Thiếu máu thiếu sắt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Cha mẹ có thể nhận biết điều này thông qua những dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt ngay sau đây. Phát hiện sớm và cải thiện kịp thời sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh như bạn bè đồng trang lứa.
Mục lục
Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu máu, thiếu sắt
Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu làm ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Trong nhiều trường hợp, thiếu sắt không có triệu chứng cho tới khi xuất hiện thiếu máu thiếu sắt đã phát triển. Các dấu hiệu sau đây sẽ giúp cha mẹ nhận biết sớm bé đang bị thiếu máu thiếu sắt để có cách xử trí kịp thời.
Da xanh xao
Da và niêm mạc xanh xao là biểu hiện rõ nhất ở trẻ thiếu máu thiếu sắt. Theo các chuyên da, huyết sắc tố là yếu tố giúp da có màu đỏ tươi. Tuy nhiên, khi thiếu sắt thiếu máu làm số lượng tế bào hồng cầu ít khiến da nhạt màu hơn so với bình thường. Mẹ có thể quan sát thấy da niêm mạc xanh xao; lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc họng, kết mạc mắt nhợt màu hơn.
Trẻ mệt mỏi, kém hoạt bát
Cơ thể mệt mỏi là dấu hiệu cảnh báo thiếu máu thiếu sắt ở bé mà mẹ chớ coi thường. Theo lý giải của chuyên gia, cơ thể cần sắt để sản sinh hồng cầu giúp vận chuyển oxy đến các tế bào. Khi thiếu sắt, số lượng tế bào hồng cầu cung cấp oxy cho tế bào bị giảm khiến bé rơi vào tình trạng mệt mỏi, yếu ớt, ít đùa nghịch, chậm chạp, lờ đờ…
Với trẻ đang trong độ tuổi tới trường, thiếu máu thiếu sắt còn khiến chỉ số thông minh ở bé giảm, khả năng tư duy, sáng tạo kém, kết quả học tập đi xuống.
Ngừng tăng cân, sút cân, chậm phát triển chiều cao
Cha mẹ có thể nhận biết trẻ thiếu máu thiếu sắt nhờ áp dụng mẹo theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ. Thiếu máu nên dinh dưỡng chuyển tới các mô không đảm bảo dẫn tới việc chán ăn, vận động kém nên trẻ có biểu hiện ngừng tăng cân. Hoặc nặng hơn bé có thể sụt cân, chậm tăng trưởng chiều cao.
Biếng ăn
Khi sắt, acid folic cùng các nguyên liệu khác tạo ra máu không được cung cấp đủ cho cơ thể khiến bé thiếu máu. Từ đó, trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi làm những động tác đơn giản như ăn uống nên thường lười ăn. Biếng ăn xảy ra dài ngày khiến vi chất tạo máu không được bổ sung càng khiến thiếu máu nặng nề.
Nhịp tim nhanh, khó thở
Thiếu sắt thiếu máu khiến việc oxy được vận chuyển tới các cơ quan bị thiếu hụt. Để bù lại sự thiếu hụt đó, tim phải làm việc nhiều hơn nhằm mục đích vận chuyển máu tới các cơ quan với vận tốc nhanh hơn để cung cấp oxy cần thiết cho các mô. Vì vậy mà nhịp tim sẽ nhanh hơn bình thường.
Tuy nhiên, ngay cả tim cũng cần máu cung cấp oxy hoạt động. Tình trạng trẻ thiếu máu trầm trọng gây thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim hoạt động gây ra dấu hiệu khó thở.
Sức đề kháng suy giảm
Sắt là vi chất có nhiệm vụ cấu tạo enzyme của hệ miễn dịch. Khi thiếu sắt, sức đề kháng trong cơ thể bị suy giảm. Trẻ dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài như dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn, ốm vặt, rối loạn tiêu hóa…
Hội chứng Pica
Trẻ ăn những thứ phi thực phẩm như chất bụi bẩn, cát, sỏi, sơn tường, pin… Đây là một dạng rối loạn hành vi biểu hiện của trẻ thiếu máu khi cơ thể thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Những hành vi này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc, suy giảm thể chất và nhận thức ở trẻ.
Dấu hiệu khác
Ngoài triệu chứng thường gặp, trẻ thiếu sắt thiếu máu còn có các dấu hiệu như:
- Luôn trong trạng thái lo lắng: Thiếu sắt thiếu máu khiến cơ thể không đủ oxy để hoạt động. Vì vậy, bé thường bị hồi hộp, lo lắng.
- Tay chân lạnh: Do không đủ oxy để cung cấp nên hai bộ phận này thường bị lạnh ngắt.
- Học tập kém tập trung: Trẻ đang độ tuổi học tập bị thiếu máu, thiếu sắt thường có hiện tượng ngủ gà ngủ gật, học tập kém tập trung, trí nhớ suy giảm. Thậm chí, một số bé thường cáu gắt, khó chịu với người thân.
- Rụng tóc: Các tế bào, tóc, da, móng cũng cần sắt, nên khi thiếu máu thiếu sắt khiến lượng sắt trong cơ thể không đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của các cơ quan này gây rụng tóc nhiều.
Đối tượng trẻ nào dễ bị thiếu máu thiếu sắt?
Một số đối tượng trẻ sau đây có nguy cơ gặp phải tình trạng thiếu máu thiếu sắt cao hơn bao gồm:
- Trẻ sinh non và có cân nặng sơ sinh thấp: Trẻ bình thường sau khi sinh đã được cung cấp đủ lượng sắt dự trữ trong thời gian dài tích lũy của chu kỳ thai nghén. Tuy nhiên, hàm lượng sắt này chỉ đủ cung cấp cho trẻ trong 6 tháng. Đối với trẻ sinh non, trẻ sinh có cân nặng thấp nguồn cung cấp sắt can kiệt ở thời gian trước đó nên trẻ có nguy cơ thiếu sắt cao hơn nhiều.
- Trẻ chỉ dùng sữa bò: Hàm lượng sắt trong sữa bò không đủ để cung cấp cho nhu cầu của trẻ. Hơn nữa, các thành phần có trong loại sữa này có thể làm cản trở sự hấp thu sắt của từ các nguồn thực phẩm giàu sắt. Sữa bò có thể gây kích ứng da nên trong những năm đầu tiên của cuộc đời bạn nên tránh cho bé sử dụng, trong trường hợp cần lựa chọn loại sữa tối ưu, đặc biệt là sữa mẹ.
- Thực đơn ăn uống nghèo sắt: Sắt được cung cấp cho cơ thể thông qua những thực phẩm sử dụng hàng ngày. Nếu thiếu sắt ở trẻ phát triển có thể do chế độ ăn uống nghèo sắt hoặc dùng các thực phẩm không lành mạnh gây cản trở sự hấp thu sắt của cơ thể.
- Trẻ đang ở giai đoạn tăng trưởng: Nhu cầu sắt khi này của trẻ tăng cao, nếu không bổ sung đủ sắt có thể khiến bé dễ dàng gặp phải tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.
- Các hoạt động bất thường hệ tiêu hóa: Đây là nơi được xem như vị trí giúp hấp thu sắt, nếu chúng có vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt. Chẳng hạn như phẫu thuật ruột, dạ dày có thể khiến sắt khó được hấp thu vào cơ thể.
- Tình trạng mất máu: Có nhiều nguyên nhân gây mất máu như tai nạn, thương tích, chảy máu đường tiêu hóa gây ra thiếu máu nếu không được xử lý kịp thời.
Chế độ ăn thiếu sắt khiến trẻ có nguy cao thiếu máu thiếu sắt
☛ Tìm hiểu thêm: Trẻ thiếu sắt nên bổ sung gì?
Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ có nguy hiểm không?
Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em có thể dẫn tới nhiều hệ lụy, điển hình là thấp còi, chậm phát triển ở trẻ. Đặc biệt, có thể gây ra các rối loạn về tâm thần và vận động, cụ thể:
Ảnh hưởng tới thể trạng của trẻ
Trẻ thiếu máu thiếu sắt thường xuyên mệt mỏi, uể oải, lờ đờ, đuối sức, ít hoạt động hơn thường ngày. Thậm chí có những bé thiếu máu nặng có thể bị kiệt sức. Bên cạnh đó, thiếu máu ở trẻ nhỏ còn gây ra tình trạng tăng cân chậm, chậm phát triển về mặt thể chất.
Ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương
Thiếu máu khiến não không nhận đủ oxy nên gây ra các tác động tiêu cực lên hệ thần kinh với các dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhức đầu, mất tập trung, học bài hay quên, khả năng tư duy và nhận thức giảm.
Ảnh hưởng tới hệ tim mạch
Thiếu máu gây ảnh hưởng xấu tới hệ tim mạch, không chỉ gây ra những cơn đau thắt ngực thông thường mà về lâu dài còn gây suy tim, rối loạn nhịp tim, đặc biệt là nhồi máu cơ tim làm ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ.
Ảnh hưởng hệ thống cơ xương
Làm giảm khả năng luyện tập, giảm sự bền bỉ khi làm việc và thay đổi khoang xương sọ trong phim chụp X-quang.
Ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch
Thiếu máu thiếu sắt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là ở đường hô hấp, dễ bị bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, viêm họng, viêm phổi…
Điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ
Khi có dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt, cha mẹ cần đưa trẻ tới các trung tâm y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Về điều trị thiếu máu thiếu sắt chủ yếu là giải quyết nguyên nhân đồng thời bổ sung chế độ ăn uống giàu sắt.
1. Bổ sung sắt bằng đường uống
- 3 – 5mg sắt nguyên tố/kg/ngày, thường dùng dạng kết hợp với acid folic.
- Uống khi bụng đói, có thể dùng trong bữa ăn nếu gây khó chịu cho dạ dày.
- Thời gian dùng từ 3 – 6 tháng.
- Bổ sung vitamin C hoặc uống các loại nước giàu vitamin C để tăng hấp thu sắt.
- Tác dụng phụ có thể xảy ra như buồn nôn, nôn, khó chịu ở bụng, tiêu chảy, táo bón, phân sẫm màu…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Top 8 thuốc bổ sung sắt cho trẻ được tin dùng
2. Điều trị nguyên nhân
Cần chẩn đoán nguyên nhân thiếu sắt và điều trị nguyên nhân để tránh gây thiếu sắt tái phát.
3. Truyền máu
Hạn chế truyền máu, chỉ truyền khi trường hợp thực sự cần thiết.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hướng dẫn từ chuyên gia chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt
FOGYMA – Thuốc sắt nước hữu cơ an toàn cho bé yêu
Để dự phòng thiếu máu thiếu sắt, mẹ có thể bổ sung sắt cho trẻ bằng các sản phẩm an toàn và hiệu quả. Một gợi ý được nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên dùng là thuốc sắt nước hữu cơ Fogyma.
FOGYMA với thành phần là sắt (III) hydroxyd polymaltose dễ hấp thu và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Nhờ cấu trúc hữu cơ ổn định, không bị ion hóa nên Fogyma không gây ra cá tác dụng phụ như sắt thông thường nhưtáo bón, tiêu chảy, buồn nôn, kích ứng dạ dày…
Fogyma có vị ngọt nhẹ dễ uống, không chứa đường tăng sinh năng lượng nên an toàn và khiến bé rất thích khi uống, khác hẳn các chế phẩm sắt thông thường có vị tanh khó uống.
Thành phần từ Fogyma được nhập khẩu hoàn toàn từ châu Âu, dây chuyền sản xuất công nghệ BFS hiện đại giúp hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn, giữ được hoạt chất tối ưu từ nguyên liệu cho ra một sản phẩm chất lượng với mức giá phù hợp.
Sản phẩm nhận được sự tin tưởng của hàng triệu mẹ Việt trong gần 10 năm phát triển. Đồng thời, được các bác sĩ nhi khoa, bác sĩ tại bệnh viện lớn, bệnh viện phụ sản khuyên sử dụng.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ với các dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài 1900 545 518.
Viet Anh đã bình luận
Đậu nhà mình bị rụng tóc liệu có phải bị thiếu máu không?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Viet Anh, tình trạng rụng tóc có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả thiếu máu. Nếu bé nhà bạn bị rụng tóc quá nhiều, bạn có thể cho bé đến thăm khám bác sĩ để ..