Thiếu máu khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng phổ biến, có thể gặp phải ở nhiều mẹ bầu. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cải thiện bằng cách nào? Hãy cùng Fogyma.com tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai 3 tháng đầu
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu khi mang thai 3 tháng đầu, bao gồm:
- Thiếu sắt: Thống kê cho thấy thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu ở phụ nữ mang thai. Sắt là thành phần quan trọng trong việc hình thành tế bào hồng cầu. Thiếu sắt sẽ khiến quá trình sản xuất hồng cầu và hemoglobin bị giảm, dẫn đến thiếu máu.
- Thiếu acid folic: Acid folic (vitamin B9) rất cần thiết cho quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu. Thiếu acid folic sẽ làm giảm sản xuất hồng cầu, dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, acid folic còn giúp đảm bảo quá trình hình thành và phát triển hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ và tủy sống, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên của thai kỳ.
- Thiếu vitamin B12: Thiếu vitamin B12 sẽ khiến quá trình sản xuất hồng cầu bị gián đoạn, lượng hồng cầu khỏe mạnh sẽ giảm sút, gây thiếu máu.
Ngoài ra, tình trạng thiếu máu khi mang thai 3 tháng đầu cũng có thể liên quan đến các yếu tố nguy cơ như: mẹ bị thiếu máu trước khi có thai, mang bầu đa thai, khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá gần nhau, bệnh lý rối loạn tuyến giáp, viêm gan, xơ gan…
Dấu hiệu nhận biết thiếu máu
Thiếu máu khi mang thai có thể khiến mẹ bầu gặp phải các triệu chứng như:
- Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi
- Da dẻ nhợt nhạt, xanh xao, thiếu sức sống
- Tóc khô và gãy rụng
- Móng chân, móng tay giòn, dễ gãy
- Tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim
- Tay chân lạnh…
Xem chi tiết: 10 dấu hiệu thiếu máu khi mang thai
Thiếu máu khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Thiếu máu trong 3 tháng đầu mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Cụ thể:
Ảnh hưởng đến mẹ
Mẹ bị mệt mỏi, suy nhược: Thiếu máu làm lượng oxy trong máu giảm đi, tim và phổi sẽ phải hoạt động nhiều hơn để đưa máu giàu oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Điều này khiến mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó thở, đau đầu, suy nhược và khó tập trung.
Hệ miễn dịch giảm sút, dễ mắc bệnh: Thiếu máu cũng làm lượng tế bào bạch cầu và tế bào T trong cơ thể giảm sút, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, khiến mẹ dễ mắc các căn bệnh khác nhau, nhất là các chứng bệnh có liên quan đến yếu tố viêm nhiễm như viêm nhiễm tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu…
Tăng nguy cơ biến chứng sản khoa: Tình trạng thiếu máu kéo dài sẽ khiến mẹ dễ đối diện với các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, huyết áp,… tăng nguy cơ tiền sản giật, thậm chí sảy thai.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Thai nhi chậm phát triển: Mẹ bị thiếu máu khiến lượng oxy và dinh dưỡng được truyền sang bào thai sẽ giảm sút, em bé sẽ không nhận được các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến chậm phát triển, suy dinh dưỡng bào thai. Tùy mức độ thiếu máu ở mẹ, thai nhi có thể bị ảnh hưởng ít hoặc nhiều.
Ảnh hưởng thế chất và trí não về sau: Mẹ bầu bị thiếu máu kéo dài, không được khắc phục kịp thời cũng khiến sự phát triển hệ thần kinh, não bộ của thai nhi bị ảnh hưởng, gây chậm phát triển thể chất và trí não sau này…
Nguy cơ dị tật bẩm sinh, tử vong ở thai nhi: Trường hợp mẹ bị thiếu máu nghiêm trọng thai nhi có thể gặp phải các vấn đề như dị tật bẩm sinh, thậm chí tử vong.
Như vậy, việc phát hiện sớm và điều trị thiếu máu trong 3 tháng đầu khi mang thai là vô cùng quan trọng. Mẹ hãy chủ động theo dõi sức khỏe, thăm khám định kỳ, tuân thủ hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Cải thiện tình trạng thiếu máu khi mang thai 3 tháng đầu bằng cách nào?
Tùy mức độ thiếu máu, các phương pháp cải thiện tình trạng thiếu máu khi mang thai 3 tháng đầu có thể bao gồm:
Bổ sung các thực phẩm chứa chất sắt
Thực phẩm là nguồn cung cấp sắt tự nhiên dồi dào mà mẹ bầu không nên bỏ qua khi bị thiếu máu. Sắt trong thực phẩm được chia thành 2 dạng chính là sắt heme và sắt không heme.
Thực phẩm giàu sắt heme
Sắt heme là loại sắt dễ hấp thu, có trong thịt của các loại động vật như bò, gà, lợn, cá… giúp bổ sung sắt cho cơ thể một cách hiệu quả.
- Thịt bò: 100g thịt bò có chứa 2.5 – 3.0mg sắt, ngoài ra chúng cũng giúp mẹ bầu bổ sung vitamin B6, B12, giúp quá trình sản xuất hồng cầu diễn ra thuận lợi hơn.
- Thịt gà: Trong 100g thịt gà có khoảng 1.3mg sắt cùng các dưỡng chất như protein, vitamin B6, B12, selen và kẽm… giúp củng cố hệ miễn dịch của mẹ bầu, cải thiện sức khỏe.
- Cá hồi: 100g cá hồi có 0.3mg sắt. Ngoài ra, cá hồi còn chứa một lượng omega-3 dồi dào, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch cho mẹ và tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
- Tôm: 100g tôm có khoảng 1.8mg sắt heme cùng chất chống oxy hóa astaxanthin, protein, canxi, vitamin A, B5, B6, kẽm, selen, giúp mẹ có 1 thai kỳ khỏe mạnh.
- Hàu: 100g hàu có thể cung cấp 3.5mg sắt. Hàu cũng là nguồn bổ sung protein, kẽm canxi và vitamin B12… dồi dào, giúp cải thiện sức khỏe của mẹ và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.
Thực phẩm chứa sắt không heme
Sắt không heme là sắt có nguồn gốc thực vật, có nhiều trong các loại thực phẩm như rau, củ, trái cây… So với sắt heme, sắt không heme khó hấp thu hơn do cơ thể cần nhiều thời gian để chuyển hóa chúng. Tuy nhiên, theo khuyến nghị, mẹ nên ăn uống cân bằng giữa 2 nhóm thực phẩm này để đảm bảo sức khỏe thai kỳ, giảm nguy cơ thiếu máu.
Một số thực phẩm giàu sắt không heme bao gồm:
- Bông cải xanh: Lượng sắt trong bông cải xanh vào khoảng 1.5mg/100g. Ngoài ra, chúng cũng giàu các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, K, canxi, acid folic…
- Rau chân vịt: Mỗi 100g rau chân vịt có khoảng 1.7mg sắt. Chúng cũng chứa acid folic, vitamin C, canxi, beta-carotene… tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vitamin C trong rau chân vịt cũng giúp cơ thể hấp thu sắt từ thực phẩm tốt hơn.
- Cải brussel: 100g cải brussel chứa khoảng 1.4mg sắt. Ngoài ra chúng cũng chứa lượng chất xơ và vitamin C dồi dào, giúp cải thiện khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
- Các loại đậu: 100g đậu nành chứa 15,7 mg sắt, 100g đậu đen chứa 7.2mg sắt, 100g đậu đó chứa 5.2mg sắt… Các loại đậu cũng là nguồn cung cấp folate, magie và kali… dồi dào, tốt cho sự phát triển của thai nhi.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Đồ ăn bổ sung sắt cho bà bầu
Mặc dù trong tự nhiên có rất nhiều thực phẩm chứa sắt tuy nhiên lượng sắt mà cơ thể có thể hấp thụ từ thực phẩm là rất nhỏ, do vậy hầu hết trường hợp bác sĩ thường khuyến nghị mẹ kết hợp sử dụng thuốc sắt.
Sử dụng thuốc sắt
Sử dụng thuốc sắt là phương pháp điều trị thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai được áp dụng phổ biến nhất. Với phương pháp này, bác sĩ có thể căn cứ vào chỉ số thiếu máu của mẹ bầu để chỉ định liều dùng cụ thể phù hợp với từng trường hợp. Chị em cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong thời gian điều trị, không tự ý tăng giảm liều lượng, tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Mẹ bầu cũng cần chú ý đến thời điểm sử dụng thuốc sắt. Nếu dùng thuốc chứa sắt vô cơ, mẹ sẽ cần uống chúng vào lúc đói để tăng khả năng hấp thu của cơ thể, tốt nhất là uống trước khi ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Với thuốc sắt hữu cơ, mẹ nên uống trong hoặc ngay sau bữa ăn để tăng hiệu quả sản phẩm, đồng thời hạn chế cảm giác khó chịu, buồn nôn khi uống sắt.
Ngoài ra, khi sử dụng thuốc sắt, mẹ cần lưu ý chọn sản phẩm uy tín, chất lượng, được chuyên gia khuyên dùng như Fogyma.
Fogyma là thuốc sắt nước hữu cơ được sản xuất từ 100% nguyên liệu nhập khẩu Italia trên dây chuyền công nghệ BFS hiện đại bậc nhất châu Âu. Với thành phần chính là sắt nguyên tố dưới dạng hỗn hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC), không bị ion hóa, Fogyma sẽ giúp mẹ bổ sung sắt tối ưu mà không gây kích ứng tiêu hóa hay tình trạng nóng trong, táo bón.
☛ Đọc thêm: Có nên dùng thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng đầu?
Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất
Bên cạnh việc bổ sung khoáng chất sắt cho cơ thể từ thuốc hoặc thực phẩm, mẹ bầu cũng nên tích cực sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi… để giúp cơ thể có thể hấp thu sắt dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung thêm acid folic và vitamin B12 để thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu, nhanh chóng cải thiện chứng thiếu máu.
Không những vậy, bổ sung acid folic đúng cách trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng là việc làm vô cùng cần thiết để giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh của thai nhi.
Kết hợp các biện pháp tăng cường sức khỏe
Để có thể cải thiện tình trạng thiếu máu nhanh chóng đồng thời góp phần tăng cường sức khỏe tổng thể mẹ bầu cũng nên kết hợp với các biện pháp như:
- Sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày, hạn chế thức khuya
- Duy trì thói quen luyện tập, vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
Lời kết:
Thiếu máu khi mang thai 3 tháng đầu có thể đem lại nhiều nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Để khắc phục tình trạng này mẹ hãy thường xuyên theo dõi sức khỏe, thăm khám định kỳ và bổ sung sắt theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời đừng quên kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý và sinh hoạt khoa học.
Quân đã bình luận
Vợ mình bầu 6w có uống được Fogyma không?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Quân. Vợ bạn bầu 6 tuần có thể uống Fogyma để cải thiện, phòng ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt khi mang thai nhé. Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc gọi điện trực tiếp đến tổng đài 1900 545 518 nếu cần tư vấn thêm nhé!
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Đỗ Ngọc Hải Phương đã bình luận
Dạo gần đây tôi thường bị buồn nôn. Uống sắt có liên quan đến việc tôi cảm thấy buồn nôn khi mang thai không?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Đỗ Ngọc Hải Phương. Hiện bạn đang sử dụng thuốc sắt nào? Buồn nôn có thể do tác dụng phụ của thuốc sắt nhưng cũng có nhiều nguyên nhân khác có thể gây hiện tượng này. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để xác định nguyên nhân và có cách khắc phục phù hợp nhất nhé.
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Thúy Hằng đã bình luận
mình từng 1 lần mua phải thuốc sắt lởm, uống xong khổ sở luôn. cho mình hỏi loại thuốc bổ sung sắt nào an toàn cho thai kỳ?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Thúy Hằng. Bạn có thể tham khảo thuốc sắt nước Fogyma – sản phẩm đã được cấp phép bởi Bộ Y tế và được các chuyên gia, bác sĩ tại các bệnh viện lớn, viện sản khuyên dùng trong điều trị, phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Bạn có thể tham khảo sản phẩm tại đây nhé https://fogyma.vn/sat-nuoc-fogyma/
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!