Fogyma – Website chính thức https://fogyma.vn Thuốc sắt nước, không lo buồn nôn táo bón Fri, 23 Feb 2024 02:16:15 +0000 vi hourly 1 Bà bầu bổ sung sắt bị táo bón do đâu? Làm gì để cải thiện https://fogyma.vn/ba-bau-bo-sung-sat-bi-tao-bon-238/ https://fogyma.vn/ba-bau-bo-sung-sat-bi-tao-bon-238/#comments Wed, 31 Jan 2024 02:36:42 +0000 https://fogyma.vn/?p=238 Sắt là vi chất không thể thiếu đối với sự phát triển của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, có khá nhiều mẹ bầu than phiền rằng họ thường xuyên bị táo bón sau khi uống sắt. Tại sao uống sắt lại bị táo bón? Uống sắt như thế nào để cải thiện tình trạng này? Fogyma sẽ giúp bạn giải mã điều này nhé.

Bà bầu bổ sung sắt bị táo bón do đâu? Làm gì để cải thiện 1

Mẹ bầu có nên uống sắt hàng ngày?

Sắt có vai tró rất quan trọng đối với các hoạt động của hệ thần kinh, tim mạch, miễn dịch của cơ thể… Không chỉ vậy, sắt còn có chức năng cần thiết đối với sự phát triển, phân chia tế bào, cần thiết cho sự hình thành của tế bào máu.

Đối với phụ nữ mang thai, sắt là một khoáng chất không thể thiếu để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Người bình thường cần một lượng sắt là 15mg/ngày, tuy nhiên đối với thai phụ thì con số này tăng lên gấp đôi tức là 30mg/ngày. Thiếu sắt ở phụ nữ mang thai sẽ gây thiếu máu hồng cầu làm tăng nguy cơ sảy thai cao, sinh non, sinh con nhẹ cân. Thậm chí, có thể khiến tính mạng của bà bầu bị nguy hiểm khi bị nhiễm trùng hoặc băng huyết sau sinh.

Mẹ bầu có nên uống sắt hàng ngày? 1

Khoảng 15 – 16 ngày đầu khi bắt đầu thụ thai, sắt và axit folic tham gia vào quá trình hình thành các tế bào thần kinh ở thai nhi. Do đó, nếu cơ thể mẹ thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển trí não của thai nhi.

Hiện tượng thiếu sắt thường xảy ra nhiều nhất vào sau tuần thứ 10 của thai kỳ. Nguyên nhân do nhu cầu của thai nhi dần tăng cao do nhu cầu máu trong việc hoàn thiện các bộ phận quan trọng của em bé. Tuy nhiên, sắt vào cơ thể qua đường ăn uống thường không thể đáp ứng được nhu cầu trên nên mẹ bầu cần được bác sĩ tư vấn bổ sung thêm thuốc sắt mỗi ngày trong thai kỳ.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bầu mấy tháng thì uống sắt? Thời điểm uống sắt tốt nhất trong ngày

Tại sao bà bầu uống sắt bị táo bón?

Uống thuốc sắt là cần thiết đối với mẹ bầu để ngăn ngừa nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt. Tuy nhiên, khi uống sắt thường gặp phải hiện tượng táo bón. Đây là tác dụng phụ phổ biến mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải gây ra khá nhiều phiền toái trong sinh hoạt của họ. Nguyên nhân thai phụ bị táo bón khi uống sắt bao gồm:

1. Không cung cấp đủ nước

1. Không cung cấp đủ nước 1

Nước không chỉ có nhiệm vụ quan trọng giúp vận chuyển vi chất dinh dưỡng, nuôi dưỡng các tế bào mà còn giúp cơ thể đào thải độc tố và các chất cặn bã qua bài tiết. Mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung từ 2 – 2,5 lít nước. Nếu không bổ sung đủ nước, bà bầu uống sắt rất dễ mắc táo bón vì cơ thể không hấp thụ được toàn bộ lượng sắt đã cung cấp, cũng không thể vận chuyển toàn bộ lắng cặn sắt ra ngoài bằng đường phân hay nước tiểu. Vô tình nó trở thành gánh nặng đối với hệ tiêu hóa và làm tăng nguy cơ mắc táo bón.

2. Thành phần thuốc

Thành phần các khoáng chất có trong loại sắt mẹ bầu đang uống không hấp thu tốt vào cơ thể. Lượng khoáng chất ấy phải thải ra ngoài, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc áp lực hơn, tăng nguy cơ táo bón. Vì vậy, việc lựa chọn loại sắt phù hợp, dễ hấp thu rất quan trọng trong thai kỳ, giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt đồng thời hạn chế táo bón. Bà bầu nên lựa chọn loại dung dịch sắt uống uy tín không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

3. Thay đổi hormone

3. Thay đổi hormone 1

Táo bón thường gặp khi mang thai do sự thay đổi các hormone trong cơ thể và sự phát triển mỗi ngày của thai nhi. Những yếu tố này gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới đường ruột, làm việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài bị cản trở nên dễ dẫn tới táo bón.

3. Dinh dưỡng, sinh hoạt chưa hợp lý

Một chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ít vận động, ngồi nhiều hay dùng thuốc sắt không đúng cách cũng khiến nguy cơ táo bón ở mẹ bầu tăng cao. Cụ thể:

– Không bổ sung đủ chất xơ: Chất xơ giúp hỗ trợ hấp thu vi chất dinh dưỡng đồng thời làm tăng tốc độ di chuyển của thực phẩm qua hệ tiêu hóa. Chất xơ còn có tác động kích thích nhu động ruột co bóp nhằm đẩy các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột, hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn, ngăn nguy cơ táo bón ở mẹ bầu. Không cung cấp đủ chất xơ, nguy cơ cao bạn phải đối mặt với táo bón.

– Ít vận động: Thói quen lười vận động, ngồi nhiều khiến hệ tiêu hóa làm việc ì ạch, nhu động ruột kém là yếu tố nguy cơ khiến không ít mẹ bầu khổ sở với chứng táo bón.

4. Uống sắt sai cách

4. Uống sắt sai cách 1

Nhiều mẹ bầu lầm tưởng, chỉ cần bổ sung viên sắt hay sắt nước là cơ thể sẽ hấp thụ được hoàn toàn. Tuy nhiên, quan điểm này là sai lầm, sử dụng sắt không đúng cách không chỉ khiến cơ thể không hấp thu được lượng sắt cần thiết, thậm chí còn gây táo bón. Một số sai lầm thường gặp khi sử dụng sắt sai cách được liệt kê sau đây:

– Không bổ sung vitamin C: Vitamin giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, thiếu vitamin C khiến việc cơ thể không hấp thu sắt được hoàn toàn, tạo ra lắng cặn khiến nhiều thai phụ mắc táo bón.

– Uống sắt cùng các chất gây cản trở hấp thu sắt: Ngay cả khi bà bầu sử dụng các loại sắt dễ hấp thu, không gây táo bón thì vẫn có thể bị táo bón nếu uống sắt cùng các chất gây cản trở hấp thụ như canxi. Nếu bà bầu uống sắt cùng viên canxi hay sữa đều khiến sắt bị giảm hấp thụ, tạo lắng cặn gây táo bón. Các loại đồ uống như sữa, rượu bia, cà phê, trà, nước ngọt có ga cũng gây cản trở hấp thu sắt mẹ bầu cần tránh xa.

– Uống sắt vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ: Thời điểm này khiến cơ thể không thể hấp thu hết sắt, sắt dư thừa sẽ tạo ra lắng cặn làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa khiến thai phụ bị táo bón.

Mẹ bầu không thể vì ngại táo bón mà không tiếp tục bổ sung sắt nữa. Điều này khiến cơ thể đối mặt với nguy cơ thiếu sắt, thiếu máu làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng. Do đó, mẹ bầu cần lựa chọn loại sắt tốt, dễ hấp thu, không gây táo bón và có hàm lượng tiêu chuẩn nhé. Bên cạnh đó, hãy uống sắt đúng cách để đảm bảo cơ thể hấp thu sắt được tốt nhất nhé mẹ bầu.

☛ Tham khảo thêm tại: Tại sao bà bầu cần bổ sung sắt?

Làm sao để uống sắt không bị táo bón?

Lựa chọn bổ sung loại sắt phù hợp

Lựa chọn bổ sung loại sắt phù hợp 1

Thông thường, sắt có 2 chế phẩm là sắt vô cơ (sắt sulfat) và sắt hữu cơ (sắt fumarate và gluconate). Trong đó, sắt vô cơ sẽ giải phóng ồ ạt các ion sắt, hấp thu bị động qua khoảng gian bào làm lượng ion sắt trong máu tăng cao gây lắng đọng sắt. Các ion sắt giải phóng nhiều ở dạ dày, ruột không hấp thu hết cũng sẽ gắn kết bất thường với thức ăn, lắng đọng tại dạ dày, ruột gây tổn thương đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, sắt hữu cơ được hấp thu thông qua chủ động, có kiểm soát theo nhu cầu của cơ thể vào máu, đưa sắt tới các cơ quan đích, không gây lắng đọng sắt ở tổ chức nội tiết, tim, gan. Khi cơ thể hấp thu đủ, cả phức hợp sắt thừa sẽ đào thải qua đường tiêu hóa.

Do đó, để uống sắt không bị táo bón bà bầu cần chọn loại thuốc sắt dưới dạng hữu cơ. Đồng thời, để sắt được hấp thu một cách hiệu quả nhất, bạn cần ghi nhớ uống sắt đúng cách, bằng cách uống sắt vào buổi sáng. Bổ sung thêm vitamin C để cơ thể tăng cường hấp thu sắt. Đồng thời, không uống sắt với các chất gây cản trở hấp thu sắt cùng lúc như canxi, sữa, trà, cà phê, nước ngọt…

Bổ sung sắt từ nguồn thực phẩm

Bên cạnh việc bổ sung thuốc sắt và thực phẩm chức năng mẹ bầu còn có thể bổ sung vào thực đơn mỗi ngày các thực phẩm giàu sắt như:

  • Gan động vật
  • Các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt cừu…
  • Các loại rau có màu xanh thẫm: bông cải xanh, cải bó xôi…
  • Các loại đậu: đậu hà lan, đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen
  • Các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, macca…

Các loại thực phẩm giàu sắt khi bổ sung có thể giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón nhưng trong quá trình chế biến thực phẩm, hàm lượng sắt dễ bị hao hụt đi.

☛ Tham khảo thêm tại: Ăn gì bổ sung sắt cho bà bầu?

Bà bầu uống sắt bị táo bón phải làm sao?

Bên cạnh việc bổ sung sắt đúng cách, mẹ bầu cần thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý để cải thiện táo bón khi mang thai bằng cách:

  • Uống đủ nước: Như đã trình bày phần trên, để cơ thể hấp thụ được sắt cần cung cấp một lượng lớn nước. Do đó, mẹ bầu hãy nhớ bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày nhé. Tùy thể trạng, mẹ nên cung cấp từ 1,5 – 2,5 lít nước/ngày. Điều này không chỉ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động một cách trơn tru mà còn giúp cơ thể hấp thụ sắt được tốt nhất.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu là những thực phẩm giàu chất xơ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống. Chất xơ không tan giúp tạo khối phân, kích thích trực tràng hoạt động nhẹ nhàng, tăng lượng phân và giúp việc đi tiêu trở nên dễ dàng.
  • Tập thể dục thường xuyên: Vận động nhẹ nhàng với các bài tập phù hợp với sức khỏe của mẹ bầu như đi bộ, yoga, bơi lội… Các bài tập giúp tăng cường vận chuyển ruột, hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả.
  • Tập đi vệ sinh đúng giờ: Hãy tập thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định, nhất là vào buổi sáng. Không nên nhịn đi vệ sinh, điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của đường ruột.
  • Bổ sung các sản phẩm lên men tự nhiên: Sữa chua, đậu nành lên men… là những món ăn cung cấp nhiều lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ ruột non hấp thu thức ăn tốt hơn, hạn chế nhiều bệnh về đường tiêu hóa.
  • Hạn chế ăn thực phẩm gây táo bón: Chuối xanh, sản phẩm chế biến từ bột mì, ăn quá nhiều thịt… khiến nhiều mẹ bầu bị táo bón.
  • Dùng thuốc: Nếu thực hiện các phương pháp trên mà táo bón không giảm, mẹ bầu có thể sử dụng thuốc điều trị táo bón nhưng theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

FOGYMA – Thuốc sắt cho bà bầu không lo táo bón

FOGYMA - Thuốc sắt cho bà bầu không lo táo bón 1

FOGYMA là thuốc sắt dạng dung dịch có chứa Sắt III hydroxy Polymantose (IPC) một phức hợp sắt hữu cơ an toàn, giảm Ion sắt tự do. Các nhà khoa học nghiên cứu về cấu trúc của IPC cho thấy, sắt trong nhân IPC được liên kết theo cấu trúc tương tự như ferritin – một dạng dự trữ sắt trong cơ thể. Dạng sắt không ion hóa của nó giúp dạ dày ít bị kích ứng hơn so với các dạng muối sắt thông thường, giúp bệnh nhân dung nạp tốt hơn, một điểm rất quan trọng trong điều trị dài hạn chứng thiếu máu thiếu sắt bằng các chế phẩm chứa sắt.

Xem thêm: Fogyma có thành phần gì?

Cấu trúc đặc biệt của IPC đó là màng Polymaltose tạo sự ổn định và khả năng hòa tan của phức hợp trong môi trường pH biến thiên. Việc giải phóng có kiểm soát của sắt III từ nhân sắt III hydroxyd ổn định đảm bảo nguy cơ gây độc tính rất thấp và khả năng dung nạp tốt, bảo vệ tốt hệ tiêu hóa, hạn chế tối đa tình trạng nóng trong, táo bón so với các sản phẩm thuốc sắt thông thường. IPC cũng có độ an toàn cao, không gây kích ứng với dạ dày, không ảnh hưởng đến hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

Tham khảo chi tiết: Khoa học chứng minh IPC trong Fogyma giúp giảm tác dụng phụ

FOGYMA ược sản xuất trên dây truyền hiện đại bậc nhất châu Âu BFS (Blow, Fill, Seal) tại nhà máy CPC1 Hà Nội. Nguyên liệu được nhập khẩu từ Châu Âu. Sản phẩm phân phối tại gần 20.000 nhà thuốc trên toàn quốc và các bệnh viện lớn.

Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN

BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)

]]>
https://fogyma.vn/ba-bau-bo-sung-sat-bi-tao-bon-238/feed/ 22
Mẹ bầu dư sắt có sao không? Dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu https://fogyma.vn/me-bau-du-sat-co-sao-khong-67/ https://fogyma.vn/me-bau-du-sat-co-sao-khong-67/#comments Mon, 29 Jan 2024 08:26:54 +0000 https://fogyma.vn/?p=67 Sắt có vai trò quan trọng đối với phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Nhiều chị em chú trọng quan tâm đến việc bổ sung sắt trong thai kỳ mà không hề hay biết rằng việc thừa sắt cũng dẫn đến hệ lụy vô cùng nguy hiểm. Vậy thừa sắt ở mẹ bầu có sao không? Các dấu hiệu cảnh báo thừa sắt ở bà bầu? Cùng theo dõi bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc này nhé.

Mẹ bầu dư sắt có sao không? Dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu 1

Vai trò của sắt đối với bà bầu

Sắt có vai trò quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là giai đoạn mang thai. Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin – huyết sắc tố trong hồng cầu có vai trò chính trong việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi. Sắt còn giúp ngăn ngừa thiếu máu, đồng thời tham gia vào thành phần của men oxy hóa khử. Bên cạnh đó, sắt cũng rất cần thiết đối với việc sản xuất các enzyme thiết yếu và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Vai trò của sắt đối với bà bầu 1

Trước khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần 15mg sắt, khi có thai nhu cầu của cơ thể sẽ tăng lên gấp đôi  (khoảng 30mg sắt/ngày). Do trong thai kỳ, thể tích máu tăng 50% so với bình thường. Đối với sự tăng thể tích màu này đòi hỏi cơ thể phải được nạp thêm sắt nhằm tạo ra nhiều máu hơn cung cấp cho nhu cầu cơ thể của bà bầu. Nếu không cung cấp đủ lượng sắt sẽ kéo theo giảm lượng huyết sắc tố. Và điều này dẫn tới tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi.

  • Đối với mẹ: Dễ sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, tiền sản giật, vỡ ối, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng sau sinh.
  • Đối với thai nhi: Nhẹ cân, sinh non, suy thai, dễ mắc bệnh sơ sinh hơn, nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn các trẻ khác.
Từ đó có thể thấy sắt có vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai như thế nào. Tuy nhiên, nếu bổ sung lượng sắt quá mức có thể gây ra thừa sắt ở bà bầu, dẫn tới nguy cơ sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Thai phụ cần theo dõi sức khỏe, bổ sung sắt đúng cách và đủ lượng để có một thai kỳ khỏe mạnh. Để có được liều lượng chính xác và phù hợp, mẹ nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ chuyên môn để tính toán phù hợp nhé.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thai được bao nhiêu tuần thì uống sắt?

Vì sao mẹ bị thừa sắt khi mang thai?

Thừa sắt khi mang thai xảy ra khi cơ thể mẹ nhận quá nhiều sắt, khiến nồng độ sắt và huyết sắc tố hemoglobin trong máu tăng cao. Điều này gây khó khăn cho quá trình vận chuyển oxy và dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Tình trạng thừa sắt khi mang thai ở mẹ bầu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Bổ sung quá nhiều sắt: Uống sắt quá liều lượng quy định, không tuân thủ theo chỉ định, khuyến cáo hoặc sử dụng nhiều sản phẩm bổ sung sắt cùng lúc là nguyên nhân hàng đầu gây thừa sắt ở mẹ bầu.
  • Yếu tố di truyền: Tình trạng thừa sắt khi mang thai cũng có thể liên quan đến đột biến gen kiểm soát hấp thu sắt của cơ thể, điều này được di truyền từ bố mẹ sang con.
  • Truyền máu với lượng lớn: Vì một số lý do như chấn thương mất máu hoặc thiếu máu nghiêm trọng mà mẹ bầu có thể cần truyền máu. Việc truyền một lượng lớn máu cũng có thể gây thừa máu khi mang thai.
  • Yếu tố khác: Việc mặc bệnh lý viêm gan C mạn tính hoặc các trường hợp lạm dụng rượu bia cũng dễ khiến mẹ bị thừa sắt khi mang thai.

Dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu

Những dấu hiệu cảnh báo thừa sắt ở bà bầu có thể gặp phải như:

  • Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn
  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, đau khớp
  • Sút cân hoặc tăng cân nhanh chóng
  • Vàng da, suy gan
  • Khó thở, thở nhanh, nhịp tim tăng nhanh
  • Huyết áp thấp và không ổn định
  • Lơ mơ, nhầm lẫn, hay quên
  • Mất ngủ, chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng
  • Tiểu ra máu…
Dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu 1
Khi cơ thể thừa sắt có thể xuất hiện dấu hiệu buồn nôn, nôn mà mẹ bầu không chú ý tới
Trong quá trình bổ sung sắt, mẹ bầu hãy luôn lắng nghe cơ thể của mình nhé. Nếu có dấu hiệu bất thường kể trên, hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ sớm, bởi rất có thể bạn đang bị dư sắt. Bác sĩ sẽ tư vấn bổ sung sắt sao cho đủ liều và đúng cách.

Bà bầu thừa sắt có sao không?

Như đã nói ở trên, thừa sắt khi mang thai chắc chắn là sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, khi cơ thể dư thừa sắt, mẹ bầu có thể gặp phải những vấn đề sau:

Ảnh hưởng tới thai nhi

Hậu quả đầu tiên phải kể tới khi cơ thể mẹ bầu dư sắt chính là ảnh hưởng trực tiếp lên thai nhi. Quá trình phát triển của thai nhi sẽ gặp khó khăn do quá trình tạo máu bị cản trở do lượng sắt tự do trong máu nhiều. Bé dễ bị sinh non, sau sinh có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm phát sinh.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ 1

Sắt dư thừa ở tuyến tụy sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình sản xuất insulin khiến lượng đường trong máu tăng cao, phụ nữ mang thai dễ mắc tiểu đường thai kỳ. Khi người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ khiến thai nhi khi sinh ra bị vàng da, hệ hô hấp khó hoàn thiện, chưa kể làm tăng nguy cơ sinh non.

Ngộ độc

Khi bổ sung quá nhiều sắt không cần thiết đối với cơ thẻ khiến bạn đối mặt với nguy cơ ngộ độc. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, người xanh xao, tim đập nhanh, sốt… mẹ bầu cần lập tức tới bệnh viện để kiểm tra vì rất có thể mẹ đang có nguy cơ bị ngộ độc do bổ sung quá nhiều sắt so với liều lượng cho phép.

Ảnh hưởng tới gan

Khi lượng sắt dư thừa quá nhiều trong cơ thể tạo áp lực lên gan, làm quá trình oxy hóa mô gan được thúc đẩy, tổn thương nội tạng và gây sẹo tại gan. Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư gan, suy gan.

Ảnh hưởng tâm lý

Ảnh hưởng tâm lý 1

Thừa sắt khiến cơ thể mẹ bầu vốn đã mệt mỏi lại càng trở nên suy nhược, từ đó khiến tâm lý chị em lúc nào cũng thấy căng thẳng, ức chế, uể oải, chán nản, chán ăn, tâm lý thất thường…

Nguy cơ viêm khớp

Thừa sắt ở bà bầu hay dẫn tới bệnh viêm khớp do chất này gây tổn thương các mô, phá hủy lớp bao phủ xương nên dẫn tới đau lưng, chân nhức mỏi… trong thai kỳ.

Ảnh hưởng tới đường tiêu hóa

Bổ sung quá nhiều sắt khiến mẹ bầu dễ mắc vấn đề liên quan tới tiêu hóa. Ví dụ như táo bón thai kỳ, điều này không chỉ khiến nhiều mẹ bầu khó chịu còn làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

Bổ sung thừa sắt khi mang thai rất nguy hiểm nên khi mang thai chị em cần cẩn trọng. Không được tự ý bổ sung sắt mà cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn, bổ sung theo đơn kê mà bác sĩ tư vấn.

☛ Tham khảo thêm tại: [Giải đáp chi tiết] Uống nhiều sắt khi mang thai có tốt không?

Có dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu phải làm sao?

Có dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu phải làm sao? 1

Khi có dấu hiệu thừa sắt, mẹ bầu cần:

  • Ngưng uống viên sắt ngay.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ như các loại rau củ quả. Bởi chất xơ trong rau củ quả giúp giảm hấp thu sắt ở hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm như đậu phụ, rau chân vịt, cải bẹ, các loại đậu cũng có tác dụng tương tự bạn nên bổ sung.
  • Dùng các loại thực phẩm có tính lợi tiểu nhằm nhanh chóng đào thải sắt ra khỏi cơ thể như nước râu ngô, nước rau má…
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng cần tới ngay cơ sở y tế, bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy vào mức độ thừa sắt, bác sĩ sẽ xác định phương pháp can thiệp phù hợp.

☛ Tham khảo thêm tại: Bí quyết bổ sung sắt cho bà bầu: đúng và đủ!

Những lưu ý khi bổ sung sắt trong thai kỳ

Những lưu ý khi bổ sung sắt trong thai kỳ 1

Mẹ bầu cần có những kiến thức cần thiết khi bổ sung viên sắt cho cơ thể bởi sắt là dinh dưỡng khó hấp thu. Do đó, mẹ nên làm:

  • Uống viên bổ sung sắt 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Sử dụng kèm với vitamin C hoặc bổ sung vitamin C từ chế độ ăn uống để sắt dễ hấp thu trong cơ thể.
  • Uống nhiều nước trong quá trình bổ sung sắt, không nên uống thuốc khi nằm, đặc biệt là không nhai viên thuốc.
  • Kiểm soát lượng sắt đưa vào cơ thể, không tự ý sử dụng mà tham khảo từ bác sĩ chuyên môn.

Bên cạnh đó, mẹ không nên làm:

  • Không bổ sung sắt đồng thời với canxi, sử dụng 2 loại thuốc này cách xa nhau để tránh tác động không tốt lên sức khỏe.
  • Không uống sắt trước khi đi ngủ để tránh gây mất ngủ, khó ngủ.
  • Không nên dùng chung với chè, cà phê để tránh gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
  • Không dùng đồng thời với thuốc giảm tiết axit điều trị loét dạ dày hoặc các loại thuốc kháng sinh như tetracyclin, levothyroxine, ciprofloxacin,…

Thuốc sắt nước Fogyma – Giải pháp bổ sung sắt hiệu quả khi mang thai

Thuốc sắt nước Fogyma – Giải pháp bổ sung sắt hiệu quả khi mang thai 1

Sắt là nguyên tố vi lượng rất quan trọng đối với bà bầu. Để phòng ngừa và điều trị thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ thường chỉ định bổ sung các chế phẩm chứa sắt như thuốc Fogyma.

Thành phần sắt trong các chế phẩm bổ sung sắt thông thường là ion sắt II, rất dễ gây kích ứng dạ dày. Ngoài ra chúng còn có đặc tính hấp thu tự động, không kiểm soát, dễ gây tình trạng thừa sắt và tăng nguy cơ ngộ độc cho cơ thể, kéo theo tình trạng nóng trong, táo bón.

Tuy nhiên, trong Fogyma chứa thành phần chính là Sắt (III) Hydroxide Polymaltose – đây là Sắt trong nhân IPC được liên kết theo cấu trúc tương tự như ferritin. So với Sắt (II) sulfat trong các loại thuốc sắt thông thường, IPC có độ an toàn cao và độc tính thấp hơn.

Fogyma là thuốc sắt hữu cơ dạng nước tốt nhất Việt Nam, mỗi ống 10 ml chứa 50 mg sắt nguyên tố. Với chất sắt III hydroxyd polymantose, được sản xuất trên dây truyền hiện đại cùng nguyên liệu nhập khẩu từ châu Âu, Fogyma đảm bảo:

  • Là sắt nước hữu cơ dạng thuốc tại VN (khác biệt so với TPCN trên thị trường).
  • Thơm ngon và dễ uống
  • Hấp thu hiệu quả
  • Giảm tối đa các tác dụng phụ của thuốc sắt như táo bón, buồn nôn, kích ứng tiêu hóa…
  • Không chứa đường sinh năng lượng nên không lo tiểu đường thai kỳ.
  • Dùng an toàn cho trẻ em và phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
  • Sản xuất trên dây truyền hiện đại tại nhà máy CPC1 Hà Nội, đạt tiêu chuẩn GMP WHO.
  • Nguyên liệu nhập khẩu từ Châu Âu.

Fogyma sẽ là nguồn cung cấp sắt lý tưởng giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Ngoài công dụng cho mẹ bầu, phụ nữ cho con bú, thuốc sắt nước Fogyma còn an toàn đối với những đối tượng bị thiếu máu, thiếu sắt khác như trẻ em thiếu máu thiếu sắt chậm lớn còi cọc, người bệnh sau phẫu thuật, người bị suy dinh dưỡng.

Thuốc sắt nước Fogyma hiện đã có mặt ở hơn 20.000 NHÀ THUỐC, QUẦY THUỐC uy tín và các cơ sở y tế trên toàn quốc.

Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN

BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ với các dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài 1900 545 518.

Những thông tin trên đã cho mẹ bầu hiểu hơn về tác hại thừa sắt khi mang thai và các dấu hiệu nhận biết khi cơ thể dư sắt. Mẹ bầu cần phải thật cẩn trọng trong giai đoạn bầu bí, không nên tự ý uống thuốc và bổ sung sắt. Bổ sung sắt tuy rất cần thiết nhưng cần đúng cách, hợp lý và theo đơn của bác sĩ chuyên khoa sản. Bên cạnh đó, mẹ cần theo dõi cơ thể, nếu có dấu hiệu thừa sắt cần kịp thời thăm khám và chủ động kiểm soát nhé. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
]]>
https://fogyma.vn/me-bau-du-sat-co-sao-khong-67/feed/ 20
Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng cuối đúng chuẩn https://fogyma.vn/bo-sung-sat-cho-ba-bau-3-thang-cuoi-4023/ https://fogyma.vn/bo-sung-sat-cho-ba-bau-3-thang-cuoi-4023/#respond Mon, 29 Jan 2024 02:23:01 +0000 https://fogyma.vn/?p=4023 Theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, tại Việt Nam có đến 36.8% phụ nữ mang thai bị thiếu máu, trong đó 75% trường hợp xuất phát từ nguyên nhân thiếu sắt. Tuy nhiên, nhiều thai phụ chỉ tập trung vào việc bổ sung sắt trong giai đoạn đầu mang thai hoặc nghĩ rằng chỉ cần sử dụng vitamin tổng hợp là đủ. Vậy bà bầu 3 tháng cuối có cần bổ sung sắt hay không? Bổ sung sắt như thế nào cho đúng? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để có câu trả lời nhé!

Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng cuối đúng chuẩn 1

Đọc thêm chi tiết: Bầu mấy tháng thì uống sắt? Thời điểm nào bà bầu nên uống sắt?

Bà bầu 3 tháng cuối có cần bổ sung sắt không?

Bà bầu 3 tháng cuối có cần bổ sung sắt không? 1

Sắt là khoáng chất thiết yếu của cơ thể người, chúng giúp tạo ra các huyết sắc tố – Hemoglobin (một loại protein tồn tại trong tế bào hồng cầu, giúp vận chuyển oxy từ phổi đi khắp cơ thể). Sắt cũng góp phần tạo ra myoglobin, một loại protein có khả năng cấp oxy cho cơ bắp.

Nếu cơ thể bị thiếu hụt khoáng chất sắt, khả năng cao sẽ gây tình trạng thiếu máu, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như mệt mỏi, suy nhược, khó tập trung. Với phụ nữ mang thai, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ cũng khiến mẹ bầu đối diện với các nguy hiểm như:

  • Tăng nguy cơ tiền sản giật
  • Nguy cơ nhiễm trùng và băng huyết cao hơn
  • Tổn thương các cơ quan trong cơ thể do thiếu oxy
  • Sức khỏe tim mạch bị ảnh hưởng (rối loạn nhịp tim, suy tim…)
  • Hệ miễn dịch suy yếu,…

☛ Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu thiếu sắt ở mẹ bầu

Bên cạnh nhu cầu sắt của mẹ, thai nhi cũng cần một lượng sắt nhất định để phát triển cả về thể chất và não bộ. Thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, em bé có khả năng bị sinh non hoặc nhẹ cân, đồng thời làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực và thể lực về sau của trẻ.

Ngoài ra, trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi cũng bắt đầu xây dựng một kho dự trữ sắt để đáp ứng nhu cầu từ 4 – 6 tháng sau sinh, trước khi em bé có thể nhận được lượng sắt cần thiết từ chế độ ăn dặm. Vậy nên bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng cuối là điều vô cùng cần thiết.

Lượng sắt cần thiết cho bà bầu 3 tháng cuối

Như đã nói ở trên, sắt có vai trò quan trọng không chỉ với mẹ bầu mà cả em bé. Do đó, phụ nữ mang thai sẽ cần bổ sung nhiều sắt hơn bình thường. Thông thường, nữ giới không mang thai cần 15mg sắt/ngày nhưng khi mang thai sẽ cần đến 30mg/ngày. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên theo sự phát triển của thai nhi.

Trong suốt hơn 9 tháng mang thai, 3 tháng cuối là thời điểm mẹ bầu cần bổ sung nhiều sắt nhất để chuẩn bị cho quá trình “vượt cạn”. Lượng sắt thực tế mẹ cần bổ sung trong giai đoạn này thường lớn hơn 60mg/ngày. Ngoài ra, liều lượng cụ thể cũng có thể thay đổi tùy theo mức độ thiếu sắt.

Mẹ bầu cần lưu ý thăm khám định kỳ và tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác liều dùng phù hợp nhất. Tình trạng thiếu hay thừa sắt đều không tốt cho mẹ và bé.

Cách bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng cuối

Bà bầu 3 tháng cuối có thể tăng cường bổ sung sắt cho cơ thể với 2 nguồn chính yếu dưới đây:

Bổ sung qua chế độ ăn

Bổ sung qua chế độ ăn 1

Mẹ bầu 3 tháng cuối có thể bổ sung sắt tự nhiên bằng cách tăng cường ăn các thực phẩm như:

  • Thịt bò: Trong 100g thịt bò có chứa khoảng 2.5 – 3mg sắt. Đặc biệt, lượng sắt trong thịt bò chủ yếu là sắt heme với khả năng hấp thu cao nên rất thích hợp cho việc bổ sung sắt của mẹ bầu.
  • Trứng gà: 100gtrứng gà chứa đến 2.7mg sắt, ngoài ra trứng còn giúp cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi khác như protein, canxi, photpho, vitamin A, D, B1, B6,… có lợi cho sức khỏe mẹ và em bé trong bụng.
  • Bông cải xanh: Trong 100g bông cải xanh có chứa 2,7mg sắt, ngoài ra chúng còn chứa vitamin C giúp hỗ trợ quá trình hấp thu sắt diễn ra hiệu quả hơn. Các thành phần khác chất xơ, folate, vitamin K… trong bông cải xanh cũng rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi.
  • Rau chân vịt: Rau chân vịt cũng là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời cho cơ thể mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Trong 100g rau chân vịt có chứa 2.7mg sắt. Bên cạnh đó chúng cũng giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như acid folic, vitamin C, canxi, beta-carotene…
  • Chuối: Không chỉ giúp bổ sung sắt cho cơ thể, chuối còn chứa nhiều vitamin B giúp tăng khả năng sản xuất axit folic, thúc đẩy quá trình tạo tế bào hồng cầu, cải thiện chứng thiếu máu. Ngoài chuối mẹ có thể bổ sung sắt từ các loại quả khác như mận, mơ, cà chua, dưa hấu, cam, anh đào…
  • Các loại hạt: Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, macca,… vốn nổi tiếng tốt cho mẹ bầu. Ngoài sắt, chúng còn chứa một lượng omega-3 dồi dào, rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.

☛ Xem chi tiết: 12 thực phẩm tốt cho mẹ bầu thiếu máu – thiếu sắt 

Sử dụng thuốc sắt

Thực tế, rất khó để mẹ bầu có thể bổ sung đủ lượng sắt cho cơ thể qua chế độ ăn do đó các bác sĩ thường khuyến nghị sử dụng thêm các loại thuốc sắt. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc sắt khác nhau, phổ biến nhất là dạng nước và dạng viên với thành phần chứa sắt vô cơ hoặc sắt hữu cơ. Trong đó, sắt hữu cơ thường được ưu tiên hơn do có khả năng hấp thu tốt và ít gây táo bón hơn so với sắt vô cơ.

Ngoài ra, một số thuốc chứa sắt đơn thuần ở dạng sắt hóa trị II như succinat, gluconat, sắt oxalat… cũng có thể được sử dụng cho mẹ bầu 3 tháng cuối.

☛ Xem thêm: Hướng dẫn chọn thuốc sắt nước cho bà bầu

Lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng cuối

Khi bổ sung sắt, đặc biệt là sử dụng thuốc sắt cho mẹ bầu 3 tháng cuối ta cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Dùng đúng liều lượng được bác sĩ hướng dẫn, tuyệt đối không lạm dụng thuốc sắt.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc sắt nếu có các dấu hiệu bất thường cần ngừng uống ngay và thông báo cho bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, xử lý kịp thời
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
  • Tránh xa các loại đồ uống có chứa cồn và cafein bởi chúng có thể làm cản trở việc hấp thu chất sắt của cơ thể.
  • Không nên sử dụng thuốc sắt cùng lúc với sữa, canxi hoặc các thực phẩm giàu chất xơ, tránh việc hấp thu sắt bị ảnh hưởng. Tốt nhất nên bổ sung sắt khoảng 2h sau khi ăn những thực phẩm này.
  • Kết hợp chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi khoa học, vận động nhẹ nhàng, bổ sung dinh dưỡng hợp lý.

Fogyma – thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối

Nếu mẹ lo ngại về cảm giác khó chịu, buồn nôn hay táo bón khi sử dụng thuốc sắt thì đừng bỏ qua Fogyma – thuốc sắt siêu hấp thu với 100% nguyên liệu sản xuất nhập khẩu châu Âu, thường xuyên được đội ngũ y bác sĩ đầu ngành của các bệnh viện lớn khuyên dùng.

Fogyma - thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối 1

Với thành phần chính là hoạt chất sắt nguyên tố dưới dạng phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose (Iron Polymaltose Complex – IPC), có cấu trúc tương tự với Ferritin – một protein có vai trò quan trọng trong việc dự trữ sắt của cơ thể, Fogyma sẽ giúp việc hấp thu sắt trở nên dễ dàng hơn. Hơn hết, IPC trong Fogyma có cấu trúc hữu cơ ổn định, không bị ion hóa nên ít gây kích ứng tiêu hóa, giảm thiểu đáng kể tình trạng nóng trong, táo bón, đau thượng vị xảy ra như khi sử dụng sắt muối vô cơ (do ion sắt từ từ muối sắt vô cơ gây kích ứng niêm mạc ống tiêu hóa).

Không giống với các thuốc sắt khác có vị tanh kim loại, gây cảm giác buồn nôn cho người dùng, thuốc sắt hữu cơ Fogyma có vị ngọt, hương thơm dễ uống, đặc biệt phù hợp cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Cách bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng cuối với Fogyma:

  • Trường hợp có biểu hiện thiếu sắt: 40 – 60ml/ngày
  • Trường hợp thiếu sắt tiềm ẩn: 20ml/ngày
  • Điều trị dự phòng: 10 – 20ml/ngày
  • Uống trong hoặc ngay sau bữa ăn.

Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN

BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)

Trên đây là những thông tin hữu ích về việc bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng cuối. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng gọi điện thoại trực tiếp đến tổng đài 1900 545 518 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Chúc bạn luôn tràn đầy năng lượng và hạnh phúc!

]]>
https://fogyma.vn/bo-sung-sat-cho-ba-bau-3-thang-cuoi-4023/feed/ 0
Thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối: Chọn thế nào? https://fogyma.vn/thuoc-sat-cho-ba-bau-3-thang-cuoi-250/ https://fogyma.vn/thuoc-sat-cho-ba-bau-3-thang-cuoi-250/#comments Sun, 21 Jan 2024 19:58:38 +0000 https://fogyma.vn/?p=250 Sắt là khoáng chất quan trọng với sức khỏe của mẹ bầu. Vậy có nên dùng thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối không? Làm sao để chọn được sản phẩm tốt? Cần lưu ý gì khi dùng? Hãy cùng Fogyma tìm hiểu nhé!

Thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối: Chọn thế nào? 1

Có nên dùng thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối?

Sắt là khoáng chất thiết yếu, cần thiết cho nhiều hoạt động của cơ thể. Đặc biệt, chúng là thành phần không thể thiếu trong việc tạo ra Hemoglobin – một phần quan trọng của tế bào hồng cầu, đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan trong cơ thể.

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn nhu cầu sắt của mẹ tăng cao nhất để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Trong khoảng thời gian này, bé cũng bắt đầu tích trữ sắt để đảm bảo lượng sắt cần thiết cho 4 – 6 tháng sau sinh, trước khi con có thể nhận được sắt từ việc ăn dặm.

Có nên dùng thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối? 1
Thiếu máu do thiếu sắt khiến sức khỏe bị ảnh hưởng

Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai không chỉ khiến sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt làm tăng nguy cơ đối diện với các vấn đề nghiêm trọng như: tiền sản giật, nhiễm trùng, băng huyết, suy dinh dưỡng bào thai, sinh non, thai lưu… Ngoài ra, trẻ được sinh ra từ mẹ bị thiếu máu thiếu sắt cũng có nguy cơ cao bị thiếu sắt. Điều này có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng cả thể lực và trí lực về sau.

Thông thường, mẹ có thể bổ sung sắt qua chế độ ăn hoặc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, lượng sắt hấp thu từ thực phẩm khá hạn chế (trung bình khoảng 5 – 15%), trong khi đó nhu cầu sắt của mẹ bầu trong 3 tháng cuối lại ở mức cao nhất nên nếu chỉ bổ sung sắt thông qua chế độ ăn là chưa đủ. Để đảm bảo sức khỏe, hạn chế tối đa nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, sử dụng thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối là việc cần thiết và được khuyến khích.

☛ Đọc thêm: Thiếu máu 3 tháng cuối thai kỳ: đừng xem nhẹ!

Lượng sắt cần thiết cho bà bầu 3 tháng cuối

Khi mang thai, nhu cầu sắt của mẹ sẽ tăng lên nhanh chóng, nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ. Theo đó, nếu trước khi mang thai, lượng sắt cần thiết ở nữ giới là 15mg/ngày thì khi mang thai mẹ sẽ cần 30mg/ngày. Đặc biệt, theo khuyến nghị, 3 tháng cuối mẹ có thể cần bổ sung nhiều hơn 60mg/ngày.

Tuy nhiên, lượng sắt thực tế cần bổ sung có thể thay đổi tùy vào tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng của mỗi mẹ bầu. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm được liều dùng phù hợp nhất.

Thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối có những loại nào?

Thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối có những loại nào? 1

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại thuốc sắt cho bà bầu, tuy nhiên chúng có thể được chia thành hai nhóm chính là sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Sắt vô cơ là sắt được kết hợp với các ion khác như sắt sulfat, sắt gluconat. Sắt hữu cơ là sắt được kết hợp với muối hữu cơ như fumarat, gluconat, polymaltose). So với sắt vô cơ, sắt hữu cơ có khả năng hấp thu cao hơn, ít gây tác dụng phụ như táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nóng trong người.

Ngoài ra, thuốc sắt cho bà bầu cũng được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như sắt viên, siro (sắt nước) và dạng dung dịch tiêm. Trong đó:

  • Sắt viên: Là dạng bào chế phổ biến nhất, có ưu điểm dễ bảo quản và mang theo nhưng lại có khả năng hấp thu kém hơn, dễ gây tác dụng phụ và có thể gây khó nuốt.
  • Sắt nước: Dễ uống, dạng lỏng nên có khả năng hòa tan nhanh chóng và được hấp thu tốt hơn, thường chứa sắt hữu cơ ít gây tác dụng phụ. Thích hợp sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Sắt tiêm: Được dùng trong trường hợp bà bầu bị thiếu máu nghiêm trọng, giúp bổ sung sắt nhanh chóng. Với các thuốc này, mẹ cần được tiêm, truyền và theo dõi tại cơ sở y tế.

☛ Tìm hiểu thêm: Bà bầu nên dùng sắt nước hay sắt viên?

Gợi ý chọn thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối

Gợi ý chọn thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối 1

Không phải loại thuốc sắt nào cũng phù hợp và an toàn cho bà bầu. Dưới đây là một vài tiêu chí mẹ bầu 3 tháng cuối không nên bỏ qua khi chọn thuốc sắt:

Thành phần đảm bảo

Thai kỳ được xem là giai đoạn nhạy cảm, tất cả các sản phẩm mẹ sử dụng trong giai đoạn này đều cần được chọn lựa kỹ lưỡng về mặt thành phần. Theo đó, mẹ nên ưu tiên các loại thuốc sắt chứa thành phần sắt hữu cơ với khả năng hấp thu cao, đồng thời cần đảm bảo không chứa chất cấm, phụ gia, chất bảo quản hoặc hương liệu nhân tạo không tốt cho sức khỏe.

Chọn sản phẩm có thương hiệu uy tín

Các sản phẩm có thương hiệu uy tín thường có cam kết rõ ràng về chất lượng, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn. Việc lựa chọn các sản phẩm này sẽ giúp mẹ bầu an tâm khi sử dụng.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều chế phẩm bổ sung sắt của các nhãn hiệu nổi tiếng đã xuất hiện hàng nhái và bị làm giả, mẹ bầu cần sáng suốt khi lựa chọn, chỉ nên mua hàng tại các cơ sở uy tín, tuyệt đối không mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Được cơ quan có thẩm quyền cấp phép

Khi chọn mua thuốc sắt, mẹ bầu cũng nên kiểm tra xem sản phẩm bổ sung sắt có được cấp phép lưu hành tại Việt Nam hay không, có mã số đăng ký, tem chống hàng giả và hạn sử dụng rõ ràng hay không…

Để đảm bảo an toàn sức khỏe, mẹ nên mua các sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép và còn nguyên tem mác, còn hạn sử dụng.

Hàm lượng sắt

Nhu cầu sắt vào 3 tháng cuối thai kỳ sẽ tăng cao do đó khi chọn thuốc sắt mẹ cũng nên chú ý đến hàm lượng, ưu tiên các sản phẩm có chứa từ 30mg sắt trở lên.

Nếu mẹ gặp khó khăn trong việc lựa chọn thuốc sắt thì đừng bỏ qua Fogyma – thuốc sắt nước hữu cơ hàng đầu, được nhiều chuyên gia và bác sĩ sản khoa khuyên dùng.

Hàm lượng sắt 1

Sở hữu thành phần chính là Sắt nguyên tố (dưới dạng phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose), Fogyma nổi bật với khả năng cung cấp sắt ở dạng dễ hấp thu, đem lại hiệu quả nhanh chóng trong việc giải quyết, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Đặc biệt, IPC không chứa ion sắt tự do, giúp giảm thiểu rủi ro về tác dụng phụ và kích ứng dạ dày.

Mỗi ml dung dịch Fogyma đều được định lượng chính xác với công thức riêng cùng dây chuyền sản xuất hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng. Đặc biệt, sản phẩm đã trải qua các quy trình kiểm định nghiêm ngặt về dược phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép, rất an toàn cho mẹ bầu.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)

Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂY Mua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN

Lưu ý giúp dùng thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối hiệu quả

Lưu ý giúp dùng thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối hiệu quả 1

Để việc sử dụng thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối đem lại hiệu quả cao, khi sử dụng mẹ cần lưu ý:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, dùng đúng liều lượng được khuyến cáo hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trong thời gian sử dụng, nếu có bất thường cần ngừng uống và thông báo cho bác sĩ.
  • Kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh để có một cơ thể khỏe mạnh và hấp thu dưỡng chất tốt hơn
  • Tăng cường bổ sung vitamin C, uống nhiều nước để tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
  • Không uống sắt cùng lúc với các sữa, các thực phẩm giàu canxi hoặc thuốc kháng sinh, tránh gây tình trạng cạnh tranh hấp thu với sắt, làm giảm hiệu quả bổ sung sắt.

☛ Đọc tiếp: Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu hiệu quả

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách chọn lựa thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối. Nếu cần tư vấn thêm về việc bổ sung sắt trong thai kỳ, hãy gọi điện thoại đến tổng đài 1900 545 518 để được hỗ trợ.

Chúc bạn sức khỏe!

]]>
https://fogyma.vn/thuoc-sat-cho-ba-bau-3-thang-cuoi-250/feed/ 18
Bà bầu uống 2 viên sắt 1 ngày có sao không? Tìm hiểu ngay! https://fogyma.vn/uong-2-vien-sat-1-ngay-sao-khong-3471/ https://fogyma.vn/uong-2-vien-sat-1-ngay-sao-khong-3471/#respond Mon, 27 Nov 2023 03:37:30 +0000 https://fogyma.vn/?p=3471 Ngày càng nhiều mẹ bầu ý thức được tầm quan trọng của việc bổ sung sắt khi mang thai. Kéo theo đó là rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc sử dụng sắt. Trong bài viết dưới đây, Fogyma sẽ giải đáp vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đó là “bà bầu uống 2 viên sắt 1 ngày có sao không?”. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bà bầu uống 2 viên sắt 1 ngày có sao không? Tìm hiểu ngay! 1

Bà bầu uống 2 viên sắt 1 ngày có sao không?

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ thiếu sắt do đó việc bổ sung sắt trong thời kỳ này là vô cùng quan trọng. Ngoài việc tham gia vào quá trình sản xuất tế bào hồng cầu, sắt còn đảm nhận nhiệm vụ hết sức quan trọng là vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể, cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Mặt khác, sắt cũng là yếu tố không thể thiếu trong việc cấu thành các enzyme miễn dịch, góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Bà bầu uống 2 viên sắt 1 ngày có sao không? 1
Khoáng chất sắt đóng vai trò quan trọng với sức khỏe

Mặc dù uống sắt là việc cần thiết và mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu, tuy nhiên, ta không nên sử dụng chúng một cách bừa bãi. Nhiều người tin rằng để khắc phục tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, việc uống nhiều sắt sẽ giúp mang lại hiệu quả nhanh hơn. Điều này dẫn đến việc tự sử dụng liều lượng sắt cao hơn so với chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, việc tự ý điều chỉnh tăng liều lượng này có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với bà bầu. Việc uống quá nhiều sắt trong một ngày có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi, trong một số trường hợp quá tải sắt có thể gây ngộ độc, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Vậy bà bầu uống 2 viên sắt 1 ngày có sao không? Thực tế, việc uống 2 viên sắt 1 ngày có sao không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của mẹ bầu và nhiều yếu tố khác. Điều này sẽ hoàn toàn bình thường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu mẹ sử dụng theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định hoặc khuyến cáo của nhà sản xuất.

Cụ thể, việc uống 2 viên sắt 1 ngày được xem là an toàn khi:

  • Mẹ bầu thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng: Nếu thông thường viên sắt được uống với liều lượng 1 viên mỗi ngày thì với các trường hợp thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng gấp đôi liều để bù đắp lượng sắt thiếu hút, hỗ trợ quá trình tạo máu diễn ra nhanh hơn.
  • Viên sắt hàm lượng thấp: Một số loại viên sắt có hàm lượng sắt thấp, nếu uống 1 viên sẽ không đủ cung cấp lượng sắt cần thiết, đặc biệt với các trường hợp thiếu máu thiếu sắt khi mang thai.
Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu tuyệt đối không tự ý uống sắt quá liều lượng khuyến nghị của nhà sản xuất khi không có chỉ định của bác sĩ.

Đọc thêm: Phụ nữ có thai nên uống sắt lúc nào?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu uống quá nhiều sắt?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu uống quá nhiều sắt? 1

Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi uống thuốc sắt là tuân thủ sử dụng đúng liều lượng. Việc mẹ bầu thường xuyên uống quá nhiều sắt có thể gây dư sắt với những triệu chứng như da vàng, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, tim đập nhanh, thiếu tỉnh táo, buồn nôn, nôn… kéo theo đó là những vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe, đe dọa an toàn của mẹ và thai nhi.

Cụ thể, khi mẹ tiêu thụ quá nhiều sắt, lượng sắt dư thừa có thể bị lưu lại trong gan dưới dạng ferritin. Nếu ferritin tăng cao quá mức có thể gây ngộ độc, làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như: suy giảm chức năng gan, tăng nguy cơ mắc ung thư gan, viêm khớp, đau nhức xương khớp, tiểu đường thai kỳ…

Mặt khác, lượng sắt dư thừa gia tăng có thể cản trở sự dẫn điện của tim, gây rối loạn nhịp tim, suy tim, đồng thời làm quá trình tạo máu và lưu thông máu bị ảnh hưởng. Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ mà còn gây trở ngại cho sự phát triển của thai nhi, gây nguy cơ sinh non và tăng khả năng mắc các bệnh lý sơ sinh.

Tìm hiểu chi tiết: Mẹ bầu dư sắt có sao không?

Bà bầu uống quá liều sắt phải làm sao?

Bà bầu uống quá liều sắt phải làm sao? 1

Uống quá liều sắt khi không có chỉ định của bác sĩ là việc không được khuyến khích. Trong trường hợp này, mẹ cần ngừng uống viên sắt ngay. Đồng thời hãy tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ để giảm sự hấp thu sắt trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung thực phẩm có tác dụng lợi tiểu như dưa hấu, rau má, cà chua, cần tây… để hỗ trợ quá trình loại bỏ sắt ra khỏi cơ thể.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu cho thấy cơ thể bị tổn thương hoặc sức khỏe bị ảnh hưởng đáng kể, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, đánh giá tình trạng cụ thể và điều trị kịp thời.

Tùy thuộc vào mức độ sắt tích tụ, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị khác nhau. Một trong những phương pháp phổ biến nhất là lấy máu tĩnh mạch. Quy trình này thường đòi hỏi mẹ bầu lấy máu từ tĩnh mạch 1 đến 2 lần mỗi tuần và tiếp tục trong vài tháng cho đến khi lượng sắt trong cơ thể trở về mức an toàn.

Bà bầu nên uống bao nhiêu sắt 1 ngày?

Bà bầu nên uống bao nhiêu sắt 1 ngày? 1

Nếu trước đó nhu cầu sắt hàng ngày của chị em vào khoảng 15mg/ngày thì khi mang thai, con số này sẽ tăng dần theo từng giai đoạn thai kỳ. Cụ thể:

  • 3 tháng đầu thai kỳ: 15 – 30mg/ngày.
  • 3 tháng giữa thai kỳ: 30 – 60mg/ngày.
  • 3 tháng cuối thai kỳ: Nhiều hơn 60mg/ngày.

Ngoài ra, lượng sắt cụ thể mẹ bầu cần bổ sung có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người. Để việc bổ sung sắt đạt hiệu quả cao, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Thông qua các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ quyết định liều dùng phù hợp với mẹ bầu, cũng như giúp mẹ quản lý các vấn đề sức khỏe liên quan đến thai kỳ tốt hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn uống sắt an toàn, hiệu quả

Fogyma – giải pháp bổ sung sắt an toàn, hiệu quả

Thuốc sắt Fogyma là lựa chọn được hàng triệu mẹ bầu, mẹ bỉm tin dùng. Sản phẩm được sản xuất từ 100% nguyên liệu nhập khẩu Italia cùng quy trình tối ưu, đảm bảo vô khuẩn trên dây chuyền công nghệ BFS hiện đại chuẩn châu Âu, đem lại chất lượng vượt trội.

Fogyma - giải pháp bổ sung sắt an toàn, hiệu quả 1

Nếu các loại viên sắt chứa sắt II thông thường khó hấp thu, dễ gây lắng đọng sắt và kích ứng dạ dày, tăng nguy cơ thừa sắt thì Fogyma với thành phần chính là nguyên tố hydroxyd polymaltose (Iron Polymaltose Complex – IPC) lại đem đến những ưu điểm vượt trội: hấp thu nhanh, không gây tác dụng phụ, thơm ngon, dễ uống.

IPC trong Fogyma có cấu trúc tương tự Ferritin dự trữ sắt trong cơ thể, giúp cơ thể dung nạp sắt 1 cách hiệu quả hơn. Đồng thời, chúng cũng sở hữu cấu trúc ổn định, không bị ion hóa, hạn chế tối đa tình trạng kích ứng dạ dày, không tương tác mạnh với các thuốc khác, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Đặc biệt, IPC còn giúp cơ thể có thể hấp thu sắt 1 cách tự nhiên, có kiểm soát, tăng khả năng đào thải sắt dư thừa và giảm thiểu tối đa tình trạng lắng đọng sắt, giúp bổ sung sắt 1 cách tối ưu.

Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN

BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)

Kết luận

Việc bà bầu uống 2 viên sắt 1 ngày có thể tốt nếu bạn dùng đúng liều lượng khuyến nghị hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài trường hợp trên, hãy cân nhắc thật cẩn thận, tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều dùng, tránh những tác động tiêu cực có thể xảy ra.

]]>
https://fogyma.vn/uong-2-vien-sat-1-ngay-sao-khong-3471/feed/ 0
Mẹ cần biết: Bầu quên uống sắt 1 ngày có sao không? https://fogyma.vn/quen-uong-sat-1-ngay-co-sao-khong-3451/ https://fogyma.vn/quen-uong-sat-1-ngay-co-sao-khong-3451/#respond Thu, 23 Nov 2023 04:21:44 +0000 https://fogyma.vn/?p=3451 Bổ sung sắt mỗi ngày là việc quan trọng, không thể thiếu của hầu hết mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Thế nhưng đôi khi vì nhiều lý do mẹ vẫn khó tránh khỏi tình trạng quên không uống sắt. Vậy bà bầu quên uống sắt 1 ngày có sao không? Có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mẹ cần biết: Bầu quên uống sắt 1 ngày có sao không? 1

Tầm quan trọng của sắt với mẹ bầu

Sắt không chỉ là khoáng chất quan trọng với việc sản xuất hồng cầu mà còn góp phần cấu thành các enzyme hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.

Với mẹ bầu, nhu cầu sắt sẽ tăng lên đáng kể để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Thiếu hụt sắt có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như thiếu máu, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Tầm quan trọng của sắt với mẹ bầu 1
Sắt là khoáng chất quan trọng với sự phát triển của thai nhi

Theo đó, thiếu máu thiếu sắt khiến mẹ mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng đến khả năng làm việc, hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, thiếu máu do thiếu sắt thai kỳ cũng gây nguy cơ sinh non, thai lưu, sảy thai, thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng nhiễm trùng, băng huyết… Với thai nhi, tình trạng này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé, khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân, đồng thời tác động không tốt đến sự phát triển thể chất, trí tuệ trong tương lai.

Chính vì vậy, việc đảm bảo cung cấp đủ sắt cho mẹ bầu là vô cùng quan trọng để tạo điều kiện tốt nhất cho một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

☛ Tìm hiểu thêm: Thai được bao nhiêu tuần thì uống sắt?

Bà bầu quên uống sắt 1 ngày có sao không?

Trong cuộc sống bận rộn, đôi khi khó tránh khỏi những ngày mẹ bầu quên uống sắt. Chính vì vậy không ít mẹ có chung thắc mắc “bà bầu quên uống sắt 1 ngày có sao không?”.

Thực tế việc quên uống sắt 1 ngày không phải là vấn đề lớn và sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì thế mẹ không cần lo lắng quá mức.

Bà bầu quên uống sắt 1 ngày có sao không? 1

Nếu vào buổi tối mẹ bầu nhớ ra chưa uống sắt thì cũng không nên vội uống ngay, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Thời điểm này, hệ tiêu hóa bắt đầu hoạt động chậm lại, nhất là trong lúc ngủ, việc uống sắt trong khoảng thời gian này có thể khiến quá trình hấp thu diễn ra kém hiệu quả, dễ gây lắng đọng sắt, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Giải pháp lúc này là mẹ hãy bỏ qua liều ngày hôm đó và uống liều mới vào ngày hôm sau. Tuyệt đối không uống bù gấp đôi liều.

Trong trường hợp quên uống sắt vào buổi sáng, mẹ có thể bổ sung vào buổi trưa hoặc chiều và ngày tiếp theo vẫn tiếp tục uống đúng liều lượng như bình thường. Tuy nhiên cần tránh uống sắt cùng lúc với canxi bởi canxi có thể tương tác, gây giảm khả năng hấp thu sắt tại đường tiêu hóa. Mẹ cần sắp xếp thời gian uống sắt cách thời điểm sử dụng canxi khoảng 2 giờ.

☛ Đọc thêm: Cách dùng thuốc sắt không gây táo bón

Mẹo giúp mẹ bầu không quên uống sắt

Mẹo giúp mẹ bầu không quên uống sắt 1
Cài nhắc nhở trên điện thoại giúp bà bầu nhớ uống sắt

Quên uống sắt 1 ngày không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc duy trì uống sắt đều đặn, chính xác sẽ tốt hơn cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Để hạn chế tình trạng quên liều khi sử dụng sắt, mẹ có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tạo thói quen: Mẹ nên chọn 1 thời điểm cố định hàng ngày để uống sắt vào buổi sáng hoặc trưa để hình thành thói quen cho bản thân, hạn chế tình trạng quên liều.
  • Cài đặt nhắc nhở: Mẹ bầu có thể cài báo thức trên điện thoại hoặc cài đặt các ứng dụng thông minh để nhớ lịch uống thuốc. Đến đúng giờ, chuông báo sẽ kêu kèm thông báo đều đặn, giúp mẹ không bỏ lỡ việc uống sắt.
  • Nhờ người khác nhắc nhở: Bà bầu cũng có thể nhờ bạn bè, người thân, đồng nghiệp… những người thường xuyên tiếp xúc trong khung giờ cần bổ sung sắt nhắc nhở việc uống sắt để tránh quên liều.
  • Luôn mang theo thuốc sắt: Đây cũng là gợi ý hay có thể giúp mẹ tự nhắc nhở bản thân uống sắt mỗi ngày. Việc mang theo sắt sẽ giúp mẹ luôn trong trạng thái chuẩn bị sẵn sàng, tránh bỏ qua liều dùng sắt. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý chọn những sản phẩm bổ sung sắt dễ bảo quản và tiện lợi khi sử dụng để đảm bảo chất lượng và có thể linh hoạt hơn trong việc bổ sung sắt.

Fogyma – sắt nước siêu hấp thu, tiện lợi khi sử dụng

Nếu mẹ bầu muốn bổ sung sắt một cách nhanh chóng, hiệu quả, thuận tiện, đồng thời bảo quản sản phẩm đơn giản, dễ dàng, có thể mang theo bất cứ đâu thì đừng bỏ qua Fogyma.

Fogyma - sắt nước siêu hấp thu, tiện lợi khi sử dụng 1

Fogyma là thuốc sắt nước hữu cơ chất lượng cao đã được Bộ Y tế cấp phép, được tin dùng bởi hàng triệu mẹ bầu, mẹ sau sinh và nuôi con nhỏ. Sản phẩm nổi bật với thành phần chính là Sắt (III) Hydroxide Polymaltose, có cấu trúc tương tự như ferritin, mang lại cơ chế hấp thu chủ động, từ đó phòng ngừa và điều trị thiếu máu thiếu sắt tối ưu.

Đặc biệt, thành phần IPC trong Fogyma sở hữu cấu trúc ổn định, không bị ion hóa, giúp hạn chế tối đa những vấn đề như khó tiêu, táo bón hay cảm giác nóng trong người.

Trong 10ml dung dịch Fogyma có chứa 50mg sắt, giúp bù đắp nhanh chóng lượng sắt thiếu hụt. Sản phẩm hiện được phân phối trên thị trường với 2 dạng đóng gói:

  • Dạng ống chia liều sẵn: 10ml/ống, 5 ống 1 vỉ x 4 vỉ/hộp.
  • Dạng chai: Chứa 120ml dung dịch, kèm theo xi-lanh chia liều trong vỏ hộp.

Dạng chai sẽ thích hợp cho các bé và các mẹ bầu muốn chia nhỏ liều dùng. Còn với dạng ống chia sẵn liều, mẹ bầu có thể mang đi bất cứ đâu, dù là đi làm, đi dạo phố, đi du lịch… đều vô cùng thuận tiện, tránh việc quên liều. Đặc biệt là mẹ cũng không cần lo lắng về cách bảo quản cũng như chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, hương vị ngọt ngào, thơm mùi trái cây của thuốc sắt hữu cơ Fogyma rất dễ uống, không gây cảm giác buồn nôn khi sử dụng, mẹ bầu có thể uống trực tiếp hoặc uống cùng nước lọc đều được, rất tiện lợi khi sử dụng.

Có Fogyma, việc bổ sung sắt cho mẹ bầu sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng hơn bao giờ hết.

Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN

BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)

Kết luận

Việc quên uống sắt 1 ngày sẽ không gây tác động tiêu cực đến sức khỏe mẹ và bé do đó bà bầu không cần lo lắng. Tuy nhiên, để có 1 thai kỳ khỏe mạnh thì việc uống sắt đều đặn, đúng liều lượng là vô cùng cần thiết. Hãy áp dụng các mẹo nhỏ như cài đặt nhắc nhở trong điện thoại, luôn mang theo thuốc sắt, uống sắt cùng thời điểm mỗi ngày… để tránh quên liều nhé!

]]>
https://fogyma.vn/quen-uong-sat-1-ngay-co-sao-khong-3451/feed/ 0
Lượng sắt cần thiết cho bà bầu suốt thai kỳ bao nhiêu là đủ? https://fogyma.vn/luong-sat-can-thiet-cho-ba-bau-3440/ https://fogyma.vn/luong-sat-can-thiet-cho-ba-bau-3440/#respond Wed, 22 Nov 2023 03:36:04 +0000 https://fogyma.vn/?p=3440 Mẹ bầu thường nhận được lời khuyên nên bổ sung sắt trong suốt quá trình mang thai. Vậy lượng sắt cần thiết cho bà bầu suốt thai kỳ bao nhiêu là đủ? Hãy cùng Fogyma tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây nhé!

Lượng sắt cần thiết cho bà bầu suốt thai kỳ bao nhiêu là đủ? 1

Bà bầu có nên bổ sung sắt suốt thai kỳ?

Sắt là khoáng chất đặc biệt cần thiết trong quá trình hình thành hồng cầu và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Với bà bầu, sắt không thể thiếu trong việc duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài vai trò vận chuyển máu và oxy đi khắp các cơ quan trong cơ thể, chúng còn góp phần quan trọng trong việc tạo ra các enzyme hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.

Đặc biệt, sắt cũng hỗ trợ quá trình phân chia tế bào, góp phần hình thành các tế bào mới. Điều này rất quan trọng với thai nhi, nhất là trong giai đoạn quan trọng 10 – 16 ngày sau khi thụ thai – thời điểm mang tính quyết định cho việc hình thành các tế bào thần kinh của bé.

Bà bầu có nên bổ sung sắt suốt thai kỳ? 1
Sắt rất cần thiết với mẹ bầu và thai nhi

Nếu không được cung cấp đủ sắt, cả sức khỏe của mẹ và sự phát triển, an toàn của thai nhi đều bị ảnh hưởng. Theo đó, thiếu hụt sắt có thể dẫn đến thiếu máu và gây ra những tác động tiêu cực như nguy cơ sảy thai, thai lưu, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, tiền sản giật, băng huyết sau sinh… đồng thời còn có thể tác động tới sự phát triển trí não của trẻ sau này.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, phụ nữ mang thai cần lượng sắt lớn hơn so với bình thường và có nguy cơ cao bị thiếu máu do thiếu sắt. Chính vì vậy việc bổ sung sắt suốt thai kỳ là vô cùng quan trọng. Theo khuyến nghị, chị em nên bổ sung sắt từ trước khi mang thai 1 – 3 tháng hoặc ngay khi phát hiện mang thai và duy trì sử dụng đúng liều lượng trong suốt quá trình mang thai đến sau sinh 1 – 3 tháng.

☛ Xem thêm: Thai bao nhiêu tuần thì uống sắt là tốt nhất?

Lượng sắt cần thiết cho bà bầu suốt thai kỳ bao nhiêu là đủ?

Lượng sắt cần thiết cho bà bầu suốt thai kỳ bao nhiêu là đủ? 1

Trước khi mang thai, nữ giới trong độ tuổi sinh sản cần bổ sung khoảng 15mg/ngày. Trong suốt thai kỳ, lượng sắt cần thiết cho bà bầu sẽ không ngừng thay đổi. Cụ thể:

Lượng sắt cần thiết cho bà bầu 3 tháng đầu

Giai đoạn đầu thai kỳ thai nhi đã bắt đầu hình thành nhưng kích thước vẫn chưa phát triển quá rõ rệt. Lượng sắt cần thiết cho mẹ bầu trong thời gian này cũng chưa quá cao. Theo khuyến nghị, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần bổ sung khoảng 15 – 30mg sắt mỗi ngày.

Lượng sắt cần thiết cho bà bầu 3 tháng giữa

Vào 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi bắt đầu phát triển ngày một nhanh, cơ thể mẹ sẽ cần lượng sắt lớn hơn để cung cấp đủ máu và oxy cho cả mẹ và bé. Lượng sắt mẹ được khuyến nghị bổ sung lúc này vào khoảng 30 – 60mg/ngày để đảm bảo quá trình sản xuất hồng cầu và duy trì thai kỳ khỏe mạnh.

☛ Tìm hiểu thêm: Cách chọn thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng giữa

Lượng sắt cần thiết cho bà bầu 3 tháng cuối

Giai đoạn 3 tháng cuối là thời điểm mẹ bầu cần chuẩn bị sẵn sàng cho việc chào đón thiên thần nhỏ. Khi sinh con, cơ thể mẹ sẽ mất đi một lượng máu đáng kể, nếu không có đủ trữ lượng sắt cần thiết, mẹ rất dễ bị thiếu máu và đối diện với các vấn đề nguy hiểm như băng huyết, nhiễm trùng…

Chính vì vậy, nhu cầu sắt trong 3 tháng cuối của mẹ bầu sẽ tăng lên đáng kể để đảm bảo cả mẹ và thai nhi có đủ năng lượng cũng như sức khỏe cho quá trình sinh nở. Cụ thể, theo khuyến nghị, lượng sắt mẹ cần bổ sung trong giaia đoạn này sẽ vượt qua con số 60mg/ngày.

☛ Nên xem: Cách dùng thuốc sắt chuẩn cho bà bầu 3 tháng cuối

Lưu ý: Thực tế lượng sắt cần thiết cho bà bầu trong suốt thai kỳ có thể khác nhau tùy từng trường hợp. Nếu bị thiếu máu thiếu sắt, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung khoảng 50 – 100mg/ngày. Trường hợp nghiêm trọng, mẹ cũng có thể cần điều trị nội trú 2 – 3 tháng với phương pháp tiêm truyền tĩnh mạch nhằm đảm bảo an toàn và có đủ lượng máu cần thiết cho thai kỳ.

Để biết chính xác lượng sắt cần thiết với tình trạng của bản thân, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ, thực hiện các xét nghiệm cần thiết và nhận sự tư vấn.

Bổ sung sắt cho bà bầu suốt thai kỳ như thế nào?

Trong suốt thai kỳ, bà bầu có thể bổ sung sắt qua 2 nguồn chính là chế độ ăn và sử dụng thuốc. Cụ thể:

Bổ sung sắt qua chế độ ăn

Bổ sung sắt qua chế độ ăn 1

Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào cho mẹ bầu, bao gồm cả khoáng chất sắt với 2 nhóm: sắt heme (có nguồn gốc từ động vật) và sắt non-heme (có nguồn gốc thực vật). Mặc dù sắt heme có khả năng hấp thu cao hơn so với sắt non-heme, tuy nhiên mẹ nên sử dụng cân bằng các nhóm thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng tối ưu.

Dưới đây là một số thực phẩm bà bầu không nên bỏ qua khi cần bổ sung sắt:

  • Thịt bò: 100g thịt bò chứa khoảng 2.6 – 3.0mg sắt, đặc biệt sắt heme dễ hấp thu, giúp cơ thể nạp năng lượng một cách hiệu quả. Đây cũng là nguồn cung cấp các dưỡng chất quan trọng như chất đạm, vitamin B12, kẽm và selen, hỗ trợ quá trình sản xuất tế bào hồng cầu và cải thiện chứng thiếu máu.
  • Cá hồi và hải sản: 100g cá hồi chứa khoảng 1mg sắt, bên cạnh lượng omega-3 tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, hàu… cũng giúp bổ sung sắt và mang lại cho mẹ bầu nhiều dưỡng chất thiết yếu như kẽm, vitamin nhóm B…
  • Gan động vật: Gan bò, gan gà hay gan heo là nguồn sắt heme dồi dào và cung cấp nhiều vitamin quan trọng như A, B2, B12 và niacin cho cơ thể. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng chúng cũng chứa nhiều cholesterol do đó mẹ bầu không nên ăn quá nhiều.
  • Cải bó xôi: 100g cải bó xôi có chứa khoảng 2.7mg sắt. Ngoài ra, chúng cũng chứa nhiều acid folic, vitamin C, vitamin K và chất xơ… tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.
  • Rau muống: Rau muống chứa khoảng 2,5mg sắt trong 100g rau, cùng với vitamin A, vitamin C và acid folic, giúp tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và hỗ trợ quá trình hấp thu sắt.
  • Đậu đen: 100g đậu đen chứa khoảng 2,2mg sắt, cùng với folate, magie và canxi… rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi.

Sử dụng thuốc sắt

Sử dụng thuốc sắt 1

Sắt là khoáng chất thiết yếu của cơ thể tuy nhiên chúng lại khó hấp thu. Cơ thể không thể hấp thu toàn bộ lượng sắt có trong thực phẩm được tiêu thụ. Trong khi đó, nhu cầu sắt của bà bầu lại không ngừng gia tăng theo từng giai đoạn của thai kỳ. Chính vì vậy, mẹ thường được khuyến khích sử dụng thuốc sắt hoặc các chế phẩm bổ sung sắt trong suốt quá trình mang thai.

Hiện nay, có hai dạng thuốc sắt được sử dụng rộng rãi là sắt vô cơ và hữu cơ. Trong đó, sắt hữu cơ thường dễ hấp thu và ít gây tác dụng phụ hơn, còn sắt vô cơ lại có giá thành rẻ và hàm lượng sắt cao hơn nhưng dễ gây táo bón, nóng trong… Tùy nhu cầu và thể trạng của bản thân, mẹ bầu có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ tin dùng các sản phẩm có thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng, an toàn, hiệu quả như Fogyma.

Sử dụng thuốc sắt 2

Thuốc sắt nước hữu cơ Fogyma là sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép, đã và đang được nhiều bác sĩ sản khoa khuyên dùng. Với nguyên liệu nhập khẩu từ Italia và thành phần chính là sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC), Fogyma giúp bổ sung sắt thiếu hụt nhanh chóng và cải thiện các triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Điểm mạnh của Fogyma gồm:

  • Khả năng hấp thu nhanh: IPC có cấu trúc tương tự Ferritin – loại protein quan trọng trong việc dự trữ sắt, giúp tăng khả năng hấp thu.
  • Ít tác dụng phụ: IPC không bị ion hóa và hấp thu nhanh, không gây lắng đọng sắt, hạn chế tối đa tình trạng kích ứng đường tiêu hóa, nóng trong, táo bón…
  • Dễ uống: Fogyma có hương trái cây thơm ngon, không gây cảm giác buồn nôn khi sử dụng.
  • Không gây tiểu đường thai kỳ: Đường trong Fogyma là loại đường điều vị, không tăng sinh năng lượng và không gây ra tiểu đường trong thai kỳ.

Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN

BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)

Lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu suốt thai kỳ

Lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu suốt thai kỳ 1

Để việc bổ sung sắt trong suốt thai kỳ cho hiệu quả tối ưu và đảm bảo an toàn bà bầu cần lưu ý:

Uống thuốc sắt đúng liều lượng: Sử dụng thuốc sắt theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn từ nhà sản xuất để đảm bảo việc bổ sung đúng liều.

Tách biệt thời gian bổ sung sắt: Một số chất có thể cản trở quá trình hấp thu sắt như canxi, caffeine, tanin… Do đó, mẹ bầu nên tránh sử dụng các chế phẩm bổ sung canxi hoặc các thực phẩm như sữa, phô mai, trà, cà phê… cùng lúc với các thực phẩm giàu sắt hoặc cùng thời điểm uống sắt. Theo khuyến cáo, hãy dùng sắt cách thời điểm sử dụng các chất này khoảng 2 giờ.

Duy trì việc uống đủ nước: Uống đủ nước hàng ngày giúp cải thiện sự trao đổi chất, hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt và dưỡng chất khác một cách hiệu quả, ngăn ngừa táo bón.

Sinh hoạt lành mạnh: Việc xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu, bao gồm cả việc tăng hiệu quả hấp thu sắt và hạn chế nguy cơ tác dụng phụ. Theo đó, mẹ nên sắp xếp thời gian làm việc khoa học, ngủ đủ giấc, kết hợp tập luyện nhẹ nhàng với các bộ môn đi bộ quãng ngắn, yoga, bơi lội… tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

Kết luận

Bổ sung sắt trong suốt thai kỳ là cần thiết và rất quan trọng với bà bầu. Bên cạnh việc ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt, mẹ cần tuân thủ dùng thuốc sắt theo đúng liều lượng. Mặt khác, đừng quên thăm khám định kỳ để quản lý sức khỏe thai kỳ và đánh giá hiệu quả sử dụng sắt, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

]]>
https://fogyma.vn/luong-sat-can-thiet-cho-ba-bau-3440/feed/ 0
Lượng sắt cần thiếu cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ chuẩn WHO https://fogyma.vn/luong-sat-can-thiet-cho-ba-bau-3-thang-dau-3378/ https://fogyma.vn/luong-sat-can-thiet-cho-ba-bau-3-thang-dau-3378/#respond Fri, 10 Nov 2023 08:31:30 +0000 https://fogyma.vn/?p=3378 Sắt rất quan trọng trong thai kỳ, tuy nhiên không phải cứ bổ sung nhiều là tốt. Mỗi giai đoạn mẹ bầu cần lượng sắt không giống nhau, việc bổ sung dư thừa có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Sau đây cùng tìm hiểu lượng sắt 3 tháng đầu thai kỳ là bao nhiêu theo chuẩn WHO ngay sau đây nhé.

Lượng sắt cần thiếu cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ chuẩn WHO 1

Vai trò của sắt đối với phụ nữ mang thai

Sắt là nguyên liệu cấu tạo nên hemoglobin giúp vận chuyển oxy tới các mô trong cơ thể. Sắt còn là thành phần enzyme hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mẹ bầu.

Khi mang thai, thể tích máu của mẹ bầu tăng lên 50%  so với bình thường. Sự tăng thể tích máu đòi hỏi cần được cung cấp lượng sắt nhiều hơn để tạo máu nuôi cơ thể. Nếu không được cung cấp đủ sắt, lượng huyết sắc tố giảm theo gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu sắt ở mẹ bầu và dẫn tới nhiều nguy cơ sức khỏe:

  • Đối với bà bầu: Tăng nguy cơ sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, tăng huyết áp trong thai kỳ, tiền sản giật, vỡ ối sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản…
  • Đối với thai nhi: Bé suy dinh dưỡng, nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, thời gian điều trị hồi sức kéo dài, dễ mắc các bệnh sơ sinh hơn những trẻ khác, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.

Vai trò của sắt đối với phụ nữ mang thai 1

Do đó, bổ sung đủ sắt cho mẹ bầu trong thai kỳ là điều vô cùng cần thiết. Mẹ bầu cần nắm rõ lượng sắt cần bổ sung ở mỗi giai đoạn của thai kỳ để cung cấp đủ lượng sắt, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa sắt đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

☛ Tham khảo thêm tại: Thiếu máu khi mang thai 3 tháng đầu cần làm gì?

Lượng sắt cần thiết cho bà bầu 3 tháng đầu

Khi chưa mang thai, nhu cầu sắt của chị em theo khuyến nghị khoảng 15mg sắt/ngày. Tuy nhiên, khi bắt đầu mang thai lượng sắt cần thiết mỗi ngày sẽ tăng lên tùy theo mỗi giai đoạn của thai kỳ.

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, phụ nữ khi bắt đầu có dấu hiệu mang thai cần uống viên sắt mỗi ngày. Thời gian uống có thể kéo dài tới sau sinh một vài tháng. Liều dùng từ 30 – 60mg sắt/ngày.

3 tháng đầu thai kỳ (tam cá nguyệt thứ nhất) là thời gian thai nhi bắt đầu hình thành nên nhu cầu sắt chưa cao so với các tháng tiếp theo. Lượng sắt cần thiết cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ là 30mg/ngày. Tuy nhu cầu sắt ở giai đoạn này thấp nhưng mẹ không nên vì thế mà để cơ thể thiếu hụt sắt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi.

Lượng sắt cần thiết cho bà bầu 3 tháng đầu 1

Với mẹ bầu bị chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt, có thể được bác sĩ chỉ định bổ sung 50 – 100mg sắt mỗi ngày. Trường hợp nghiêm trọng hơn cần nằm viện điều trị từ 2 – 3 tháng thông qua tiêm truyền đường tĩnh mạch để đảm bảo lượng máu cần thiết để ổn định sức khỏe.

Bổ sung và duy trì lượng sắt cần thiết cho cơ thể là điều rất quan trọng đối với mẹ bầu để đảm bảo sức khỏe của mẹ cũng như sự tăng trưởng của con. Tuy nhiên, bổ sung sắt qua chế độ ăn uống sẽ không đảm bảo đủ lượng sắt cần thiết. Vì vậy, các bác sĩ thường chỉ định mẹ bầu bổ sung thuốc sắt để đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng sắt cần thiết.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Giải đáp: Có nên dùng thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng đầu?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Ba tháng đầu là khoảng thời gian tế bào phôi, thai hình thành và nhân lên nhiều lần nhanh chóng. Bổ sung đủ sắt mỗi ngày sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho enzyme hoạt động, vận chuyển dinh dưỡng và oxy diễn ra thuận lợi. Giai đoạn này mẹ bầu cần bổ sung sắt thông qua chế độ ăn uống giàu sắt và sản phẩm thuốc sắt cho mẹ bầu.

Chế độ ăn uống giàu sắt

Chế độ ăn uống giàu sắt 1

Thực phẩm luôn là nguồn bổ sung sắt an toàn và phong phú đối với thai phụ. Một số thực phẩm giàu sắt mẹ có thể thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình như:

– Nguồn động vật

  • Thịt đỏ: Thịt bò, thịt dê, thịt cừu…
  • Gan động vật: Gan bò, gan ngỗng, gan lợn…
  • Các loại thịt như thịt gà, thịt lợn…
  • Trứng
  • Các loại hải sản (ngao, sò, ốc, hến, trai, cua, tôm…)

– Nguồn thực vật

  • Bí ngô
  • Các loại đậu như đậu lăng, đậu hà lan, đậu xanh, đậu đỏ…
  • Các loại rau xanh lá: rau bina, cải chíp, cải ngọt, súp lơ xanh, rau ngót…
  • Các loại hạt và trái cây sấy khô
  • Bánh mì, các loại ngũ cốc

Trong đó, sắt có nguồn động vật dễ hấp thu hơn so với sắt có nguồn gốc thực vật. Cơ thể hấp thu 10 – 15% sắt từ động vật, 5 – 10% sắt có trong thực vật. Muốn cung cấp đủ sắt thì cần phải ăn một lượng thức ăn gấp 10 lần so với nhu cầu khuyến cáo. Vì vậy, để đảm bảo nhu cầu sắt mỗi ngày, việc uống sắt là điều cần thiết đối với mẹ bầu.

Bổ sung thuốc sắt cho mẹ bầu

Nguồn thực phẩm không đủ đáp ứng nhu cầu sắt ngày càng tăng của mẹ bầu. Mẹ bầu cần cung cấp thêm sắt từ các sản phẩm bổ sung sắt. Nhiều mẹ bầu phân vân không biết loại thuốc sắt nào tốt cho phụ nữ mang thai. Hiện nay, thuốc sắt cho bà bầu có 2 dạng vô cơ và hữu cơ. Trong đó, sắt hữu cơ có ưu điểm dễ hấp thu hơn, ít gây ra các tác dụng phụ.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Sắt hữu cơ cho bà bầu: Nên dùng loại nào, dùng ra sao?

Hiện nay, thuốc sắt cho mẹ bầu được nhiều bác sĩ sản khoa khuyên dùng là sắt nước hữu cơ Fogyma. Với 100% nguyên liệu nhập khẩu từ Italia cùng thành phần chính là sắt nguyên tố dưới dạng phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose (Iron Polymaltose Complex – IPC), Fogyma sẽ giúp bù đắp lượng sắt thiếu hụt một cách nhanh chóng, cải thiện hiệu quả các triệu chứng thiếu máu thiếu sắt nhờ những ưu điểm:

  • Hấp thu nhanh: IPC có cấu trúc tương tự Ferritin – Protein có vai trò quan trọng trong việc dự trữ sắt của cơ thể nên có khả năng hấp thu cao hơn
    Ít tác dụng phụ: IPC không bị ion hóa như các chế phẩm chứa muối sắt (II) thông thường, không gây kích ứng đường tiêu hóa, hạn chế tối đa tình trạng nóng trong, táo bón
  • Dễ uống: Hương trái cây thơm ngon, không gây cảm giác buồn nôn khi sử dụng.
  • Không chứa đường tăng sinh: Đường trong Fogyma là đường điều vị, không sinh năng lượng và không gây tiểu đường thai kỳ.

Bổ sung thuốc sắt cho mẹ bầu 1

Fogyma là thuốc sắt nước hữu cơ được sản xuất bởi Công ty Cổ phần dược phẩm CPC1 HÀ NỘI. Nguồn nguyên liệu được nhập khẩu 100% tại Italia, công nghệ sản xuất BFS hiện đại bậc nhất châu Âu. Đặc biệt, sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt về an toàn, chất lượng trước khi lưu hành trên thị trường.

Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN

BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)

Lưu ý khi bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Khi bổ sung sắt cho mẹ bầu 3 tháng đầu, những lưu ý sau đây sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.

  • Đúng liều lượng: Khi uống sắt mẹ bầu cần tuân thủ đúng liều lượng kê đơn, tránh bổ sung thiếu hoặc quá liều trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường, suy gan – thận…
  •  Bổ sung thêm vitamin C: Sắt là khoáng chất khó hấp thu, để cơ thể tăng cường hấp thu sắt mẹ bầu cần uống sắt kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, chanh, bưởi.
  • Đúng thời điểm: Để tăng cường hấp thu sắt, mẹ nên uống sắt lúc bụng đói, uống sắt trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn sáng 2 giờ để cơ thể hấp thu sắt tốt nhất.
  • Tránh dùng sắt cùng canxi: Canxi hoặc các thực phẩm giàu canxi cạnh tranh, làm giảm hấp thu sắt. Vì vậy, khi uống sắt cần tránh sử dụng canxi, sữa và các thực phẩm giàu canxi khác. Tốt nhất nên uống cách nhau khoảng 2 giờ để tránh gây cạnh tranh nhau.
  • Mẹ bầu cần uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón. Uống sắt cùng nước đun sôi để nguội, tránh dùng trà hay cà phê có thể làm giảm hấp thu sắt.

Dùng thuốc bổ sung sắt đảm bảo mẹ bầu được nạp đủ sắt mỗi ngày. Tuy nhiên, việc này cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn để được tư vấn đúng về liều lượng, thời gian. Mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc bổ sung sắt khi chưa được sự cho phép của bác sĩ chuyên môn.

Hy vọng những thông tin trên giúp mẹ bầu giải đáp câu hỏi “Lượng sắt cần cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ” và có những kiến thức cần thiết khi bổ sung sắt cho mình ở giai đoạn này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào mời bạn đọc liên hệ hotline 1900.545.518 (giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết nhé.
]]>
https://fogyma.vn/luong-sat-can-thiet-cho-ba-bau-3-thang-dau-3378/feed/ 0
Bầu uống sắt bao lâu thì uống sữa? Cách uống chuẩn! https://fogyma.vn/bau-uong-sat-bao-lau-thi-uong-sua-3355/ https://fogyma.vn/bau-uong-sat-bao-lau-thi-uong-sua-3355/#respond Thu, 09 Nov 2023 08:11:12 +0000 https://fogyma.vn/?p=3355 Sắt là khoáng chất có vai trò hết sức quan trọng với cả mẹ và bé trong thai kỳ. Khác với nhiều dưỡng chất khác, khả năng hấp thu sắt rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều loại thực phẩm, trong đó có sữa – nguồn dưỡng chất dồi dào được nhiều mẹ yêu thích. Vậy bà bầu uống sắt bao lâu thì uống sữa? Hãy cùng Fogyma tìm hiểu nhé!

Bầu uống sắt bao lâu thì uống sữa? Cách uống chuẩn! 1

Sữa ảnh hưởng đến hấp thu sắt như thế nào?

Sữa ảnh hưởng đến hấp thu sắt như thế nào? 1

Sữa nổi tiếng là thực phẩm giàu canxi và nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Trong khi đó, sắt là khoáng chất khó hấp thu và lượng canxi dồi dào trong sữa có thể tương tác với sắt, gây sự cạnh tranh lẫn nhau trong quá trình hấp thu vào cơ thể, dẫn đến việc giảm hấp thu sắt.

Ngoài ra, sữa cũng chứa một số protein như casein và lactoferrin, chúng có thể gắn với sắt và ngăn cản sự hấp thu sắt tại đường tiêu hóa, khiến cơ thể thiếu sắt dù vẫn uống sắt mỗi ngày.

Ngoài sữa, các chế phẩm khác từ sữa như sữa chua, váng sữa, phô mai… cũng có thể khiến quá trình hấp thu sắt của cơ thể bị ảnh hưởng. Vì vậy, bạn không nên tiêu thụ các thực phẩm này cùng lúc với sắt.

☛ Xem thêm: Mang thai không uống sắt có sao không?

Bà bầu uống sắt bao lâu thì uống sữa?

Bà bầu uống sắt bao lâu thì uống sữa? 1

Như đã nói ở trên, việc uống sữa cùng lúc với sắt có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Chính vì vậy, mẹ không nên kết hợp bổ sung đồng thời cả hai khoáng chất này. Thay vào đó, hãy lựa chọn thời điểm sử dụng thích hợp để đảm bảo việc hấp thụ dưỡng chất được diễn ra tối ưu.

Vậy uống sắt bao lâu thì uống sữa?

Theo khuyến nghị, mẹ nên uống sữa cách thời gian uống sắt khoảng 2 giờ đồng hồ để các hoạt chất được cơ thể hấp thu hiệu quả nhất, đảm bảo việc cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi.

Ngoài sữa, các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa… cũng có thể ngăn cản quá trình hấp thu sắt của cơ thể. Vì vậy, mẹ nên tránh tiêu thụ chúng cùng lúc với các thực phẩm này.

Cách uống sắt và sữa tốt cho mẹ bầu

Cách uống sắt và sữa tốt cho mẹ bầu 1

Cơ thể sẽ hấp thu sắt hiệu quả hơn nếu ta dùng chúng vào buổi sáng, lúc bụng đói. Vì vậy, mẹ nên ưu tiên uống sắt trước bữa ăn 30 phút hoặc tốt hơn là sau khi ăn 1 – 2 giờ để tránh tình trạng kích ứng dạ dày.

Nếu uống sắt sau bữa sáng khoảng 2 giờ, mẹ có thể dành một ly sữa ấm vào bữa phụ buổi chiều hoặc tối để có được một giấc ngủ ngon hơn. Tương tự, nếu uống sắt trước bữa sáng, mẹ có thể uống sữa sau bữa ăn trưa khoảng 1 – 2 giờ.

Mẹ cũng có thể linh hoạt thay đổi, điều chỉnh khung giờ uống sữa hàng ngày theo sở thích bản thân, chỉ cần đảm bảo khoảng cách thời gian 2 giờ với việc uống sắt.

☛ Đọc tiếp: Uống sắt, canxi vào thời điểm nào tốt nhất?

Ngoài ra, để quá trình bổ sung sắt đem lại hiệu quả tối ưu và đảm bảo an toàn, mẹ nên cân nhắc lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu uy tín, chất lượng và độ an toàn, tin cậy cao như Fogyma.

Cách uống sắt và sữa tốt cho mẹ bầu 2

Fogyma là thuốc sắt nước hữu cơ được hàng triệu mẹ bầu, mẹ bỉm tin dùng. Sản phẩm có thành phần chính là phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC), đem lại khả năng hấp thu nhanh chóng, vượt trội, không có mùi tanh kim loại, không gây cảm giác khó chịu, buồn nôn và đặc biệt không gây táo bón, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày.

Fogyma đã được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo an toàn và là sự lựa chọn hoàn hảo để chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN

BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)

Những thực phẩm cần tránh dùng cùng lúc với sắt

Ngoài các thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, mẹ bầu cũng nên tránh dùng sắt cùng lúc với các thực phẩm như:

  • Thực phẩm giàu tanin: Tanin là một polyphenol tự nhiên, có nhiều trong trà, cà phê, cacao, hạnh nhân, hạt óc chó… Việc ăn chúng cùng lúc với thực phẩm giàu sắt có thể làm giảm hấp thụ chất sắt tại ruột, tăng nguy cơ thiếu máu.
  • Thực phẩm giàu gluten: Gluten trong lúa mạch, lúa mì và những thực phẩm như bánh ngọt, bánh mỳ… có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, nhất là sắt trong thực phẩm.
  • Thực phẩm nhiều acid oxalic: Acid oxalic trong cà chua, rau dền, đậu bắp, củ cải đường… có thể làm giảm hấp thụ sắt ở ruột non, làm tăng nguy cơ thiếu sắt.
  • Thực phẩm chứa nhiều phytates: Phytates trong các loại ngũ cốc khi tiêu thụ quá nhiều có thể kết hợp với sắt tạo thành những hợp chất khó hấp thu, làm quá trình hấp thu sắt bị cản trở.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa nhưng khi tiêu thụ quá nhiều chúng có thể gây khó tiêu, đầy bụng, làm giảm hấp thụ chất sắt trong cơ thể. Mẹ bầu nên duy trì lượng chất xơ vừa đủ và ăn đa dạng thực phẩm để có thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Bên cạnh các thực phẩm nêu trên, mẹ cũng cần tránh sử dụng thuốc lá và các loại đồ uống chứa cồn, caffeine bởi chúng cũng có thể cản trở việc hấp thu sắt và gây những tác động không tốt với sức khỏe mẹ và bé.

☛ Xem chi tiết: Mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì và không ăn gì?

Trên đây Fogyma đã giải đáp thắc mắc về việc “bà bầu uống sắt bao lâu thì uống sữa?”. Hy vọng nội dung này có thể giúp ích được cho bạn. Nếu cần tư vấn về cách bổ sung sắt hiệu quả trong thai kỳ, bạn có thể gọi điện thoại đến tổng đài 1900 545 518, các dược sĩ của Fogyma sẽ hỗ trợ bạn nhanh nhất.

Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

]]>
https://fogyma.vn/bau-uong-sat-bao-lau-thi-uong-sua-3355/feed/ 0
Bà bầu uống sắt bị mệt do đâu? Cách cải thiện? https://fogyma.vn/ba-bau-uong-sat-bi-met-3318/ https://fogyma.vn/ba-bau-uong-sat-bi-met-3318/#respond Thu, 02 Nov 2023 08:22:59 +0000 https://fogyma.vn/?p=3318 Sắt là vi chất có vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Bổ sung thuốc sắt được nhiều thai phụ áp dụng nhằm cung cấp đủ lượng sắt trong thai kỳ. Tuy nhiên, khi uống sắt nhiều chị em phàn nàn họ gặp một số tác dụng phụ như táo bón, kích thích đường tiêu hóa, thậm chí cơ thể cảm thấy mệt mỏi… Tại sao uống sắt lại cảm thấy mệt mỏi? Cách khắc phục như thế nào? Cùng giải đáp ngay sau đây nhé.

Bà bầu uống sắt bị mệt do đâu? Cách cải thiện? 1

Vai trò của sắt đối với phụ nữ mang thai?

Sắt là nguyên liệu cần thiết để tạo ra hemoglobin (thành phần quan trọng của máu) giúp vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thể tích máu tăng 50% so với bình thường. Điều này đòi hỏi cơ thể phải được cung cấp lượng sắt nhiều hơn để tạo ra máu cung cấp cho nhu cầu của cơ thể.

Nếu không được cung cấp đủ sắt, kéo theo lượng huyết sắc tố cũng giảm. Điều này gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.

– Đối với người mẹ: Tăng nguy cơ xảy thai, nhau thai tiền đạo, nhau bong non, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, vỡ ối sớm, băng huyết sau sinh và nhiễm trùng hậu sản.

– Đối với thai nhi: Nguy cơ cao trẻ nhẹ cân, sinh non, suy thai, thời gian điều trị hồi sức kéo dài, dễ mắc các bệnh lý về sơ sinh hơn trẻ khác, nguy cơ mắc bệnh về tim mạch cao hơn với những trẻ khác.

Vai trò của sắt đối với phụ nữ mang thai? 1

Với phụ nữ mang thai, sắt là yếu tố quan trọng giúp duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. Bổ sung đủ sắt giúp mẹ lẫn thai nhi phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm như sảy thai, sinh non, băng huyết, nhiễm trùng hậu sản…

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lượng sắt trong khẩu phần ăn của thai phụ chỉ đạt khoảng 40% nhu cầu khuyến nghị tối thiểu là 30 – 60mg sắt/ngày. Do đó, bên cạnh dinh dưỡng bổ sung sát thông qua các sản phẩm bổ sung là điều rất cần thiết.

Tại sao mẹ bầu uống sắt bị mệt mỏi?

Sắt rất cần thiết cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên khi uống thuốc sắt chị em có thể gặp phải một số tác dụng phụ như nóng trong, táo bón, nổi mụn, cơ thể mệt mỏi, uể oải. Tình trạng uống sắt bị mệt mỏi không phổ biến và ít xảy ra. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này khi bổ sung sắt có thể do:

Bổ sung hàm lượng sắt không phù hợp

Bổ sung hàm lượng sắt không phù hợp 1

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi ngày phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 60mg sắt mỗi ngày. Khi uống sắt không đúng hàm lượng tiêu chuẩn khuyến cáo, về lâu dài khiến bà bầu có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt. Điều này dẫn tới hiện tượng mệt mỏi, cơ thể uể oải, không có sức sống, thường xuyên đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

Tuy nhiên, nếu bổ sung sắt quá liều cần thiết khiến thai phụ bị dư sắt. Lượng sắt dư thừa tạo thành lắng cặn khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động với công suất cao khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, tình trạng dư sắt kéo dài còn khiến chị em đối mặt với nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm gan, viêm thận, thậm chí bị suy gan thận rất nguy hiểm đối với sức khỏe.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: [Giải đáp chi tiết] Uống nhiều sắt khi mang thai có tốt không?

Lựa chọn loại sắt khó hấp thu

Nhiều mẹ lựa chọn những loại sắt khiến cơ thể khó hấp thu, tạo ra lắng cặn gây áp lực lên hệ tiêu hóa khiến cơ thể trong trạng thái mệt mỏi. Dùng sắt viên khó hấp thu cũng khiến nhiều mẹ phàn nàn vì bị táo bón, nóng trong, mặt nổi mụn… Sự mệt mỏi khiến thai phụ không còn tâm trạng vui vẻ, thường cảm thấy căng thẳng, dễ cáu gắt, sức khỏe thai kỳ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Vì vậy, lựa chọn loại sắt rất quan trọng đối với mẹ trong thai kỳ. Cần chọn loại sắt không gây táo bón, dễ hấp thu nhằm tăng hiệu quả bổ sung sắt, hạn chế các tác dụng phụ như mệt mỏi, nóng trong, khó chịu…

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Sắt nước hay sắt viên mới là lựa chọn tốt nhất cho bà bầu?

Uống sắt không đúng cách

Uống sắt không đúng cách 1

Có lẽ đây là sai lầm mà không ít mẹ gặp phải khi bổ sung sắt cho cơ thể. Uống không đúng thời điểm là một trong những lý do khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi. Khi uống sai thời điểm khiến khả năng hấp thu sắt của cơ thể bị suy giảm. Lượng sắt không được hấp thu hết tạo ra lắng cặn gây áp lực với nhiều cơ quan như gan, thận, dạ dày… Chúng phải hoạt động với cường độ cao hơn, và đồng nghĩa với đó cơ thể mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, nổi mụn…

Chế độ dinh dưỡng không khoa học

Chế độ ăn uống không phù hợp là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi khi uống sắt. Ngoài lượng sắt được bổ sung qua đường uống, mẹ cũng cần phải bổ sung thực phẩm giàu sắt để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.

Khi chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thiếu vitamin C không chỉ làm tăng nguy cơ táo bón, nóng trong mà còn làm giảm hấp thu sắt khiến mẹ bầu bị mệt mỏi. Do đó, chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bà bầu cần bao gồm các thực phẩm giàu sắt, chất xơ, vitamin C nhằm hấp thu sắt tốt nhất, giúp ngăn ngừa và cải thiện thiếu máu thiếu sắt ở mẹ bầu.

Làm thế nào để giảm cảm giác mệt mỏi khi uống sắt?

Như đã trình bày ở phần trên, có khá nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu có cảm giác mệt mỏi sau khi uống sắt. Từ các nguyên nhân đó, chúng ta sẽ có cách cải thiện vấn đề này hiệu quả như sau:

Lựa chọn loại sắt dễ hấp thụ

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sắt khác nhau. Tuy nhiên, có 2 loại chính là sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Sắt hữu cơ được các bác sĩ khuyên dùng bởi dạng sắt này cơ thể dễ hấp thu và hạn chế tác dụng phụ thường gặp ở sắt.

Sắt cho mẹ bầu có 2 dạng bào chế phổ biến: Dạng viên nang và dạng nước. Ưu nhược điểm của 2 dạng như sau:

  • Dạng viên: Dễ uống những khó hấp thu hơn.
  • Dạng nước: Dễ hấp thu nhưng có vị tanh khó uống dễ gây buồn nôn. Để cải thiện, mẹ bầu nên chọn loại có hương vị trái cây và có công nghệ che giấu mùi tanh.

Để lựa chọn loại sắt mà cơ thể dễ hấp thu nhất, mẹ bầu nên lựa chọn sắt nước hữu cơ. Hiện nay, sản phẩm sắt nước hữu cơ được nhiều chuyên gia sức khỏe, bác sĩ sản khoa khuyên dùng là sắt nước hữu cơ FOGYMA.

Lựa chọn loại sắt dễ hấp thụ 1

Thuốc sắt nước Fogyma chứa  phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC), có cấu trúc tương tự như protein dự trữ sắt Ferritin trong cơ thể. Điều này giúp cung cấp sắt cho mẹ bầu nhanh chóng và hiệu quả, không để lại tác động xấu đến ruột và dạ dày, không gây nóng trong và táo bón. Sản phẩm có hương vị ngọt ngào, thơm ngon, dễ uống, không gây buồn nôn và không ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết trong thai kỳ.

Fogyma là sự lựa chọn hoàn hảo để chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN

BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)

Uống đủ lượng sắt

Tuân thủ đúng liều lượng sắt theo khuyến cáo là điều mà mỗi thai phụ cần ghi nhớ. Ở phụ nữ mang thai, nên bổ sung 30 – 60mg sắt mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Việc bổ sung sắt cho thai phụ nên bắt đầu càng sớm càng tốt nhất có thể và theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Không tự ý mua sắt về sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ sản khoa. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng hay dừng đột ngột khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Uống sắt đúng thời điểm

Uống sắt đúng thời điểm 1

Theo các chuyên gia sức khỏe, nên uống sắt vào sáng sớm để mang lại hiệu quả tốt nhất. Lúc này cơ thể vừa trải qua một giấc ngủ dài nên hàm lượng sắt và canxi đang ở mức thấp, khi uống sắt vào giúp cơ thể hấp thu tối đa.

Uống sắt vào lúc đói bụng, trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Trong một số trường hợp mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy, co thắt dạ dày… có thể uống cùng với một lượng thức ăn nhỏ ddeer hạn chế dấu hiệu khó chịu của hệ tiêu hóa khi uống sắt.

Uống thuốc sắt đúng cách

Bên cạnh lưu ý về liều lượng và thời điểm khi uống sắt, mẹ bầu cần ghi nhớ một số điểm sau để uống sắt mang lại hiệu quả tốt nhé.

  • Vitamin C có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu sắt. Vì vậy, chị em có thể bổ sung thêm những loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi… để cải thiện hấp thu sắt tốt hơn nhé.
  • Kết hợp uống nhiều nước để tăng với bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế táo bón khi uống sắt.
  • Không dùng đồng thời sắt cùng với sữa hoặc các thực phẩm giàu canxi. Bởi canxi làm cản trở hấp thu sắt của cơ thể.
  • Không uống sắt lúc trước khi đi ngủ khiến mẹ bầu ngủ không ngon, mất ngủ.

Kết hợp chế độ ăn uống giàu sắt

Kết hợp chế độ ăn uống giàu sắt 1

Sắt tồn tại trong thực phẩm ở dạng heme và non-heme đều có lợi cho sức khỏe. Chúng tồn tại trong các thực phẩm như sau:

  • Thực phẩm giàu sắt heme: Sắt heme có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và dễ hấp thu ở ruột. Một số thực phẩm chứa sắt heme như sò, ngao, cua, tôm, thịt bò, gà, nội tạng động vật (gan gà, gan heo, gan bò), trứng…
  • Thực phẩm giàu sắt non-heme: Tồn tại trong các loại ngũ cốc, các loại đậu và hạt, rau xanh lá (rau bina, cải chíp, cải ngọt, súp lơ xanh…), bí ngô…

Mẹ cần lưu ý kết hợp thực phẩm giàu sắt heme với non-heme để bổ sung sắt cho cơ thể. Chú ý, không nên ăn chung với thực phẩm có tính ức chế hấp thu sắt như cà phê, trà, các loại củ như củ dền, củ cải…

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bà bầu bị thiếu máu, thiếu sắt nên ăn gì?

Bà bầu uống sắt bị mệt cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn nhằm có những điều chỉnh sao cho phù hợp với mình nhé. Mẹ bầu cũng nên thực hiện thăm khám và xét nghiệm thai định kỳ để bác sĩ theo dõi quá trình tăng trưởng, phát triển của thai nhi trong thai kỳ để có những chỉ dẫn thích hợp nhất đối với mẹ bầu.
]]>
https://fogyma.vn/ba-bau-uong-sat-bi-met-3318/feed/ 0