Trẻ sinh non là đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu sắt nên cha mẹ cần chú trọng bổ sung vi chất này từ những tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên, bù sắt như thế nào ĐÚNG và ĐỦ thì không phải phụ huynh nào cũng nắm rõ. Sau đây là hướng dẫn cụ thể về bổ sung sắt cho trẻ sinh non để bé phát triển bắt kịp bạn bè đồng trang lứa.
Mục lục
Có nên bổ sung sắt cho trẻ sinh non?
Trẻ sinh non (hay sinh thiếu tháng) là những bé được sinh ra trước 37 tuần tuổi của thai kỳ. Trẻ sinh càng sớm, nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe càng cao, đặc biệt là tình trạng thiếu sắt.
Thiếu sắt ở trẻ sinh non thường do các nguyên nhân chính như sau:
- Lượng sắt dự trữ trong thai kỳ thấp: Sắt dự trữ của thai nhi chủ yếu diễn ra từ 3 tháng cuối của thai kỳ. Với những bé sinh non, quá trình này bị gián đoạn khiến cơ thể bé không trữ đủ lượng sắt để dùng sau những tháng đầu đời.
- Nhu cầu sắt sau sinh cao: Trẻ sinh non là đối tượng có nhu cầu sắt rất cao nhằm đáp ứng tốc độ tăng trưởng mạnh để bắt kịp trẻ sinh đủ tháng. Trong khi đó, lượng sắt dự trữ trong thai kỳ thấp nên nguy cơ thiếu sắt ở nhóm trẻ này tăng cao.
Thiếu sắt gây ra vô số vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ cụ thể như sau:
- Trẻ chậm tăng cân, chậm tăng trưởng về thể chất.
- Gia tăng các phản xạ bất thường của hệ thần kinh.
- Tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp, rối loạn tiêu hóa.
- Hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm
- Thiếu sắt gây ra dáng đi bất thường ở trẻ sinh non.
Bổ sung sắt cho trẻ sinh non như thế nào?
Sắt là vi chất có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Đối với trẻ sinh non, bổ sung đủ sắt càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, bổ sung sắt cho bé cần cẩn trọng, đúng liều lượng, thời điểm và thời gian bổ sung. Đối với từng đối tượng trẻ, lượng sắt bổ sung cũng có sự khác nhau. Cụ thể như sau:
Đối với bé sinh non bú mẹ hoàn toàn
Lượng sắt trong sữa mẹ khá thấp, chỉ chiếm khoảng 0,35mg/l nhưng lại dễ hấp thu (tỷ lệ hấp thu 50 – 70%). Bên cạnh sắt từ sữa mẹ, bé cần được bổ sung sắt với liều lượng và thời gian cụ thể như sau:
- Về liều lượng: Bé sinh non bú sữa mẹ cần bổ sung thêm 2mg sắt/kg/ngày. Cụ thể, nếu cân nặng tại thời điểm bổ sung sắt là 2kg thì bé cần uống 4mg sắt/ngày để cung cấp đủ lượng sắt mà cơ thể cần.
- Về thời gian: Cần bổ sung sắt cho bé từ tháng đầu sau sinh cho tới hết tháng thứ 12.
☛ Tham khảo thêm tại: “Bỏ túi” mẹo bổ sung sắt cho trẻ 4 – 5 – 6 tháng tuổi
Đối với trẻ sinh non uống sữa công thức
Với trường hợp bé không được bú mẹ, mẹ có thể lựa chọn các loại sữa công thức có hàm lượng sắt cao cho bé. Với nhóm trẻ này, liều lượng bổ sung sắt sẽ có sự khác biệt so với trẻ đang bú mẹ hoàn toàn như sau:
- Về liều lượng: Trẻ sinh thiếu tháng dùng sữa công thức bổ sung sắt với liều 1mg/kg/ngày. Cụ thể, nếu bé nặng 2,5kg sẽ bổ sung 2,5mg sắt/ngày.
- Về thời gian: Trẻ uống sắt từ tháng đầu tiên cho tới tháng thứ 12.
Liều lượng bổ sung sắt cho trẻ sinh non cần được tính toán một cách chính xác và cụ thể đối với từng bé. Do đó, cha mẹ không nên tự ý bổ sung sắt cho trẻ. Tốt nhất, hãy cho bé đi thăm khám, bác sĩ sẽ giải đáp và tư vấn cụ thể cách bổ sung sắt cho bé.
“Nắm rõ” 3 cách bổ sung sắt cho trẻ sinh non
Lượng sắt bổ sung sắt cho trẻ sinh non thông qua các nguồn chính như sau:
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Chế độ ăn uống
- Sản phẩm bổ sung sắt
1. Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức
Tuy hàm lượng sắt trong sữa mẹ không cao nhưng tỷ lệ hấp thu tốt lên tới 50 – 70%, cao hơn hẳn sữa công thức (4 – 12%), sữa đậu nành, sữa bò… Ngoài sắt, sữa mẹ còn cung cấp cho bé các chất dinh dưỡng quan trọng khác như protein, chất béo, vitamin và khoáng chất… Lượng kháng thể tự nhiên có trong sữa mẹ giúp bé có sức đề kháng tốt, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng.
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ cần đảm bảo số cữ bú trong ngày và lượng sữa mỗi cữ. Bên cạnh đó, nhu cầu sữa ở mỗi giai đoạn của trẻ sẽ khác nhau, mẹ cần ghi nhớ để bổ sung đầy đủ cho bé. Cụ thể như sau:
Tháng tuổi | Số lần bú/ngày | Lượng sữa mỗi lần bú (ml) |
Dưới 2 tháng | 8 – 12 lần/ngày, thời gian cách nhau mỗi cữ 2 – 3 giờ. | 45 – 90ml |
2 – 4 tháng | 6 – 8 lần/ngày, thời gian cách nhau mỗi cữ 3 – 4 giờ. | 120 – 150ml |
4 – 6 tháng | 4 – 6 lần/ngày, số cữ và khoảng cách thời gian tùy thuộc nhu cầu từng bé | 120 – 180ml |
Trẻ 6 tháng | Số lần bú khoảng 4 – 5 lần/ngày, tùy thuộc vào chế độ ăn dặm cho bé | 180 – 230ml |
Để bé nhận được nhiều nhất dưỡng chất từ sữa mẹ, mẹ cần lưu ý những điểm sau:
- Nên cho bé bủ sữa ngay từ những giờ đầu sau sinh để bé có thể nhận được lượng sữa non từ mẹ. Lượng sắt trong sữa non cao 2 – 3 lần, protein cao gấp 5 lần, lượng vitamin và kháng thể nhiều hơn sữa mẹ thông thường.
- Trẻ sinh non, đặc biệt là những trẻ sinh trước 32 tuần cơ miệng và phản xạ bú còn kém. Có những trường hợp, bé không thể tự bú, mẹ có thể hút sữa và cho bé uống bằng thìa hay qua ống thông.
- Cần cho trẻ bú kịp thời, hạn chế trẻ đói nên quấy khóc làm mất năng lượng. Nếu bé đang ngủ, mẹ có thể nhẹ nhàng đánh thức bé dậy để cho bú.
Để đảm bảo chất lượng sữa, mẹ cũng cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt vào thực đơn hàng ngày như thịt bò, trứng, hải sản, rau bina, bí ngô, súp lơ xanh, các loại hạt…
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho bé. Tuy nhiên, cớ những trường hợp con vẫn cần sử dụng sữa công thức nếu không có sữa mẹ hoặc sữa mẹ không đủ nhu cầu của bé. Để lựa chọn sữa công thức phù hợp, mẹ có thể tham khảo một số tiêu chí sau đây:
- Sữa công thức giàu năng lượng: Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh của trẻ sinh non, mẹ nên chọn sữa công thức giàu năng lượng. Những loại sữa có chứa nhiều calo, protein, vitamin và khoáng chất hơn các sữa thông thường là sự lựa chọn phù hợp cho trẻ sinh thiếu tháng.
- Sữa công thức tăng cường sắt: Trẻ sinh non nên dùng các loại sữa giàu sắt để phòng ngừa tình trạng thiếu sắt sau sinh. Theo nghiên cứu, sữa công thức có chứa lượng sắt từ 10 – 12mg/lít có thể đáp ứng được nhu cầu về sắt của trẻ sinh non.
2. Chế độ ăn dặm cho trẻ sinh non
Trẻ sinh thiếu tháng có thể ăn dặm từ khi bước sang tháng thứ 6 tính từ ngày dự sinh. Cụ thể, bé được sinh trước dự sinh 1 tháng thì thời điểm ăn dặm tính là tháng thứ 7 sau sinh. Một số thực phẩm giàu sắt mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống của bé như sau:
- Thịt bò: Trong 11g thịt bò nạc có thể cung cấp khoảng 3,1mg sắt, tương đương với 21% nhu cầu sắt cần thiết của cơ thể.
- Gan thận động vật: Lượng sắt dồi dào trong gan gà, lợn, bò mẹ chớ bỏ qua khi chế biến món ăn cho bé. Sắt heme có trong thực phẩm này có tính khả dụng sinh học can nên cơ thể hấp thụ tốt hơn sắt non heme từ thực vật.
- Hải sản: Tôm, ngao, sò, ốc, hến, cá hồi, cá thu… đều có ích trong cải thiện thiếu máu, thiếu sắt vì chúng chứa khá nhiều sắt.
- Bí ngô: Không chỉ giàu sắt, bí ngô còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho quá trình tạo máu như carotene, protein thực vật, canxi, kẽm, phốt pho…
- Các loại đậu: Đậu xanh, đậu đen, đậu lăng, đậu đỏ… có chứa trung bình 3mg sắt trong 100g.
- Rau lá xanh đậm: Cải xoăn, bông cải xanh, rau bina là nguồn cung cấp sắt không thể bỏ qua, mỗi cốc nấu chín chứa từ 2,5 – 6,4mg sắt.
Khi cho bé sinh non ăn dặm, mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
- Bắt đầu cho bé ăn từ các món lỏng, xay nhuyễn, sau đó tăng dần độ đặc lên.
- Ưu tiên nhóm thực phẩm giàu sắt.
- Trẻ sinh non dễ bị trào ngược dạ dày – thực quản, mẹ hãy cho bé ăn với lượng thức ăn ít hơn và tăng số bữa trong ngày lên nhiều hơn so với trẻ sinh đủ tháng.
- Nếu mẹ muốn cho bé làm quen với thức ăn mới, hãy cho bé ăn chút một và theo dõi xem bé có phản ứng dị ứng gì không. Bởi thực tế, trẻ sinh thiếu tháng có nguy cơ dự ứng cao hơn thông thường.
- Trẻ ăn dặm nhưng vẫn cần được bú sữa mẹ để cung cấp dinh dưỡng cho con.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Trẻ thiếu sắt nên ăn gì?
3. Sản phẩm bổ sung sắt cho trẻ
Ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, lựa chọn đúng sản phẩm sắt giúp bé bổ sung sắt an toàn, hiệu quả. Đặc biệt là trẻ sinh non, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch còn non yếu. Khi lựa chọn các sản phẩm bổ sung sắt cho trẻ sinh non, mẹ cần chọn sản phẩm đạt được các tiêu chí: an toàn, dễ hấp thu, nguồn gốc rõ ràng và dễ uống.
FOGYMA là thuốc sắt nước hữu cơ đạt được các tiêu chí trên được các chuyên gia, bác sĩ nhi khoa khuyên dùng cho trẻ. Fogyma với thành phần là sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC) giúp cơ thể hấp thu tối đa lượng sắt. Cấu trúc hữu cơ ổn định, không bị ion hóa nên giảm hầu hết các tác dụng phụ thường thấy ở sắt như táo bón, buồn nôn, nóng trong. Sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Fogyma không tanh, có vị ngọt, hương trái cây dễ uống và dễ sử dụng cho bé. Nguồn nguyên liệu nhập khẩu hoàn toàn từ Ý, dây truyền công nghệ BFS hiện đại bậc nhất đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất tới người dùng.
Fogyma được hàng triệu bà mẹ Việt tin tưởng sử dụng để bổ sung sắt con mình hiện nay. Sản phẩm hiện có mặt tại hơn 20.000 nhà thuốc trên toàn quốc và là giải pháp được nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên dùng điều trị thiếu sắt thiếu máu cho trẻ.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ với các dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài 1900 545 518.
☛ Tham khảo thêm tại: “Nắm rõ” 3 cách bổ sung sắt cho trẻ dưới 1 tuổi (sơ sinh)
Lưu ý khi bổ sung sắt cho trẻ sinh non
Trẻ sinh non là đối tượng khá nhạy cảm, việc bổ sung sắt cần được tính toán kỹ lưỡng và chính xác. Sau đây là một số lưu ý dành cho mẹ trong quá trình bổ sung sắt cho bé:
- Trẻ cần được bổ sung sắt đúng liều lượng và thời gian. Việc bổ sung thiếu hoặc thừa sắt đều gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ vi chất nào cho bé sinh non.
- Vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu sắt, sau khi uống sắt trẻ nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C (cam, chanh, dâu tây…) để cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
- Thời điểm dùng sắt không nên bổ sung thực phẩm giàu canxi bởi canxi làm cản trở hấp thu sắt.
- Trẻ uống sắt có thể bị đi ngoài phân đen, đây là dấu hiệu bình thường mẹ không cần quá lo lắng.
- Để sắt xa tầm tay trẻ em, dùng sắt quá liều có thể dẫn tới ngộ độc sắt với các dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn… Khi có dấu hiệu bất thường, mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay lập tức.