Sắt được biết đến là vi chất có vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Do đó, khi bổ sung không đủ sắt trong thai kỳ làm tăng nguy cơ thiếu máu và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi… Nhiều mẹ bầu thắc mắc “Không bổ sung sắt 3 tháng đầu thai kỳ có sao không?”. Hãy cùng tham khảo những thông tin sau đây để giải đáp chi tiết nhé.
Mục lục
Không uống sắt 3 tháng đầu thai kỳ có sao không?
Sắt được biết đến là vi chất thiết yếu tham gia vào nhiều hoạt động tế bào cũng như các chức năng sinh lý của cơ thể như tham gia vận chuyển oxy trong máu, tổng hợp DNA cùng các phản ứng oxy hóa – khử. Sắt là dưỡng chất quan trọng với phụ nữ mang thai, một trong những yếu tố đảm bao một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Cơ thể mẹ sử dụng sắt để tạo thêm máu cho cơ thể và thai nhi đồng thời giúp di chuyển oxy từ phổi tới các tế bào trong cơ thể và em bé trong bụng.
Khi bạn mang thai, nhu cầu sắt tăng gấp đôi so với trước để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Nguyên nhân là do cơ thể cần sắt cho sự tăng thể tích huyết tương, tạo tế bào hồng cầu, cung cấp oxy cho sự phát triển của em bé. Bổ sung đủ sắt giúp mẹ bầu và thai nhi phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm khi mang thai như sảy thai, đẻ non, băng huyết, nhiễm trùng hậu sản… Bởi vậy mà uống đủ sắt, đúng hàm lượng là điều cần thiết đối với mẹ bầu.
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng đối với sự hình thành cũng như phát triển của thai nhi. Bất kỳ khiếm khuyết nào ở thời điểm này đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi về sau. Ở giai đoạn này, thai nhi cần sắt nhằm tạo máu, để đáp ứng đủ sắt mẹ cần bổ sung từ 60mg sắt nguyên tố mỗi ngày.
Thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
– Đối với mẹ, sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó thở, đau đầu, cơ thể suy nhược và khó tập trung. Thiếu sắt khiến hệ miễn dịch suy giảm khiến thai phụ dễ mắc các bệnh khác nhau nhất là các bệnh có liên quan tới viêm nhiễm như viêm nhiễm tử cung, đường tiết niệu… Mẹ cũng có thể đối diện với các vấn đề khác về tim mạch, huyết áp; thậm chí thiếu máu thiếu sắt còn làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.
– Đối với thai nhi, thiếu máu thiếu sắt trong giai đoạn này sẽ khiến lượng oxy và dưỡng chất từ mẹ sang con bị giảm sút, các dưỡng chất cần thiết bé sẽ không nhận đủ. Nếu tình trạng này kéo dài, không khắc phục kịp thời dẫn tới suy dinh dưỡng bào thai, thai chậm phát triển về thể chất và trí não về sau. Đặc biệt, nếu người mẹ bị thiếu máu nghiêm trọng sẽ làm tăng nguy cơ dẫn tới các vấn đề về dị tật bẩm sinh, tử vong ở thai nhi.
Vì vậy, uống bổ sung sắt trong 3 tháng đầu của thai kỳ rất quan trọng, giúp phòng ngừa nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cho cả mẹ lẫn thai nhi. Mẹ hãy chủ động thăm khám cụ thể để bác sĩ tư vấn loại thuốc sắt phù hợp và hướng dẫn sử dụng hiệu quả nhé.
☛ Tham khảo thêm tại: Có nên dùng thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng đầu?
3 tháng đầu thai kỳ nên bổ sung sắt như thế nào?
Bổ sung sắt bằng các chế phẩm sắt trong 3 tháng đầu được rất nhiều mẹ thực hiện. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng nắm được liều lượng cũng như cách uống để mang lại hiệu quả nhất. Mẹ bầu cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý tăng, giảm liều lượng tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Liều lượng
Khi mang thai, nhu cầu về sắt tăng cao liều lượng phải gấp đôi so với bình thường. Do đó, ngoài việc bổ sung hàng ngày thông qua thực phẩm giàu sắt thì mẹ bầu cũng nên uống thêm thuốc sắt dành cho bà bầu với hàm lượng đạt chuẩn.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới WHO, phụ nữ mang thai cần phải uống sắt từ khi biết có thai cho tới sau sinh 1 – 3 tháng. Liều bổ sung là 30 – 60mg sắt kèm theo acid folic 400mcg mỗi ngày. Bên cạnh đó, nên tăng cường các thực phẩm giàu sắt, acid folic khi mang thai.
Đối với bà bầu chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung 50 – 100mg sắt/ngày. Thậm chí, những trường hợp thiếu sắt nghiêm trọng sẽ phải điều trị tại các bệnh viện từ 2 – 3 tháng bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch để đảm bảo lượng máu ở mức ổn định.
Thời điểm
Việc uống sắt đúng thời điểm rất quan trọng đảm bảo sự hấp thu tối đa sắt, hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây là lời khuyên của chuyên gia về thời điểm uống sắt phù hợp cho bà bầu:
- Uống sắt khi đói: Uống sắt khi bụng rỗng sẽ giúp sắt được hấp thu tốt hơn, giảm nguy cơ tác dụng phụ như khó tiêu, táo bón, buồn nôn… Vì vậy, thời điểm thích hợp nhất là ít nhất trước 1 giờ hoặc 2 giờ sau bữa ăn.
- Uống sắt vào buổi sáng: Buổi sáng là thời điểm thích hợp để hấp thu sắt vì đây là lúc cơ thể đang có hàm lượng sắt và canxi ở mức thấp nhất. Khi uống sắt vào thời điểm này, cơ thể hấp thu một cách tối đa.
Uống loại sắt nào?
Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường có 2 dạng: Sắt hữu cơ và sắt vô cơ. Trong 2 dạng này, sắt hữu cơ có nhiều ưu điểm hơn do dễ hấp thu, ít gây táo bón hơn. Sắt hữu cơ có nhiều dạng bào chế khác nhau như dạng viên nang, dạng nước. Tuy nhiên, bà bầu nên lựa chọn loại sắt nước hữu cơ bởi những điểm ưu việt hơn như dễ hấp thu, ít gây táo bón, ít nóng trong.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Sắt nước hay sắt viên mới là lựa chọn tốt nhất cho bà bầu?
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm sắt nước hữu cơ khác nhau. Làm sao để lựa chọn loại nào uy tín cho mẹ bầu. Những tiêu chí sau đây khi chọn lựa sản phẩm sắt giúp chị em chọn được thuốc sắt an toàn, hiệu quả nhé:
- An toàn: Bất cứ sản phẩm nào dành cho phụ nữ mang thai đều đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu. Nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên an toàn, lành tính.
- Xuất xứ rõ ràng: Mẹ bầu nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đến từ các thương hiệu lớn, có uy tín nhiều năm trên thị trường. Những sản phẩm này được nghiên cứu kỹ càng từ các chuyên gia hàng đầu, là một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng sản phẩm.
- Hiệu quả: Nên lựa chọn sản phẩm sắt nước hữu cơ giúp cơ thể hấp thu tốt nhất, hạn chế các tác dụng phụ khó chịu thường thấy khi uống sắt.
- Được các chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng: Các chuyên gia, bác sĩ sản khoa có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn giúp bạn loại thuốc sắt phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như liều lượng thích hợp với bạn.
Lưu ý khi uống sắt
Mẹ bầu cần nhớ rằng, sắt là vi chất khó hấp thu. Để cơ thể tăng cường hấp thu sắt, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
- Uống sắt cùng với vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt. Do đó, mỗi lần uống sắt bạn nên kết hợp với các loại nước giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, dâu tây,…
- Uống nhiều nước: Do sắt là khoáng chất khó hấp thu nên dễ gây táo bón. Để cải thiện, mẹ bầu nên uống nhiều nước khi uống sắt nhé. Hãy uống nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng.
- Tránh uống sắt cùng với sữa, trà, cà phê: Sữa cùng các chế phẩm từ sữa giàu canxi gây cản trở sự hấp thu sắt của cơ thể. Tương tự với các loại đồ uống khác như trà, cà phê. Vì vậy, nếu sử dụng thì thời điểm dùng sắt và các đồ uống trên nên cách nhau ít nhất 2 tiếng đồng hồ.
- Không dùng sắt với các loại thuốc kháng sinh nhóm tetracylin, quinolon, các loại thuốc kháng acid hoặc thuốc hormone tuyến giáp.
Phối hợp bổ sung sắt từ chế độ ăn
Bổ sung sắt qua chế độ ăn uống là một cách hiệu quả để cung cấp đủ sắt cho cơ thể trong giai đoạn mang thai. Nhóm thực phẩm này cũng rất đa dạng, mẹ hoàn toàn có thể xây dựng thực đơn ăn uống phong phú cho bản thân mà không hề bị ngán. Sau đây là những thực phẩm giàu sắt, bạn hãy bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày nhé.
- Thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt lợn): Là nguồn dinh dưỡng giàu sắt mà mẹ không nên bỏ qua. Mẹ bầu nên ăn từ 2 – 3 lần mỗi tuần để đảm bảo cung cấp đủ sắt cho cả mẹ lẫn con nhé.
- Hải sản: Các loại hải sản như ngao, sò, tôm, cua, ốc… đều chứa nhiều sắt dễ hấp thụ. Mẹ có thể thỏa sức chế biến thành những món ăn hấp dẫn để cung cấp sắt cũng như các dưỡng chất khác cho cơ thể.
- Gan động vật: Gan giàu sắt, protein cùng nhiều dưỡng chất khác đặc biệt tốt cho sự hình thành và sự phát triển trí não của thai nhi. Khi lựa chọn loại thực phẩm này, mẹ cần lưu ý chọn tươi ngon, không có mùi lạ.
- Trứng: Là một nguồn giàu sắt, đặc biệt là lòng đỏ trứng. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều trứng, chỉ nên ăn 2 – 3 lần/tuần để bổ sung sắt cũng như đảm bảo lượng protein cần thiết.
- Hạt và các loại đậu: Các loại hạt như hạt hướng dương, hạt chia, hạt óc chó, macca…; các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu lăng… đều giàu sắt. Bà bầu nên bổ sung hạt và đậu vào chế độ ăn uống mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể.
- Rau xanh: Các loại rau như cải ngồng, cải chíp, mồng tơi, rau ngót, rau bina… chứa nhiều sắt non-heme cùng nhiều loại vitamin và các chất chống oxy hóa… Ngoài ra, lượng chất xơ dồi dào có trong nhóm này giúp mẹ ngăn ngừa và cải thiện táo bón rất hiệu quả.
- Ngũ cốc nguyên cám: Các loai ngũ cốc tinh chế chỉ còn tinh bột, đường thì ngũ cốc nguyên cám lại chứa nhiều sắt và chất xơ giúp bổ sung sắt cho mẹ bầu mà không hề gây táo bón.
Mẹ nên dùng thêm các loại nước ép hoa quả, đặc biệt là những loại quả giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi… vì vitamin C giúp hấp thu sắt tốt nhất cho cơ thể, giúp cơ thể hấp thu sắt một cách tốt nhất.