Có khá nhiều sai lầm mà cha mẹ mắc phải khi bổ sung sắt cho trẻ. Khi thấy con xanh xao, biếng ăn cứ nghĩ bé đang thiếu máu do thiếu sắt nên tự ý bổ sung sắt cho trẻ mà không thăm khám hay tham khảo ý kiến của bác sĩ. Điều này vô tình gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thể chất và trí não của trẻ. Vậy có nên tự bổ sung sắt cho bé hay không? Cùng giải đáp ngay sau đây nhé.
Mục lục
Vì sao nên bổ sung sắt cho trẻ?
Sắt là nguyên tố tổng hợp hemoglobin, giúp tạo hồng cầu và vận chuyển oxy tới các tế bào trong cơ thể. Hoạt chất này cũng là thành phần quan trọng của myoglobin có vai trò dự trữ oxy cho tế bào, kết hợp với các dưỡng chất khác nhằm duy trì năng lượng và bảo đảm hoạt động cho các mô cơ.
Bổ sung đủ sắt giúp trẻ phát triển khỏe mạnh về thể chất, tinh thần, giảm nguy cơ thiếu máu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thiếu tập trung ở trẻ. Bên cạnh đó, khi được bổ sung đủ sắt hệ miễn dịch được tăng cường, hạn chế nguy cơ ốm vặt và các bệnh lý viêm nhiễm như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…
Theo nghiên cứu, trẻ có nhu cầu sắt cao gấp 9 lần so với cơ thể người trưởng thành (tính theo đơn vị trọng lượng cơ thể). Thiếu sắt, cơ bắp và mô tế bào thiếu hụt oxy, khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, tăng trưởng kém và thường xuyên ốm vặt. Tình trạng thiếu máu thiếu sắt kéo dài gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển về thể lực và trí tuệ của trẻ.
Số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng cho thấy, tỷ lệ trẻ nhỏ dưới 5 tuổi bị thiếu máu thiếu sắt ở nước ta khoảng 30%. Do đó, việc bổ sung sắt cho trẻ là một vấn đề cần thiết, giúp con tăng cường sức khỏe, củng cố hệ miễn dịch và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Có nên tự bổ sung sắt cho trẻ hay không?
Chị Vân Anh – Hà Nội thắc mắc: “Đợt này bé nhà em thường hay mệt mỏi, người xanh xao, hoa mắt, chóng mặt. Nhiều người nói do bé nhà em thiếu máu, cần phải tăng cường sắt. Vậy em có nên tự mua sắt bổ sung cho bé không?”.
Không chỉ riêng chị Vân Anh mà rất nhiều cha mẹ khác cũng có chung thắc mắc trên. Theo các chuyên gia sức khỏe, có khoảng 30% trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam đang bị thiếu sắt. Mặt khác, các trường hợp thiếu sắt ở trẻ thường đi kèm thiếu kẽm. Hậu quả thường dẫn tới nguy cơ cao trẻ bị thiếu máu, hệ miễn dịch kém, thiếu tập trung, mất ngủ, các hoạt động thể chất kém. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, bổ sung sắt hàng ngày cho trẻ từ 6 tháng – 12 tuổi giúp tăng:
- Nồng độ hemoglobin: Vai trò điều khiển tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
- Ferritin: Dữ trữ sắt, cho biết hàm lượng sắt trong cơ thể đang ở mức thiếu hay thừa.
WHO khuyến cáo các tổ chức y tế cộng đồng nên chú trọng bổ sung sắt cho bé từ 6 tháng tuổi. Đặc biệt là những trẻ sinh sống ở nơi có tỷ lệ thiếu máu cao.
Khi trẻ có các dấu hiệu như chán ăn, mệt mỏi, da dẻ xanh xao, móng tay, móng chân dễ gãy cảnh báo tình trạng thiếu máu nặng. Những trẻ sinh non, nhẹ cân, mẹ mang thai không được bổ sung đủ sắt trong thai kỳ cũng dễ bị thiếu máu. Những trường hợp này, cha mẹ cần bổ sung cho trẻ chế độ ăn uống giàu sắt để trẻ hấp thu qua dinh dưỡng hàng ngày. Khi trẻ thiếu máu ở mức độ nặng thì áp dụng phương pháp bổ sung sắt. Tuy nhiên, phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.
☛ Tham khảo thêm tại: Hướng dẫn bổ sung sắt và vitamin c cho trẻ đúng chuẩn
Liều lượng bổ sung sắt cho trẻ theo độ tuổi
Thực tế, nhu cầu sắt ở trẻ tăng cao ở giai đoạn tăng trưởng nhanh, đặc biệt là trong 5 năm đầu đời. Cha mẹ cần chú trọng bổ sung đủ lượng sắt cho bé hàng ngày. Theo Viện quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo bổ sung sắt như sau:
Độ tuổi | Bé trai (mg) | Bé gái (mg) |
0-6 tháng tuổi (bú mẹ hoàn toàn) | 0,27 mg | 0,27 mg |
7-12 tháng | 11 mg | 11 mg |
1-3 tuổi | 7 mg | 7 mg |
4-8 tuổi | 10 mg | 10 mg |
9-13 tuổi | 8 mg | 8 mg |
14-18 tuổi | 11 mg | 15 mg |
Thiếu sắt gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Song, việc lạm dụng sắt, sử dụng sản phẩm có hàm lượng sắt cao hoặc bổ sung liều lượng không phù hợp gây ra những hậu quả khôn lường. Thừa sắt khiến trẻ mệt mỏi, suy nhược, tiêu chảy, buồn nôn,đau bụng kéo dài. Những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể gây tổn thương gan, dẫn tới suy gan, ung thư gan; tổn thương tim mạch khiến nhịp tim rối loạn, nguy cơ suy tim, nhồi máu cơ tim, tăng nguy cơ mắc các bệnh bị tiểu đường, viêm khớp, bệnh lý về thần kinh.
Thừa sắt kéo dài có thể khiến trẻ ngộ độc, nguy cơ tử vong tăng cao. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học, ngộ độc sắt là nguyên nhân hàng dầu khiến trẻ dưới 6 tuổi ở Mỹ tử vong.
Để tránh những tác dụng phụ do thừa và thiếu sắt gây ra, đồng thời đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ nhỏ cha mẹ nên lựa chọn những sản phẩm sắt cân bằng, an toàn cho sức khỏe. Đồng thời, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng… trước khi bổ sung sắt cho bé. Việc tự ý bổ sung sắt gây thừa sắt, dẫn tới những hậu quả khôn lường.
☛ Tham khảo thêm tại: Cách bổ sung sắt cho trẻ 1 – 2 tuổi an toàn
Nhận biết trẻ thiếu sắt cần bổ sung?
Trẻ mệt mỏi, dễ mắc bệnh nhiễm trùng là dấu hiệu cảnh báo thiếu sắt
Một số dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu sắt thường gặp như:
- Da xanh xao, nhợt nhạt, cơ thể thiếu sức sống.
- Bé thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt
- Tay chân lạnh
- Chậm tăng cân, mức độ tăng trưởng bị chững lại.
- Trẻ biếng ăn, ăn uống không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa.
- Hơi thở nhanh, nhịp tim rối loạn.
- Nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi…
- Rối loạn hành vi, thích ăn các thứ bất thường không phải thực phẩm như bụi bẩn, pin…
Thực tế, những dấu hiệu trên thường là hậu quả của việc thiếu sắt. Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu trên là tình trạng thiếu sắt đã khá nghiên trọng. Để phòng thiếu sắt, trẻ cần được ăn uống thực phẩm giàu sắt, bổ sung chế phẩm sắt để bé phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ.
Mẹ ghi nhớ các nguồn bổ sung sắt cho bé
Sắt là vi chất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Để bổ sung sắt, mẹ có thể lựa chọn một trong những cách sau đây:
Cho trẻ bú mẹ
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời đối với trẻ, ngoài những dưỡng chất cần thiết trẻ còn nhận vi chất sắt thông qua nguồn dinh dưỡng này. Tuy hàm lượng sắt trong sữa mẹ khá thấp, chỉ khoảng 0,35mg/lít nhưng lại có khả năng hấp thụ và chuyển hóa rất tốt.
Mẹ hãy cố gắng duy trì nuôi con bằng sữa mẹ, ít nhất 6 tháng đầu đời và duy trì tới khi bé 24 tháng tuổi. Cho trẻ bú đủ cữ, đủ thời gian và liều lượng để bé nhận được nhiều dưỡng chất có thể.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu sắt nhưu thịt đỏ, các loại hải sản, gan động vật, rau xanh trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Với trường hợp không đủ sắt, mẹ có thể dùng thêm các sản phẩm tăng cường vi chất này.
Xây dựng thực đơn giàu sắt cho trẻ
Những bé từ 6 tháng tuổi bước vào giai đoạn ăn dặm. Do đó, mẹ nên xây dựng thực đơn ăn uống sao cho hợp lý, cân bằng giữa các nhó vi chất. Tăng cường những thực phẩm giàu sắt như:
- Thịt bò
- Hải sản (ngao, sò, hến, cua, tôm…)
- Gan thận động vật
- Trứng
- Các loại rau xanh (cải bó xôi, súp lơ xanh, cải xoăn, cải bắp, xà lách…)
- Bí ngô
- Các loại đậu (đậu đen, đậu đỏ, đậu lăng…)
- Các loại ngũ cốc
- Socola…
Mẹ bổ sung đồng thời thêm vitamin C để tăng cường hấp thu sắt. Nhóm thực phẩm giàu vitamin C phải kể đến như trái cây họ cam quýt, ớt chuông, dâu tây, bông cải xanh, ổi…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Trẻ thiếu sắt nên ăn gì? Top 10+ thực phẩm giàu sắt
Sử dụng sản phẩm tăng cường
Bổ sung sắt qua sữa mẹ hay chế độ ăn uống thường chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu của cơ thể. Do đó, mẹ nên kết hợp bổ sung sắt cho trẻ qua các sản phẩm khác như siro, dung dịch, viên nang, viên nén… Khi lựa chọn các sản phẩm bổ sung sắt cho bé, mẹ nên dựa vào một số tiêu chí sau để lựa chọn sản phẩm tốt cho con:
- An toàn: Đây là tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn bất cứ sản phẩm nào cho bé. Mẹ nên lựa chọn sản phẩm an toàn, thành phần được chiết xuất từ thiên nhiên lành tính.
- Nguồn gốc rõ ràng, uy tín: Xuất xứ của sản phẩm tăng cường sắt cần rõ ràng, có chứng nhận của Bộ Y Tế. Sản phẩm xách tay cần có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đầy đủ. Mẹ nên lựa chọn thương hiệu uy tín, được nhiều người tin dùng nhiều năm và được cấp phép đầy đủ.
- Hiệu quả: Sản phẩm khi sử dụng cho bé cần mang lại hiệu quả tốt. Đối với sản phẩm bổ sung sắt cho bé, mẹ nên chọn các loại sắt nước hữu cơ có khả năng hấp thu cao hơn, ít tác dụng phụ thường thấy khi uống sắt.
- Dễ uống: Sắt có mùi tanh nên nhiều trẻ khi uống sắt có cảm giác buồn nôn hoặc không chịu uống. Mẹ hãy lựa chọn sản phẩm dạng nước, siro có mùi vị hoa quả giúp bé thích thú khi uống.
Các chuyên gia và bác sĩ nhi khoa khuyên cha mẹ nên dùng FOGYMA để bổ sung sắt cho bé. Fogyma là thuốc sắt nước hữu cơ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên. Thành phần của Fogyma là sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC) có cấu trúc tương tự Ferritin giúp cơ thể hấp thu sắt một cách chủ động, từ đó bù đắp lượng sắt tối ưu nhiều so với các sắt thông thường.
IPC trong Fogyma có cấu trúc hữu cơ ổn định, không bị ion hóa nên ít gây kích ứng tiêu hóa, an toàn hơn. giảm các tác dụng thường thấy ở sắt như nóng trong, táo bón, buồn nôn.Thành phần là sắt III hydroxyd polymaltose nên cũng có độc tính thấp hơn, an toàn hơn cho người sử dụng.
Fogyma được sản xuất bởi nhà máy CPC1 Hà Nội với dây chuyền công nghệ BFS hiện đại, nguồn nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ châu Âu cho ra đời một sản phẩm cao với giá thành phù hợp.
Sắt nước Fogyma còn nhân được rất nhiều phản hồi tích cực vì dễ uống, thơm ngon, giúp hạn chế tối đa vị tanh của sắt và không gây cảm giác khó chịu khi sử dụng.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ với các dược sĩ qua tổng đài 1900 545 518.
Những lưu ý khi bổ sung sắt cho bé tại nhà
Ngoài việc không nên tự ý bổ sung sắt cho bé, cha mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây trong quá trình sử dụng vi chất này:
- Cần bổ sung sắt đúng thời điểm để sắt được hấp thu tối đa. Nên uống trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ để đạt kết quả tốt nhất.
- Liều dùng sắt cho từng trẻ cần được tính toán chính xác để đảm bảo an toàn.
- Hạn chế dùng sắt với canxi, magie vì có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả.
- Các sản phẩm sắt dạng siro có thể gây xỉn màu răng của trẻ. Do đó, sau khi dùng mẹ nên cho bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Sắt có thể khiến bé đi ngoài phân đen, tuy nhiên tác dụng phụ này không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Để sắt xa tầm tay trẻ em để tránh ngộ độc sắt. Trường hợp trẻ bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy kéo dài cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm.