về tim mạch cao hơn với những trẻ khác.
Với phụ nữ mang thai, sắt là yếu tố quan trọng giúp duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. Bổ sung đủ sắt giúp mẹ lẫn thai nhi phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm như sảy thai, sinh non, băng huyết, nhiễm trùng hậu sản…
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lượng sắt trong khẩu phần ăn của thai phụ chỉ đạt khoảng 40% nhu cầu khuyến nghị tối thiểu là 30 – 60mg sắt/ngày. Do đó, bên cạnh dinh dưỡng bổ sung sát thông qua các sản phẩm bổ sung là điều rất cần thiết.
Tại sao mẹ bầu uống sắt bị mệt mỏi?
Sắt rất cần thiết cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên khi uống thuốc sắt chị em có thể gặp phải một số tác dụng phụ như nóng trong, táo bón, nổi mụn, cơ thể mệt mỏi, uể oải. Tình trạng uống sắt bị mệt mỏi không phổ biến và ít xảy ra. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này khi bổ sung sắt có thể do:
Bổ sung hàm lượng sắt không phù hợp
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi ngày phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 60mg sắt mỗi ngày. Khi uống sắt không đúng hàm lượng tiêu chuẩn khuyến cáo, về lâu dài khiến bà bầu có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt. Điều này dẫn tới hiện tượng mệt mỏi, cơ thể uể oải, không có sức sống, thường xuyên đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
Tuy nhiên, nếu bổ sung sắt quá liều cần thiết khiến thai phụ bị dư sắt. Lượng sắt dư thừa tạo thành lắng cặn khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động với công suất cao khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, tình trạng dư sắt kéo dài còn khiến chị em đối mặt với nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm gan, viêm thận, thậm chí bị suy gan thận rất nguy hiểm đối với sức khỏe.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: [Giải đáp chi tiết] Uống nhiều sắt khi mang thai có tốt không?
Lựa chọn loại sắt khó hấp thu
Nhiều mẹ lựa chọn những loại sắt khiến cơ thể khó hấp thu, tạo ra lắng cặn gây áp lực lên hệ tiêu hóa khiến cơ thể trong trạng thái mệt mỏi. Dùng sắt viên khó hấp thu cũng khiến nhiều mẹ phàn nàn vì bị táo bón, nóng trong, mặt nổi mụn… Sự mệt mỏi khiến thai phụ không còn tâm trạng vui vẻ, thường cảm thấy căng thẳng, dễ cáu gắt, sức khỏe thai kỳ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Vì vậy, lựa chọn loại sắt rất quan trọng đối với mẹ trong thai kỳ. Cần chọn loại sắt không gây táo bón, dễ hấp thu nhằm tăng hiệu quả bổ sung sắt, hạn chế các tác dụng phụ như mệt mỏi, nóng trong, khó chịu…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Sắt nước hay sắt viên mới là lựa chọn tốt nhất cho bà bầu?
Uống sắt không đúng cách
Có lẽ đây là sai lầm mà không ít mẹ gặp phải khi bổ sung sắt cho cơ thể. Uống không đúng thời điểm là một trong những lý do khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi. Khi uống sai thời điểm khiến khả năng hấp thu sắt của cơ thể bị suy giảm. Lượng sắt không được hấp thu hết tạo ra lắng cặn gây áp lực với nhiều cơ quan như gan, thận, dạ dày… Chúng phải hoạt động với cường độ cao hơn, và đồng nghĩa với đó cơ thể mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, nổi mụn…
Chế độ dinh dưỡng không khoa học
Chế độ ăn uống không phù hợp là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi khi uống sắt. Ngoài lượng sắt được bổ sung qua đường uống, mẹ cũng cần phải bổ sung thực phẩm giàu sắt để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Khi chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thiếu vitamin C không chỉ làm tăng nguy cơ táo bón, nóng trong mà còn làm giảm hấp thu sắt khiến mẹ bầu bị mệt mỏi. Do đó, chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bà bầu cần bao gồm các thực phẩm giàu sắt, chất xơ, vitamin C nhằm hấp thu sắt tốt nhất, giúp ngăn ngừa và cải thiện thiếu máu thiếu sắt ở mẹ bầu.
Làm thế nào để giảm cảm giác mệt mỏi khi uống sắt?
Như đã trình bày ở phần trên, có khá nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu có cảm giác mệt mỏi sau khi uống sắt. Từ các nguyên nhân đó, chúng ta sẽ có cách cải thiện vấn đề này hiệu quả như sau:
Lựa chọn loại sắt dễ hấp thụ
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sắt khác nhau. Tuy nhiên, có 2 loại chính là sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Sắt hữu cơ được các bác sĩ khuyên dùng bởi dạng sắt này cơ thể dễ hấp thu và hạn chế tác dụng phụ thường gặp ở sắt.
Sắt cho mẹ bầu có 2 dạng bào chế phổ biến: Dạng viên nang và dạng nước. Ưu nhược điểm của 2 dạng như sau:
- Dạng viên: Dễ uống những khó hấp thu hơn.
- Dạng nước: Dễ hấp thu nhưng có vị tanh khó uống dễ gây buồn nôn. Để cải thiện, mẹ bầu nên chọn loại có hương vị trái cây và có công nghệ che giấu mùi tanh.
Để lựa chọn loại sắt mà cơ thể dễ hấp thu nhất, mẹ bầu nên lựa chọn sắt nước hữu cơ. Hiện nay, sản phẩm sắt nước hữu cơ được nhiều chuyên gia sức khỏe, bác sĩ sản khoa khuyên dùng là sắt nước hữu cơ FOGYMA.
Thuốc sắt nước Fogyma chứa phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC), có cấu trúc tương tự như protein dự trữ sắt Ferritin trong cơ thể. Điều này giúp cung cấp sắt cho mẹ bầu nhanh chóng và hiệu quả, không để lại tác động xấu đến ruột và dạ dày, không gây nóng trong và táo bón. Sản phẩm có hương vị ngọt ngào, thơm ngon, dễ uống, không gây buồn nôn và không ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết trong thai kỳ.
Fogyma là sự lựa chọn hoàn hảo để chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Uống đủ lượng sắt
Tuân thủ đúng liều lượng sắt theo khuyến cáo là điều mà mỗi thai phụ cần ghi nhớ. Ở phụ nữ mang thai, nên bổ sung 30 – 60mg sắt mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Việc bổ sung sắt cho thai phụ nên bắt đầu càng sớm càng tốt nhất có thể và theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Không tự ý mua sắt về sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ sản khoa. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng hay dừng đột ngột khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Uống sắt đúng thời điểm
Theo các chuyên gia sức khỏe, nên uống sắt vào sáng sớm để mang lại hiệu quả tốt nhất. Lúc này cơ thể vừa trải qua một giấc ngủ dài nên hàm lượng sắt và canxi đang ở mức thấp, khi uống sắt vào giúp cơ thể hấp thu tối đa.
Uống sắt vào lúc đói bụng, trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Trong một số trường hợp mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy, co thắt dạ dày… có thể uống cùng với một lượng thức ăn nhỏ ddeer hạn chế dấu hiệu khó chịu của hệ tiêu hóa khi uống sắt.
Uống thuốc sắt đúng cách
Bên cạnh lưu ý về liều lượng và thời điểm khi uống sắt, mẹ bầu cần ghi nhớ một số điểm sau để uống sắt mang lại hiệu quả tốt nhé.
- Vitamin C có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu sắt. Vì vậy, chị em có thể bổ sung thêm những loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi… để cải thiện hấp thu sắt tốt hơn nhé.
- Kết hợp uống nhiều nước để tăng với bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế táo bón khi uống sắt.
- Không dùng đồng thời sắt cùng với sữa hoặc các thực phẩm giàu canxi. Bởi canxi làm cản trở hấp thu sắt của cơ thể.
- Không uống sắt lúc trước khi đi ngủ khiến mẹ bầu ngủ không ngon, mất ngủ.
Kết hợp chế độ ăn uống giàu sắt
Sắt tồn tại trong thực phẩm ở dạng heme và non-heme đều có lợi cho sức khỏe. Chúng tồn tại trong các thực phẩm như sau:
- Thực phẩm giàu sắt heme: Sắt heme có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và dễ hấp thu ở ruột. Một số thực phẩm chứa sắt heme như sò, ngao, cua, tôm, thịt bò, gà, nội tạng động vật (gan gà, gan heo, gan bò), trứng…
- Thực phẩm giàu sắt non-heme: Tồn tại trong các loại ngũ cốc, các loại đậu và hạt, rau xanh lá (rau bina, cải chíp, cải ngọt, súp lơ xanh…), bí ngô…
Mẹ cần lưu ý kết hợp thực phẩm giàu sắt heme với non-heme để bổ sung sắt cho cơ thể. Chú ý, không nên ăn chung với thực phẩm có tính ức chế hấp thu sắt như cà phê, trà, các loại củ như củ dền, củ cải…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bà bầu bị thiếu máu, thiếu sắt nên ăn gì?