Thiếu sắt khá phổ biến ở trẻ và là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm lớn, thấp còi so với bạn bè đồng trang lứa. Cùng tìm hiểu vì sao trẻ thiếu sắt, cha mẹ sẽ có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Cùng FOGYMA giải đáp vấn đề này nhé.
Mục lục
Nguyên nhân khiến trẻ thiếu sắt?
Dù chiếm một lượng nhỏ nhưng sắt lại giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như vận chuyển oxy tới tế bào, dự trữ oxy trong cơ thể, tham gia cấu tạo nhiều enzyme, củng cố hệ miễn dịch… Tuy nhiên, thực trạng hiện nay tỷ lệ trẻ thiếu sắt ở nước ta lại đang ở mức báo động. Theo số liệu điều trị của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2019 – 2020, có đến 60% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm và cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Đây là con số đáng báo động, gây ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ.
Một số nguyên nhân khiến trẻ Việt thiếu sắt phải kể tới như:
1. Thiếu sắt dự trữ
Thai nhi phát triển trong bụng mẹ, ngoài việc nhận các dưỡng chất để phát triển và hoàn thiện còn dự trữ một lượng sắt nhất định. Quá trình tích lũy sắt thường diễn ra rất sớm, ngay từ những tháng cuối của thai kỳ. Sắt dự trữ này sẽ được trẻ sử dụng trong 3 – 4 tháng đầu đời. Nếu bé sinh đủ tháng sẽ có khoảng 25 – 3000mg sắt trong cơ thể.
Trẻ sinh ra bị thiếu sắt dự trữ thường do sinh non, sinh đôi hoặc khi mang thai mẹ bầu bị thiếu máu đều có thể gây ra thiếu máu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh.
2. Tốc độ tăng trưởng nhanh
Trẻ sau sinh thường có tốc độ tăng trưởng về thể chất, cân nặng rất nhanh, đặc biệt là trẻ sinh non. Vì vậy, lượng sắt để tạo máu lúc này cũng nhiều hơn so với bình thường.
Trẻ sinh non không có đủ lượng sắt dự trữ trong 4 tháng đầu đời hoặc sữa mẹ không đủ dinh dưỡng khiến bé phải đối mặt với tình trạng thiếu máu, thiếu sắt sau sinh. Do đó, đối với trẻ sinh non, trẻ phát triển nhanh, các chuyên gia khuyến cáo ngoài sữa mẹ thì bé nên được bổ sung thêm nguồn thức ăn, dinh dưỡng khác để tăng dự trữ sắt.
3. Chế độ ăn thiếu sắt
Phần lớn nguồn dinh dưỡng của trẻ đều được hấp thu qua chế độ ăn hàng ngày, sắt cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, thực đơn ăn uống hàng ngày nghèo sắt hoặc việc xây dựng thực đơn ăn uống không hợp lý với trẻ cũng không bổ sung đủ vi chất này.
Theo các chuyên gia, cha mẹ nên bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu sắt cho trẻ bằng cách chế biến linh hoạt từ thịt lợn, thịt bò, cá hồi, tôm, bông cải xanh, yến mạch, ngũ cốc… Đây đều là nguồn thực phẩm giàu sắt mà bé yêu thích.
Mẹ cũng cần lưu ý, sắt là vi chất rất khó hấp thụ, đặc biệt là khi kết hợp với các thực phẩm giàu canxi hay trà xanh, ổi… Vì vậy, mẹ nên hạn chế cho bé dùng các loại thực phẩm này khi bé đang dùng sắt nhé.
4. Trẻ hấp thu sắt kém
Vấn đề về tiêu hóa cũng khiến trẻ hấp thu sắt kém. Trường hợp này, do trẻ đang mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa, ruột non tổn thương, ăn uống các thực phẩm gây cản trở sắt (nước ngọt có ga, đồ ăn chế biến sẵn, đồ nhiều dầu mỡ…).
Hệ tiêu hóa kém khiến việc hấp thu dinh dưỡng trở nên khó khăn hơn, trẻ ăn uống không ngon miệng và hấp thu kém. Về lâu dài gây thiếu hụt sắt dẫn tới thiếu máu.
5. Trẻ uống sữa bò quá nhiều
Uống quá nhiều sữa bò cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu sắt. Theo chuyên gia sức khỏe lý giải, trong sữa bò có chứa Casein Phosphopeptides gây giảm hấp thu sắt của cơ thể. Kết hợp với chế độ ăn thiếu dưỡng chất sẽ khiến bé bị thiếu sắt, thiếu máu khá nghiêm trọng.
6. Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh
Hiện tượng rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh gây ra do một loại gen hiếm gặp. Do đột biến gen khiến protein có vai trò vận chuyển sắt không được tổng hợp. Hệ quả khiến bé bị thiếu hụt các hồng cầu khỏe mạnh đồng thời tích lũy sắt trong cơ thể dư thừa.
7. Mất sắt mạn tính
Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa có thể khiến bé bị thiếu sắt.
Trẻ mắc bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa như giun móc, giun tóc, polyp đại tràng; bé gái ở tuổi dậy thì thường bị mất sắt cao hơn do chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
8. Trẻ mắc các bệnh lý khác
Một số bệnh lý như cảm cúm, dị ứng sữa bò, xuất huyết tiêu hóa, thiếu transferrin bẩm sinh sẽ khiến sắt không vào được tủy. Từ đó, khả năng hấp thụ của cơ thể bị giảm khiến sắt bị thiếu hụt nghiêm trọng.
9. Bổ sung sắt mà quên các vi chất khác
Việc bổ sung sắt cho trẻ không phải càng nhiều sẽ càng tốt. Sắt cần được bổ sung đúng và đủ để cơ thể hấp thụ nhu cầu cần thiết. Thông thường, hoạt chất này thường hấp thụ và chuyển hóa tốt hơn khi có thêm vitamin C. Do đó, mẹ chỉ chú trọng bổ sung sắt mà quên vitamin C cơ thể bé vẫn có thể đối mặt với tình trạng thiếu hụt sắt.
Hướng dẫn phòng ngừa thiếu sắt ở trẻ
Thiếu sắt ở trẻ có thể dẫn tới nhiều hệ lụy sức khỏe, điển hình là thiếu máu. Thiếu sắt thiếu máu gây ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất, trí tuệ trẻ sau này, thậm chí có thể gây ra các rối loạn về tâm thần, vận động. Do đó, phát hiện dấu hiệu thiếu máu rất cần thiết và kịp thời. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể phòng ngừa thiếu sắt ở trẻ em bằng một số biện pháp sau:
Trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh: Lượng sắt cơ thể trẻ tích lũy trong thai kỳ đã đủ cho trẻ trong ít nhất 4 tháng sau sinh. Sữa mẹ trong giai đoạn này cũng rất quan trọng, mẹ cần cho trẻ bú đủ liều lượng và số cữ bú để cung cấp thêm lượng sắt cho trẻ. Mẹ nên ăn thực phẩm giàu sắt để tăng cường chất lượng sữa.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ
Trẻ sinh non: Cần được bổ sung thêm sắt mỗi ngày, tối đa không quá 15mg/ngày, bắt đầu từ 2 tuần tuổi cho tới khi bé được 12 tháng tuổi. Lượng sắt này được cung cấp trong sữa công thức. Nếu bé bú mẹ hoàn toàn, cần cho trẻ uống thuốc bổ sung sắt dạng lỏng, siro… Một trong những thuốc sắt được nhiều bác sĩ kê dùng cho bé là thuốc sắt nước FOGYMA.
Trẻ sinh non có nguy cơ cao thiếu sắt nên cần được bổ sung ngay từ khi bé 2 tuần tuổi – 12 tháng tuổi.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bổ sung sắt cho trẻ sinh non như thế nào đúng và đủ?
Trẻ 6 tháng tuổi trở lên:
Bắt đầu từ 6 tháng trẻ bắt đầu vào giai đoạn ăn dặm, tốt nhất mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu sắt cho trẻ: Nhóm thực phẩm giàu sắt bao gồm:
- Thực vật: Các loại rau màu xanh đậm như rau bina, bông cải xanh, cải xoăn…; ngũ cốc nguyên hạt; các loại đậu; trái cây khô…
- Động vật: Các loại thit đỏ, hải sản, trứng, gia cầm, nội tạng động vật…
Cha mẹ cho bé ăn kèm thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, ổi, bưởi, dâu tây, bông cải xanh…) để cải thiện khả năng hấp thu sắt cho trẻ. Nên đa dạng hóa thực đơn giàu sắt cho bé, không nên tập trung vào một món nhất định. Kết hợp nguồn thực phẩm giàu sắt từ thực vật và động vật sẽ giúp bé hấp thụ dễ dàng.
☛ Tham khảo thêm tại: Hướng dẫn bổ sung sắt và vitamin c cho trẻ đúng chuẩn
FOGYMA – Xóa tan nỗi lo bé thiếu sắt
Ở những trẻ thiếu sắt, mẹ có thể cho bé sử dụng các chế phẩm tăng cường dạng siro, dung dịch, viên nang. Tuy nhiên, nên chọn dạng siro giúp bé dễ hấp thu và chuyển hóa tốt hơn.
Một trong những thuốc sắt cho bé được nhiều chuyên gia, bác sĩ nhi khoa khuyên dùng là FOGYMA. Fogyma là thuốc sắt nước hữu cơ với thành phần sắt III (IPC) vượt trội giúp bé hấp thu tối đa lượng sắt. Cấu trúc hữu cơ ổn định nên giảm hầu hết các tác dụng phụ khó chịu khi dùng sắt như buồn nôn, táo bón, nóng trong…
Fogyma có vị ngọt dịu nhẹ, hương hoa quả nên trẻ rất thích thú khi uống. Mẹ không cần phải lo lắng bé khó uống do vị tanh đặc trưng của sắt nhé.
Nguyên liệu sản xuất Fogyma được nhập khẩu hoàn toàn từ châu Âu, áp dụng công nghệ hiện đại BFS vào sản xuất nên chất lượng sản phẩm được đảm bảo tốt nhất. Hiện Fogyma đã có mặt trên 20.000 nhà thuốc trên toàn quốc và có được sự tin tưởng của hàng triệu bà mẹ Việt đang nuôi con nhỏ.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ với các dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài 1900 545 518.