Thiếu sắt ở trẻ gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. Việc bổ sung đủ sắt cho bé là thực sự cần thiết. Giải pháp được nhiều mẹ lựa chọn là bổ sung sắt hữu cơ. Nhưng liệu mẹ đã biết cách để lựa chọn sản phẩm phù hợp cho bé yêu chưa? Cùng tham khảo những tiêu chí và tìm hiểu loại sắt hữu cơ tốt nhất cho bé ngay sau đây nhé.
Mục lục
Tại sao nên lựa chọn sắt hữu cho cho trẻ?
Thiếu hụt sắt gây ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ. Theo nghiên cứu, trẻ thiếu sắt có điểm trí tuệ thấp hơn 6 – 15 điểm, hoạt động vận đống thấp hơn từ 6 – 17 điểm so với những trẻ được bổ sung đủ lượng sắt.
Hiện nay, có 2 loại sắt phổ biến là sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Trong đó, sắt hữu cơ là dạng muối sắt với gốc muối hữu cơ như bisglycinate, Fumarate, gluconate hay polymaltose. Sắt hữu cơ thường được các chuyên gia khuyên dùng cho trẻ em bởi ưu điểm hấp thu tốt, dễ uống hơn… Những ưu điểm của sắt hữu cơ phải kể tới như:
- Có khả năng hấp thu tốt hơn, hạn chế lắng đọng sắt tại các cơ quan trong cơ thể.
- Tự giải phóng ra ngoài cơ thể nếu dư thừa.
- Có mùi vị được cải thiện đáng kể
- Ít gây ra các tác dụng phụ thường gặp ở sắt như buồn nôn, chóng mặt, gây nóng trong, táo bón như sắt vô cơ.
Hiện nay, sắt hữu cơ có 2 dạng bào chế là dạng nước và dạng viên. Tuy nhiên, với trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ mẹ nên lựa chọn sắt nước hữu cơ bởi:
- Phù hợp với khả năng nhai nuốt của bé: Từ tháng 6 – 7 trẻ có phản xạ nhai nuốt và hoàn thiện cho tới khi bé được 4 – 5 tuổi. Do đó, với trẻ dưới 5 tuổi mẹ nên ưu tiên lựa chọn dạng sắt nước thay vì dạng viên để phòng tránh bé bị hóc thuốc hay sặc.
- Hạn chế táo bón: Sắt nước có khả năng hấp thu nhanh hơn so với dạng viên, hạn chế lượng sắt dư thừa trong đường tiêu hóa, từ đó giảm nguy cơ gây táo bón khi uống sắt.
- Giảm kích ứng tiêu hóa: Sắt nước có hàm lượng sắt nguyên tố thấp hơn nên hạn chế những tác dụng phụ do kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa gây ra như buồn nôn, nôn, đi ngoài…
Thực tế, trên thị trường hiện nay có nhiều loại sắt hữu cơ khác nhau. Và không phải sản phẩm nào cũng đều phù hợp với đối tượng trẻ nhỏ. Làm sao để chọn lựa loại sắt hữu cơ phù hợp cho bé yêu? Mẹ hãy theo dõi những tiêu chí khi chọn sắt hữu cơ cho bé ở phần tiếp theo nhé.
☛ Tham khảo thêm: Cách bổ sung sắt cho trẻ đúng chuẩn
Gợi ý các tiêu chí chọn sắt hữu cơ cho bé
Nhằm lựa chọn loại sắt hữu cơ phù hợp với bé yêu, mẹ nên dựa vào các tiêu chí như sau đây:
Lựa chọn sắt hữu cơ dạng nước hấp thu nhanh
Nếu mẹ lựa chọn các loại sắt khó hấp thu có thể gây ra những tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của bé. Lượng sắt dư thừa tồn đọng trong hệ tiêu hóa, kết hợp với thức ăn khiến phân trở nên khô cứng và khó đi ngoài.
Không chỉ vậy, điều này còn tạo môi trường cho các vi khuẩn có hại trong đường ruột sinh sôi, giảm các lợi khuẩn thuộc nhóm lactobacillus và dẫn tới rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, đi ngoài. Do đó, mẹ nên lựa chọn loại sắt hữu cơ có khả năng hấp thu nhanh.
Hiện nay, sắt hữu cơ dạng nước là phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC) được các bác sĩ nhi khoa đầu ngành khuyên dùng cho bé. Đây là phức hợp sắt hữu cơ làm tăng nhanh trị số hemoglobin hơn so với các muối sắt thông thường khác. Đặc biệt, IPC có độ an toàn cao, không có ion sắt tự do, nhờ đó mà nó ít kích ứng với dạ dày hơn.
Sắt nước không tanh, dễ uống
Bất kỳ sản phẩm sắt nào có tốt tới đâu mà khó uống đều không mang lại hiệu quả cho bé. Trong khi đó, phần lớn các loại sắt thông thường có mùi tanh rõ rệt khiến bé khó chịu, buồn nôn mỗi khi sử dụng. Vì vậy, mẹ nên lựa chọn những loại sắt hữu cơ được bào chế có mùi vị dễ chịu để bé hợp tác hơn mỗi lần sử dụng.
Sắt hữu cơ được Bộ y tế cấp phép lưu hành
Khi lựa chọn sản phẩm sắt cho bé, mẹ nên lựa chọn sản phẩm được Bộ Y tế kiểm định, cấp phép lưu hành trên toàn quốc để đảm bảo an toàn cho con. Ngoài ra, mẹ cũng nên tham khảo những dòng sắt nước được các chuyên gia Nhi khoa khuyên dùng, bởi đây thường là những sản phẩm có hiệu quả cao trong quá trình bổ sung sắt cho bé.
Sắt nước tạo ngọt bằng đường fructose
Có một số sản phẩm sắt cho bé tạo ngọt bằng đường lactose có thể gây ra các triệu chứng như đầy bụng, đi ngoài, khó tiêu ở những trẻ không dung nạp lactose. Do đó, mẹ hãy ưu tiên những sản phẩm sắt nước có vị ngọt từ đường fructose nhé.
Sắt nước chia ống định lượng
Việc bổ sung sắt không đúng liều lượng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe của bé. Do đó, để đảm bảo bổ sung đúng lượng và dễ sử dụng mẹ nên chọn những sản phẩm sắt hữu cơ dạng nước có chia ống định lượng để quá trình sử dụng trở nên dễ dàng hơn.
Sắt hữu cơ nào tốt cho bé?
Sắt hữu cơ dạng nước FOGYMA là sản phẩm bổ sung sắt nước cho bé được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên dùng và được sự tin tưởng của nhiều mẹ Việt đang nuôi con nhỏ.
Thuốc sắt nước hữu cơ Fogyma được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội – đơn vị tiên phong trong công nghệ dược phẩm, đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất trong sản xuất thuốc hiện đại.
Thành phần là hoạt chất sắt (III) hydroxyd polymaltose IPC) trong Fogyma có cấu trúc tương tự với Ferritin (một protein tồn tại trong các tế bào máu có vai trò quan trọng trong dự trữ sắt của cơ thể) khi uống sẽ hấp thu sắt một cách tối ưu hơn nhiều so với các chế phẩm chứa muối sắt (II) sulfat. Hoạt chất sắt trong Fogyma không bị ảnh hưởng hấp thu bởi các loại thức ăn hay sữa. Vì vậy, bạn có thể sử dụng vào nhiều thời điểm khác nhau mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
IPC trong Fogyma có dạng cấu trúc hữu cơ ổn định, không bị ion hóa nên ít gây kích ứng tiêu hóa, giảm tối đa hiện tượng nóng trong và táo bón khi uống sắt. Bên cạnh đó, đường trong Fogyma là đường điều vị, không gây tiểu đường, không tăng sinh năng lượng.
Thuốc sắt Fogyma được sản xuất trên dây chuyền công nghệ BFS hiện đại bậc nhất châu Âu giúp hạn chế được tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn, đảm bảo vô khuẩn, giữ được hoạt chất từ nguyên liệu đầu vào.
Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo chất lượng, an toàn khi đến tay người tiêu dùng. Cho tới nay, Fogyma vẫn luôn được các bác sĩ tại bệnh viện tuyến đầu đánh giá cao và được hàng triệu người dùng tin tưởng sử dụng.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ với các dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài 1900 545 518.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Top 8 thuốc bổ sung sắt cho trẻ được tin dùng
Lưu ý khi bổ sung sắt hữu cơ cho bé
Cha mẹ cần lưu ý, chỉ nên bổ sung sắt khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chế phẩm sắt khác nhau, tuy nhiên dạng thuốc lỏng, siro thường phù hợp với đối trượng trẻ nhỏ hơn. Dưới đây là một số lưu ý khi cha mẹ cho con uống sắt nhé.
1. Hãy chú ý tới việc bổ sung sắt hữu cơ đúng liều lượng nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, tránh hiện tượng quá tải sắt trong cơ thể. Liều lượng bổ sung sắt phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và loại sản phẩm hữu cơ đó. Bạn hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ về liều lượng cụ thể đối với trường hợp của bé và tham khảo hướng dẫn liều lượng của nhà sản xuất trên bao bì sản phẩm. Nếu muốn điều chỉnh liều lượng, thời gian sử dụng cần có sự tư vấn của bác sĩ có kinh nghiệm.
☛ Tham khảo thêm tại: Bổ sung sắt cho trẻ hợp lý – Trong bao lâu, liều lượng?
2. Sắt hấp thu tối đa khi đói bụng, nên bạn hãy uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau ăn. Có thể dùng chung với vitamin C hoặc những thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hấp thu sắt. Nhóm thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, dâu tây, ổi, chanh, ớt chuông, bông cải xanh…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Hướng dẫn bổ sung sắt và vitamin c cho trẻ đúng chuẩn
3. Trẻ bị kích ứng dạ dày khi uống sắt lúc đói với dấu hiệu như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng… bạn có thể sử dụng thuốc trong hoặc sau ăn, hoặc khởi điểm bằng liều thấp và tăng dần lên.
4. Một số loại thức ăn có thể làm giảm sự hấp thu sắt như cà phê, sữa, trà, cô ca và các loại đồ uống có ga… Do đó, bạn nên tránh cho bé sử dụng những thực phẩm này 1 – 2 giờ sau khi uống sắt. Tương tự với các loại thuốc dạ dày như thuốc kháng H2, thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc ức chế bơm proton…
5. Uống sắt có thể khiến bé đi ngoài phân đen, nhưng điều này không đáng lo ngại. Một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng…
6. Một số chế phẩm sắt dạng lỏng, siro có thể làm sậm màu răng của trẻ khi sử dụng trong 1 thời gian dài. Vì vậy, mẹ cần súc miệng, đánh răng cho bé sau khi uống thuốc để làm giảm tác dụng này nhé.
7. Nếu trong nhà có trữ thuốc sắt cần phải để xa tầm tay của trẻ em để tránh ngộ độc sắt. Các biểu hiện cấp tính của ngộ độc sắt là nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, trong phân có máu… Dấu hiệu nặng hơn bao gồm môi, móng tay, lòng bàn tay ngả màu xanh, nhợt nhạt, co giật, thở nhanh và nông… Trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay lập tức để cấp cứu kịp thời.