Thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối có thể gặp phải ở rất nhiều mẹ bầu. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối có dấu hiệu ra sao? Bà bầu và thai nhi có ảnh hưởng gì không? Khắc phục bằng cách nào? Hãy cùng fogyma.vn tìm hiểu làm rõ nhé!
Mục lục
Thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối gây ảnh hưởng ra sao?
Khi mang thai, nhu cầu sản sinh máu của mẹ bầu sẽ tăng lên để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi, nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu cơ thể mẹ không được cung cấp đủ sắt và các dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo máu hoặc bị mất máu khi mang thai, sẽ dẫn đến thiếu máu.
Thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đồng thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cụ thể:
Hệ miễn dịch của mẹ bị suy yếu
Khi cơ thể mẹ bị thiếu máu, sẽ làm giảm sút một lượng lớn các tế bào có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch như tế bào bạch cầu, tế bào T, dẫn tới suy giảm miễn dịch.
Hệ miễn dịch suy yếu khiến mẹ bầu dễ mắc các căn bệnh khác nhau, đặc biệt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm nhiễm tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu… gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Tăng nguy cơ sinh non
Nhiều nghiên cứu cho thấy thiếu máu khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non [1]. Cụ thể, thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối sẽ làm giảm lượng máu và oxy đến tử cung, đồng thời cơ thể mẹ cũng trở nên yếu hơn, khiến chức năng giữ thai của tử cung bị ảnh hưởng, dẫn đến sinh non.
Biến chứng sản khoa
Theo các chuyên gia, thiếu máu khi mang thai ở những tháng cuối thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng sản khoa như sảy thai, nhau tiền đạo, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật… Đặc biệt, đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng băng huyết sau sinh.
Ngoài ra, thiếu máu khi mang thai tháng cuối còn khiến chị em gặp phải các vấn đề như chậm phục hồi sau sinh, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm… do sức đề kháng yếu.
Thai nhi chậm phát triển, dễ mắc bệnh sơ sinh
Thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối khiến lượng máu và oxy vận chuyển từ mẹ sang bào thai bị giảm sút, thai nhi sẽ không nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, gây suy dinh dưỡng bào thai, nhẹ cân. Ngoài ra, điều này cũng làm em bé tăng nguy cơ thiếu máu, chậm phát triển trí não và mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối
Tình trạng thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối có thể xảy ra do các nguyên nhân dưới đây:
- Thiếu sắt: Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối. Sắt rất cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu. Khi thai nhi phát triển, nhu cầu về sắt sẽ tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ máu và oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi. Nếu mẹ không cung cấp đủ sắt, hồng cầu sẽ không được tạo ra đủ, dẫn đến thiếu máu. ☛ Đọc thêm: Vai trò của sắt với phụ nữ mang thai
- Bệnh lý: Các bệnh lý như rối loạn tuyến giáp, suy tuyến thượng thận sẽ khiến các hormone liên quan đến việc điều tiết sử dụng sắt hoặc sản xuất hồng cầu bị ảnh hưởng. Lúc này lượng hồng cầu được sản sinh sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan cũng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu, gây thiếu máu.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu hụt sắt và axit folic, vitamin B12… có thể dẫn đến thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối.
- Mất máu: Các trường hợp mẹ bị mất máu do chảy máu dưới da, lạc nội mạc tử cung… cũng có thể là nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai.
- Các yếu tố khác: Mẹ bị thiếu máu trước khi mang thai, mang đa thai (từ 2 em bé trở lên), khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá gần nhau… cũng là những yếu tố nguy cơ khiến xảy ra tình trạng thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối.
Triệu chứng thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối
Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối sẽ thay đổi phụ thuộc vào mức độ thiếu máu. Trường hợp thiếu máu nhẹ, mẹ có thể chỉ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt hoặc choáng váng. Nghiêm trọng hơn, thai phụ có thể gặp các triệu chứng như:
- Mệt mỏi: Mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể
- Khó thở: Thiếu máu khiến việc vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng, làm cho mẹ bầu khó thở hơn.
- Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt: Thiếu máu có thể làm giảm lượng máu và oxy đến não, gây đau đầu, chóng mặt, hoa mắt
- Da nhợt nhạt, xanh xao: Thiếu máu làm giảm lượng oxy và máu lưu thông dưới da, khiến da trở nên xanh xao, nhợt màu.
☛ Tìm hiểu chi tiết hơn: 10 dấu hiệu thiếu máu ở bà bầu
Chẩn đoán thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối
Để chẩn đoán chính xác tình trạng thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu thực hiện xét nghiệm công thức máu và căn cứ vào kết quả của các chỉ số như:
- Hemoglobin (Hb): Lượng hemoglobin trong máu.
- Hematocrit (Hct): Tỷ lệ hồng cầu trong máu.
- Sắt huyết thanh: Nồng độ sắt có trong huyết thanh
- Ferritin: Lượng sắt dự trữ trong cơ thể.
Thông thường, mẹ bầu 3 tháng cuối sẽ được xác định là thiếu máu khi Hb < 11 g/dL, Hct < 33%, ferretin < 30 ug/l.
Thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối phải làm sao?
Thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển thai nhi. Để cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả, mẹ bầu nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, trứng và rau xanh… đồng thời bổ sung thuốc sắt theo chỉ định của sĩ.
Ăn các thực phẩm giàu chất sắt
Để bổ sung sắt cho cơ thể mẹ có thể tăng cường ăn các thực phẩm như:
- Thịt bò: Trong 100g thịt bò có chứa 2.6 – 3.0mg sắt heme – một loại sắt dễ hấp thu có trong thịt động vật. Thịt bò cũng rất giàu protein, vitamin B12 và kẽm… giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ sản xuất tế bào hồng cầu hiệu quả hơn. Ngoài ra mẹ bầu cũng có thể bổ sung sắt heme từ các loại thịt khác như thịt gà, thịt trâu, thịt dê…
- Lòng đỏ trứng gà: 100g lòng đỏ trứng gà có chứa 7mg sắt. Chúng không chỉ là nguồn cung cấp sắt dồi dào mà còn giúp mẹ bầu bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu cho thai kỳ khỏe mạnh như protein, canxi, vitamin A, D, folate…
- Các loại đậu: Các loại đậu như đậu lăng, đậu nành, đậu hà lan cũng là những thực phẩm giàu sắt mà mẹ không nên bỏ qua. Ngoài ra chúng cũng giúp bổ sung các dưỡng chất như folate, magie và kali…giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.
- Bông cải xanh: Bông cải xanh rất giàu sắt và acid folic, 2 dưỡng chất quan trọng giúp quá trình sản xuất tế bào hồng cầu diễn ra hiệu quả. Cùng với đó chúng cũng chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của thai nhi như canxi, vitamin C, vitamin K, vitamin A…
- Rau chân vịt: 100g rau chân vịt có thể cung cấp 1.7mg sắt. Đồng thời chúng cũng giúp mẹ bầu bổ sung các dưỡng chất như acid folic, canxi, vitamin C và beta-carotene.
☛ Xem chi tiết: Bà bầu bị thiếu máu, thiếu sắt nên ăn gì?
Sử dụng thuốc sắt cho bà bầu
Nghiên cứu cho thấy cơ thể chỉ có thể hấp thụ một lượng nhỏ sắt từ thực phẩm [2]. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu cao về sắt trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối, bác sĩ thường khuyến nghị mẹ bầu sử dụng thuốc sắt. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc sắt khác nhau, tuy nhiên chúng có thể được chia ra thành 2 dạng chính là sắt vô cơ và sắt hữu cơ.
- Đối với sắt vô cơ: Cơ thể sẽ hấp thụ chúng một cách bị động qua đường ruột. Do đó mẹ nên uống lúc bụng đói, tốt nhất là trước khi ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ để cơ thể có thể hấp thu sắt tốt nhất. Tuy nhiên, điều này có thể làm gia tăng tác dụng phụ của thuốc.
- Đối với sắt hữu cơ: Cơ thể có thể hấp thụ loại sắt này một cách chủ động. Mẹ có thể uống trong hoặc ngay sau bữa ăn để tăng hiệu quả, đồng thời giảm bớt cảm giác khó chịu, buồn nôn khi uống sắt.
Lưu ý: Trong thời gian uống sắt, mẹ nên uống nhiều nước để các hoạt chất được hòa tan tốt hơn, có thể sử dụng nước hoa quả uống cùng sắt để tăng khả năng hấp thu.
Theo chuyên gia, mẹ bầu nên ưu tiên chọn các chế phẩm có chứa sắt hữu cơ thay vì sắt vô cơ vì sắt hữu cơ có khả năng hấp thu tốt và ít gây tác dụng phụ hơn. Dù vậy, mỗi loại sắt đều có những ưu nhược điểm riêng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được sản phẩm phù hợp nhất. Khi sử dụng thuốc sắt, mẹ cũng cần tuân thủ sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhà sản xuất, tránh sử dụng bừa bãi dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.
☛ Xem thêm: Mang thai thiếu sắt uống thuốc gì?
Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất
Để tăng cường hấp thu sắt trong cơ thể và cải thiện tình trạng thiếu máu, mẹ bầu cũng nên bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C. Thường xuyên ăn các thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, ớt chuông, rau chân vịt… sẽ giúp quá trình chuyển hóa và hấp thu sắt diễn ra hiệu quả hơn.
Ngoài ra, mẹ cũng nên ăn đa dạng thực phẩm, cung cấp cho cơ thể đủ acid folic, canxi và các loại vitamin A, B, D, E để giúp em bé phát triển toàn diện hơn và có một thai kỳ khỏe mạnh.
Thay đổi lối sống thói quen sinh hoạt
Khi bị thiếu máu, mẹ cũng nên dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức gây căng thẳng, mệt mỏi, khiến sức khỏe và tinh thần giảm sút. Theo đó, mẹ nên sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày. Đồng thời hãy kết hợp vận động nhẹ nhàng để quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, cải thiện chứng thiếu máu.
Mẹ bầu cũng nên tránh sử dụng rượu, bia, cà phê và các chất kích thích bởi chúng không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé mà còn còn có thể làm cản trở việc hấp thu dưỡng chất của cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình tạo máu, khiến tình trạng thiếu máu thêm trầm trọng.
Lời kết:
Thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo sức khỏe, an toàn, mẹ hãy thường xuyên thăm khám định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách.
Nguồn tham khảo:
[1] https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S000291652331685X
[2] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9219084/
Hồng Vân đã bình luận
tôi bị táo bón khi uống sắt, tư vấn loại sắt nào ít tác dụng phụ hơn cho tôi với
Fogyma.vn đã bình luận
Chào bạn Vân!
Bị táo bón là một trong những tác dụng phụ khá phổ biến khi uống sắt. Bạn nên đổi sang loại sắt nước dạng hữu cơ, giúp cơ thể hấp thu tốt hơn. Một trong những thuốc sắt nước được tin dùng hiện nay là Fogyma, giúp cơ thể hấp thu chủ động, hạn chế các tác dụng phụ thường thấy khi uống sắt. Bạn tham khảo thông tin chi tiết tại đây nhé https://fogyma.vn/
Hoài đã bình luận
từ ngày mang thai tới hiện tại thai tháng thứ 8 tôi chỉ ăn uống bồi bổ để bổ sung sắt chứ không uống sắt. Vậy có sao không?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào bạn Hoài!
Giai đoạn mang thai nhu cầu sắt của mẹ bầu rất cao, chế độ ăn uống không thể cung cấp đủ lượng sắt cần thiết ở giai đoạn này, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu không đủ sắt khiến mẹ mệt mỏi, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Do đó, bạn nên bổ sung thêm thuốc sắt trong thời gian mang thai này để đảm bảo mẹ và thai nhi đều có đủ lượng sắt cần thiết để duy trì sức khỏe.
Thúy Hạnh đã bình luận
mang thai nên ăn gì và uống loại đồ uống nào để bổ sung sắt tốt nhất, nhờ bác sĩ tư vấn
Fogyma.vn đã bình luận
Chào bạn Hạnh!
Để bổ sung sắt bạn nên thêm những thực phẩm sau vào thực đơn ăn uống nhé: thịt đỏ (thịt bò, dê, cừu), trứng, hải sản (tôm, cua, sò, ốc, cá hồi…), rau xanh lá đậm, bí ngô, các loại đậu và hạt. Bạn nên cân đối giữa các nhóm chất để cơ thể nhận đủ dưỡng chất cần thiết nhé.