Thiếu máu và canxi khi mang thai là vấn đề rất dễ xảy ra với chị em phụ nữ. Vậy bà bầu thiếu máu và canxi do đâu? Tình trạng này có nguy hiểm không và cải thiện bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu làm rõ nhé!
Mục lục
Bà bầu bị thiếu máu và canxi do đâu?
Trong thai kỳ, cơ thể của phụ nữ sẽ trải qua nhiều thay đổi, đặc biệt là nhu cầu máu và canxi sẽ tăng lên đáng kể để đáp ứng việc cung cấp dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi.
Hiện tượng thiếu máu và canxi ở bà bầu có thể bắt nguông từ nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau. Điển hình có thể kể đến gồm:
Nguyên nhân thiếu máu:
- Thiếu sắt: Sắt là thành phần quan trọng của hồng cầu, giúp chuyển oxy từ phổi đến cơ thể và thai nhi. Đa số các trường hợp thiếu máu khi mang thai xảy ra do thiếu sắt.
- Thiếu acid folic: Acid folic (vitamin B9) có vai trò đặc biệt trong sản xuất hồng cầu. Khi cơ thể mẹ thiếu acid folic, lượng hồng cầu mới sản xuất sẽ giảm, dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, thiếu acid folic có thể gây ra nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
- Thiếu vitamin B12: Khi thiếu vitamin B12, quá trình sản xuất tế bào hồng cầu không hoạt động đúng cách, khiến việc sản sinh hồng cầu khỏe mạnh gián đoạn, gây thiếu máu.
- Bệnh lý: Các bệnh lý như bệnh tuyến giáp, suy tuyến thượng thận… cũng có thể khiến quá trình sản xuất hồng cầu bị ảnh hưởng, gây thiếu máu.
- Yếu tố khác: Thiếu máu trước khi mang thai, mang đa thai, mất máu…
Nguyên nhân thiếu canxi:
- Chế độ ăn thiếu canxi: Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ thường ưu tiên cung cấp canxi cho thai nhi. Việc thường xuyên ăn các bữa ăn chứa ít canxi sẽ dẫn đến thiếu canxi ở bà bầu.
- Thiếu vitamin D: Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi. Thiếu vitamin D có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
- Thiếu magie: Magie là một khoáng chất quan trọng tham gia vào quá trình hấp thụ canxi. Do đó, thiếu magie cũng có thể gây thiếu canxi.
- Bệnh lý: Một số bệnh lý như suy thận, suy tuyến cận giáp, viêm tụy, ung thư… cũng có thể là nguyên nhân gây thiếu canxi ở bà bầu.
☛ Xem thêm: Nhu cầu sắt và canxi 3 tháng cuối thai kỳ
Dấu hiệu nào cho thấy bà bầu bị thiếu máu và canxi?
Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng thiếu máu và canxi ở bà bầu:
Dấu hiệu thiếu máu
Khi bị thiếu máu, mẹ bầu có thể gặp phải các triệu chứng:
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt: Thiếu máu có thể làm giảm cung cấp oxy đến não, dẫn đến đau đầu, hoa mắt và cảm giác chóng mặt.
- Khó thở, tim đập nhanh: Thiếu máu làm cho cơ tim phải làm việc nặng hơn để đảm bảo cơ thể có đủ oxy, dẫn đến khó thở và tăng nhịp tim dù mẹ không hoạt động nhiều.
- Da nhợt nhạt, xanh xao: Khi mẹ bị thiếu máu, cơ thể sẽ ưu tiên lưu thông máu đến các cơ quan quan trọng như tim, phổi… làm lượng máu lưu thông dưới da giảm sút, khiến sắc da trở nên nhợt nhạt, xanh xao
- Tóc khô, gãy rụng: Thiếu máu cũng làm lượng máu cung cấp đến da đầu bị ảnh hưởng, nang tóc sẽ không nhận đủ các dưỡng chất cần thiết, khiến tóc khô và dễ gãy rụng.
- Móng khô giòn, dễ gãy: Thiếu máu làm móng tay không được cung cấp đủ oxy, đồng thời không nhận được nhiều dưỡng chất từ máu, điều này khiến khả năng tái tạo của chúng giảm sút, dần trở nên khô giòn, dễ gãy.
- Chân tay lạnh: Khi tình trạng thiếu máu xảy ra, lượng máu lưu thông đến chân tay sẽ giảm để ưu tiên cho những bộ phận khác, khiến chân tay có cảm giác lạnh lẽo.
☛ Tìm hiểu chi tiết: 10 dấu hiệu thiếu máu khi mang thai
Dấu hiệu thiếu canxi
Khi bị thiếu canxi, một số triệu chứng bà bầu có thể gặp phải bao gồm:
- Đau nhức xương: Canxi rất cần thiết với sức khỏe xương, thiếu canxi sẽ khiến xương của mẹ bầu suy yếu, dễ bị loãng xương và đau nhức, nhất là vùng lưng và chân, tay.
- Chuột rút: Thiếu canxi có thể làm ảnh hưởng đến khả năng co cơ và giảm sự dẫn truyền thần kinh, gây tình trạng chuột rút. Triệu chứng này thường xuất hiện ở vùng đùi và chân, nhất là vào ban đêm.
- Tê chân tay: Thiếu canxi có thể gây hiện tượng hạ canxi máu, khiến kích thích các dây thần kinh, dẫn đến các triệu chứng tê bì ở chân tay.
- Móng tay và tóc dễ gãy rụng: Canxi đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe của móng và tóc. Thiếu canxi có thể làm cho móng tay và tóc trở nên yếu, dễ gãy.
- Răng yếu, hỏng men răng: Canxi rất cần thiết cho việc hình thành, bảo vệ men răng. Thiếu canxi làm răng trở nên yếu hơn, bị ố vàng và rất dễ sâu răng.
Ngoài ra, trường hợp thiếu canxi nghiêm trọng bà bầu có thể bị co giật cơ mặt và các ngón tay.
Bà bầu bị thiếu máu và canxi có nguy hiểm không?
Thiếu máu và canxi là vấn đề cần hết sức lưu tâm trong chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Nếu không được khắc phục kịp thời và hiệu quả, tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé, do đó bà bầu không nên chủ quan.
Thiếu máu ở bà bầu, đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt có thể dẫn đến những tác động tiêu cực như thiếu oxy cho cả mẹ và thai nhi, đồng thời làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và máu từ mẹ sang bào thai, gây ra những vấn đề như mệt mỏi, suy nhược, suy dinh dưỡng bào thai, sảy thai, sinh non…
Mặt khác, thiếu máu do thiếu sắt cũng có thể khiến mẹ bầu có nguy cơ cao đối diện với các biến chứng sản khoa nghiêm trọng như tiền sản giật, nhiễm trùng, băng huyết…
Về thiếu canxi, tình trạng này có thể gây ra rủi ro cho sức khỏe xương cả mẹ và thai nhi. Theo đó, thai kỳ đòi hỏi một lượng lớn canxi để hỗ trợ sự phát triển xương và răng của thai nhi. Nếu bà bầu thiếu canxi, cơ thể sẽ buộc phải lấy canxi từ xương và răng của mẹ để cung cấp cho bào thai, mẹ sẽ có nguy cơ cao bị loãng xương và dẫn đến các vấn đề về sức khỏe xương trong tương lai. Trong khi đó, thai nhi cũng có thể gặp phải những rủi ro về tim, cơ cũng như dị tật xương, yếu xương…
Cải thiện tình trạng thiếu máu và canxi ở bà bầu bằng cách nào?
Bà bầu bị thiếu máu và canxi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn có thể gây ra rủi ro cho thai nhi. Do đó, việc điều trị, cải thiện tình trạng này cần được hết sức quan tâm.
Thông thường, các trường hợp thiếu máu và canxi có thể được khắc phục với các biện pháp dưới đây:
Bổ sung dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học không chỉ giúp mẹ duy trì, nâng cao sức khỏe mà còn góp phần cải thiện hiệu quả tình trạng thiếu máu, thiếu canxi.
Trường hợp bà bầu bị thiếu máu
Khi bị thiếu máu, mẹ bầu nên tăng cường ăn các thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu sắt: Sắt cần thiết cho hình thành hồng cầu và cung cấp oxy cho cơ thể. Để cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt, mẹ bầu nên tích cực ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan, lòng đỏ trứng, cá hồi, đậu phụ, đậu đỏ, đậu đen, hạt lanh, cải xoăn, cải bắp…
- Thực phẩm giàu acid folic: Thiếu hụt acid folic cũng có thể tạo ra nguy cơ thiếu máu thai kỳ. Acid folic rất quan trọng cho phát triển tế bào và mô trong cơ thể, đặc biệt trong việc hình thành ống thần kinh ở thai nhi. Mẹ bầu có thể bổ sung acid folic qua các thực phẩm như thịt bò, cá hồi, đậu nành, hàu, sò…
- Thực phẩm giàu vitamin B12: Vitamin B12 cần thiết trong việc hình thành hồng cầu và hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh. Để khắc phục tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin B12, mẹ bầu có thể tăng cường việc tiêu thụ các loại thực phẩm như hải sản, trứng, sữa, đậu nành, thịt gia cầm…
Trường hợp bà bầu bị thiếu canxi
Nếu bị thiếu canxi, mẹ bầu nên tăng cường ăn các thực phẩm:
- Thực phẩm giàu canxi: Các thực phẩm giàu canxi mà bà bầu có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa bột, sữa tươi, váng sữa, phô mai, sữa chua, hạt lanh, hạt chia, sữa đậu nành, đậu hũ…
- Thực phẩm giàu magie: Magie giúp duy trì sự cân bằng của canxi trong cơ thể, thiếu hụt magie cũng là nguyên nhân gây thiếu canxi. Một số thực phẩm giàu magie bà bầu có thể thêm vào thực đơn gồm: đậu nành, các loại hạt, quả bơ, chuối, cải xoăn, rau chân vịt…
Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên tắm nắng thường xuyên để cơ thể tổng hợp vitamin D hiệu quả, thúc đẩy hấp thụ canxi tốt hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý đến thời gian tắm nắng, tránh làm tổn thương da và ảnh hưởng sức khỏe. Tốt nhất nên tránh khung giờ sau 9 giờ sáng và trước 4 giờ chiều.
Bà bầu cũng nên chú ý đến việc ăn uống đa dạng thực phẩm, cân bằng các nhóm chất, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có khả năng cản trở quá trình hấp thu sắt và canxi như trà, cà phê, bia, rượu… Đồng thời tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để cải thiện sự hấp thu 2 dưỡng chất này. Vitamin C tự nhiên có sẵn trong nhiều loại thực phẩm như bưởi, cam, dâu tây, nho, kiwi, cà chua, cải xoăn, ớt chuông…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Top thực phẩm chứa nhiều sắt và canxi cho bà bầu
Sử dụng thuốc
Để đảm bảo cung cấp đủ canxi và các dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo máu thì chỉ dựa vào chế độ ăn là chưa đủ. Đặc biệt với các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt. Vì vậy, sử dụng thuốc được đánh giá là giải pháp hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng thiếu máu và canxi ở bà bầu.
Tùy trường hợp cụ thể, mẹ bầu có thể sẽ cần sử dụng thuốc sắt, canxi hoặc các loại viên uống bổ sung acid folic, vitamin 12, magie… Khi dùng các sản phẩm này, mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ.
Nếu phải sử dụng đồng thời thuốc sắt và canxi, mẹ không nên uống chúng cùng lúc mà hãy dùng sắt cách thời điểm uống canxi khoảng 2 giờ để tránh tương tác giữa 2 chất này làm giảm hiệu quả sản phẩm.
☛ Đọc thêm: Bầu mấy tháng thì uống sắt và canxi?
Ngoài ra, bà bầu nên lưu ý chọn các sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín, nhận được đánh giá cao về hiệu quả và được cấp phép bởi Bộ Y tế như Fogyma.
Thuốc sắt nước Fogyma chứa phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC), có cấu trúc tương tự như protein dự trữ sắt Ferritin trong cơ thể. Điều này giúp cung cấp sắt cho mẹ bầu nhanh chóng và hiệu quả, không để lại tác động xấu đến ruột và dạ dày, không gây nóng trong và táo bón. Sản phẩm có hương vị ngọt ngào, thơm ngon, dễ uống, không gây buồn nôn và không ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết trong thai kỳ.
Fogyma là sự lựa chọn hoàn hảo để chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Kết luận
Thiếu máu và canxi khi mang thai là vấn đề sức khỏe thường gặp ở mẹ bầu và cần hết sức lưu tâm. Bên cạnh việc duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng dưỡng chất, bà bầu cũng cần bổ sung sắt, canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời quan tâm thăm khám định kỳ, chăm sóc sức khỏe để đảm bảo một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.