Sắt là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Trong cơ thể mỗi người có khoảng 5 – 6g sắt liên kết với nhiều protein khác nhau. Khoảng 2/3 lượng sắt nằm trong huyết cầu tố và protein trong hồng cầu tham gia vào quá trình vận chuyển oxy đi nuôi các tế bào và loại bỏ thán khí ra khỏi cơ thể. Sắt còn là thành phần của nhiều loại enzyme trong hệ miễn dịch để chống nhiễm vi khuẩn. Bên cạnh đó, sắt còn có chức năng dự trữ oxy cho cơ bắp, vô hiệu hóa một số thành phần lạ xâm nhập vào cơ thể, tham gia tổng hợp các hormone tuyến tiền liệt.
Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, có khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu máu, chủ yếu là thiếu máu do thiếu sắt. Trong đó, phụ nữ và trẻ em là những đối tượng thường gặp tình trạng bị thiếu máu thiếu sắt nhất.
Mục lục
Thiếu máu thiếu sắt là gì?
Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng cơ thể không đủ hàm lượng sắt dự trữ để tạo máu. Sắt là khoáng chất không thể thiếu và có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Sắt rất cần thiết để tổng hợp nên hemoglobin – chất có mặt trong tế bào hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các mô trong cơ thể. Mặt khác, khoáng chất này còn có mặt trong cấu trúc của các enzyme chuyển hóa năng lượng bên trong tế bào và các enzyme có chức năng miễn dịch.
Khi lượng sắt trong cơ thể bị thiếu hụt, sự vận chuyển oxy đến các mô cơ thể giảm sút khiến các phản ứng chuyển hóa sinh năng lượng không hiệu quả. Kết quả là các hoạt động bị đình trệ, cơ thể bị kiệt sức, người mệt mỏi, kém tập trung và khó ghi nhớ… Trẻ em bị thiếu máu thiếu sắt thường còi cọc, biếng ăn, chậm lớn, khó tập trung, khó ghi nhớ và học hỏi. Bà bầu không được cung cấp đủ sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến thiếu máu cùng hàng loạt các nguy cơ tiềm ẩn như sảy thai, sinh non, chuyển dạ sớm, tiền sản giật, băng huyết sau sinh… Bên cạnh đó, bé sinh ra cũng có thể bị nhẹ cân, chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ… nếu mẹ bị thiếu sắt, thiếu máu trong thai kỳ.
Chẩn đoán thiếu sắt thường dựa vào các xét nghiệm máu. Kết quả cho thấy tế bào hồng cầu nhỏ hơn và nhạt màu hơn so với bình thường, hàm lượng hemoglobin trong máu thường thấp hơn và lượng ferritin (protein dự trữ sắt trong máu) ở mức thấp. Thiếu máu thiếu sắt về cơ bản khác so với các bệnh lý thiếu máu do tan máu, thiếu máu do ung thư hay do suy tế bào tủy.
Ai có nguy cơ bị thiếu sắt?
Phụ nữ
Phụ nữ thường dễ bị thiếu máu do đặc điểm sinh lý của cơ thể và trong thời kỳ mang thai, sau sinh. Trong chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu mất đi khoảng 40-60ml tương ứng với 2-4mg sắt/ngày bị mất. Nếu có triệu chứng rong kinh thì lượng sắt bị mất đi còn nhiều hơn.
Thời kỳ mang thai, lượng máu của thai phụ cũng tăng khoảng 1,5 lần để cung cấp năng lượng cho mẹ và dưỡng chất nuôi thai nhi, nhiều bà mẹ cũng bị mất đi một lượng máu không ít trong quá trình vượt cạn. Thiếu máu thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng, sẩy thai, cơ thể xanh xao, mệt mỏi, thai phát triển chậm, tăng biến chứng sau sinh. Trẻ sinh ra từ người mẹ bị thiếu sắt sẽ có cân nặng thấp, dễ bị nhiễm trùng, thiếu máu thiếu sắt trong những năm đầu đời, kém phát triển về thể lực và trí lực.
Trẻ em
Trẻ em thiếu sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng không hợp lí và trong giai đoạn cơ thể lớn nhanh hay tuổi dậy thì thường bị thiếu sắt. Theo điều tra gần đây của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi là khoảng 29%, với trẻ 13-24 tháng tuổi thì tỷ lệ này lên đến 58%. Nếu thiếu sắt, các bé dễ bị thiếu máu dinh dưỡng, khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm gây nên hiện tượng tim đập nhanh dẫn đến suy tim, suy giảm hệ miễn dịch. Các bé lớn bị thiếu máu, não thường mệt mỏi, thiếu tập trung trong học tập, da xanh xao, ảnh hưởng đến năng lực trí tuệ.
Người già và người sau phẫu thuật
Tình trạng thiếu sắt còn tập trung ở người già và những người mới trải qua phẫu thuật. Ở người già, hiệu quả hoạt động làm việc của các cơ quan cơ thể bị giảm dần theo thời gian nên khả năng hấp thụ sắt từ thức ăn sẽ kém đi. Việc thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau nhức xương khớp dẫn đến biến chứng chảy máu dạ dày tá tràng hay rỉ máu ở đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở người cao tuổi. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ bị mất đi một lượng máu đáng kể và làm hao hụt lượng sắt trog cơ thể.
Người suy dinh dưỡng
Ngoài ra những người suy dinh dưỡng và bị thiếu máu cũng thường có nguy cơ thiếu sắt cao. Do không bổ sung đủ các vi chất cần thiết cho cơ thể và lượng máu bị thiếu nên lượng sắt đáp ứng nhu cầu của cơ thể không đảm bảo. Vì thế, cơ thể thường rơi vào tình trạng mệt mỏi, xanh xao, tim đập nhanh và hay bị choáng váng.
Có thể ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt không?
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm thực phẩm giàu chất sắt có thể giúp bạn ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Uống bổ sung sắt cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh nếu bạn không thể nhận đủ chất sắt từ thực phẩm. Nếu bổ sung thừa chất sắt có thể gây hại, vì vậy chỉ nên bổ sung chất sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ là hai nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cao nhất. Các biện pháp đặc biệt có thể giúp ngăn ngừa tình trạng ở những nhóm này.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Chế độ ăn uống của trẻ có thể ảnh hưởng đến nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt của trẻ. Ví dụ, sữa bò ít chất sắt. Vì lý do này và những lý do khác, sữa bò không được khuyên dùng cho trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên. Sau năm đầu tiên, bạn có thể cần hạn chế lượng sữa bò mà bé uống.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh cần nhiều chất sắt hơn khi chúng lớn lên và bắt đầu ăn thức ăn đặc. Nói chuyện với bác sĩ của con bạn về chế độ ăn uống lành mạnh và lựa chọn thực phẩm sẽ giúp con bạn có đủ chất sắt.
Bác sĩ của con bạn có thể khuyên dùng thuốc nhỏ sắt. Tuy nhiên, cho trẻ uống quá nhiều chất sắt có thể gây hại. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ và để các chất bổ sung sắt và vitamin tránh xa trẻ em. Yêu cầu các gói thực phẩm bổ sung an toàn cho trẻ em có thể giúp ngăn ngừa việc dùng quá liều ở trẻ em.
Vì nghiên cứu gần đây ủng hộ những lo ngại rằng thiếu sắt trong thời thơ ấu và thời thơ ấu có thể gây ra những tác động tiêu cực, lâu dài đối với sức khỏe não bộ, nên Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên kiểm tra tình trạng thiếu máu cho tất cả trẻ sơ sinh khi được 1 tuổi.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ từ 1 – 2 tuổi
Phụ nữ và trẻ em
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có thể được xét nghiệm thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt nếu họ có:
- Tiền sử thiếu máu do thiếu sắt
- Mất máu nhiều trong thời kỳ hàng tháng
- Các yếu tố nguy cơ khác gây thiếu máu do thiếu sắt
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã phát triển các hướng dẫn về những người nên được kiểm tra tình trạng thiếu sắt và tần suất:
- Bé gái từ 12 đến 18 tuổi và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không mang thai: 5 đến 10 năm một lần.
- Phụ nữ có yếu tố nguy cơ thiếu sắt: Mỗi năm một lần.
- Phụ nữ có thai: Ở lần khám thai đầu tiên.
Đối với phụ nữ mang thai, chăm sóc y tế trong thời kỳ mang thai thường bao gồm sàng lọc bệnh thiếu máu. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bổ sung sắt hoặc khuyên bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt. Điều này không chỉ giúp bạn tránh được bệnh thiếu máu do thiếu sắt mà còn có thể làm giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân.
Tóm lại, để phòng ngừa tình trạng thiếu sắt thì cần đa dạng hóa bữa ăn, cân bằng chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ năng lượng và các thực phẩm giàu sắt cho cả gia đình, đặc biệt là trẻ em. Các bà mẹ nên thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ trong những tháng tuổi đầu đời ăn bổ sung hợp lý. Bên cạnh việc bổ sung sắt từ chế độ ăn uống hàng ngày, để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt bạn có thể bổ sung thêm sắt, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai, chu kỳ kinh nguyệt hay bệnh nhân bị thiếu máu nên dùng thêm thực phẩm chức năng bổ sung sắt theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.
Fogyma – Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt
Fogyma là thuốc sắt được bào chế dưới dạng dung dịch với thành phần chính là Sắt hydroxyde polymaltose không gây táo bón, không kích ứng dạ dày, khả năng hấp thu nhanh, không có vị tanh khắc phục được tác dụng phụ của các dạng sắt thông thường. Sản phẩm có dạng ống phân liều sẵn 10ml/ống có hương vị thơm ngọt, dễ uống và dễ hấp thu với cả trẻ em và người lớn.
Thuốc sắt Fogyma được phân phối bởi công ty dược phẩm VNP giúp bổ sung Sắt hiệu quả dành cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú; trẻ em bị xanh xao, gầy gò, biếng ăn; người bệnh trước và sau phẫu thuật; người suy dinh dưỡng.
Gần 10 năm phát triển, thuốc sắt nước hữu cơ Fogyma đã đồng hành cùng hàng triệu mẹ Việt nuôi con nhỏ, trở thành giải pháp an toàn và hiệu quả bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai và trẻ em.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)