Chào bác sĩ!
Tôi là Lê Thị Tư 30 tuổi hiện đang sinh sống tại Hải Dương. Con trai tôi là cháu Lê Bảo Nam, sinh năm 2019. Khoảng 1 năm nay, bé không tăng cân, ăn uống kém, thể trạng gầy yếu, hay bị táo bón kèm đau bụng quanh rốn, phân có màu vàng và không lẫn nhầy máu. Gần đây, gia đình thấy cháu mệt mỏi, da xanh nhợt nhiều nên cho đi khám. Bác sĩ thăm khám và chẩn đoán cháu bị thiếu máu thiếu sắt ở mức độ trung bình. Tôi cón xin được thông tin về bệnh án thiếu máu thiếu sắt của bé, tôi xin tóm tắt như sau:
Trẻ nam, chưa tẩy giun, lý do vào viện vì không tăng cân, da xanh nhợt, tình trạng này kéo dài gần 1 năm nay. Qua thăm hỏi bệnh phát hiện các triệu chứng:
- Trẻ tự thở, thể trạng gầy, huyết động ổn
- Có hội chứng thiếu máu với dấu hiệu da xanh, niêm mạc nhợt, mệt mỏi.
- Gan lách không sờ thấy
- Sâu răng
- Lồng ngực ức gà
- Gan lách không sờ thấy.
- Phân rắn, vàng, không lẫn nhày máu
- Nước tiểu trong, không có lẫn máu.
Sau khi xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu, siêu âm ổ bụng chẩn đoán xác định: Thiếu máu ở mức độ trung bình, suy dinh dưỡng. Bác sĩ cũng đưa hướng điều trị: Uống bổ sung thuốc sắt, uống thuốc giun và bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu sắt cho bé, vệ sinh răng miệng đúng cách.
Tuy nhiên, tôi chưa biết cách chăm sóc bé như thế nào, bổ sung những thực phẩm nào để cung cấp sắt cho bé Rất mong các chuyên gia hướng dẫn chi tiết giúp tôi để cải thiện thiếu máu thiếu sắt của con tôi. Tôi xin cảm ơn!
Trả lời
Chào chị!
Như bệnh án thiếu máu thiếu sắt ở bé chị đã mô tả sơ qua ở phần trên, chuyên gia khuyên chị cần có một chế độ ăn uống và chăm sóc bé đúng cách để nhanh cải thiện tình trạng bệnh.
Sau đây là hướng dẫn cụ thể về chế độ chăm sóc, ăn uống để bổ sung sắt cho bé chị nhé.
1. Về chế độ ăn uống
Thực đơn ăn uống hàng ngày của bé thiếu sắt thiếu máu, chị cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Bổ sung nhóm thực phẩm giàu sắt
Nhóm thực phẩm giàu sắt bao gồm:
- Nguồn động vật: Thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt cừu), trứng, gan động vật, các loại hải sản (cá hồi, cua, tôm, sò, ốc, ngao...).
- Nguồn thực vật: Bí ngô, các loại đậu (đậu lăng, đậu đỏ, đậu xanh...), các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt chia...), rau xanh lá đậm (cải xoăn, rau bina, rau diếp...), bông cải xanh...
- Ưu tiên thức ăn từ thịt cá
Các món ăn được chế biến từ nguồn động vật sẽ cung cấp nguồn sắt dễ hấp thu hơn so với thực vật. Bên cạnh đó, nguồn thực phẩm từ động vật còn cung cấp cho cơ thể lượng protein dồi dào - là nguyên liệu cần thiết tham gia tạo nên hồng cầu. Chị hãy khuyến khích bé ăn nhiều thịt cá hơn nhé.
- Cần đa dạng thực phẩm
Thông thường trẻ thiếu sắt sẽ kèm theo thiếu các vi chất quan trọng khác. Vì vậy, khi lựa chọn thực phẩm trong bữa ăn cho bé cần đa dạng để cung cấp sắt cũng như các vi chất cần thiết cho sự phát triển của con như kẽm, canxi, magie, vitamin A.
- Chia nhỏ món ăn và đa dạng cách chế biến
Như chia sẻ của chị ở phần trên, bé nhà mình khá biếng ăn. Vì thế, chị nên chia nhỏ cho con ăn nhiều bữa trong ngày và đa dạng hơn trong cách chế biến giúp con ăn uống tốt hơn nhé.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Trẻ thiếu sắt nên ăn gì, uống gì?
2. Về chế độ nghỉ ngơi
Con bị thiếu máu thiếu sắt nên thường cảm thấy mệt mỏi, nhanh mệt mỗi khi vận động. Do đó, mẹ nên cho con nghỉ ngơi nhiều hơn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu điều trị nhé. Hãy để không gian sống của bé thoáng mát, sạch sẽ giúp bé có cảm giác thoải mái hơn.
Bên cạnh đó, bé có dấu hiệu sâu răng nên mẹ cần hướng dẫn bé đánh răng mỗi ngày 2 lần, sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.
3. Về uống bổ sung sắt
Sau khi thăm khám và có hướng điều trị, bác sĩ đã kê thuốc bổ sung sắt cho bé. Tuy nhiên, để việc bổ sung sắt mang lại hiệu quả, chị cần lưu ý một số điểm sau đây nhé.
Cần tuân thủ liều lượng: Trong quá trình điều trị thiếu máu thiếu sắt cho bé, chị cần tuân thủ tuyệt đối về liều lượng và thời gian cho bé uống sắt theo chỉ định của bác sĩ. Nghiêm cấm tuyệt đối hành động tự ý giảm liều hoặc dừng đột ngột sẽ làm tăng nguy cơ tái phát thiếu máu thiếu sắt.
Thời điểm bổ sung sắt: Sắt hấp thu tốt nhất vào buổi sáng khi bụng rỗng. Vì vậy, chị nên cho bé uống sắt trước bữa sáng 30 - 45 phút trước bữa ăn hoặc sau ăn 2 giờ nhé.
Tránh các thực phẩm kiêng kị: Sử dụng nhóm thực phẩm giàu canxi gây cạnh tranh làm giảm hấp thu sắt. Do đó, chị nên cho bé uống sữa hay các thực phẩm khác giàu canxi cách xa giờ uống sắt nhé.
Theo dõi tác dụng phụ: Uống sắt có thể gây ra một số tác dụng phụ như đi ngoài phân đen, răng ố vàng, táo bón... Mẹ cần theo dõi, nếu có bất thường cần báo lại cho bác sĩ điều trị.
☛ Tìm hiểu thêm: Cách bổ sung sắt cho trẻ an toàn, hiệu quả!
3. Theo dõi đáp ứng điều trị
Hiệu quả của quá trình chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt cần phải được đánh giá vào theo dõi định kỳ để xác nhận rằng thiếu máu do thiếu sắt đơn thuần, điều trị được thực hiện với liều lượng và thời gian chính xác.
Sau thời gian 4 tuần chị cần đưa bé đi xét nghiệm lại công thức máu toàn bộ. Bên cạnh đó, bé cũng nên được đánh giá về thiếu máu thiếu sắt khi còn khỏe mạnh, không bị nhiễm virus có thể làm giảm huyết sắc tố cấp tính.
Trường hợp, trẻ không đáp ứng thích hợp sau 4 tuần điều trị thì nên được đánh giá thêm về tình trạng thiếu máu. Cha mẹ nên tham vấn ý kiến của bác sĩ xem liệu chế phẩm sắt đã được dùng với liều và thời gian phù hợp hay chưa, liệu việc thay đổi chế độ ăn đối với bé đã đáp ứng đủ chưa.
Những thông tin trên đây đã giải đáp thắc mắc của chị Tư về chế độ chăm sóc và ăn uống đối với bé bị thiếu máu thiếu sắt. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, chị có thể gọi vào hotline 1900.545.518 (giờ hành chính) để được giải đáp cụ thể. Chúc chị và gia đình sức khỏe!
Việt Nguyễn đã bình luận
bé nhà mình 3 tuổi thì 1 năm bổ sung sắt mấy lần vậy ạ? Mong được tư vấn
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Việt Nguyễn. Để dự phòng thiếu sắt cho bé, bạn có thể cho bé bổ sung sắt mỗi năm 1 lần, mỗi đợt dài 2 – 3 tháng. Để được tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 545 518.
Chúc bạn sức khỏe!
Ngọc Bích đã bình luận
Cho mình hỏi bé nhà mình cũng ăn kém, không tăng cân, da dẻ xanh xao, mình nghi bé thiếu sắt thì nên cho đi khám ở đâu được ạ?
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Ngọc Bích, bạn có thể cho bé đi khám tại khoa dinh dưỡng của bác bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng gần nơi sinh sống bạn nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Huyền đã bình luận
bé nhà mình 6 tuổi cũng ăn kém và đi khám thì thiếu sắt. bs tư vấn dùng fogyma, sau 1 đợt 3 tháng trộm vía h con giờ hồng hào hơn nhiều lắm
Fogyma.vn đã bình luận
Chào Huyền. Cảm ơn bạn đã tin dùng Fogyma. Chúc bạn sức khỏe!