Thiếu máu khi mang thai có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng sản khoa hết sức nguy hiểm. Vậy bà bầu bị thiếu máu phải làm sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của fogyma.vn để có câu trả lời nhé!
Mục lục
Thiếu máu khi mang thai gây ảnh hưởng ra sao?
Khi mẹ bị thiếu máu, lượng oxy trong máu giảm và cơ thể phải cố gắng để cung cấp đủ oxy cho các cơ quan, gây ra những triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, đau đầu và suy nhược. Bên cạnh đó, việc thiếu máu cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm và các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp, thậm chí làm tăng nguy cơ sảy thai.
Đáng nói, tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi. Cụ thể, máu sẽ giúp vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang bào thai, tạo điều kiện cho thai nhi phát triển đầy đủ. Nếu mẹ bị thiếu máu, việc truyền dưỡng chất và oxy cho thai nhi sẽ bị giảm, có thể gây ra các vấn đề như suy dinh dưỡng bào thai, đồng thời khiến trẻ bị chậm phát triển thể chất và trí não về sau. Trong trường hợp nghiêm trọng, thiếu máu có thể gây ra dị tật bẩm sinh và tử vong ở thai nhi.
Xem thêm: Nên bổ sung sắt cho bà bầu vào tháng thứ mấy là tốt nhất?
Bà bầu bị thiếu máu phải làm sao?
Khi bị thiếu máu mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng. Điều mẹ cần làm lúc này là thật bình tĩnh, dành thời gian nghỉ ngơi, theo dõi sức khỏe và thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây:
Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
Dựa vào kết quả xét nghiệm các chỉ số thiếu máu ở mẹ bầu, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị như:
Uống thuốc theo chỉ định
Phần lớn trường hợp mẹ bầu bị thiếu máu có liên quan đến thiếu sắt. Chính vì vậy, bổ sung thuốc sắt là giải pháp đầu tay trong điều trị thiếu máu thiếu sắt. Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ thiếu sắt để chỉ định liều dùng phù hợp, mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý thay đổi liều lượng để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể chỉ định mẹ bầu bổ sung thêm vitamin B12 hoặc acid folic để hỗ trợ quá trình sản xuất hồng cầu, cải thiện chứng thiếu máu.
☛ Đọc thêm: Bà bầu nên uống sắt nước hay sắt viên?
Tiêm thuốc sắt
Nếu mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu quá nhiều sắt, mẹ không thể bổ sung sắt bằng đường uống hoặc có vấn đề về tiêu hóa, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc sắt để bù đắp lượng sắt thiếu hụt, tăng khả năng sản xuất hồng cầu, từ đó cải thiện thiếu máu, tăng cường sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
Việc tiêm thuốc sắt cho bà bầu thường được thực hiện tại phòng khám hoặc bệnh viện. Mẹ nên cân nhắc lựa chọn những cơ sở chuyên khoa uy tín để việc điều trị được đảm bảo hiệu quả, an toàn. Trong quá trình tiêm, mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe và thông báo cho bác sĩ trực tiếp điều trị nếu gặp phải các dấu hiệu bất thường như ngứa, phát ban, khó thở, đau ngực…
☛ Tìm hiểu: Chỉ số sắt bình thường trong máu bà bầu
Truyền máu
Trường hợp mẹ bầu bị thiếu máu ở mức độ nghiêm trọng (chỉ số Hgb <7 g/dL) hoặc có các triệu chứng của thiếu máu trầm trọng như khó thở, thở gấp, mệt mỏi, nhức đầu, tim đập nhanh,… bác sĩ có thể chỉ định truyền máu để nâng cao chỉ số huyết khối, đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Bổ sung dinh dưỡng
Bổ sung dinh dưỡng là việc làm quan trọng và vô cùng cần thiết để giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, hỗ trợ khắc phục tình trạng thiếu máu. Theo đó, khi bị thiếu máu, mẹ bầu có thể tăng cường ăn các thực phẩm như:
Thực phẩm giàu sắt
Sắt có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu. Chính vì vậy, khi bị thiếu máu mẹ bầu không nên bỏ qua những thực phẩm giàu sắt như:
- Thịt đỏ: Thịt đỏ không chỉ chứa nhiều protein mà còn có 1 lượng sắt dồi dào, rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Đặc biệt, nguồn sắt đến từ các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt dê, thịt cừu… đều là sắt heme – một dạng sắt dễ hấp thu. Thường xuyên ăn một lượng thịt đỏ thích hợp sẽ giúp mẹ cải thiện chứng thiếu máu thiếu sắt.
- Hải sản: Hải sản là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho mẹ bầu. Ngoài sắt heme, chúng còn giúp cung cấp nhiều dưỡng chất khác như protein, canxi, kẽm, vitamin D… giúp mẹ bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng và đặc biệt tốt cho sự phát triển của thai nhi.
- Trứng gia cầm: Trứng gia cầm cũng là nguồn thực phẩm giàu sắt heme mẹ bầu không nên bỏ qua. Ngoài sắt, trứng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như protein, vitamin D, choline và axit béo omega-3, tốt cho cả mẹ và bé.
- Rau màu xanh đậm: Các loại rau màu xanh đậm như cải bó xôi, rau chân vịt, rau cải xoăn, rau cải thìa, cải xoong,… đều là những nguồn thực phẩm giàu sắt tốt cho mẹ bầu. Ngoài ra, các loại rau này còn chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đồ ăn bổ sung sắt tốt cho bà bầu
Thực phẩm giàu acid folic
Thiếu hụt acid folic cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị thiếu máu. Ngoài ra, việc bổ sung acid folic đầy đủ cũng giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Các thực phẩm giàu acid folic tốt cho mẹ bầu gồm:
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt trâu, thịt cừu, thịt dê…
- Hải sản: Cá hồi, tôm, mực, hàu, sò điệp…
- Các loại đậu: Đậu nành, đậu hà lan, đậu xanh…
- Các loại hạt: hạt chia, hạt lanh, hạnh nhân…
- Rau xanh: Bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn, rau muống…
- Trái cây: Dâu tây, nho, bơ, kiwi, cam…
Thực phẩm giàu vitamin B12
Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng quan trọng cho quá trình sản xuất tế bào máu, đặc biệt là tế hồng cầu. Do đó, bổ sung đầy đủ vitamin B12 sẽ góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu. Các thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm:
- Gan động vật: Đặc biệt là gan, thận, tim của bò và cừu…
- Hải sản: Cá hồi, cá thu, tôm, cua, sò điệp, hàu, ốc…
- Trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng gà
- Sữa và các sản phẩm từ sữa, như sữa chua, phô mai, kem, bơ
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt với các nguồn sắt từ thực phẩm. Do đó, bà bầu cần bổ sung đủ vitamin C trong chế độ ăn uống để giúp cải thiện khả năng hấp thu sắt và ngăn ngừa thiếu máu.
Một số nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên cho bà bầu bao gồm cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi, cà chua, cải xoăn và các loại rau xanh khác. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bổ sung vitamin C thông qua các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ.
Thăm khám định kỳ
Thăm khám định kỳ là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng với phụ nữ có thai, đặc biệt khi mẹ bầu bị thiếu sắt. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ kiểm tra mức độ thiếu máu của mẹ bầu, từ đó thay đổi liều lượng thuốc và phương pháp điều trị phù hợp nếu cần.
Phòng ngừa thiếu máu bằng cách nào?
Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng thiếu máu khi mang thai. Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng chỉ cần bổ sung sắt qua chế độ ăn là đủ, tuy nhiên thực tế cho thấy lượng sắt mà cơ thể hấp thu được từ thực phẩm là rất ít. Điều này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi nhu cầu sắt của mẹ bầu càng ngày càng tăng lên trong thai kỳ.
Để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai, mẹ nên chủ động sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt trước khi mang thai 1 – 3 tháng hoặc ngay khi phát hiện mang thai và duy trì trong suốt thai kỳ.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung sắt, nhưng chất lượng và độ an toàn của chúng không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe cho mẹ và thai nhi, mẹ nên chỉ sử dụng các sản phẩm có thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng và không chứa các thành phần gây hại cho sức khỏe như Fogyma.
Fogyma – Sắt cho mẹ, khỏe cho con
Fogyma là một trong những chế phẩm bổ sung sắt tốt nhất trên thị trường hiện nay. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến BFS và sử dụng 100% nguyên liệu nhập khẩu từ Italia, đảm bảo chất lượng hàng đầu.
Thành phần chính của Fogyma là sắt nguyên tố dưới dạng phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC), có cấu trúc ổn định và không bị ion hóa, giúp nâng cao khả năng dung nạp và giảm thiểu các tác dụng phụ như táo bón hay kích ứng tiêu hóa.
Sản phẩm có vị ngọt, hương thơm dễ uống, giúp việc bổ sung sắt của mẹ bầu trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, đường trong Fogyma là đường điều vị, không sinh năng lượng, không gây tăng cân và tiểu đường thai kỳ.
Trong suốt gần 10 năm qua, sản phẩm vẫn luôn được nhiều bác sĩ sản khoa tại các bệnh viện hàng đầu khuyên dùng để phòng ngừa và điều trị thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai. Với Fogyma, bạn có thể yên tâm về chất lượng và hiệu quả sản phẩm.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Lời kết:
Thiếu máu khi mang thai có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến mẹ và bé. Để khắc phục và ngăn ngừa tình trạng này, mẹ bầu nên chủ động theo dõi sức khỏe, bổ sung đầy đủ sắt và các chất dinh dưỡng thiết yếu, đồng thời chú ý thăm khám đúng định kỳ.
Phương đã bình luận
Cho mình hỏi có cần kiêng khem gì đặc biệt khi bị thiếu máu không?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Phương. Khi bị thiếu máu bạn cần tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho quá trình tạo máu như thực phẩm giàu sắt, acid folic và vitamin B12, ngoài ra không cần kiêng khem gì đặc biệt. Tuy nhiên, bạn nên tránh tiêu thụ cùng lúc các thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, phô mai… cùng lúc trong bữa ăn giàu sắt, tránh việc hấp thu sắt của cơ thể bị ảnh hưởng.
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Trang đã bình luận
Có phương pháp nào khác để điều trị thiếu máu thai kỳ ngoài việc sử dụng thuốc sắt không?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Trang. Sử dụng thuốc sắt là phương pháp điều trị thiếu máu thiếu sắt hiệu quả và được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, tùy trường hợp bác sĩ cũng có thể chỉ định mẹ bầu điều trị bằng các biện pháp như thay đổi chế độ ăn, bổ sung acid folic và vitamin B12 hoặc truyền máu…
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguyễn Thị Thùy Giang đã bình luận
Mình đang bầu 13w, cho mình hỏi mình không bị thiếu máu thì có cần uống sắt không?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Nguyễn Thị Thùy Giang. Nhu cầu sắt của mẹ sẽ tăng lên nhanh chóng trong suốt thai kỳ, đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ. Do đó, để phòng ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt khi mang thai, mẹ vẫn nên bổ sung sắt với liều dự phòng.
Chúc Thùy Giang thật nhiều sức khỏe!