Bất kể những dấu hiệu bất thường nào trong thai kỳ cũng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy hoang mang, đặc biệt là tình trạng ra máu. Vậy mang thai ra máu nhưng không đau bụng có sao không? Hãy cùng Fogyma tìm hiểu nhé!
Mục lục
Mang thai ra máu nhưng không đau bụng do đâu?
Mang thai ra máu nhưng không đau bụng có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu bất thường. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
Trứng làm tổ trong tử cung
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, một số chị em có thể bị ra máu kèm theo một lượng dịch nhầy nhỏ màu đỏ nhạt và không có cảm giác đau bụng. Đây là hiện tượng bình thường cho thấy trứng đang làm tổ trong tử cung, chúng có thể xuất hiện trong khoảng 2 – 3 ngày rồi tự hết.
Thay đổi nội tiết
Khi mang thai, hệ thống nội tiết trong cơ thể mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi với sự gia tăng của một số hormone và cả sự xuất hiện của hormone mới. Điều này có thể gây ra những phản ứng tạm thời của cơ thể, bao gồm tình trạng chảy máu âm đạo.
Hiện tượng này sẽ nhanh chóng biến mất khi cơ thể dần thích nghi với những thay đổi này.
Quan hệ tình dục
Mặc dù việc quan hệ tình dục khi mang thai không phải là điều cấm kỵ, tuy nhiên những kích thích mạnh có thể làm đau mẹ bầu, gây co thắt tử cung và tăng nguy cơ chảy máu.
Do đó, hãy thận trong hơn trong việc quan hệ tình dục, cần chú ý đến tần suất và lựa chọn tư thế an toàn để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Vùng kín bị viêm nhiễm
Những thay đổ về hormone cũng có thể khiến môi trường pH âm đạo bị mất cân bằng, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tại vùng kín, gây chảy máu âm đạo nhưng không đau bụng.
Vì vậy, nếu có hiện tượng ra máu, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để thăm khám sớm, phát hiện các bất thường và can thiệp điều trị kịp thời.
Ảnh hưởng của quá trình khám thai
Khám phụ khoa là chỉ định quen thuộc với các mẹ bầu. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cần sử dụng kẹp mỏ vịt trong quá trình kiểm tra, thăm khám. Ngoài ra, vào tháng cuối thai kỳ, bác sĩ cũng có thể cần đưa tay vào âm đạo để kiểm tra độ mở của tử cung. Những tác động này có thể để lại tổn thương hoặc làm tử cung co thắt, dẫn đến hiện tượng chảy máu nhẹ sau khi thăm khám.
Mang thai ra máu nhưng không đau bụng nguy hiểm khi nào?
Thực tế, hầu hết các trường hợp ra máu khi mang thai nhưng không đau bụng đều không đáng lo ngại, tuy nhiên đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bất thường, đe dọa an toàn của bé. Mẹ bầu cần hết sức lưu ý khi nhận thấy các dấu hiệu nguy hiểm sau:
- Bụng dưới đau dữ dội, kéo dài
- Máu âm đạo ra nhiều, kèm theo sự xuất hiện của cục máu đông
- Máu âm đạo có màu sắc bất thường như đỏ tươi, nâu đậm hoặc đen
- Choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, có nguy cơ ngất xỉu
- Sốt cao, ớn lạnh…
Làm gì khi mang thai ra máu nhưng không đau bụng?
Dưới đây là một số gợi ý cụ thể trong trường hợp mẹ bị ra máu khi mang thai:
Chú ý theo dõi lượng máu âm đạo
Khi bị ra máu trong thai kỳ dù không đau bụng mẹ vẫn cần theo dõi lượng máu, tần suất hoặc đặc điểm, màu sắc của máu. Nếu máu chảy nhanh, nhiều, liên tục, kèm theo tình trạng chuột rút hoặc đau bụng, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và xử lý ngay lập tức.
Ngược lại, nếu lượng máu tiết ra chỉ vài giọt và chỉ xuất hiện một vài lần rồi biến mất, không kèm theo các dấu hiệu bất thường nào khác thì cũng không quá đáng ngại.
Dành thời gian nghỉ ngơi
Mẹ bầu không nên quá lo lắng, thay vào đó hãy dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến chân hay phải gắng sức, mang vác vật nặng…
Ngoài ra, mẹ cũng không nên đứng hoặc ngồi quá lâu với một tư thế. Hãy lắng nghe cơ thể và vận động thật nhẹ nhàng, đồng thời dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya, kết hợp bổ sung dinh dưỡng khoa học để có một thai kỳ khỏe mạnh, đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé yêu.
Tham khảo: Các tư thế ngồi an toàn cho bà bầu
Giữ vệ sinh vùng kín
Vệ sinh vùng kín không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bị chảy máu khi mang thai. Ngoài ra, trường hợp bị ra máu trong thai kỳ, nếu vệ sinh không đảm bảo cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Chính vì vậy, mẹ cần chú ý đến việc vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để giúp duy trì sức khỏe cho “cô bé”. Lưu ý cắt ngắn móng tay, vệ sinh tay thật sạch và tránh thụt rửa sâu để hạn chế tình trạng viêm nhiễm và tránh những tổn thương không đang có.
Hơn hết, để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, hãy duy trì khám thai định kỳ theo lịch hẹn và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong việc chăm sóc sức khỏe.
☛ Đọc thêm: Bà bầu dư sắt có sao không?