Những quả vải chín đỏ hồng rực rỡ, bên trong là phần cùi trắng thơm, mọng nước, ngọt lịm khiến không ít mẹ bầu cảm thấy thèm thuồng. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng phụ nữ có thai không không nên ăn loại quả này. Vậy bà bầu có được ăn vải không? Hãy cùng Fogyma đi tìm câu trả lời nhé!
Mục lục
Thành phần dinh dưỡng trong quả vải
Vải là một loại trái cây nhiệt đới được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. 100g vải tươi có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 66 Kcal cùng nhiều thành phần dinh dưỡng như:
- Vitamin C: 71,5 mg
- Carbohydrate: 16,5 gram
- Protein: 0,8 gram
- Chất béo: 0,4 gram
- Chất xơ: 1,3 gram
- Canxi: 1 mg
- Sắt: 0,3 mg
Ngoài ra, quả vải cũng giàu chất chống oxy hóa cùng một số vitamin và khoáng chất khác.
Bà bầu ăn vải được không?
Theo quan niệm dân gian, bà bầu không nên ăn vải bởi loại quả này có tính nóng, có thể gây nóng trong người, phát ban trên da, mụn nhọt, ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé. Tuy nhiên, theo theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), phụ nữ mang thai nên ăn đa dạng các loại trái cây, bao gồm cả quả vải để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
Tính đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra rằng việc ăn vải trong thai kỳ có thể gây hại cho mẹ và thai nhi. Như vậy, câu trả lời cho việc mẹ bầu ăn vải được không là CÓ. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Ngoài ra, do vải có chứa lượng đường cao nên một số trường hợp tăng cân quá nhanh hoặc bị tiểu đường thai kỳ… mẹ nên hạn chế ăn vải để đảm bảo an toàn, sức khỏe.
Bà bầu ăn quả vải có lợi ích gì?
Như đã nói ở trên, trong quả vải có rất nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Việc thường xuyên ăn một lượng vải vừa đủ (8 – 10 quả mỗi ngày) có thể giúp đem lại cho mẹ bầu những lợi ích như:
- Cải thiện hệ dịch: Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ thường yếu hơn, đặc biệt vào tam cá nguyệt thứ nhất. Lượng vitamin C dồi dào trong quả vải có thể giúp mẹ nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng chống lại bệnh tật và ngăn ngừa các nhiễm trùng, cảm cúm thông thường trong thai kỳ.
- Tăng khả năng hấp thu sắt: Lượng vitamin C dồi dào trong quả vải cũng giúp cải thiện khả năng hấp thu sắt của mẹ bầu, góp phần ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu khi mang thai.
- Giảm nguy cơ táo bón: Quả vải có hàm lượng chất xơ cao, có thể giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón – tình trạng thường gặp ở nhiều mẹ bầu.
- Ổn định huyết áp: Vải có nhiều khoáng chất, đặc biệt là natri và kali, giúp cân bằng điện giải, hỗ trợ ổn định huyết áp và phòng ngừa đau tim, đột quỵ.
- Hỗ trợ làm đẹp da: Lượng chất chống oxy hóa dồi dào trong quả vải có thể chống lại sự tấn công của các gốc tự do, giúp làn da trở nên mịn màng, khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, các vitamin A, E trong quả vải cũng góp phần cải thiện tình trạng da xỉn màu do thay đổi nội tiết khi mang thai.
Bà bầu ăn nhiều vải có sao không?
Mặc dù quả vải có thể đem lại nhiều lợi ích cho bà bầu, tuy nhiên mẹ không nên lạm dụng loại trái cây này, hãy chỉ ăn một lượng vừa đủ để tránh sức khỏe và thai nhi bị ảnh hưởng.
Theo đó, nếu ăn quá nhiều vải, mẹ bầu có thể gặp phải những vấn đề như:
- Nổi mụn nhọt: Vải có tính nóng, ăn quá nhiều vải sẽ khiến mẹ bị nóng trong người, dẫn đến tình trạng nổi mụn nhọt.
- Tăng nguy cơ chảy máu: Các trường hợp đang sử dụng thuốc chống đông (heparin, warfarin), thuốc chống viêm NSAIDs (ibuprofen, naproxen), mẹ không nên ăn quá nhiều vải bởi chúng có thể gây tương tác với thuốc, làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ: Quả vải có lượng đường cao, ăn quá nhiều vải khi mang thai có thể làm lượng đường trong máu tăng lên một cách đột ngột, làm tăng nguy cơ đái tháo đường.
Bà bầu nên ăn vải như thế nào?
Mặc dù mẹ bầu có thể ăn vải, tuy nhiên chỉ nên ăn trong lượng cho phép để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một vài lưu ý cho mẹ khi ăn loại trái cây này:
- Kết hợp với các loại trái cây khác: Theo khuyến nghị, mẹ bầu có thể ăn tối đa 200 – 400g vải mỗi ngày. Tuy nhiên, thay vì chỉ ăn vải, mẹ nên cân đối lượng này và kết hợp với các loại trái cây khác sao cho tổng lượng trái cây tiêu thụ đạt khoảng 400g/ngày.
- Không ăn vải khi đói: Quả vải chứa rất nhiều đường, nếu mẹ ăn vải khi đói sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao một cách đột ngột, gây hoa mắt, chóng mặt, bủn rủn chân tay. Để tránh tình trạng này, hãy ăn vải sau bữa ăn khoảng 1 – 2 giờ.
- Hạn chế ăn vải sấy: Mẹ nên ưu tiên sử dụng vải tươi thay vì ăn vải sấy. Theo đó, vải sấy khô hoặc sấy dẻo thường có lượng đường cao hơn nhiều so với vải tươi, có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ nếu ăn nhiều, đồng thời chúng cũng dễ chứa chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
- Không nên ăn vải trong các trường hợp: thừa cân bép phì, dễ tăn cân, mắc bệnh đái tháo đường, tiểu đường thai kỳ…
Trên đây Fogyma đã giải đáp thắc mắc “Bà bầu có được ăn vải không?”. Hy vọng nội dung này hữu ích với bạn. Hãy thường xuyên theo dõi Fogyma để cập nhật những kiến thức bổ ích về chăm sóc sức khỏe thai kỳ.