Sắt và canxi là những dưỡng chất thiết yếu với cơ thể, đặc biệt cần thiết với phụ nữ có thai. Tình trạng bà bầu thiếu máu và canxi có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và bé. Trong bài viết này, hãy cùng Fogyma tìm hiểu những dấu hiệu bà bầu thiếu sắt và canxi để chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ nhé!
Mục lục
Dấu hiệu bà bầu thiếu sắt và canxi
Sắt và canxi là 2 dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo máu, tạo xương đối với sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, trong thời kỳ mang thai nhu cầu sắt và canxi của mẹ bầu sẽ tăng lên nhanh chóng để đáp ứng quá trình phát triển của bào thai. Thiếu sắt và canxi, thai nhi sẽ không đủ dưỡng chất để phát triển, lúc ấy mẹ bầu sẽ có những biểu hiện rõ rệt. Dưới đây là những dấu hiệu bà bầu thiếu sắt và canxi cần chú ý:
Dấu hiệu bà bầu thiếu sắt
Sắt là 1 hàm lượng chất cần yếu để mẹ bầu bổ sung trong cơ thể để tạo máu nuôi thai nhi. Khi mang bầu, hàm lượng sắt trong cơ thể mẹ cần cao hơn bình thường, vì vậy nếu không được cung cấp đủ sắt, mẹ bầu sẽ rơi vào tình trạng thiếu máu với những biểu hiện cụ thể như:
Thiếu sắt được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thiếu máu khi mang thai. Tình trạng này có thể dẫn đến những dấu hiệu như:
- Da tái xanh, nhợt nhạt, chân tay lạnh
- Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, uể oải, khó chịu trong người
- Khó thở, tim đập nhanh, dễ bị đuối sức dù không hoạt động mạnh
- Cảm thấy ù tai, chóng mặt, hoa mắt, nhất là khi thay đổi tư thế đột ngột
- Đau đầu, mất ngủ, dễ cáu gắt, khó chịu
- Trí nhớ giảm sút
- Niêm mạc mi mắt dưới trở nên nhợt nhạt…
- Ở một số phụ nữ mang thai bị thiếu máu nặng còn gặp phải các triệu chứng như thích ăn đất sét, cát…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thiếu máu khi mang thai: 10 dấu hiệu nhận biết sớm
Dấu hiệu bà bầu thiếu canxi
Canxi chính là một lượng dưỡng chất thiết yếu cho nữ giới có thai có được một hệ xương và răng thấp nhất để tăng trưởng khỏe mạnh nhất. Hàm lượng canxi giúp ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật bẩm sinh và những chứng như chuột rút, đau mỏi cơ và nhất là ba tháng cuối.
Khi cơ thể mẹ bị thiếu canxi có thể gặp phải một số triệu chứng sau:
- Đau lưng, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ.
- Đau nhức cơ, chuột rút, nhất là vào ban đêm.
- Răng vàng, răng dễ lung lay
- Móng dễ gãy, tóc yếu và dễ rụng.
Khi có dấu hiệu thiếu sắt và canxi phải làm sao?
Thiếu sắt, thiếu canxi có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung hai dưỡng chất này đầy đủ ngay trong những ngày đầu phát hiện có thai.
Như đã nói ở trên, các triệu chứng thiếu sắt và canxi chỉ tương đối, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám để biết chính xác mình bị thiếu hụt các chất như thế nào để có thể bổ sung liều lượng phù hợp. Thăm khám sức khỏe định kỳ là cần thiết và quan trọng để theo dõi sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Tùy trường hợp cụ thể, mẹ bầu thiếu sắt và canxi có thể sẽ cần đến các biện pháp hỗ trợ khác nhau. Dưới đây là một vài giải pháp thường được áp dụng:
Bổ sung sắt và canxi qua chế độ ăn
Sắt và canxi có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, mẹ bầu có thể tăng cường bổ sung 2 khoáng chất này qua chế độ ăn hàng ngày.
Thực phẩm giàu sắt:
- Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt dê… là nguồn cung cấp sắt heme (một dạng sắt dễ hấp thu) dồi dào mẹ bầu không nên bỏ qua.
- Cá: Cá hồi, cá mòi, cá thu… cũng là nguồn bổ sung sắt lý tưởng cho mẹ. Ngoài ra chúng cũng rất giàu omega-3 – dưỡng chất có lợi cho sự phát triển não bộ, thị lực của bé.
- Gan động vật: Gan heo, gan bò, gan ngỗng, gan gà… chứa hàm lượng sắt cao, giúp mẹ cải thiện tình trạng thiếu sắt. Tuy nhiên, mẹ không nên ăn quá nhiều, tránh làm tăng cholesterol quá mức.
- Các loại đậu: Đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan… không chỉ giàu sắt mà còn giúp cung cấp cho mẹ các dưỡng chất thiết yếu như folate, magie và canxi…
- Rau lá màu xanh đậm: Cải bó xôi, bông cải xanh… cũng là thực phẩm bổ sung sắt tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên, sắt mà chúng cung cấp là sắt không heme nên mẹ cần kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thụ sắt.
Thực phẩm giàu canxi:
- Hải sản: Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ… có thể cung cấp cho mẹ một lượng canxi dồi dào, ngoài ra chúng cũng chứa nhiều dưỡng chất có lợi khác như vitamin B6, B12, kẽm, magie…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Trong các thực phẩm gài canxi mẹ không nên bỏ qua sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua… Ngoài canxi, chúng cũng chứa nhiều vitamin A, D, B12, kẽm, magie… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt không chỉ cung cấp một lượng canxi dồi dào cho mẹ mà còn giúp mẹ kiểm soát cân nặng hiệu quả. Đặc biệt, chúng cũng giàu các dưỡng chất quan trọng như vitamin B, magie, sắt, acid folic… giúp thai nhi phát triển tốt hơn.
- Rau họ cải: Cải xoăn, brussels, cải bó xôi… không những giàu canxi mà còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất thiết yếu với mẹ bầu như vitamin A, C, K, góp phần đem lại thai kỳ khỏe mạnh.
☛ Xem chi tiết: Top thực phẩm giàu sắt, canxi cho mẹ bầu
Sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt và canxi
Mặc dù có rất nhiều thực phẩm có thể cung cấp sắt và canxi cho mẹ bầu, tuy nhiên thực tế cơ thể chỉ có thể hấp thụ 1 lượng nhỏ các khoáng chất này từ chế độ ăn, đặc biệt là chất sắt. Chính vì vậy, sử dụng các chế phẩm bổ sung chứa sắt và canxi là giải pháp được khuyến khích trong nhiều trường hợp.
Trên thị trường hiện nay, có nhiều sản phẩm bổ sung sắt và canxi dành riêng cho mẹ bầu, mỗi loại đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Mẹ có thể cân nhắc, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Sản phẩm sung sắt
Các sản phẩm bổ sung sắt thường chứa sắt vô cơ hoặc sắt hữu cơ, với những điểm khác biệt:
- Sắt vô cơ: Chứa hàm lượng sắt cao nhưng cấu trúc phân tử lớn, khó hấp thụ. Muối sắt vô cơ thường giải phóng một lượng lớn ion sắt cùng lúc, đòi hỏi tế bào ruột non phải hấp thụ chúng một cách bị động, và có thể gây lắng đọng sắt trong đường tiêu hóa, làm tổn thương ruột và dạ dày.
- Sắt hữu cơ: Hàm lượng sắt thường thấp hơn so với các chế phẩm sắt vô cơ nhưng có cấu trúc ổn định, không bị ion hóa. Đồng thời dễ hấp thụ và tăng khả năng loại bỏ sắt dư thừa khỏi cơ thể, hạn chế tích tụ sắt. Sắt hữu cơ được xem là an toàn và ít gây tác dụng phụ so với sắt vô cơ.
Ngoài ra, có hai dạng chế phẩm thường được sử dụng là sắt viên và sắt nước. Trong đó:
- Sắt viên: Dễ uống, không có mùi tanh kim loại, phù hợp cho những mẹ bầu thường xuyên gặp buồn nôn hoặc khó chịu với mùi tanh của sắt.
- Sắt nước: Thường được ưa chuộng hơn, vì các hoạt chất trong sắt nước hòa tan nhanh hơn, giúp tăng hiệu quả bổ sung sắt. Đặc biệt, sắt nước cũng được đánh giá cao về độ an toàn, ít gây nóng trong, táo bón, và giảm nguy cơ kích ứng đường tiêu hóa. Tuy nhiên, các chế phẩm này thường có giá thành cao.
Sản phẩm bổ sung canxi
Tương tự như sắt, các chế phẩm bổ sung canxi cũng được chia thành 2 nhóm: canxi hữu cơ và canxi vô cơ.
- Canxi vô cơ: Thường có khả năng hấp thụ kém và gây nhiều tác dụng phụ như táo bón, nóng trong nên ít được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu. Ngoài ra, lượng canxi không được hấp thụ hết có thể lắng đọng lại trong cơ thể, dẫn đến các vấn đề như vôi hóa mạch máu, sỏi thận…
- Canxi hữu cơ: Có khả năng hấp thụ tốt hơn nhờ cấu trúc tương đồng với xương, đồng thời chúng cũng ít bị ảnh hưởng bởi thực phẩm trong quá trình tiêu hóa và ít gây tình trạng táo bón, nóng trong.
Các chế phẩm canxi cũng được bào chế dưới dạng nước và dạng viên. Trong đó, dạng nước thường được mẹ bầu ưa chuộng hơn vì chúng dễ tan, dễ hấp thụ và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, với trường hợp ốm nghén, khó chịu với mùi vị của canxi nước thì canxi viên vẫn là lựa chọn phù hợp cho mẹ.
☛ Đọc thêm: Bà bầu nên uống sắt, canxi vào tháng thứ mấy?
Lời kết:
Trên đây Fogyma đã tổng hợp những dấu hiệu thiếu sắt và canxi phổ biến ở bà bầu. Bên cạnh việc ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất, chủ động bổ sung sắt và canxi trong suốt thai kỳ, đồng thời thăm khám, theo dõi sức khỏe thường xuyên sẽ giúp mẹ phòng ngừa, cải thiện tình trạng này hiệu quả nhất.