Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và khả năng học tập. Cha mẹ cần phát hiện sớm và bổ sung đúng cách để bảo vệ sức khỏe của bé. Dưới đây là hướng dẫn từ chuyên gia giúp mẹ chăm sóc bé hiệu quả!
Mục lục
Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu máu thiếu sắt
Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ tiến triển âm thầm, không có biểu hiện rõ rệt khiến nhiều cha mẹ không phát hiện sớm cho tới khi có những dấu hiệu nghiêm trọng xảy ra. Tình trạng này ảnh hưởng đến cơ bắp, não bộ và sức khỏe tổng thể. Dưới đây là những dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý để can thiệp kịp thời:
- Da xanh xao, nhợt nhạt
- Mệt mỏi, ít vận động
- Quấy khóc, cáu gắt thường xuyên
- Chậm tăng cân, biếng ăn, kém hấp thu
- Đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh
- Suy giảm miễn dịch, dễ mắc bệnh
- Kém tập trung, giảm trí nhớ
- Một số trẻ có thể đau cơ, rụng tóc, loét miệng.
Trẻ thiếu máu thiếu sắt thường uể oải, mệt mỏi, chán ăn uống.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ em được coi là thiếu máu khi chỉ số:
- Trẻ từ 2 – 6 tuổi: Lượng huyết sắc tố (Hb) dưới 110g/l .
- Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Lượng huyết sắc tố (Hb) dưới 115g/l.
Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ
Có khá nhiều nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ, bao gồm:
- Lượng sắt dự trữ cạn kiệt: Thai nhi tích lũy sắt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Trẻ sinh non, sinh từ mẹ thiếu máu có thể không có đủ lượng sắt dự trữ, khiến nguy cơ thiếu sắt cao hơn sau sinh.
- Chế độ ăn thiếu sắt: Trẻ nhận sắt từ thực phẩm, nhưng chỉ một phần nhỏ được cơ thể hấp thụ. Do đó, trẻ thiếu sữa mẹ hoặc ít ăn các thực phẩm giàu sắt sẽ dễ bị thiếu máu.
- Nhu cầu sắt tăng cao: Khi trẻ bước vào giai đoạn phát triển nhanh, cơ thể cần nhiều sắt hơn để sản sinh tế bào máu. Nếu không được bổ sung kịp thời, trẻ dễ bị thiếu máu.
- Rối loạn hấp thu sắt: Các bệnh về đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc ruột hoặc phẫu thuật tiêu hóa có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm.
- Mất máu: Trẻ bị xuất huyết tiêu hóa, giun sán hoặc bé gái đến tuổi dậy thì có kinh nguyệt đều có nguy cơ mất sắt nhiều hơn, dẫn đến thiếu máu…
Hướng dẫn chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt từ chuyên gia
Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, bắt đầu từ 4 tháng tuổi, trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ nên được bổ sung sắt hàng ngày cho đến khi trẻ bắt đầu ăn thực phẩm giàu sắt.
Việc chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt cần sự phối hợp giữa việc bổ sung sắt cho trẻ và xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Cụ thể như sau:
Bổ sung thuốc sắt cho trẻ
Để chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt ngay từ giai đoạn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ cần xác định liều lượng và lịch trình điều trị sắt đường uống thích hợp. Song song với đó là việc áp dụng điều chỉnh chế độ ăn uống cùng bổ sung sắt, theo dõi đáp ứng điều trị.
Về liều lượng
- Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt nên được bổ sung sắt đường uống với liều 3 – 6 mg/kg/ngày.
- Nếu thiếu máu nặng (hemoglobin dưới 80 g/L), có thể cần liều cao hơn theo chỉ định bác sĩ.
- Sau 1 tháng điều trị, cần kiểm tra lại chỉ số hemoglobin. Nếu tăng ít nhất 10 g/L, chứng tỏ điều trị hiệu quả. Trẻ nên tiếp tục bổ sung sắt thêm ít nhất 2 tháng để dự trữ sắt cho cơ thể.
- Trường hợp hemoglobin không tăng hoặc tăng rất ít, bác sĩ sẽ đánh giá lại nguyên nhân và điều chỉnh liệu trình điều trị.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh
Về thời điểm bổ sung
Mẹ cần lưu ý cho trẻ uống sắt đúng thời điểm để đạt hiệu quả cao nhất và tránh các tương tác sau đây:
- Cho bé uống sắt vào buổi sáng khi đói: Sắt hấp thu tốt nhất khi dạ dày trống, tránh bị cản trở bởi thức ăn hoặc canxi. Nên uống trước hoặc sau bữa sáng 1 – 2 giờ.
- Không uống cùng sữa: Sữa chứa nhiều canxi, làm giảm hấp thu sắt. Nên uống sữa sau khi uống sắt ít nhất 30 phút.
- Tránh tương tác thuốc: Không nên uống sắt cùng lúc với canxi, kháng sinh nhóm quinolon, vì có thể làm giảm hiệu quả và gây táo bón. Nếu cần dùng cả hai, hãy uống sắt trước 2 giờ.
Lưu ý quan trọng
- Cần tuân thủ liều lượng và thời gian điều trị theo chỉ định bác sĩ.
- Không tự ý giảm liều hoặc dừng thuốc đột ngột, vì có thể khiến trẻ tiếp tục thiếu máu.
- Bổ sung sắt quá liều trong thời gian dài có thể gây dư thừa sắt, làm tổn thương gan, tim và nguy cơ ngộ độc.
Hiện nay, các loại sắt thường dùng để điều trị thiếu sắt bao gồm sắt II sulfat, sắt III polymaltose… Trong đó, sắt nước hữu cơ Fogyma được nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên dùng cho trẻ.
Fogyma chứa sắt hữu cơ IPC (phức hợp sắt III hydroxyd polymaltose), có cấu trúc tương tự Ferritin – protein dự trữ sắt trong cơ thể. Nhờ đó, sản phẩm giúp trẻ hấp thu sắt tốt hơn, giảm nguy cơ thiếu máu.
Với hương vị ngọt thơm, Fogyma không gây khó chịu khi sử dụng, giúp việc bổ sung sắt cho bé trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Đặc biệt, sản phẩm sử dụng 100% nguyên liệu nhập khẩu Italia, sản xuất trên dây chuyền công nghệ BFS hiện đại bậc nhất châu Âu và đã được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn & chất lượng.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt
Khi thiếu máu do thiếu sắt, bé thường mệt mỏi, yếu ớt và nhanh kiệt sức khi vận động. Vì vậy, mẹ nên cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn trong giai đoạn đầu điều trị. Sau khoảng 3 – 4 tuần, khi sức khỏe cải thiện, mẹ có thể cho bé tập các bài vận động nhẹ nhàng để tăng cường thể lực mà không mất quá nhiều sức.
Ngoài ra, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn để bé hấp thu sắt tối ưu. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản:
- Duy trì bú mẹ: Sắt trong sữa mẹ tuy ít (0,35mg/lít) nhưng có tỷ lệ hấp thu lên đến 50%, cao hơn nhiều so với sữa công thức. Nếu bé dưới 6 tháng bị thiếu máu thiếu sắt, mẹ nên tăng cường cho bé bú mẹ.
- Chọn sữa công thức giàu sắt: Nếu bé dùng sữa công thức, mẹ nên chọn loại có hàm lượng sắt cao để hỗ trợ bổ sung hiệu quả.
- Tăng cường thực phẩm giàu sắt: Bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt cừu, gan động vật, hải sản, trứng, rau xanh, bí ngô, các loại đậu… Đặc biệt, sắt từ động vật dễ hấp thu hơn sắt từ thực vật, nên mẹ khuyến khích bé ăn thịt cá nhiều hơn.
- Đa dạng thực đơn, chia nhỏ bữa ăn: Trẻ thiếu sắt thường biếng ăn, mẹ nên chia nhỏ bữa, chế biến đa dạng để kích thích vị giác, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
- Bổ sung vitamin C: Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, ổi, cà chua, dâu tây, kiwi giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả hơn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 10+ thực phẩm giàu sắt cho bé chớ bỏ qua
Điều trị nguyên nhân bệnh lý
Tìm ra nguyên nhân bệnh lý giúp phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu thiếu sắt tái phát. Trẻ cần được điều trị triệt để một số vấn đề sức khỏe gây ra thiếu máu thiếu sắt như bệnh lý đường tiêu hóa, bổ sung men vi sinh, tẩy giun sán…
Bổ sung sắt qua đường tiêm
Phương pháp này chỉ áp dụng cho trẻ thiếu máu thiếu sắt nặng, không dung nạp sắt đường uống, hấp thu kém hoặc không tuân thủ điều trị. Đặc biệt, trẻ mắc bệnh lý tiêu hóa mạn tính như viêm ruột thường cần tiêm sắt do cơ thể không thể hấp thu đủ sắt từ đường uống.
Theo dõi đáp ứng điều trị
Trong quá trình điều trị, mẹ cần theo dõi sát hiệu quả bổ sung sắt để đảm bảo bé hấp thu tốt và cải thiện tình trạng thiếu máu. Sau 4 tuần điều trị, bé cần được xét nghiệm lại công thức máu để đánh giá hiệu quả.
- Nếu hemoglobin tăng ít nhất 1g/dL, việc bổ sung sắt đang có tác dụng, mẹ tiếp tục cho bé uống sắt và kiểm tra lại sau mỗi 2 – 3 tháng cho đến khi chỉ số về mức bình thường.
- Nếu không có cải thiện, bác sĩ sẽ đánh giá lại nguyên nhân thiếu máu. Trường hợp thiếu máu kéo dài hoặc tái phát có thể do sắt không phù hợp, chế độ ăn chưa đúng hoặc chẩn đoán chưa chính xác. Khi đó, mẹ cần đưa bé đi khám để điều chỉnh kịp thời.
Trẻ cũng nên được đánh giá thiếu máu thiếu sắt khi hoàn toàn mạnh khỏe, không bị nhiễm virus có thể gây giảm huyết sắc tố cấp tính.
Cân nhắc chỉ định truyền máu
Phương pháp này hiếm khi được đặt ra đối với trẻ thiếu máu, thiếu sắt. Truyền máu không được coi là cần thiết ngay cả khi kết quả nồng độ hemoglobin 4 – 5g/dl nếu trẻ trông vẫn khỏe mạnh.
Trường hợp khẩn cấp như để phục hồi khả năng vận chuyển của oxy, trường hợp thiếu máu mất bù trầm trọng thì mới nên truyền máu. Trong khi đó, thiếu máu thiếu sắt đơn thuần tiến triển dần trong 1 thời gian đủ dài để cho phép cơ chế bù trừ để duy trì thể tích nội mạch.
Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào, hãy bình luận bên dưới hoặc gọi ngay hotline 1900 545 518 để được tư vấn chi tiết.
Tham khảo:
- https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10440944/
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK362027/
- https://www.nationwidechildrens.org/conditions/health-library/iron-deficiency-anemia-in-children
bé nhà mình 18 tháng, hôm trước bé bị ốm đi khám thấy bác sĩ cũng nhắc là con bị thiếu máu nhẹ. Lúc đó bận quay với con nên cũng k hỏi được bác. cho mình hỏi bé 18 tháng uống thuốc sắt được không?
Chào Phạm Thị Thanh Huyền. Với bé 18 tháng bị thiếu sắt, bạn có thể chủ động bổ sung sắt cho con, tuy nhiên cần sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng. Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung sắt cho bé ngay từ giai đoạn sơ sinh như sắt nước Fogyma.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm tại đây https://fogyma.vn/sat-nuoc-fogyma/
Chúc bạn sức khỏe!
Mình thấy bài viết này rất chi tiết và dễ hiểu. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ
Chào Yen Yen. Cảm ơn bạn đã tương tác. Chúc bạn sức khỏe!
con gái mình được 3 tuổi, bé hay ốm vặt và biếng ăn nữa. Đợt vừa rồi bà xã mua tăng đề kháng và siro sắt Fogyma cho con uống, trộm vía h ăn uống ngon hơn hẳn
Chào Phú. Cảm ơn bạn đã tin dùng Fogyma cho bé. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!