Thiếu sắt gây ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Để cải thiện tình trạng này, cha mẹ có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm giàu sắt hàng ngày. Vậy bé thiếu sắt nên ăn những gì? Bỏ túi ngay những nhóm thực phẩm dồi dào sắt và có lợi cho sức khỏe của bé sau đây nhé. Mẹ sẽ chế biến được vô vàn món ăn đa dạng không chỉ cung cấp lượng sắt cần thiết mà khiến bé thích mê khi thưởng thức.
Trẻ thiếu sắt ăn gì? Thực phẩm giàu sắt cho bé
Sắt có trong thực phẩm có 2 dạng chính: Sắt heme và sắt non-heme. Trong đó, nguồn thực phẩm từ động vật chứa cả 2 loại sắt này, nguồn thực vật chứa sắt non-heme. Sau đây là những thực phẩm chứa lượng sắt dồi dào mẹ nên nhớ khi chế biến món ăn cho bé yêu mỗi ngày nhé.
Thực phẩm giàu sắt từ động vật
Thịt bò
Theo các chuyên gia, thịt bò là nguồn thực phẩm chứa lượng sắt dồi dào giúp giảm nguy cơ thiếu sắt. Chất sắt có trong thịt bò lại dễ hấp thụ đối với trẻ nhỏ. Trung bình 100g thịt bò nạc chứa khoảng 3,1mg sắt, gấp đôi so với thịt trắng. Bên cạnh đó, thịt bò còn là nguồn cung cấp lượng lớn protein, chất béo, vitamin cần thiết cho sự phát triển của bé.
Tuy nhiên, cần lưu ý bé sẽ dễ bị táo bón và béo phì khi dung nạp quá nhiều thịt đỏ. Lượng thịt thích hợp cho bé 6 – 12 tháng là 30 – 50g/ngày. Đối với trẻ trên 1 tuổi, bé có thể ăn trên 75g thịt mỗi ngày kết hợp với các thực phẩm bổ dưỡng khác. Mẹ hãy chú ý chế biến đa dạng để bé không bị chán khi thưởng thức món ăn nhé, chẳng hạn như nấu cháo, chiên hoặc hầm nhừ.
Gan động vật
Nội tạng động vật là nguồn thực phẩm giàu sắt, đặc biệt là gan. Gan động vật như gan lợn, gan bò, gan gà… đều có chứa lượng sắt heme cao, có tính khả dụng sinh học nên cơ thể hấp thu tốt hơn. Cứ 100g gan bò, lợn, gà có chứa lượng sắt tương đương là 12mg, 9mg và 8mg. Bên cạnh đó, gan còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, selen dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, gan động vật cũng là nơi chứa khá nhiều độc tố và vi khuẩn. Do đó, mẹ nên chọn mua nguồn thực phẩm này ở những địa chỉ uy tín và không nên lạm dụng quá mức. Chỉ cho bé ăn khoảng 30 – 50g/bữa, ăn từ 2 – 3 lần/tuần thôi nhé. Mẹ có thể chế biến thành các món cháo cùng bí xanh, khoai tây… hoặc làm pate khiến bé thích mê.
Hải sản
Nói đến thực phẩm giàu sắt mọi người thường nghĩ ngay tới hải sản. Đây là nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú cho trẻ em. Các loại cua, tôm, trai, hàu, ngao, sò, cá hồi, cá thu… là những loại thực phẩm rất có ích trong điều trị thiếu máu bởi chúng có chứa lượng sắt khá lớn.
Trung bình cứ 100g cua đồng sẽ chứa khoảng 4,7mg sắt; 100g cua biển chứa 3,8mg sắt; 100g thịt trai có chứa 15mg sắt. Ngoài ra, các loại hải sản còn chứa nhiều vitamin B12, canxi, kẽm, đồng, kali rất tốt cho sức khỏe của trẻ.
Tuy mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe nhưng hải sản cũng ẩn chứa một số nguy cơ. Do đó, cha mẹ không nên lạm dụng quá nhiều, nhất là đối với các loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao. Trẻ ở độ tuổi từ 7 – 12 tháng mỗi ngày chỉ nên ăn 10 – 30g hải sản, tối đa 3 – 4 lần mỗi tuần.
Trứng
Trứng gia cầm (trứng gà, trứng vịt, truqwngs ngan, trứng ngỗng…) là nguồn cung cấp sắt, protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho trẻ. Theo nghiên cứu, trong 100g trứng gà sẽ cung cấp khoảng 2,7mg sắt, 100g trứng vịt có chứa 3,2mg sắt.
Mẹ có thể chế biến trứng thành nhiều món ăn đa dạng như trứng luộc, trứng ốp, xào trứng… Có thể cho thêm chút rau bina cắt nhỏ và một số thực phẩm giàu sắt khác vào món trứng để món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Mẹ phải đảm bảo lựa chọn trứng tươi, an toàn và nấu chín kỹ.
Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng thực phẩm này bởi việc ăn quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa. Mỗi lần ăn chỉ nên cho bé sử dụng:
- Trẻ 6 – 8 tháng: Nên ăn ½ lòng đỏ trứng.
- Trẻ 8 – 12 tháng: Nên ăn 1 lòng đỏ trứng.
- Trẻ trên 1 tuổi: Ăn 1 quả trứng gà bao gồm cả lòng trắng và lòng đỏ của trứng.
Mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 3 – 4 bữa trứng một tuần để bổ sung sắt cũng như các dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe.
Thịt nạc
Nói đến thực phẩm bổ sung sắt cho bé, mẹ nên cho thịt gia súc, gia cầm vào thực đơn ăn uống nhé. Trung bình 100g thịt gia cầm sẽ cung cấp 30% nhu cầu sắt hàng ngày và đến 67% nhu cầu protein, canxi 15mg. Để tăng cường sức khỏe, chống thiếu máu mẹ nên tăng cường các loại thịt gà, thịt vịt, thịt gan vào bữa ăn cho bé nhé.
Mẹ hãy dùng phần thịt nạc để hầm chín mềm, loại bỏ phần mỡ thừa. Có thể nấu chào, hầm bí đỏ hay kết hợp với các loại rau củ khác mà bé thích và phù hợp với độ tuổi của bé.
Thực phẩm giàu sắt từ thực vật
Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc như lúa mạch, yến mạch… được biết đến là thực phẩm giàu sắt. Ngũ cốc nguyên hạt thường chứa nhiều dưỡng chất hơn so với các loại đã qua tinh chế, nhưng lượng sắt không chênh nhau mấy. Trong 100g ngũ cốc nguyên hạt có thể cung cấp 2,5mg sắt, chất xơ cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Do đó, mẹ đừng quên bổ sung loại thực phẩm này cho bé yêu nhé.
Các loại đậu
Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu lăng, đậu tây, đậu nành… đều chứa lượng sắt cao tương đương với các loại thịt đỏ cùng chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết. Đây còn là thực phẩm giá rẻ mà mẹ có thể mua ở bất cứ đâu. Dưới đây là một số loại đậu giàu sắt mà mẹ có thể tham khảo để chế biến món ăn cho bé:
- Nửa chén đậu đen chứa 1,75mg sắt
- Nửa chén đậu xanh chứa 1,5mg sắt.
- Nửa chén đậu lăng chứa 3,25mg sắt.
Các loại đậu giàu sắt non-heme nên mẹ thường xuyên bổ sung vào thực đơn cho bé. Tuy nhiên, vì chất sắt non-heme khó tiêu hóa nên phải đi kèm với trợ thủ là các thực phẩm giàu vitamin C. Mẹ nên bổ sung vitamin C song song với nguồn thực phẩm này nhé.
Hạt bí ngô
Hạt bí ngô là đại diện tiêu biểu cho những thực phẩm giàu sắt. Được biết 1/4 cốc hạt bí ngô có thể chứa 2,5mg sắt cùng protein, chất xơ, chất béo lành mạnh, vitamin K, magie, kẽm, mangan…
Vì vậy, khi bé thiếu sắt mẹ cần bổ sung thường xuyên loại hạt này vào khẩu phần ăn hàng ngày nhé. Mẹ có thể dùng để nấu cùng cháo hoặc ăn với sữa chua. Các loại hạt khác cũng chứa nhiều sắt như hạt vừng, hướng dương, hạt lanh… mẹ có thể tham khảo để bổ sung cho bé yêu nhé
Đậu phụ
Đậu phụ là món ăn ngon bổ rẻ có mặt hầu hết ở bữa cơm người Việt. Chúng cung cấp lượng protein, canxi, sắt cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể. Một miếng đậu phụ chứa khoảng 3,4mg sắt, đáp ứng 19% nhu cầu cần thiết trong ngày. Không chỉ vậy, đậu phụ còn cung cấp lượng protein cho cơ thể, một miếng đậu chứa tới 13mg protein. Mẹ có thể chế biến nhiều món ăn từ đậu phụ cho bé để bổ sung sắt cùng nhiều dưỡng chất khác cho sức khỏe.
Các loại rau có màu xanh đậm
Các loại rau bina, rau ngót, súp lơ, mồng tơi… là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao, phù hợp để bổ sung cho bé yêu. Ngoài sắt, rau xanh lá đậm còn chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, vitmain B6, B12… tốt cho sức khỏe và sự phát triển của não bộ trẻ.
Trung bình 3 chén rau bina cung cấp khoảng 18mg sắt. Ngoài ra, loại rau này còn rất giàu vitamin K, C, A giúp tăng cường hấp thụ của cơ thể. Bạn thử cho trẻ ăn rau bina thái nhỏ, hấp chín; cắt nhỏ cho vào trứng hoặc làm sinh tố. Hoặc cải bó xôi nấu thịt bò, thịt lợn hay tôm để hấp thu sắt tốt hơn.
Một chén bông cải xanh đã nấu chín bổ sung 1mg sắt. Đây là một trong những loại rau xanh thẫm được các chuyên gia khuyến khích cho bé yêu ăn thật nhiều. Để phong phú mẹ có thể chế biến món bông cải xanh xào thịt bò hoặc nấu cháo tôm bông cải xanh để giúp bé thích thú khi thưởng thức.
Nho khô và trái cây khô khác
Nho khô cùng các loại trái cây khô khác đều chứa lượng sắt tự nhiên rất tốt cho trẻ em. 1/4 cốc nho khô chứa khoảng 1mg sắt. Nho khô còn ngăn ngừa táo bón ở trẻ hiệu quả. Tuy nhiên, các loại trái cây này đều chứa khá nhiều đường, mẹ cần điều chỉnh liều lượng để bé sử dụng hợp lý nhé
Rau củ màu đỏ
Các loại rau củ quả màu đỏ không chỉ giàu sắt mà còn chứa nhiều dưỡng chất khác giúp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tối ưu. Theo các chuyên gia, trong các loại rau quả màu đỏ thì rau dền và củ cải đỏ là chứa nhiều sắt nhất. Trung bình 100g củ cải đỏ chứa khoảng 1,4mg sắt, 100g rau dền cung cấp khoảng 29% nhu cầu sắt.
Cách chế biến cũng khá đơn giản, mẹ có thể xay nhuyễn nấu cháo hoặc biến tấu thành các món ăn khác nhau như xào, nấu canh, hầm… Mẹ cũng có thể ép thành sinh tố trái cây cho bé thưởng thức khi bé trên 6 tháng tuổi.
Socola đen
Socola đen không chỉ là lựa chọn lý tưởng mà nhiều bé thích mê mà còn bổ sung chất sắt hiệu quả. Trong 28mg socola có chứa 2 – 3mg sắt, nhiều hơn cả sắt trong thịt bò với cùng khối lượng. Không chỉ bổ sung lượng sắt dồi dào, socola còn thúc đẩy da và răng khỏe hơn, giảm lo lắng, tốt cho não bộ.
.☛ Tham khảo thêm tại: Hướng dẫn cách bổ sung sắt cho trẻ 5 – 7 tuổi
Một số thực đơn mẫu giàu sắt cho bé yêu
Để không đau đầu phải suy nghĩ “cho bé yêu ăn món gì để bổ sung đủ sắt” mẹ có thể tham khảo một số thực đơn mẫu như sau:
Trẻ từ 6 – 9 tháng thiếu máu thiếu sắt
Giai đoạn này trẻ bắt đầu ăn dặm nên mẹ cần lưu ý tăng lượng thức ăn từ từ để hệ tiêu hóa của con thích nghi dần dần với thực phẩm. Giai đoạn này các món ăn chủ yếu từ sữa công thức, bột với độ đặc tăng dần lên.
Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | Thứ 7 | Chủ nhật |
7 giờ | Cho trẻ bú mẹ | Cho trẻ bú mẹ | Cho trẻ bú mẹ | Cho trẻ bú mẹ | Cho trẻ bú mẹ | Cho trẻ bú mẹ | Cho trẻ bú mẹ |
8 giờ | Bột lòng đỏ trứng gà | Bột thịt gà bí đỏ | Bột thịt bò rau cải | Bột thịt lợn | Bột thịt bò bí đỏ | Bột bí đỏ hạt sen | Bột lòng đỏ trứng gà |
10h | Bơ nghiền nhuyễn | Chuối | Bơ nghiền | Nước ép ổi | Đu đủ | Xoài | Chuối |
11h | Bú mẹ hoặc sữa bột | Bú mẹ hoặc sữa bột | Bú mẹ hoặc sữa bột | Bú mẹ hoặc sữa bột | Bú mẹ hoặc sữa bột | Bú mẹ hoặc sữa bột | Bú mẹ hoặc sữa bột |
14h- 14h30 | Bột thịt bò mồng tơi. | Bột lòng đỏ trứng gà | Bột tôm cà rốt | Bột lươn đồng | Bột thịt gà cà rốt | Bột thịt bò rau cải bina | Bột thịt lợn |
16h | nước ép lựu | nước cam | Xoài | Chuối | Nước cam | Nho | Nước cam ép |
Từ 17h – hôm sau | Bú mẹ/sữa công thức | Bú mẹ/sữa công thức | Bú mẹ/sữa công thức | Bú mẹ/sữa công thức | Bú mẹ/sữa công thức | Bú mẹ/sữa công thức | Bú mẹ/sữa công thức |
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách bổ sung sắt cho trẻ 7 – 8 tháng tuổi đúng chuẩn
Trẻ từ 10 – 12 tháng bị thiếu máu thiếu sắt
Trẻ ở giai đoạn này đã mọc răng nên có thể cắn được các thực phẩm mềm. Tuy nhiên, bé lại chưa nhai được thuần thục nên các món cho con chủ yếu ở dạng cháo, súp, rau củ quả nấu mềm cắt nhỏ.
Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | Thứ 7 | Chủ nhật |
6h – 7h | Bú mẹ/ dùng sữa công thức | Bú mẹ/ dùng sữa công thức | Bú mẹ/ dùng sữa công thức | Bú mẹ/ dùng sữa công thức | Bú mẹ/ dùng sữa công thức | Bú mẹ/ dùng sữa công thức | Bú mẹ/ dùng sữa công thức |
8 giờ | Cháo yến mạch cá hồi | Nui thịt bò | Cháo gan gà đậu xanh | Cháo nghêu | Bột trứng gà | Mì nấm thịt bò | Súp gà nấm |
10h | Bơ cắt miếng nhỏ | nước cam | Chuối | Sữa chua | Nước cam | Đu đủ | Bơ nghiền |
11h | Bú mẹ/ dùng sữa công thức | Bú mẹ/ dùng sữa công thức | Bú mẹ/ dùng sữa công thức | Bú mẹ/ dùng sữa công thức | Bú mẹ/ dùng sữa công thức | Bú mẹ/ dùng sữa công thức | Bú mẹ/ dùng sữa công thức |
14h- 14h30 | Cháo tôm rau ngót | Cháo thịt lợn đậu xanh | Mì thịt bò rau củ | Mì bò băm sốt cà chua | Cháo gan lợn | Bột thịt bò rau cải chân vịt | Cháo thịt nạc |
16h | Nước cam | Lê | Táo cắt nhỏ | Nước ép lựu | Váng sữa | Xoài | Sữa chua |
18h | Cháo gà cà rốt | Cháo gà nấm | Cháo bò bằm | Bột bí đỏ đậu tương | Mì nấu cùng tôm | Cháo cá hồi | Nui hải sản |
Từ 18h – sáng hôm sau | Bú mẹ theo yêu cầu/dùng sữa công thức | Bú mẹ theo yêu cầu/dùng sữa công thức | Bú mẹ theo yêu cầu/dùng sữa công thức | Bú mẹ theo yêu cầu/dùng sữa công thức | Bú mẹ theo yêu cầu/dùng sữa công thức | Bú mẹ theo yêu cầu/dùng sữa công thức | Bú mẹ theo yêu cầu/dùng sữa công thức |
Trẻ từ 1 – 2 tuổi bị thiếu máu thiếu sắt
Độ tuổi này bé có thể ăn được các món đặc và cứng hơn so với các giai đoạn trước. Do đó, mẹ nên cho bé tập ăn thô để con phát triển khả năng nhai của mình. Sau đây là thực đơn mẫu giàu sắt cho bé ăn trong 1 tuần:
Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | Thứ 7 | Chủ nhật |
7 giờ | Cháo thịt gà | Mì thịt bò | Phở gà | Bánh yến mạch bí đỏ | Mì Ý bò bằm sốt cà chua | Cháo cá hồi | Nui tôm |
9 giờ | Sữa chua | Váng sữa | Nước ép cam | Chuối | Táo cắt nhỏ | Xoài | Nước cam |
11 giờ | Cháo thịt bò rau cải | Cơm nhão ăn cùng canh thịt gà nấm hương. | Nui thịt bò | Cơm nhão ăn cùng canh và thịt lợn nạc | Cơm nhão ăn cùng thịt bò xào nấm | Cháo thịt bò | Cơm nhão ăn cùng canh ngao, gan lợn xào |
15 giờ | Chè đậu đen | Nho cắt nhỏ | Bơ nghiền | Váng sữa | Sữa đậu | Đu đủ | Chè đậu xanh |
18 – 19 giờ | Cháo yến mạch thịt bò | Cháo thịt lợn bí đỏ | Cơm nát ăn cùng canh ngao | Cháo gan gà | Súp gà bí đỏ | Cháo trứng gà đậu xanh | Súp gà rau củ |
Từ 19 giờ – sáng hôm sau | Bú mẹ hoặc uống sữa công thức (1 lần) | Bú mẹ hoặc uống sữa công thức (1 lần) | Bú mẹ hoặc uống sữa công thức (1 lần) | Bú mẹ hoặc uống sữa công thức (1 lần) | Bú mẹ hoặc uống sữa công thức (1 lần) | Bú mẹ hoặc uống sữa công thức (1 lần) | Bú mẹ hoặc uống sữa công thức (1 lần) |
Trẻ trên 2 tuổi thiếu máu thiếu sắt
Giai đoạn này bé thường cai sữa mẹ, uống thêm sữa công thức hoặc sữa tươi. Tuy nhiên, sữa tươi có lượng canxi cao nên sẽ làm giảm hấp thu sắt tại ruột, tăng nguy cơ trẻ thiếu máu thiếu sắt nếu sử dụng quá 700ml/ngày. Trẻ từ 2 – 3 tuổi nên uống từ 200 – 300ml sữa mỗi ngày.
Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | Thứ 7 | Chủ nhật |
6h – 7h | Phở bò | Cháo chim câu hạt sen | Cháo thịt bò | Nui thịt bò | Cháo gà nấm | Phở gà | Cháo gan gà đậu xanh |
9h | Sữa tươi | Đu đủ | Xoài | Sữa chua | Táo | Sữa tươi | Váng sữa |
12h | Cơm, thịt bò, canh rau củ | Cơm, thịt lợn, rau cải | Mì bò bằm cà chua | Cơm, cá hồi, rau củ | Cơm, thịt bò, canh | Cơm, hàu, rau cải bina | Cơm, sườn, canh củ dền |
15h | Chè đậu đen | Bánh yến mạch | Sữa tươi | Nước cam | Bưởi | Nước ép lựu | Nước cam |
18h | Cơm, thịt gà, súp lơ xanh | Cháo gan gà | Cơm, thịt lợn, canh mồng tơi | Cháo chim câu | Cơm, cá hồi, canh ngao | Cháo bí đỏ đậu xanh | Cơm, tôm, canh bí đỏ |
21h | Sữa | Sữa | Sữa | Sữa | Sữa | Sữa | Sữa |
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bổ sung sắt cho trẻ 3 – 4 tuổi – Hướng dẫn chuẩn từ chuyên gia
Trên đây là những giải đáp cho vấn đề “bé thiếu sắt nên ăn gì?”. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 54 55 18 để được giải đáp cụ thể.
Nguyễn Hằng đã bình luận
nhờ bs liệt kê các loại rau giàu sắt cho bé để mình bổ sung
Fogyma.vn đã bình luận
Chào bạn Hằng!
Các loại rau giàu sắt dành cho bé bạn có thể tham khảo như: cải xoăn, cải thìa, rau bina, bông cải xanh, cải chíp, đậu lăng… Bạn nên kết hợp những thực phẩm giàu sắt nguồn gốc động vật kết hợp thực vật để bổ sung sắt cho bé yêu nhé.
Văn Hưng đã bình luận
tôi có thể kết hợp chế độ ăn uống giàu sắt và bổ sung thêm chế phẩm sắt được không.
Fogyma.vn đã bình luận
Chào bạn Hưng!
Bạn hoàn toàn có thể bổ sung sắt cho bé thông qua ăn uống với những thực phẩm giàu sắt và sử dụng sản phẩm sắt. Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm sắt cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Bạn không nên tự ý bổ sung sắt cho bé khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Ngọc Chinh đã bình luận
bài viết rất hay, đúng vấn đề mình đang cần tìm.
Fogyma.vn đã bình luận
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã theo dõi, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bổ sung sắt cho bé bạn có thể liên hệ hotline 19000.545.518 (giờ hành chính) để được giải đáp chi tiết.