Sắt là khoáng chất quan trọng với sự phát triển của trẻ. Thiếu sắt có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của bé, khiến bé khó tập trung, khả năng ghi nhớ giảm sút, đồng thời bé cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, vận động kém hơn. Vậy trẻ thiếu sắt có dễ ốm không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!
Mục lục
Trẻ thiếu sắt có dễ ốm không?
Sắt không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu mà còn tham gia cấu thành nên các enzyme trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, nhất là với trẻ em. Chính vì thế, khi thiếu sắt, sức đề kháng của trẻ thường trở nên suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố gây hại từ bên ngoài tấn công và trẻ sẽ dễ ốm hơn bình thường.
Mặt khác, thiếu sắt cũng khiến trẻ mệt mỏi, đồng thời làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tiêu hóa, trẻ dễ bị viêm teo gai lưỡi, gây biếng ăn, khó nuốt và giảm khả năng hấp thu. Từ đó làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của bé.
☛ Tìm hiểu thêm: Thiếu sắt ở trẻ có nguy hiểm không?
Những dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ
Một số dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ có thể bao gồm:
- Da nhợt nhạt, xanh xao, đặc biệt ở các vị trí như trên vành tai, lòng bàn tay, bàn chân…
- Niêm mạc họng và kết mạc mắt nhợt nhạt
- Cơ thể mệt mỏi, dễ cảm thấy buồn ngủ,
- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, kém tập trung, khả năng ghi nhớ kém, dễ cáu gắt
- Vận động kém hơn những trẻ cùng trang lứa
- Rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, cân nặng giảm sút
- Tim đập nhanh, khó thở khi gắng sức
- Tóc dễ gãy rụng hoặc bạc tóc…
Ngoài ra, trẻ thiếu sắt cũng có khả năng mắc phải hội chứng Pica – hội chứng thèm ăn những chất lạ, không phải thực phẩm như đất sét, sơn, phấn viết… Điều này có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc, nhiễm trùng và các biến chứng khác.
Lưu ý: Các triệu chứng thiếu sắt ở trẻ ban đầu thường không rõ rệt, rất khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với các tình trạng sức khỏe khác. Do đó, để xác định chính xác tình trạng thiếu sắt, nếu có dấu hiệu nghi ngờ, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán.
Trẻ dễ ốm do thiếu sắt phải làm sao?
Để cải thiện tình trạng dễ ốm do thiếu sắt ở trẻ, mẹ có thể áp dụng những cách sau:
Tăng cường bổ sung sắt qua chế độ ăn
Mẹ có thể bổ sung sắt cho trẻ thông qua chế độ ăn hàng ngày. Cụ thể:
- Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn: Với trẻ đang trong độ tuổi nhũ nhi, mẹ có thể bổ sung sắt cho trẻ bằng cách cho bé bú nhiều hơn. Mặc dù trong 1 lít sữa mẹ chỉ chứa khoảng 0.35mg sắt nhưng chúng lại có khả năng hấp thu cao. Ngoài ra, sữa mẹ cũng giúp cung cấp cho trẻ những dưỡng chất quan trọng khác, giúp bé phát triển tốt hơn và cải thiện hệ miễn dịch. ☛ Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ
- Sử dụng sữa công thức giàu sắt: Nếu bé sử dụng sữa công thức, mẹ có thể ưu tiên các loại sữa chứa hàm lượng sắt cao để bé được cung cấp sắt đầy đủ hơn.
- Thêm các thực phẩm giàu sắt vào thực đơn: Mẹ có thể thêm vào thực đơn của trẻ các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt nạc heo, tôm, trứng, hàu, rau chân vịt, bông cải xanh…
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho bé ăn đa dạng các thực phẩm, đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân bằng giữa các nhóm chất như tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ và các vitamin khoáng chất. Đặc biệt, nên cho bé bổ sung thêm vitamin C cùng lúc với các thực phẩm giàu sắt để tăng khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm.
Sử dụng chế phẩm bổ sung sắt
Tình trạng thiếu sắt kéo dài có thể khiến sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, nếu chỉ dựa vào chế độ ăn thì rất khó để bù đắp đủ lượng sắt thiếu hụt cho bé. Chính vì vậy, các trường hợp trẻ dễ bị ốm do thiếu sắt thường được khuyến khích sử dụng chế phẩm bổ sung sắt.
Thông thường, các bé bị thiếu sắt có thể bổ sung sắt với liều lượng từ 3 đến 6 mg/1 kg thể trọng mỗi ngày, duy trì liên tục trong ít nhất 3 tháng và không quá 6 tháng, tránh tình trạng quá tải sắt làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, liều lượng sắt cụ thể sẽ thay đổi tùy theo tình trạng riêng của từng bé. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều dùng chính xác nhất.
Khi chọn chế phẩm bổ sung sắt cho trẻ, mẹ cần lưu ý chọn các sản phẩm có độ thương hiệu uy tín, khả năng hấp thu nhanh và độ an toàn cao như Fogyma.
Fogyma là thuốc sắt nước hữu cơ siêu hấp thu, được nhiều chuyên gia và bác sĩ nhi khoa khuyên dùng. Sản phẩm chứa thành phần sắt III hydroxy polymantol (IPC), có cấu trúc tương tự như Ferritin, giúp bù đắp lượng sắt thiếu hụt một cách tối ưu, từ đó cải thiện nhanh chóng các triệu chứng do thiếu sắt gây ra, đồng thời phòng ngừa và điều trị thiếu máu thiếu sắt hiệu quả.
Hoạt chất sắt hữu cơ trong Fogyma không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên bé có thể sử dụng vào nhiều thời điểm trong ngày mà không lo làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản phẩm. Đặc biệt, IPC sở hữu cấu trúc ổn định, không bị ion hóa nên rất “thân thiện” với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, không gây cảm giác buồn nôn hay táo bón khi sử dụng.
Fogyma sử dụng nguồn nguyên liệu chất lượng cao, 100% được nhập khẩu chính ngạch từ Italia, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về dược phẩm của châu Âu. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo an toàn, giúp mẹ yên tâm hơn khi sử dụng cho bé.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂY Mua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
Chăm sóc kết hợp
Ngoài việc bổ sung sắt, để cải thiện tình trạng trẻ dễ ốm do thiếu sắt, mẹ cũng cần lưu ý các vấn đề như:
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất phù hợp để cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp khoáng chất sắt được hấp thu tốt hơn.
- Rèn cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya và ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian phục hồi, từ đó cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch.
- Cho bé tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế để tạo nền tảng miễn dịch tốt hơn.
☛ Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt
Lời kết:
Thiếu sắt có thể khiến hệ miễn dịch của trẻ hoạt động kém hơn, khiến bé dễ ốm. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên tăng cường bổ sung sắt cho trẻ của chế độ ăn hoặc các sản phẩm chứa sắt. Đồng thời, nếu có các dấu hiệu thiếu sắt nghiêm trọng, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được thăm khám, điều trị.