Thiếu sắt ở trẻ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bổ sung đủ sắt là việc làm cần thiết mà cha mẹ cần chú trọng cho bé. Với những bé ở độ tuổi từ 7 – 8 tháng tuổi bù sắt như thế nào cho ĐÚNG & ĐỦ. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Mục lục
Tại sao cần bổ sung sắt cho trẻ 7 – 8 tháng tuổi?
Sắt được biết là vi chất quan trọng đối với sức khỏe và cần thiết trong mọi giai đoạn phát triển. Do đó, việc bổ sung sắt cho trẻ từ 7 – 8 tháng tuổi là việc làm rất cần thiết mà cha mẹ nên chú trọng. Theo các chuyên gia sức khỏe, giai đoạn này cần tăng cường sắt cho bé bởi:
1. Sắt là nguyên liệu quan trọng cấu tạo nên hemoglobin – một protein vận chuyển oxy trong máu và myoglobin – lưu trữ oxy trong cơ. Sắt còn tham gia cấu tạo nhiều enzyme trong cơ thể, đặc biệt là enzyme hệ miễn dịch. Với trẻ, thiếu sắt khiến bé đối mặt với các triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chậm phát triển, thường xuyên ốm vặt…
2. Giai đoạn từ 7 – 8 tháng tuổi, lượng sắt mà trẻ cần mỗi ngày là 11mg. Thời điểm này, lượng sắt có trong sữa mẹ thấp (0,35mg/lít) nên không đủ cung cấp nhu cầu của bé. Vì vậy, trẻ hấp thu sắt thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên cơ thể trẻ chỉ hấp thụ khoảng 5% lượng sắt từ thực phẩm. Vì vậy, bổ sung sắt cho giai đoạn này hết sức cần thiết.
Khi nào bé 7 – 8 tháng tuổi cần bổ sung sắt?
Sắt rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ nhưng cha mẹ tuyệt đối không nên tùy tiện bổ sung cho bé. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định bổ sung sắt cho bé yêu.
Phụ huynh bổ sung sắt khi bé có các dấu hiệu thiếu sắt sau đây:
- Da xanh xao (nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân, vành tai, mí mắt); niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt và nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi.
- Trẻ thường xuyên quấy khóc về đêm, hay cáu gắt.
- Biếng ăn, trằn trọc, khó ngủ, rụng tóc.
- Khó thở, tim đập nhanh, rối loạn hô hấp.
- Hệ miễn dịch suy giảm, thường xuyên bị ốm vặt.
Khi trẻ có các dấu hiệu lâm sàng kể trên, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm để được thăm khám, chỉ định phương pháp phù hợp để cải thiện tình trạng của bé nhé.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Dấu hiệu trẻ thiếu máu thiếu sắt
Cách bổ sung sắt cho bé 7-8 tháng tuổi mẹ nên ghi nhớ
Trẻ trên 6 tháng tuổi là đối tượng có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cao. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý bổ sung sắt cho trẻ. Ở độ tuổi 7 – 8 tháng, trẻ chủ yếu hấp thụ sắt qua đường chính: bú mẹ, chế độ dinh dưỡng và sản phẩm bổ sung.
1. Bú sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời dành cho bé, bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp con phát triển toàn diện, trong đó có sắt. Tuy lượng sắt trong sữa mẹ khá thấp, chỉ chứa 0,35mg/lít nhưng lại rất dễ hấp thu. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nuôi con hoàn toàn 6 tháng đầu đời và tiếp tục duy trì cho trẻ bú mẹ tới 24 tháng tuổi.
Để tăng cường chất lượng sữa, mẹ cần có chế độ ăn uống giàu sắt với các thực phẩm có nguồn gốc động vật như: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt gà, cá hồi, cá ngừ, tôm, cua, sò, hến, tim gan động vật… Thực phẩm giàu sắt từ thực phẩm như súp lơ xanh, rau bina, cải xoăn, rau dền, củ cải đỏ, cà rốt; các loại đậu; ngũ cốc nguyên hạt; các loại trái cây sấy khô.
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ cần lưu ý cho bé bú đủ liều lượng và thời gian mỗi cữ sữa không chỉ cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé mà góp phần kích thích tuyến sữa, giảm tắc tia sữa cho mẹ.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bổ sung sắt sau sinh thế nào cho an toàn, hiệu quả?
Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm bổ sung sắt
Giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi, trẻ đã quen dần với một số loại thực phẩm thông qua ăn dặm. Do đó, mẹ có thể bổ sung bằng những thực phẩm giàu sắt cho bé. Tuy nhiên, khi xây dựng thực đơn ăn dặm mẹ cần đảm bảo cân bằng giữa các nhóm dinh dưỡng như protein, chất xơ, tinh bột, vitamin… để bé phát triển khỏe mạnh.
Sau đây là một số thực phẩm giàu sắt mà mẹ nên tăng cường cho bé:
- Thịt: Thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt lợn, thịt gia cầm (thịt gà, thịt vịt, thịt chim bồ câu…).
- Cá biển: Cá hồi, cá ngừ, cá tuyết…
- Hải sản: Tôm, cua, ốc, hến, sò…
- Nội tạng động vật: Tim, gan, thận…
- Các loại rau củ: Bông cải xanh, rau bina, cà rốt, rau dền, củ cải đỏ, khoai tây…
- Các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt như đậu xanh, đậu đỏ, đậu hà lan, yến mạch, lúa mạch…
3. Cho trẻ uống sắt bổ sung
Theo số liệu của nghiên cứu thực hiện ở Mỹ cho thấy, trong 2000 trẻ từ 6 tháng – 12 tuổi có 30% thiếu sắt mặc dù chế độ ăn hàng ngày vẫn đủ dinh dưỡng. Để lý giải điều này, các chuyên gia cho biết cơ thể chỉ hấp thụ 5 – 15% lượng sắt từ thức ăn. Do đó, trẻ 7 – 8 tháng tuổi được bổ sung đủ sắt có thể uống sắt bổ sung.
Ngoài ra, đối với những trẻ sinh non, trẻ thiếu máu nhiều cũng được bác sĩ chỉ định bổ sung sắt bằng các thuốc bổ sung sắt cho trẻ em.
Bé 7 – 8 tháng tuổi cơ thể còn non nớt nên việc sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt cần được lựa chọn kỹ càng. Mẹ cần tìm hiểu thông tin chi tiết hoặc bổ sung sắt theo đơn thuốc, sự tư vấn từ bác sĩ. Để lựa chọn sản phẩm hiệu quả và phù hợp, mẹ có thể dựa vào các tiêu chí sau đây:
- An toàn: Sản phẩm cần có thành phần an toàn với trẻ, tốt nhất được chiết xuất từ thiên nhiên, lành tính và không tác dụng phụ.
- Nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín: Cần lựa chọn sắt có xuất xứ rõ ràng, đến từ các thương hiệu uy tín và được cấp phép bởi Bộ Y tế.
- Hấp thu tốt: Sắt vốn là vi chất khó hấp thu nên mẹ cần lựa chọn sản phẩm có khả năng hấp thu cao. Mẹ nên chọn sản phẩm có thành phần là sát nước hữu cơ.
- Dễ uống: Trẻ 7 – 8 tháng tuổi nên cho bé dùng các loại siro, bé dễ uống hơn mà hạn chế tình trạng hóc cổ, nôn trớ.
Hiện nay, sản phẩm sắt được các chuyên gia và bác sĩ khuyên dùng là thuốc sắt nước hữu cơ FOGYMA.
Fogyma có thành phần chính là sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC), có cấu trúc ổn định và không bị ion hóa, giúp nâng cao khả năng dung nạp, đồng thời giảm các tác dụng phụ thường thấy khi uống sắt (táo bón, tiêu chảy, nóng trong…).
Nguyên liệu sản xuất 100% nhập khẩu từ Italia, được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội – đơn vị dược phẩm hàng đầu Việt Nam. Đây cũng là đơn vị ĐẦU TIÊN tại Việt Nam áp dụng công nghệ BFS (Blow, Fill, Seal) trong sản xuất thuốc ống chất lượng cao mang lại chất lượng tốt về sản phẩm.
Gần 10 năm có mặt trên thị trường, Fogyma có được sự tin tưởng của hàng triệu bà mẹ Việt nuôi con nhỏ. Fogyma là giải pháp hàng đầu cải thiện thiếu máu thiếu sắt ở trẻ.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ với các dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài 1900 545 518.
☛ Tham khảo: Tops 6 thuốc sắt cho trẻ sơ sinh được tin dùng
“Gợi ý” một số món cháo ăn dặm giàu sắt cho bé
Để mẹ không phải “đau đầu” suy nghĩ nay bé ăn gì bổ sung sắt, Fogyma gợi ý một số món cháo ăn dặm giàu sắt cho bé yêu ngay sau đây.
1. Cháo thịt bò – đậu xanh
Đây là món ăn bổ sung sắt cho bé khá dồi dào mà việc chế biến còn rất đơn giản. Trung bình 100g thịt bò chứa khoảng 3,2mg sắt , 1 cốc đậu xanh nấu chín cung cấp từ 4,6 – 5,2mg sắt. Mẹ áp dụng theo các bước sau đây:
- Đậu xanh vo sạch, ngâm nước khoảng 1 – 2 tiếng.
- Vo sạch gạo, cho vào nồi nấu và ninh cho chín.
- Thịt bò băm nhuyễn, cho lên bếp xào qua.
- Cho thịt bò vào cháo ninh, đun sôi 5 – 10 phút thì tắt bếp.
- Chờ cháo nguội thì múc ra cho bé thưởng thức.
2. Cháo thịt gà – cà rốt
Ức gà giàu sắt, protein kết hợp với cà rốt giàu vitaminA, canxi và các khoáng chất khác tạo nên món ăn bổ dưỡng cho bé. Vị ngọt béo của món ăn chắc chắn sẽ khiến bé thích mê. Đây không chỉ là món ăn giàu sắt mà còn giúp bé tăng miễn dịch, phát triển trí não và thể chất. Mẹ thực hiện như sau nhé:
- Gạo vo sạch, ngâm nước 1 – 2 tiếng, sau đó cho vào nồi cùng nước ninh nhừ.
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn và luộc chín, xay nhuyễn.
- Thịt gà băm nhỏ hoặc xay nhuyễn, cho lên chảo xào qua.
- Cháo chín, cho thịt gà và cà rốt đảo đều.
3. Cháo trứng – bí đỏ
Trứng gà và bí đỏ là những thực phẩm giàu sắt, không những thế còn chứa một lượng lớn protein, canxi và vitamin A. Khi kết hợp với nhau tạo thành món cháo bổ sung sắt, tăng miễn dịch và cải thiện thị lực hiệu quả.
Cách thực hiện khá đơn giản:
- Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu cháo.
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng rồi mang đi hấp chín, xay nhuyễn.
- Trứng gà đập ra bát, đánh đều.
- Cho trứng và bí đỏ chuẩn bị vào nồi cháo, nấu sôi 5 – 10 phút.
- Chờ nguội và cho bé thưởng thức.
Lưu ý khi bổ sung sắt cho bé 7 – 8 tháng tuổi
Cha mẹ hãy lưu ý một số vấn đề sau khi bổ sung sắt cho bé nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn:
Tuân thủ liều lượng: Trẻ 7 – 8 tháng sẽ cần khoảng 11mg sắt mỗi ngày. Lượng sắt đến từ sữa mẹ, thực phẩm ăn uống hàng ngày và các chế phẩm bổ sung. Nếu dùng sản phẩm bổ sung, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng cho bé phù hợp nhé. Tránh bổ sung thiếu hoặc thừa sắt đều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Đảm bảo thời điểm uống sắt: Tốt nhất mẹ nên bổ sung sắt cho bé vào buổi sáng, trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Không nên bổ sung sắt vào buổi tối khiến trẻ khó ngủ và khiến 1 lượng sắt bị tích tụ lại dạ dày – thận gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy…
Đúng liệu trình: Thông thường uống sắt theo liệu trình từ 2 – 3 tháng. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt bao lâu cần nghe theo sự tư vấn từ bác sĩ vì mỗi bé có thể trạng và cơ địa khác nhau.
Tăng cường vitamin C: Để hấp thụ tốt nhất, trong quá trình bổ sung sắt mẹ tăng cường vitamin C. Vitamin C có nhiều trong cam, chanh, táo, ổi, dâu tây, cà chua, kiwi…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hướng dẫn bổ sung sắt và vitamin c cho trẻ đúng chuẩn
Tránh thực phẩm kiêng kỵ: Tránh dùng sắt cùng lúc với canxi hoặc các thực phẩm giàu canxi bởi canxi làm giảm hấp thu sắt. Trường hợp phải sử dụng thì cách nhau tối thiểu 1 – 2 tiếng.
Một số tác dụng phụ: Uống sắt có thể xảy ra một số tác dụng phụ như đi ngoài phân đen, tiêu chảy, táo bón… nhưng không đáng ngại.
Lời kết: Những thông tin trên đây đã chia sẻ về cách bổ sung sắt cho trẻ 7 – 8 tháng tuổi. Cha mẹ nên linh hoạt kết hợp bổ sung sắt cho bé bằng nhiều cách khác nhau để đáp ứng nhu cầu sắt ngày càng cao ở trẻ, giúp bé phát triển tốt nhất nhé.