Theo WHO, chị em phụ nữ nên bổ sung sắt trước khi mang thai từ 1 – 3 tháng, vì vậy không ít người thắc mắc liệu uống sắt có làm tăng khả năng thụ thai không? Hãy cùng Fogyma làm rõ vấn đề này trong nội dung dưới đây nhé!
Mục lục
Uống sắt có tăng khả năng thụ thai không?
Sắt là vi chất đặc biệt trọng với sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Bổ sung đủ sắt sẽ giúp đảm bảo cung cấp máu và oxy đến buồng trứng, tử cung, từ đó cải thiện chất lượng trứng và hỗ trợ sự phát triển của nhau thai. Điều này giúp tăng cường cơ hội thụ thai, đặc biệt ở những phụ nữ có nguy cơ vô sinh do thiếu máu hoặc rối loạn rụng trứng.
Theo đó, thiếu sắt có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên và cả tuyến giáp, cản trở quá trình hình thành, phát triển và rụng xuống tự nhiên của buồng trứng, hạn chế cơ hội thụ thai. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2006 cũng chỉ ra rằng những phụ nữ dùng viên bổ sung sắt có nguy cơ vô sinh do rụng trứng thấp hơn 40% so với những phụ nữ không uống sắt.
Dù vậy, khả năng thụ thai ở nữ giới còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như:
- Tuổi tác: Khả năng sinh sản sẽ giảm dần theo sự tăng lên của tuổi tác, đặc biệt sau tuổi 35.
- Di truyền: Mãn kinh là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai. Nếu phụ nữ trong gia đình có tiền sử mãn kinh sớm thì bạn cũng có nguy cơ tương tự.
- Hormone: Các rối loạn nội tiết do bất thường hormone như hội chứng buồng trứng đa nang có thể cản trở khả năng thụ thai, thậm chí gây vô sinh.
- Bệnh lý: Tình trạng viêm nhiễm vùng kín, lạc nội mạc tử cung, dị tật ống dẫn trứng… cũng khiến quá trình thụ thai bị ảnh hưởng.
- Các yếu tố khác: Thói quen hút thuốc, sử dụng rượu bia, béo phì, chế độ ăn uống thiếu hụt dưỡng chất, hóa trị, xạ trị… cũng làm suy giảm khả năng sinh sản.
Lợi ích của việc uống sắt trước khi mang thai
Ngoài việc cải thiện chất lượng trứng và khả năng rụng trứng, uống sắt trước khi mang thai còn có thể kể đem đến những lợi ích như:
- Cải thiện, phòng ngừa thiếu máu: Sắt giúp tăng cường số lượng hồng cầu, phòng ngừa thiếu máu và các vấn đề liên quan đến máu.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Sắt là thành phần cần thiết để tạo ra các tế bào miễn dịch. Vì vậy bổ sung sắt trước khi mang thai sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng chống lại các nhiễm trùng và bệnh tật khác.
- Đảm bảo khả năng phát triển của thai nhi: Sắt là yếu tố quan trọng để giúp thai nhi phát triển, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu, khi hệ thần kinh của thai nhi phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, việc bổ sung sắt trước và duy trì trong suốt thai kỳ cũng giúp giảm nguy cơ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai…
- Phòng ngừa các vấn đề liên quan đến sức khỏe mẹ: Bổ sung sắt trước khi mang thai giúp mẹ tăng trữ lượng sắt trong cơ thể, từ đó giảm các nguy cơ sức khỏe liên quan đến thai kỳ như cao huyết áp, tiền sản giật…
☛ Xem chi tiết: Có nên uống sắt trước khi mang thai?
Nên bắt đầu uống sắt trước khi mang thai khoảng bao lâu?
Vốn không có quy định cụ thể về mốc thời gian cần uống sắt trước khi mang thai. Dù vậy các chuyên gia cho biết ngay khi bắt đầu mang thai, cơ thể mẹ cần có lượng sắt dự trữ khoảng 300mg. Để đạt được trữ lượng này, trung bình chị em sẽ cần uống sắt trước khi thụ thai khoảng 3 tháng.
Tuy nhiên, tùy tình trạng sức khỏe và độ tuổi ở mỗi người, thời gian cần bổ sung sắt có thể sẽ khác nhau. Chị em nên tham vấn ý kiến bác sĩ để biết chính xác thời điểm mình nên bắt đầu uống sắt.
Cách bổ sung sắt trước khi mang thai
Ta có thể bổ sung sắt trước khi mang thai bằng 2 cách chủ yếu là: ăn nhiều các thực phẩm chứa sắt và sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt.
Bổ sung sắt từ thực phẩm
Một số thực phẩm có thể giúp bổ sung sắt bao gồm:
- Thịt bò: Trong 100g thịt bò có 2.6mg sắt heme. Ngoài ra, chúng còn rất giàu chất đạm, vitamin B12, kẽm và selen… giúp hỗ trợ quá trình sản xuất hồng cầu, giảm nguy cơ thiếu máu, đồng thời góp phần cải thiện thể trạng, giúp mẹ có 1 sức khỏe tốt hơn trước khi bước vào thai kỳ.
- Cá hồi: Cá hồi rất giàu omega-3 – một acid béo tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. 100g cá hồi cũng chứa khoảng 1mg sắt, giúp mẹ bổ sung sắt cho thể, giảm nguy cơ thiếu máu thiếu sắt khi mang thai.
- Hàu: Trong 100g ruột hàu có khoảng 3.5mg sắt cùng nhiều dưỡng chất như protein, kẽm, canxi, vitamin B12… giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch của mẹ, tạo điều kiện cho thai nhi phát triển tốt hơn.
- Bông cải xanh: Mỗi 30g bông cải xanh có chứa đến 1mg sắt. Ngoài ra chúng cũng rất giàu vitamin C, giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả hơn.
- Cải bó xôi: 100g cải bó xôi có chứa khoảng 2 – 5mg sắt và nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin C, vitamin K, axit folic và chất xơ… giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe và đặc biệt tốt cho sự phát triển của thai nhi.
- Chuối: 1 quả chuối lớn chỉ chứa khoảng 0.3 – 0.5mg sắt, tuy nhiên lượng vitamin C dồi dào trong chuối sẽ giúp tăng hiệu quả hấp thu sắt từ các thực phẩm khác. Bên cạnh đó, chuối còn chứa các thành phần như carbohydrate, vitamin B6, kali, magiê, đồng, mangan… giúp cung cấp năng lượng cho thể.
Sử dụng chế phẩm bổ sung sắt
Cơ thể chúng ta vốn chỉ có thể hấp thụ 1 lượng nhỏ khoáng chất sắt trong chế độ ăn. Do vậy, sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt (thuốc, thực phẩm chức năng) thường được đánh giá cao hơn về mặt hiệu quả, đặc biệt với các trường hợp thiếu máu thiếu sắt và có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt.
Các chế phẩm sắt trên thị trường thường được bào chế dưới dạng viên hoặc nước, chứa 1 trong 2 thành phần chính là sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Mỗi loại sắt đều có những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên theo chuyên gia, ta nên chọn các chế phẩm bổ sung sắt có chứa thành phần sắt hữu cơ như Fogyma bởi chúng có khả năng dung nạp cao hơn, độc tính thấp hơn các muối sắt vô cơ thông thường.
Fogyma có thành phần chính là nguyên tố sắt III hydroxy polymantol (IPC), không bị ion hóa và có cấu trúc tương tự Ferritin giúp bổ sung lượng sắt thiếu hụt một cách nhanh chóng, không gây tác dụng phụ. Từ đó giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.
Chị em trước khi mang thai có thể sử dụng Fogyma với liều lượng tham khảo:
- Trường hợp có biểu hiện thiếu sắt: 20 – 60ml/ngày
- Trường hợp thiếu sắt tiềm ẩn: 10 – 20ml/ngày
- Điều trị dự phòng: 2 – 3ml/ngày.
☛ Tham khảo: Top 4 thuốc sắt dạng ống được tin dùng
Khi uống sắt, bạn có thể sử dụng cùng nước ép trái cây để cảm thấy dễ uống hơn, đồng thời tăng hiệu quả hấp thu của cơ thể. Ngoài ra, tuyệt đối không uống cùng cà phê, rượu, bia, trà hoặc sữa vì chúng có thể cản trở quá trình hấp thu sắt.
Bổ sung sắt trước khi mang thai cần lưu ý gì?
Để việc bổ sung sắt trước khi mang thai đạt hiệu quả cao, ta cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tránh dùng thuốc sắt cùng lúc với các thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin và thuốc kháng acid dạ dày…. bởi chúng có thể gây cản trở việc hấp thu sắt.
- Không dùng các chế phẩm bổ sung sắt cho các trường hợp thừa sắt, mẫn cảm với thành phần sản phẩm hoặc người mắc bệnh lý thiếu máu lưỡi liềm bẩm sinh.
- Người mắc các bệnh lý về gan thận hoặc các rối loạn về máu cần thận trọng khi dùng các chế phẩm bổ sung sắt.
- Uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng khả năng đào thải độc tố, giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả hơn.
- Kết hợp xây dựng lối sống lành mạnh với các gợi ý như: ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích…
☛ Tìm hiểu thêm: Bà bầu dư sắt có sao không?
Kết luận:
Bổ sung đủ sắt có thể hỗ trợ chị em cải thiện sức khỏe và khả năng thụ thai. Tuy nhiên, cần lưu ý uống sắt đúng cách, kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học. Hơn hết, nếu có kế hoạch mang thai, bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám tổng quát và nhận sự tư vấn, hỗ trợ cần thiết, chuẩn bị tốt nhất cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Nguồn tham khảo:
- https://www.news-medical.net/news/20190611/Increasing-iron-intake-does-not-improve-the-chances-of-conception.aspx
- https://www.levy.health/iron-fertility/