Bước vào tuổi dậy thì trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao, đặc biệt là sắt để đáp ứng sự tăng trưởng nhanh. Nếu không được chăm sóc, bổ sung đúng cách trẻ rất dễ bị thiếu sắt ở giai đoạn này. Ngay sau đây, Fogyma sẽ giới thiệu 2 cách bổ sung sắt cho trẻ độ tuổi dậy thì cực hiệu quả mà cha mẹ nên bỏ túi.
Mục lục
Vì sao trẻ tuổi dậy thì dễ bị thiếu sắt?
Dậy thì là giai đoạn mà trẻ có nhu cầu cao về dinh dưỡng để đáp ứng sự phát triển về cân nặng, chiều cao, cơ bắp cũng như chức năng sinh dục. Đây là thời kỳ mà nhu cầu sắt trong cơ thể tăng lên đáng kể cho nên nhóm đối tượng này có nguy cơ bị thiếu sắt cao.
Nếu chế độ ăn uống hàng ngày không hợp lý, thiếu chất kéo dài khiến trẻ có nguy cơ thiếu sắt cao. Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ lứa tuổi này bị thiếu sắt:
- Không cung cấp đủ các thực phẩm giàu sắt là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ thiếu sắt. Hoặc không bổ sung các chất cần thiết cho việc tăng hấp thu sắt như vitamin C.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên ăn các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.
- Cơ thể phát triển quá nhanh, trong khi đó lượng sắt dự trữ lại không đủ cung cấp cho sự phát triển của cơ thể.
- Tuổi dậy thì trẻ đã có ý thức về ngoại hình, nhiều bé lựa chọn hình thức ăn kiêng quá mức, chỉ ăn nhiều chất xơ để có hình thể đẹp. Điều này vô tình gây thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng đối với cơ thể, đặc biệt là sắt.
- Mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa khiến khả năng hấp thu sắt kém.
- Đối với bé gái đang ở giai đoạn dậy thì xảy ra tình trạng thiếu sắt, thiếu máu thường xuyên do mất một lượng máu lớn trong các chu kỳ kinh nguyệt. Ở giai đoạn này, chu kỳ kinh nguyệt của trẻ chưa ổn định, có những bé chu kỳ kinh nguyệt khá dài nhưng lại ngại chia sẻ với người lớn mà lượng sắt dự trữ trong cơ thể phụ nữ lại ít hơn so với nam giới nên dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu.
- Ngoài ra, bị nhiễm giun sán cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu sắt. Một số loại giun tóc, giun móc… có khả năng hút chất dinh dưỡng của cơ thể người, gây nên tình trạng viêm loét ruột, thiếu máu nhược sắc.
Dấu hiệu cảnh báo thiếu sắt ở trẻ tuổi dậy thì
Những dấu hiệu sau đây giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết trẻ dậy thì bị thiếu sắt và cần được bổ sung ngay:
- Trẻ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, nhất là sau khi tham gia các hoạt động thể lực.
- Chóng mặt, hoa mắt, thậm chí dễ bị ngất xỉu khi đứng lên ngồi xuống.
- Da dẻ xanh xao, nhợt nhạt.
- Dễ bị kích động thậm chí chỉ là vấn đề nhỏ.
- Tim đập nhanh hoặc có thể nghe thấy tiếng rì rầm ở trong tim. Điều này thường chỉ phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe.
- Ăn uống kém, ăn không tiêu.
- Trẻ có dấu hiệu tập trung kém, trí nhớ suy giảm, thường xuyên ngủ gà ngủ gật trong lớp, kết quả học tập giảm sút.
Thiếu sắt thiếu máu nặng khiến trẻ dậy thì có các triệu chứng như:
- Bé gái trong thời kỳ kinh nguyệt bị đau đầu, mệt mỏi, mất sức nhiều.
- Móng tay và tóc gãy rụng
- Lòng trắng mắt chuyển sang trắng dã…
Nhu cầu sắt của bé gái trong độ tuổi dậy thì thường cao hơn bé trai. Trung bình, một bé gái đang trong độ tuổi từ 14 – 18 tuổi cần phải bổ sung khoảng 15mg chất sắt cho cơ thể mỗi ngày. Trong khi đó, những bé trai trong cùng độ tuổi chỉ cần khoảng 11mg sắt mỗi ngày.
Thiếu máu thiếu sắt ở giai đoạn dậy thì gây ảnh hưởng lớn tới khả năng học tập và phát triển ở trẻ. Ngoài ra, mức sắt trong máu thấp có thể khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều kim loại chì, gây hại cho sức khỏe cũng như sự phát triển về sau của trẻ.
Vì vậy, nếu trẻ thường xuyên gặp phải tình trạng hoa mắt chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống hoặc có dấu hiệu nghi ngờ khác cha mẹ nên cho bé đi khám để chẩn đoán chính xác tình trạng thiếu sắt. Dựa vào kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp bổ sung kịp thời.
Bỏ túi cách bổ sung sắt cho trẻ ở tuổi dậy thì
Đừng lơ là, bỏ quên việc bổ sung chất sắt cho trẻ ở giai đoạn dậy thì. Để bổ sung vi chất này cho trẻ, mẹ có thể thực hiện theo 2 cách sau:
1. Chế độ ăn uống giàu sắt
Cơ thể trẻ hấp thu sắt chủ yếu qua những thực phẩm mà trẻ ăn mỗi ngày. Chính vì vậy, cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp tăng cường chất sắt và phòng ngừa thiếu sắt thiếu máu cho trẻ ở độ tuổi dậy thì.
Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn nên chú ý bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu sắt như:
- Thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê.
- Thịt gia cầm.
- Trứng
- Hải sản như tôm, cua, sò, ngao, ốc, hến, cá hồi…
- Ngũ cốc, bánh mỳ, mỳ ống.
- Trái cây khô như mơ khô, nho khô, mận khô.
- Rau xanh lá như cải bó xôi, súp lơ xanh, rau cải xoăn, bắp cải…
- Các loại đậu như đậu hà lan, đậu lăng, đậu đỏ, đậu xanh.
Trong đó, các loại thịt động vật có chứa sắt heme có khả năng được cơ thể hấp thu tốt hơn. Ngược lại, sắt từ nguồn thực vật là non – heme, tỷ lệ hấp thu kém hơn. Mẹ nên xây dựng thực đơn đa dạng từ các nguồn động vật và thực vật để bổ sung sắt và các dưỡng chất khác cho con.
Với những trẻ ăn kiêng bạn có thể lựa chọn nguồn bổ sung chất sắt từ những thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: đậu khô, mè đen, bông cải xanh, cải bó xôi, ngũ cốc…
Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm, rau củ quả có hàm lượng vitamin C lớn cũng rất tốt đối với sự phát triển của bé ở lứa tuổi này. Vitamin C (có trong ổi, trái cây cam quýt, dâu tây, ớt chuông, súp lơ xanh…) không chỉ giúp tăng đề kháng cho cơ thể mà còn giúp bé hấp thu và chuyển hóa sắt tốt hơn.
Đặc biệt, để tránh cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể, cha mẹ không nên cho trẻ bổ sung một số loại thực phẩm có chứa chất kích thích như trà và cà phê. Tốt nhất, hãy hỏi ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn xây dựng thực đơn ăn uống giàu dưỡng chất và bổ sung đủ sắt cho trẻ.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Trẻ thiếu sắt nên ăn gì?
2. Sử dụng sản phẩm bổ sung sắt
Đa phần các trường hợp thiếu sắt tuổi dậy thì sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung sắt. Tùy theo từng tình trạng thiếu hụt, độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà việc bổ sung sẽ khác nhau. Trước khi sử dụng, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Có thể lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt theo các tiêu chí dưới đây:
- Chọn sản phẩm có thành phần an toàn, nguồn gốc thảo dược lành tính.
- Nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nên chọn của những thương hiệu uy tín.
- Thành phần sản phẩm là sắt nước hữu cơ, hấp thu tốt và hạn chế tác dụng phụ khi uống sắt.
☛ Tham khảo thêm tại: Sắt nước cho bé có tốt không?
Bổ sung sắt cho trẻ bằng thuốc hay thực phẩm chức năng chỉ thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ và được theo dõi chặt chẽ bằng xét nghiệm máu định kỳ. Bởi nếu bổ sung thừa sắt cũng gây hại cho cơ thể.
Hiện nay, sản phẩm thuốc sắt được nhiều chuyên gia, bác sĩ nhi khoa khuyên dùng phải kể đến thuốc sắt nước hữu cơ FOGYMA. Fogyma được sản xuất bởi nhà máy CPC1 Hà Nội, với thành phần sắt III (IPC) vượt trội giúp bé hấp thu tối đa lượng sắt. Cấu trúc hữu cơ ổn định nên giảm hầu hết các tác dụng phụ khó chịu khi dùng sắt như buồn nôn, táo bón, nóng trong…
Nguyên liệu nhập khẩu 100% tử Ý, dây chuyền sản xuất áp dụng công nghệ hiện đại BFS tạo nên chất lượng sản phẩm tốt nhất tới người tiêu dùng. Vị ngọt nhẹ, hương hoa quả rất dễ uống.
Hiện nay, Fogyma đã có mặt trên 20.000 nhà thuốc trên toàn quốc và có được sự tin tưởng của hàng triệu bà mẹ Việt. Fogyma là giải pháp số 1 dành cho trẻ thiếu sắt thiếu máu.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ với các dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài 1900 545 518.
Lưu ý khi bổ sung sắt cho trẻ tuổi dậy thì?
Nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất, mẹ đừng bỏ qua những lưu ý sau đây khi cho trẻ uống sắt nhé:
Đảm bảo đủ liều lượng bổ sung sắt
Theo khuyến nghị của WHO, trẻ ở độ tuổi 9 – 13 cần 8mg sắt/ngày. Độ tuổi từ 14 – 18, nhu cầu sắt tăng cao, bé gái 15mg/ngày, bé trai 11mg/ngày. Cha mẹ cần chú ý bổ sung sắt cho trẻ theo khuyến cáo, đặc biệt là bé gái dễ bị thiếu sắt khi bắt đầu có kinh nguyệt.
Uống sắt đúng thời điểm
Sắt hấp thụ tốt nhất khi đói bụng nên mẹ cho bé uống vào trước giờ ăn sáng hoặc ăn trưa. Nên uống sắt trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Hạn chế dùng buổi tối bởi cơ thể khó hấp thụ vào thời điểm này, sắt có thể lắng cặn, gây khó chịu cho giấc ngủ và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trong độ tuổi dậy thì, trẻ rất dễ bị thiếu máu thiếu sắt, vì vậy cha mẹ cần lưu tâm để ngăn ngừa tình trạng này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cách tốt nhất là cha mẹ nên giáo dục cho con những kiến thức cần thiết về tầm quan trọng của sắt, đồng thời bổ sung sắt hợp lý từ nguồn thực phẩm cũng như thuốc để con luôn khỏe mạnh.