Rụng tóc khi mang thai khiến không ít mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Trong nhiều trường hợp, nó còn có thể là dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe. Vậy nguyên nhân gây rụng tóc khi mang thai là gì? Làm sao để cải thiện tình trạng này?
Mục lục
Nỗi ám ảnh rụng tóc khi mang thai
Rụng tóc khi mang thai là tình trạng phổ biến ở nhiều mẹ bầu. Tình trạng này được xác định khi lượng tóc rụng của mẹ nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày.
Trên thực tế, phần lớn các trường hợp rụng tóc trong thai kỳ đều không nguy hiểm, chúng chỉ diễn ra tạm thời và mẹ bầu không nên lo lắng quá mức. Tuy nhiên việc rụng tóc kéo dài có thể khiến mẹ bầu cảm thấy căng thẳng, lo lắng, tự ti, thậm chí dẫn đến stress, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, rụng tóc khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe. Do vậy, việc xác định rõ nguyên nhân được xem là khá quan trọng để khắc phục hiệu quả tình trạng này.
Nguyên nhân gây rụng tóc khi mang thai
Rụng tóc khi mang thai chủ yếu do những nguyên nhân dưới đây:
- Nội tiết tố thay đổi: Trong thai kỳ, hệ thống nội tiết của mẹ sẽ có những thay đổi đáng kể, khiến tóc rụng nhiều hơn bình thường. Đặc biệt, những bất thường tuyến giáp như suy giáp, cường giáp cũng làm mẹ bầu bị rụng tóc, kèm theo chuột rút và táo bón.
- Mẹ bị thiếu sắt: Thiếu sắt làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu, khiến làm giảm lượng máu và oxy cung cấp cho da đầu và nang tóc, dẫn đến rụng tóc. Ngoài ra, tình trạng này cũng tăng nguy cơ khiến mẹ đối diện với nhiều vấn đề sức khỏe khác. ☛ Xem thêm: Mẹ bầu thiếu sắt ảnh hưởng gì đến thai nhi?
- Chăm sóc da đầu sai cách: Thói quen vệ sinh tóc và da đầu kém, buộc tóc quá chặt, gãi cào da đầu, thường xuyên sử dụng nhiệt hoặc hóa chất như uốn, duỗi, nhuộm… cũng có thể khiến mẹ bị rụng tóc khi mang thai.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt: Chế độ ăn uống thiếu hụt dưỡng chất, đặc biệt là protein và các vitamin, khoáng chất như sắt, kẽm, canxi, vitamin A, B, C… sẽ khiến tóc trở nên khô xơ, dễ gãy rụng.
- Căng thẳng, stress: Căng thẳng sẽ khiến hormon cortisol tiết ra nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến chu kỳ mọc tóc, tăng nguy cơ tóc gãy rụng.
- Yếu tố di truyền: Rụng tóc cũng được xem là có liên quan đến yếu tố di truyền. Theo đó, nếu trong gia đình có cha, mẹ, ông, bà… thường xuyên bị rụng tóc thì bạn cũng có nguy cơ cao bị rụng tóc khi mang thai. Khả năng này cũng tăng thêm nếu mẹ của bạn đã từng bị rụng tóc trong thời gian mang bầu.
Cách chữa rụng tóc khi mang thai
Để cải thiện tình trạng rụng tóc khi mang thai, mẹ có thể tham khảo những biện pháp dưới đây:
Gội đầu và chăm sóc tóc đúng cách
Thói quen chăm sóc tóc có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe tóc, dưới đây là một vài gợi ý:
- Khi gội đầu, hãy tạo bọt dầu gội trước khi thoa lên tóc, đồng thời dùng đầu ngón tay massgae nhẹ nhàng từng vùng da đầu để làm sạch, tránh gãi cào khiến da đầu và chân tóc bị tổn thương, gãy rụng.
- Chỉ sử dụng dầu xả ở phần thân và đuôi tóc, không thoa dầu xả lên chân tóc và da đầu, tránh tình trạng nang tóc bị bít tắc, gây viêm, rụng tóc.
- Lựa chọn dầu gội và các sản phẩm chăm sóc tóc lành tính, ưu tiên thành phần tự nhiên, không chứa hóa chất.
- Tránh buộc tóc quá chặt khiến tóc bị đứt gãy, rụng nhiều hơn.
- Hạn chế tác động nhiệt lên tóc, tránh xa các loại hóa chất tạo kiểu như thuốc uốn, duỗi, nhuộm…
- Massage da đầu để cải thiện lưu thông máu đến nang tóc, cung cấp oxy và dưỡng chất giúp tóc phát triển nhanh hơn, khỏe mạnh hơn. Mẹ có thể sử dụng 10 đầu ngón tay, massage nhẹ nhàng trên da đầu theo chuyển động vòng tròn 5 – 10 phút mỗi ngày.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất không chỉ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện mà còn mang đến cho mẹ mái tóc chắc khỏe hơn.
Theo đó, để đảm bảo sức khỏe và cải thiện tình trạng rụng tóc khi mang thai, mẹ cần lưu ý:
Uống đủ nước: Duy trì 2–3 lít nước mỗi ngày để cơ thể có đủ lượng nước cần thiết và cung cấp đủ độ ẩm cho da đầu và tóc, đồng thời cải thiện tuần hoàn máu đến nang tóc, hỗ trợ nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong.
Bổ sung vitamin: Vitamin A, C từ các loại rau củ và trái cây tươi sẽ giúp nuôi dưỡng nang tóc khỏe mạnh hơn, hạn chế tình trạng gãy rụng. Mẹ có thể bổ sung vitamin A, C từ các loại rau và trái cây như táo, nho, ớt chuông, rau chân vịt…
Tăng cường thực phẩm giàu sắt: Nhu cầu sắt của mẹ trong thai kỳ có thể tăng lên đến 50% để hỗ trợ quá trình tạo máu, đáp ứng sự phát triển của thai nhi. Thiếu sắt khi mang thai là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bị rụng tóc. Mẹ có thể bổ sung sắt từ các thực phẩm như thịt bò, gan động vật, lòng đỏ trứng, cá hồi, quả lựu, chuối… Ngoài ra, để hạn chế tối đa nguy cơ thiếu sắt, các chuyên gia sản khoa thường khuyến khích mẹ bầu dùng thuốc sắt.
☛ Tìm hiểu thêm: Bà bầu thiếu sắt nên uống thuốc gì?
Bổ sung thực phẩm giàu kẽm: Kẽm kích thích tăng trưởng và phục hồi tế bào, giúp tóc mọc nhanh và khỏe mạnh hơn. Các thực phẩm chứa kẽm bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, sữa, hàu…
Ngoài ra, mẹ cũng cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, đồ uống chứa cồn và các chất kích thích, tránh làm tình trạng rụng tóc thêm trầm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Sinh hoạt lành mạnh, giữ tinh thần thoải mái
Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể khiến mái tóc của mẹ trở nên thưa yếu, dễ gãy rụng. Do đó mẹ hãy cố gắng giữ tinh thần thật thoái mái, dành thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân, tâm sự với bạn bè, người thân để giải tỏa lo lắng.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi xen kẽ giữa các công việc hàng ngày, tránh làm việc quá sức, ngủ đủ 7 – 8 giờ một ngày để mau chóng lấy lại được mái tóc dày mượt.
Lời kết:
Rụng tóc khi mang thai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc chăm sóc tóc đúng cách, điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học, mẹ cũng nên bổ sung dinh dưỡng một cách khoa học, đặc biệt là bổ sung chất sắt, vitamin và khoáng chất.