Sắt là khoáng chất thiết yếu với sức khỏe nhưng rất dễ bị thiếu hụt, đặc biệt trong các trường hợp phụ nữ mang thai, sau sinh và người sau phẫu thuật, mới ốm dậy… Tuy nhiên, một số người lại e ngại về tình trạng nổi mụn khi uống sắt. Vậy uống sắt có bị nổi mụn không? Khắc phục bằng cách nào?
Mục lục
Uống thuốc sắt có bị nổi mụn không?
Bổ sung sắt là điều cần thiết để phòng ngừa, điều trị thiếu máu và duy trì sức khỏe. Một số người có thể gặp tình trạng nổi mụn khi uống sắt, tuy nhiên thực tế sắt không phải là tác nhân trực tiếp gây mụn trên da. Hiện tượng nổi mụn khi uống sắt có thể xảy ra do các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ như:
Chất lượng thuốc sắt không đảm bảo: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc sắt với thành phần khác nhau. Việc sử dụng các sản phẩm không đảm bảo chất lượng sẽ làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Ngoài ra, một số loại thuốc sắt vô cơ khó hấp thu cũng làm tăng nguy cơ kích ứng đường tiêu hóa do cơ thể không thể hấp thu hết lượng sắt được tiêu thụ, buộc phải đào thải lượng dư thừa thông qua tiêu hóa. Điều này khiến hệ tiêu hóa chịu nhiều áp lực, dẫn đến táo bón và nổi mụn.
Sử dụng thuốc sắt sai cách: Uống quá nhiều thuốc sắt, uống sắt vào buổi tối hoặc cùng lúc với canxi… cũng có thể làm quá trình hấp thu sắt bị ảnh hưởng, làm sắt dư thừa tích tụ, lắng đọng tại đường tiêu hóa, gây nóng trong, tăng nguy cơ nổi mụn.
Thay đổi nội tiết: Đây là nguyên nhân gây nổi mụn khi uống sắt phổ biến ở nhiều người, đặc biệt là phụ nữ có thai. Khi mang thai, cơ thể mẹ có sự thay đổi lớn về nồng độ các hormone nội tiết. Điều này có thể làm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, đồng thời hệ tiêu hóa cũng phải chịu nhiều áp lực và gặp khó khăn trong việc loại bỏ các chất cặn bã, dẫn đến nổi mụn.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Việc thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn ít chất xơ, uống ít nước… có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ táo bón, nổi mụn.
☛ Tìm hiểu thêm: Uống sắt có nóng không? Cách uống sắt không lo nóng!
Làm sao để hạn chế nổi mụn khi uống sắt?
Để hạn chế tình trạng nổi mụn khi uống sắt, điều quan trọng là bạn cần chọn thuốc sắt phù hợp, uống đúng liều lượng, tiếp đến hãy kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh, uống nhiều nước và chăm sóc da đúng cách. Cụ thể:
Chọn thuốc sắt chất lượng
Để tăng hiệu quả bổ sung sắt đồng thời hạn chế nguy cơ tác dụng phụ, bạn chỉ nên sử dụng các loại thuốc sắt chất lượng, có thương hiệu uy tín, được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Ngoài ra, hãy ưu tiên các loại sắt hữu cơ dễ hấp thu, tránh tình trạng lắng đọng sắt làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và gây nổi mụn.
Nếu bạn cảm thấy băn khoăn về việc lựa chọn thuốc sắt, có thể tham khảo Fogyma – thuốc sắt nước hữu cơ được khuyên dùng trong điều trị, phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép, có độ an toàn cao, đặc biệt phù hợp với cả những đối tượng nhạy cảm nhất như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú…
☛ Đọc thêm: Top thuốc sắt hữu cơ khuyên dùng cho mẹ bầu
Uống sắt đúng liều lượng
Uống sắt quá liều lượng không chỉ gây lắng đọng sắt, dẫn đến nổi mụn, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ mà còn có thể gây ngộ độc. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả của việc bổ sung sắt, hãy tuân thủ dùng đúng liều lượng theo khuyến nghị của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, khi uống thuốc sắt ta cũng cần lưu ý:
- Uống vào buổi sáng, trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn từ 1 – 2 giờ để hệ tiêu hóa có thể hấp thu sắt hiệu quả hơn. Các trường hợp có vấn đề về dạ dày, nên uống sắt sau bữa ăn.
- Kết hợp bổ sung vitamin C từ viên uống tổng hợp hoặc các loại trái cây như cam, chanh, bưởi, kiwi… để tăng khả năng hấp thu sắt.
- Không uống sắt cùng lúc với các chất cản trở hấp thu như trà, cà phê, thuốc canxi và kháng sinh… tránh sự tương tác làm giảm hiệu quả hấp thu sắt.
Uống nhiều nước
Khi uống thuốc sắt, hãy uống với một ly nước đầy khoảng 250 – 300 ml để các hoạt chất trong sản phẩm được hòa tan tốt hơn, tăng khả năng hấp thu.
Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày cũng giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn, hỗ trợ cơ thể trong việc hấp thu và sử dụng khoáng chất sắt, thúc đẩy đào thải độc tố, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón… Mặt khác, uống đủ nước cũng giúp cung cấp độ ẩm cho da, giúp da mịn màng hơn, hạn chế hình thành mụn.
Bổ sung dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, sinh hoạt khoa học không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn hỗ trợ tích cực cho quá trình hấp thu sắt, hạn chế tác dụng phụ, đồng thời góp phần ngăn ngừa mụn trứng cá.
Một số gợi ý bao gồm:
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tăng cường bổ sung chất xơ và vitamin từ các loại rau xanh, trái cây… để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ các hoạt động của cơ thể diễn ra hiệu quả hơn.
- Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ. Việc ăn nhiều các thực phẩm này chẳng những không tốt cho sức khỏe mà còn gây kích thích hệ tiêu hóa, dẫn đến nóng trong táo bón và nổi mụn.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. Thường xuyên thức khuya có thể làm ảnh hưởng đến quá trình thải độc của cơ thể, đặc biệt là chức năng gan, dẫn đến nổi mụn và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do đó, hãy cố gắng duy trì thói quen đi ngủ sớm (trước 23h) và ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
- Tập thể dục đều đặn với các bài tập phù hợp thể trạng để nâng cao sức khỏe toàn diện, kích thích quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, hạn chế tối đa nguy cơ tác dụng phụ và tình trạng lắng đọng sắt.
Chăm sóc da đúng cách
Chăm sóc da đúng cách cũng là một trong những biện pháp cần thiết để khắc phục tình trạng nổi mụn khi uống sắt, giúp duy trì làn da khỏe đẹp hơn.
- Tẩy trang và rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ 2 lần/ngày để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và dầu thừa, giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, nổi mụn.
- Tẩy tế bào chết định kỳ 1 – 2 lần/tuần để loại bỏ các tế bào già cỗi, tăng hiệu quả làm sạch da, hạn chế hình thành mụn và giúp da hấp thu dưỡng chất từ các sản phẩm chăm sóc hiệu quả hơn.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc phù hợp, không chứa dầu, đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm và dưỡng chất cho da, tránh tình trạng da khô tăng tiết dầu, gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn.
- Thoa kem chống nắng mỗi ngày (ban ngày), ngay cả khi không ra ngoài để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, hạn chế mụn và tổn thương da.
Ngoài ra, tùy trường hợp, ta có thể kết hợp thêm các loại kem trị mụn không kê đơn để giúp loại bỏ mụn hiệu quả hơn.
Kết luận:
Uống sắt không phải nguyên nhân gây mụn trực tiếp nhưng có thể là yếu tố thúc đẩy mụn trong nhiều trường hợp. Để hạn chế tình trạng nổi mụn khi uống sắt, hãy sử dụng thuốc sắt chất lượng, tuân thủ liều dùng, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và chăm sóc da đúng cách.