Thiếu máu khi mang thai không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi, chóng mặt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Để cải thiện tình trạng này, một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm giàu sắt và dưỡng chất là vô cùng cần thiết. Vậy mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì để vừa ngon miệng vừa giúp thai nhi khỏe mạnh? Cùng tham khảo ngay thực đơn dinh dưỡng phù hợp trong bài viết sau.
Mục lục
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu thiếu máu
Thiếu máu khi mang thai là một vấn đề diễn ra hết sức phổ biến và nhận được nhiều sự quan tâm. Tình trạng này không chỉ khiến sức khỏe mẹ bị ảnh hưởng, thường xuyên đau đầu, mệt mỏi, suy nhược mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh…
Đặc biệt, thiếu máu khi mang thai cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, nhẹ cân, dễ mắc các bệnh lý sơ sinh, đồng thời làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ về sau…

Để cải thiện tình trạng thiếu máu trong thai kỳ, mẹ bầu cần tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng khoa học. Việc kết hợp thực phẩm đúng cách không chỉ giúp cơ thể hấp thu sắt tối ưu mà còn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là các nguyên tắc quan trọng mẹ bầu cần lưu ý:
1. Bổ sung thực phẩm giàu sắt
Sắt là khoáng chất thiết yếu trong quá trình tạo hồng cầu, giúp cung cấp oxy cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu nên ưu tiên các thực phẩm giàu sắt như:
- Thịt đỏ (bò, heo): Nguồn sắt heme dễ hấp thu nhất.
- Gan động vật: Dồi dào sắt nhưng nên ăn với lượng vừa phải để tránh dư thừa vitamin A.
- Hải sản: Các loại như hàu, sò huyết chứa nhiều sắt và kẽm, hỗ trợ tăng cường miễn dịch.
- Rau xanh đậm: Các loại như rau bina, cải bó xôi vừa giàu sắt vừa cung cấp chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón ở mẹ bầu.
2. Kết hợp thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt từ thực vật. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm như:
- Cam, bưởi: Giàu vitamin C, dễ kết hợp với bữa ăn.
- Ổi, dâu tây: Không chỉ tăng cường hấp thu sắt mà còn giàu chất chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
3. Bổ sung thực phẩm giàu axit folic
Axit folic đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Một số thực phẩm mẹ nên bổ sung gồm:
- Các loại đậu: Đậu lăng, đậu xanh chứa lượng axit folic dồi dào.
- Bông cải xanh, măng tây: Vừa giàu axit folic vừa cung cấp chất xơ hỗ trợ tiêu hóa.
4. Hạn chế thực phẩm cản trở hấp thu sắt
Một số thực phẩm có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt, mẹ bầu nên lưu ý:
- Trà, cà phê: Chất tanin trong các loại đồ uống này gây ức chế hấp thu sắt.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Nên sử dụng cách xa các bữa ăn chính để tránh làm giảm hiệu quả hấp thu sắt từ thực phẩm.
Thực hiện đúng các nguyên tắc trên sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng thiếu máu, tăng cường sức khỏe và tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển toàn diện.
Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bà bầu thiếu máu
Khi xây dựng thực đơn cho bà bầu thiếu máu, ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo máu, ta cần lưu ý một số vấn đề sau:
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Đảm bảo thực đơn cung cấp đầy đủ các nhóm chất như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để giúp mẹ có một cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ thai nhi phát triển tốt hơn.
Đa dạng hóa thực phẩm: Mỗi loại thực phẩm sẽ cung cấp các dưỡng chất khác nhau. Do đó, thực đơn cho mẹ bầu nên chứa nhiều loại thực phẩm để tối ưu việc bổ sung dưỡng chất. Không nên ăn một món liên tục trong thời gian dài
Chia nhỏ bữa ăn: Thực đơn của mẹ bầu nên được chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn. Điều này sẽ giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, từ đó nâng cao sức khỏe và cải thiện tình trạng thiếu sắt.
Ngoài ra, khi xây dựng thực đơn cho bà bầu thiếu máu cần tránh để các thực phẩm giàu canxi và giàu sắt trong cùng một bữa ăn. Hai khoáng chất này có thể tương tác với nhau, gây cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh bổ sung sắt cùng lúc với trà, cà phê…
Gợi ý thực đơn cho bà bầu thiếu máu
Mẹ bầu thiếu máu có thể tham khảo một số thực đơn dưới đây:
Bữa sáng
Bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nhất là với bà bầu. Khi thức dậy sau một giấc ngủ dài, cơ thể mẹ bầu đã tiêu hóa phần lớn năng lượng. Việc ăn một bữa sáng chất lượng sẽ giúp mẹ tránh nguy cơ giảm đường huyết, đồng thời cung cấp năng lượng cho cả một ngày làm việc, giúp các hoạt động của cơ thể diễn ra hiệu quả hơn, bao gồm cả việc nuôi dưỡng thai nhi.
Mẹ có thể bắt đầu ngày mới với các gợi ý bữa sáng sau:
- Bột yến mạch mix sữa chua, trái cây khô và các loại hạt
- Một tô phở bò hoặc phở gà thơm ngon
- Một tô bún bò Huế hoặc bún riêu đậm đà
- Vài lát bánh mì nguyên cám ăn cùng trứng ốp la hoặc mứt trái cây
- Các món cháo: cháo gà hạt sen, cháo tôm bí đỏ, cháo cá hồi, cháo cá chép…
Bữa trưa
Bữa trưa cũng là bữa chính quan trọng mà mẹ bầu bị thiếu máu không nên bỏ qua trong ngày. Nó sẽ giúp cung cấp năng lượng để cơ thể mẹ có thể duy trì sự hoạt động tốt hơn.
Với bữa trưa, mẹ có thể ăn cơm trắng hoặc cơm gạo lứt kèm với các món như:
- Tôm rim, đậu phụ sốt cà chua, rau muống xào, canh rau cải
- Thịt kho trứng, bí non xào, canh rau chân vịt nấu thịt bằm
- Bông cải xanh xào thịt bò, trứng cuộn, canh sườn nấu chua
- Gà xào nấm, rau bí xào tỏi, canh chua cá hồi
- Thịt ba chỉ rang cháy cạnh, rau lang xào, canh thịt bò hầm khoai tây, cà rốt
Bữa tối
Thông thường buổi tối sẽ là khoảng thời gian mẹ bầu nghỉ ngơi nhiều hơn, ít vận động do đó mẹ nên tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa bằng việc ăn quá nhiều. Tuy nhiên, bà bầu bị thiếu máu cũng không nên bỏ qua bữa tối mà hãy ăn với một lượng vừa phải, đồng thời đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.
Một vài gợi ý cho bữa tối của mẹ có thể bao gồm:
- Vịt kho gừng, canh rau ngót thịt nạc
- Gà hấp lá chanh, canh sườn bí đỏ
- Cá hồi sốt cam, súp lơ xào, canh thịt nấu chua
- Gan heo xào chua ngọt, cá kho, canh rau dền.
Xem thêm: 7 món canh bổ máu cho bà bầu
Bữa ăn nhẹ
Như đã nói ở trên, bà bầu không nên chỉ tập trung ăn nhiều vào các bữa chính, thay vào đó hãy chia nhỏ các bữa ăn từ 3 bữa chính thành 4 – 5 bữa/ngày. Trong đó, các bữa phụ mẹ có thể ăn các món nhẹ nhàng như:
- Sữa chua mix các loại hạt
- Các loại hoa quả tươi như cam, chuối, bơ…
- Hoa quả sấy khô như mơ, mận… mẹ nên chọn các loại quả sấy nguyên vị và không quá ngọt.
- Một ly sữa hạt: sữa đậu nành, sữa óc chó mè đen, sữa hạt điều – hạnh nhân…
☛ Xem thêm: 10 loại trái cây chứa nhiều sắt cho bà bầu
Ngoài ra, trên thực tế lượng sắt cơ thể có thể hấp thụ từ thực phẩm khá khiêm tốn, do đó nếu chỉ bổ sung sắt qua chế độ ăn sẽ rất khó để cải thiện chứng thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai. Chính vì vậy, để khắc phục, ngăn ngừa tình trạng này, mẹ có thể kết hợp sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt chất lượng, uy tín như sắt nước Fogyma.
Với thành phần chủ yếu là nguyên tố sắt (III) hydroxyd polymaltose (Iron Polymaltose Complex – IPC) được nhập khẩu 100% từ Italia, cùng dây chuyền sản xuất hiện đại bậc nhất châu Âu, Fogyma mang đến những ưu điểm vượt trội như vị ngọt thơm dễ uống, khả năng hấp thu nhanh chóng, không gây nóng trong, táo bón.
Sản phẩm đã được cấp phép bởi Bộ Y tế, được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu tại các viện sản khuyên dùng để điều trị, phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Hy vọng những thông tin Fogyma.vn cung cấp trên đây sẽ giúp việc lên thực đơn bổ sung dưỡng chất của bà bầu thiếu máu trở nên dễ dàng hơn. Ngoài việc ăn uống đầy đủ, tăng cường các chất tốt cho quá trình tạo máu mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có thực đơn phù hợp nhất.