Tình trạng táo bón khi bổ sung sắt khá phổ biến ở mẹ bầu do các nguyên nhân như thành phần thuốc khó hấp thụ, uống không đủ nước, thay đổi nội tiết, chế độ dinh dưỡng không phù hợp… Trong bài viết này, hãy cùng Fogyma tìm hiểu chi tiết những nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón khi uống sắt cũng như cách cải thiện hiệu quả nhất.
Mục lục
Tình trạng táo bón khi bà bầu bổ sung sắt
Sắt có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động của hệ thần kinh, tim mạch, miễn dịch của cơ thể… Không chỉ vậy, sắt còn có chức năng cần thiết đối với sự phát triển, phân chia tế bào, cần thiết cho sự hình thành của tế bào máu. Đối với phụ nữ mang thai, sắt là một khoáng chất không thể thiếu để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi.
Táo bón là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến mà nhiều bà bầu gặp phải trong quá trình mang thai, đặc biệt là khi bổ sung sắt. Nguyên nhân chính là do sắt có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn lưu lại lâu hơn trong ruột già. Ngoài ra, sự thay đổi hormone trong thai kỳ, đặc biệt là progesterone, làm giảm nhu động ruột, cộng thêm áp lực từ tử cung đang phát triển lên ruột, làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn. Sắt khi vào cơ thể còn có thể kết hợp với các hợp chất khác tạo ra các sản phẩm khó tiêu hóa, từ đó làm phân khô cứng và khó đào thải.
Táo bón khi mang thai gây ảnh hưởng ra sao?
Táo bón kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như trĩ, nứt hậu môn và thậm chí có thể tăng nguy cơ sinh non do căng thẳng khi rặn. Ngoài ra, tình trạng táo bón còn làm giảm chất lượng cuộc sống của bà bầu, gây ra cảm giác nặng nề, mệt mỏi, và lo lắng.
Vì vậy, nếu tình trạng táo bón kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng dữ dội, chảy máu hậu môn, hoặc mệt mỏi quá mức, bà bầu cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng sắt hoặc đề nghị sử dụng thêm các loại thuốc nhuận tràng an toàn cho thai kỳ.
Tại sao bà bầu uống sắt bị táo bón?
Nguyên nhân thai phụ bị táo bón khi uống sắt bao gồm:
1. Không cung cấp đủ nước
Nước không chỉ có nhiệm vụ quan trọng giúp vận chuyển vi chất dinh dưỡng, nuôi dưỡng các tế bào mà còn giúp cơ thể đào thải độc tố và các chất cặn bã qua bài tiết. Nếu không bổ sung đủ nước, cơ thể sẽ không hấp thụ được toàn bộ lượng sắt đã cung cấp, đồng thời không thể loại bỏ toàn bộ lắng cặn sắt ra ngoài bằng đường phân hay nước tiểu, từ đó tạo thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và làm tăng nguy cơ táo bón.
2. Thành phần thuốc
Khi mẹ sử dụng các sản phẩm thuốc sắt chứa thành phần khó hấp thu, ví dụ như sắt vô cơ. Lượng sắt không được hấp thụ ấy sẽ tích tụ trong dạ dày, đường ruột, đồng thời hệ tiêu hóa cũng phải hoạt động nhiều hơn để loại bỏ chúng, tăng nguy cơ táo bón.
3. Thay đổi hormone
Táo bón thường gặp khi mang thai do sự thay đổi các hormone trong cơ thể và sự phát triển mỗi ngày của thai nhi. Những yếu tố này gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới đường ruột, làm việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài bị cản trở nên dễ dẫn tới táo bón.
3. Dinh dưỡng, sinh hoạt chưa hợp lý
Một chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ít vận động, ngồi nhiều hay dùng thuốc sắt không đúng cách cũng khiến nguy cơ táo bón ở mẹ bầu tăng cao. Cụ thể:
- Không bổ sung đủ chất xơ: Chất xơ giúp hỗ trợ hấp thụ vi chất dinh dưỡng, cải thiện hoạt động tiêu hóa, đồng thời kích thích nhu động ruột co bóp nhằm đẩy các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột, hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn. Không cung cấp đủ chất xơ, làm hoạt động tiêu hóa trì trệ, dẫn đến táo bón.
- Ít vận động: Thói quen lười vận động, ngồi nhiều khiến hệ tiêu hóa làm việc ì ạch, nhu động ruột kém là yếu tố nguy cơ khiến không ít mẹ bầu khổ sở với chứng táo bón.
4. Uống sắt sai cách
Sử dụng sắt không đúng cách không chỉ khiến cơ thể không hấp thu được lượng sắt cần thiết mà còn gây táo bón. Một số sai lầm thường gặp khi sử dụng bao gồm:
- Không bổ sung vitamin C: Vitamin giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, thiếu vitamin C khiến việc cơ thể không hấp thu sắt được hoàn toàn, tạo ra lắng cặn khiến nhiều thai phụ mắc táo bón.
- Uống sắt cùng các chất gây cản trở hấp thu sắt: Ngay cả khi bà bầu sử dụng các loại sắt dễ hấp thu, không gây táo bón thì vẫn có thể bị táo bón nếu uống sắt cùng các chất gây cản trở hấp thụ như canxi. Việc uống sắt cùng viên canxi hay sữa đều khiến sắt bị giảm hấp thụ, tạo lắng cặn gây táo bón. Các loại đồ uống như rượu bia, cà phê, trà, nước ngọt có ga cũng gây cản trở hấp thu sắt mẹ bầu cần tránh xa.
- Uống sắt vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ: Thời điểm này khiến cơ thể không thể hấp thụ hết sắt, sắt dư thừa sẽ tạo ra lắng cặn làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa khiến thai phụ bị táo bón.
☛ Tham khảo thêm tại: Tại sao bà bầu cần bổ sung sắt?
Làm sao để uống sắt không bị táo bón?
Mẹ bầu không thể vì ngại táo bón mà không tiếp tục bổ sung sắt nữa. Điều này khiến cơ thể đối mặt với nguy cơ thiếu sắt, thiếu máu làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Để cải thiện tình trạng táo bón khi uống sắt, mẹ có thể tham khảo các gợi ý sau:
Sử dụng thuốc sắt phù hợp
Thông thường, sắt có 2 chế phẩm là sắt vô cơ (sắt sulfat) và sắt hữu cơ (sắt fumarate và gluconate). Trong đó:
- Sắt vô cơ sẽ giải phóng ồ ạt các ion sắt, hấp thu bị động qua khoảng gian bào làm lượng ion sắt trong máu tăng cao gây lắng đọng sắt. Các ion sắt giải phóng nhiều ở dạ dày, ruột không hấp thu hết cũng sẽ gắn kết bất thường với thức ăn, lắng đọng tại dạ dày, ruột gây tổn thương đường tiêu hóa.
- Sắt hữu cơ được hấp thu chủ động, có kiểm soát theo nhu cầu của cơ thể vào máu và tới các cơ quan đích, không gây lắng đọng sắt ở tổ chức nội tiết, tim, gan. Khi cơ thể hấp thu đủ, cả phức hợp sắt thừa sẽ đào thải qua đường tiêu hóa.
Như vậy, để hạn chế nguy cơ táo bón khi uống sắt, mẹ bầu cần chọn sản phẩm bổ sung chứa sắt hữu cơ. Đồng thời, cần ghi nhớ uống sắt đúng cách, đúng liều lượng.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm táo bón khi uống sắt. Dưới đây là các gợi ý chi tiết:
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: Các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, tăng lượng phân, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp việc đi tiêu của mẹ dễ dàng hơn.
- Uống đủ nước: Mẹ bầu nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là nước ấm vào buổi sáng để kích thích nhu động ruột. Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung các loại sinh tố, nước ép trái cây để tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn như Tempeh, sữa chua, dưa bắp cải… để cải thiện hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
- Hạn chế tiêu thủ các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, trà, cà phê và các loại nước ngọt có ga… bởi chúng có thể khiến cơ thể bị mất nước, làm tăng nguy cơ táo bón.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Những thay đổi nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày cũng có thể giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón. Dưới đây là một vài gợi ý:
- Tăng cường vận động nhẹ nhàng: Mẹ bầu có dành ra 20 – 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập luyện yoga để giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện hoạt động trao đổi chất và kích thích hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
- Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ: Mẹ nên tập cho mình thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ cố định mỗi ngày để duy trì sức khỏe đường ruột. Tốt nhất là vào buổi sáng sau khi uống nước ấm. Không nên nhịn đi vệ sinh vì có thể khiến phân trở nên khô cứng và khó đào thải.
- Giữ tâm lý thoải mái: Stress có thể làm tình trạng táo bón nặng hơn. Mẹ bầu nên thư giãn bằng cách thiền, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ.
- Nằm ngủ đúng tư thế: Ngủ nghiêng bên trái giúp giảm áp lực tử cung lên đường tiêu hóa, tạo điều kiện để thức ăn di chuyển qua ruột dễ dàng hơn, giảm nguy cơ táo bón.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ
Nếu đã áp dụng các phương pháp cải thiện táo bón kể trên nhưng không hiệu quả, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn sử dụng sản phẩm hỗ trợ phù hợp.
Tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sử dụng các sản phẩm như:
- Thuốc nhuận tràng nhẹ, có tác dụng làm mềm phân
- Thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa chứa thành phần lợi khuẩn hoặc enzyme…
FOGYMA – Thuốc sắt cho bà bầu không lo táo bón
FOGYMA là thuốc nước có chứa Sắt III hydroxy Polymantose (IPC) một phức hợp sắt hữu cơ an toàn, giảm Ion sắt tự do, giúp mẹ bầu dung nạp tốt hơn, cải thiện nhanh chóng tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
Cấu trúc đặc biệt của IPC đó là màng Polymaltose tạo sự ổn định và khả năng hòa tan của phức hợp trong môi trường pH biến thiên. Việc giải phóng có kiểm soát của sắt III từ nhân sắt III hydroxyd có tính ổn định cao, đảm bảo nguy cơ gây độc tính rất thấp và khả năng dung nạp tốt, từ đó bảo vệ tốt hệ tiêu hóa, hạn chế tối đa tình trạng nóng trong, táo bón. IPC cũng có độ an toàn cao, không gây kích ứng với dạ dày, không ảnh hưởng đến hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
Thuốc sắt Fogyma hiện đã được phân phối tại gần 20.000 nhà thuốc trên toàn quốc và các bệnh viện lớn.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂY Mua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Kết luận:
Trên đây Fogyma đã chia sẻ chi tiết về các nguyên nhân gây táo bón khi uống sắt cũng như cách khắc phục hiệu quả tình trạng này. Hy vọng nội dung này có thể giúp mẹ bầu bổ sung sắt một cách an toàn, hiệu quả hơn, góp phần duy trì thai kỳ khỏe mạnh.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết về sản phẩm Fogyma, vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1900 545 518 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Đào Vân đã bình luận
em được bạn giới thiệu fogyma uống đỡ bị táo bón và nóng trong. Cho em hỏi đây là thực phẩm chức năng hay thuốc vậy ạ
Fogyma.vn đã bình luận
Chào chị Vân!
Fogyma là thuốc phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt dành cho mẹ bầu và trẻ em. Dạng bào chế là sắt nước hữu cơ nên giúp cơ thể hấp thu chủ động, hạn chế các tác dụng phụ thường thấy ở sắt như táo bón, nóng trong… Do đó, mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng để bổ sung sắt cho cơ thể trước, trong và sau thai kỳ hiệu quả.
Lê Hồng đã bình luận
mình ăn nhiều rau xanh nhưng vẫn bị táo bón khi uống sắt. Có nên đổi loại sắt khác không?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào chị Lê hồng!
Sử dụng loại sắt có khả năng hấp thu kém cũng là nguyên nhân gây táo bón. Chị có thể đổi sang loại khác dễ hấp thu hơn và theo dõi như thế nào nhé. Hiện nay, các sản phẩm sắt nước hữu cơ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn so với sắt vô cơ. Chị nên chọn nhóm sắt này để tránh những tác dụng phụ không đáng có khi uống sắt nhé.
Kim Lee đã bình luận
m uống sắt táo quá, cứ nghĩ do ăn cay, đọc bài này mới biết hóa ra m dùng sắt sai bét
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Kim Lee. Để hạn chế tình trạng táo bón khi uống sắt, bạn nên sử dụng thuốc sắt đúng liều lượng, uống vào buổi sáng hoặc trưa, không uống cùng lúc với canxi. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thuốc sắt nước hữu cơ Fogyma với thành phần Sắt III hydroxy Polymantose, không lo nóng trong, táo bón.
Xem chi tiết sản phẩm: https://fogyma.vn/sat-nuoc-fogyma/