Nhiều người thường lo lắng về tình trạng táo bón khi sử dụng thuốc sắt. Vậy tại sao uống sắt lại bị táo bón? Có cách nào để dùng thuốc bổ sung sắt không gây táo bón không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Vì sao uống sắt dễ gây táo bón?
Táo bón là tác dụng phụ khá phổ biến khi dùng thuốc bổ sung sắt. Tình trạng này có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm:
Cơ thể hấp thu kém
Khoáng chất sắt được đánh giá là khó hấp thu. Trong trường hợp cơ thể chỉ có thể hấp thu được một lượng nhỏ sắt nạp vào, lượng sắt dư thừa sẽ được đẩy ra ngoài qua nước tiểu và phân. Chính điều này sẽ tạo thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, dẫn tới tình trạng táo bón.
Thành phần thuốc sắt
Thành phần sắt trong các chế phẩm bổ sung cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón.
Khoáng chất sắt được chia thành 2 loại chính: sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Trong đó, sắt hữu cơ thường được hấp thụ nhanh chóng và không gây cảm giác khó chịu tại đường tiêu hóa như sắt vô cơ.
Việc sử dụng thuốc sắt không phù hợp, khó hấp thu trong thời gian dài có thể dẫn đến sự tích tụ sắt trong ruột và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Theo đó, sắt không được dung nạp hết sẽ cản trở chu trình hoạt động của ruột, làm khả năng đào thải chất cặn bã suy giảm, dẫn đến táo bón.
☛ Xem thêm: Uống sắt có nóng không?
Sử dụng thuốc sắt không đúng cách
Việc bổ sung thuốc sắt không đúng cách không chỉ làm giảm hiệu quả sản phẩm mà còn làm tăng nguy cơ tác dụng phụ, bao gồm tình trạng táo bón. Cụ thể:
- Uống sắt quá liều lượng cho phép: Việc uống sắt với hàm lượng cao có thể dẫn đến thừa sắt trong cơ thể, làm tích tụ sắt dư thừa và tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, gây táo bón.
- Uống sắt không đúng thời điểm: Uống sắt vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ, lúc hoạt động của hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại sẽ dễ gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đồng thời làm chậm quá trình hấp thu sắt. Lượng sắt không được hấp thụ hết cũng sẽ góp phần tăng nguy cơ táo bón.
- Uống sắt cùng với canxi: Sự kết hợp giữa sắt và canxi cao trong sữa có thể làm giảm hấp thụ sắt tại ruột, tạo điều kiện cho sự tích tụ sắt dư thừa và dẫn đến tình trạng táo bón.
- Uống sắt cùng lúc với canxi: Việc cùng lúc bổ sung sắt và canxi có thể tạo ra sự cạnh tranh trong quá trình hấp thụ tại ruột, làm giảm hấp thu sắt và tăng nguy cơ táo bón.
- Uống sắt cùng lúc với kháng sinh: Một số loại kháng sinh như ciprofloxacin, ofloxacin, norfloxacin… có thể tương tác với sắt và làm giảm hiệu quả của cả hai loại thuốc, gây táo bón.
Các yếu tố khác
Tình trạng táo bón khi sử dụng thuốc sắt cũng có thể xảy ra do các yếu tố nguy cơ như:
- Thay đổi hormone: Thay đổi hormone cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón, đặc biệt là với các trường hợp mang thai. Các hormone nội tiết có thể tác động đến hệ thống đường ruột, làm giảm khả năng loại bỏ cặn bã của cơ thể, khiến phát sinh tình trạng táo bón.
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Chế dộ dinh dưỡng cũng có thể làm tăng nguy cơ táo bón khi bổ sung thuốc sắt. Những người uống ít nước, ăn quá ít chất xơ, không bổ sung vitamin C… sẽ có nguy cơ bị táo bón cao hơn.
- Thói quen ít vận động: Việc thường xuyên ngồi hoặc nằm quá nhiều, lười vận động có thể làm cho quá trình tiêu hóa trở nên trì trệ, nhu động ruột hoạt động kém hơn, điều này khiến việc đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể bị ảnh hưởng, gây táo bón.
Cách dùng thuốc bổ sung sắt không gây táo bón
Dưới đây là một vài gợi ý để việc dùng thuốc bổ sung sắt không gây táo bón và cho hiệu quả tối ưu:
Chọn sản phẩm dễ hấp thu
Các sản phẩm sắt hữu cơ luôn là ưu tiên hàng đầu vì ít gây táo bón khi sử dụng. Ngoài ra, các chế phẩm sắt trên thị trường hiện nay cũng được bào chế dưới nhiều dạng như viên nén, viên nang, dạng nước… Trong đó, dạng nước được đánh giá là có khả năng hấp thu vượt trội nhờ việc hòa tan nhanh chóng.
Khi lựa chọn thuốc sắt, ta cũng cần chú ý đến thương hiệu và nguồn gốc sản phẩm. Nên chọn sản phẩm của các thương hiệu uy tín, được chứng minh hiệu quả, ít tác dụng phụ và được chuyên gia khuyên dùng như Fogyma.
Fogyma chứa thành phần sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC) với khả năng hấp thu sắt cao nhờ cấu trúc ổn định. Đặc biệt, IPC không bị ion hóa, giúp giảm tối đa tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng sắt như táo bón, nóng trong người…
Toàn bộ nguyên liệu dùng sản xuất Fogyma đều được nhập khẩu từ Italia. Cùng với đó là công nghệ sản xuất BFS hiện đại hàng đầu châu Âu, đảm bảo vô khuẩn và giữ nguyên hoạt chất từ nguyên liệu ban đầu, đem lại chất lượng vượt trội.
Fogyma đã được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo về chất lượng và an toàn khi đến tay người tiêu dùng.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Dùng thuốc sắt đúng liều lượng
Việc sử dụng thuốc sắt quá liều lượng cho phép không chỉ làm tăng nguy cơ ngộ độc mà còn gây lắng đọng sắt trong cơ thể, dẫn đến táo bón. Để đảm bảo an toàn, hạn chế tác dụng phụ, hãy tuân thủ dùng thuốc sắt đúng liều lượng do bác sĩ chỉ định hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Uống sắt với nhiều nước
Uống đủ nước là việc cần thiết để cơ thể hấp thu sắt hiệu quả hơn, đồng thời giảm nguy cơ tác dụng phụ.
Để các hoạt chất trong thuốc sắt được hòa tan nhanh hơn, bạn nên uống thuốc sắt với 1 ly nước khoảng 250 – 300ml. Đồng thời duy trì thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa và các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, tối ưu quá trình hấp thu sắt, tăng khả năng đào thải độc tố và góp phần giảm thiểu tác dụng phụ và tránh tình trạng táo bón khi bổ sung thuốc sắt.
Uống thuốc sắt đúng thời điểm
Thuốc sắt thường được khuyến khích uống vào buổi sáng, lúc bụng đói để quá trình hấp thụ khoáng chất này được diễn ra tốt hơn. Tuy nhiên, việc uống sắt vào thời điểm này cũng có khả năng gây tác động không tốt đến dạ dày, nhất là với các thuốc sắt vô cơ. Để hạn chế đường tiêu hóa bị kích ứng, ta có thể uống sắt sau bữa sáng 1 – 2 giờ.
Ngoài ra, với các sản phẩm thuốc bổ sung sắt hữu cơ, bạn cũng có thể dùng chúng trong hoặc ngay sau bữa ăn để giúp thành phần sắt được hòa tan nhanh hơn, tăng khả năng hấp thu của cơ thể và hạn chế cảm giác buồn nôn khi uống sắt.
☛ Tìm hiểu thêm: Uống sắt lúc nào tốt nhất?
Tránh sử dụng canxi cùng lúc với sắt
Canxi có thể cạnh tranh với sắt trong quá trình hấp thu, làm giảm hiệu quả của cả hai, đồng thời tăng nguy cơ táo bón. Để đảm bảo việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể được tối ưu, hãy sử dụng canxi hoặc các thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, váng sữa, sữa chua… cách thời điểm uống sắt ít nhất 2 giờ.
Đọc tiếp: Hướng dẫn uống sắt và sữa cho dinh dưỡng tối ưu
Không uống sắt cùng lúc với kháng sinh
Việc uống sắt cùng lúc với kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, đồng thời cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể. Do đó, các trường hợp đang điều trị bệnh với thuốc kháng sinh hãy dùng thuốc cách thời gian uống sắt khoảng 2 giờ, đồng thời nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt
Một lối sống sinh hoạt lành mạnh có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, bao gồm cả việc cải thiện khả năng hấp thu dưỡng chất. Điều này rất có ý nghĩa với những chất khó hấp thu như sắt.
Một số gợi ý cụ thể bao gồm:
Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn: Chất xơ không tan có khả năng kích thích hoạt động của nhu động ruột, hỗ trợ hình thành khối phân và giảm nguy cơ táo bón. Bạn có thể gia tăng lượng chất xơ trong bữa ăn hàng ngày với các loại rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt…
Tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin C: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin C có khả năng giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả hơn.. Bạn có thể cân nhắc uống sắt cùng với nước cam, nước chanh hoặc nước ép trái cây để tối ưu hoá việc hấp thụ chất sắt, từ đó giảm nguy cơ táo bón.
☛ Xem thêm: Uống sắt và vitamin C cùng lúc được không?
Tránh ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ bởi chúng có thể gây nóng trong, táo bón và tác động không tốt đến hệ tiêu hóa.
Duy trì việc tập thể dục đều đặn: Hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga hoặc bơi lội… sẽ đem lại những lợi ích lớn cho sức khỏe, đồng thời kích thích hoạt động trao đổi chất, hỗ trợ hấp thu sắt.
☛ Giải đáp: Bà bầu bị giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Kết luận
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng thuốc bổ sung sắt không gây táo bón. Nếu bạn cần tư vấn thêm về việc dùng thuốc sắt hoặc hỗ trợ về sản phẩm Fogyma, hãy gọi điện thoại đến tổng đài 1900 545 518 để kết nối với các dược sĩ của chúng tôi.
Chúc bạn sức khỏe, hạnh phúc!