Sắt là khoáng chất có vai trò hết sức quan trọng với cả mẹ và bé trong thai kỳ. Khác với nhiều dưỡng chất khác, khả năng hấp thu sắt rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều loại thực phẩm, trong đó có sữa – nguồn dưỡng chất dồi dào được nhiều mẹ yêu thích. Vậy bà bầu uống sắt bao lâu thì uống sữa? Hãy cùng Fogyma tìm hiểu nhé!
Mục lục
Sữa ảnh hưởng đến hấp thu sắt như thế nào?
Sữa nổi tiếng là thực phẩm giàu canxi và nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Trong khi đó, sắt là khoáng chất khó hấp thu và lượng canxi dồi dào trong sữa có thể tương tác với sắt, gây sự cạnh tranh lẫn nhau trong quá trình hấp thu vào cơ thể, dẫn đến việc giảm hấp thu sắt.
Ngoài ra, sữa cũng chứa một số protein như casein và lactoferrin, chúng có thể gắn với sắt và ngăn cản sự hấp thu sắt tại đường tiêu hóa, khiến cơ thể thiếu sắt dù vẫn uống sắt mỗi ngày.
Ngoài sữa, các chế phẩm khác từ sữa như sữa chua, váng sữa, phô mai… cũng có thể khiến quá trình hấp thu sắt của cơ thể bị ảnh hưởng. Vì vậy, bạn không nên tiêu thụ các thực phẩm này cùng lúc với sắt.
☛ Xem thêm: Mang thai không uống sắt có sao không?
Bà bầu uống sắt bao lâu thì uống sữa?
Như đã nói ở trên, việc uống sữa cùng lúc với sắt có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Chính vì vậy, mẹ không nên kết hợp bổ sung đồng thời cả hai khoáng chất này. Thay vào đó, hãy lựa chọn thời điểm sử dụng thích hợp để đảm bảo việc hấp thụ dưỡng chất được diễn ra tối ưu.
Vậy uống sắt bao lâu thì uống sữa?
Theo khuyến nghị, mẹ nên uống sữa cách thời gian uống sắt khoảng 2 giờ đồng hồ để các hoạt chất được cơ thể hấp thu hiệu quả nhất, đảm bảo việc cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi.
Ngoài sữa, các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa… cũng có thể ngăn cản quá trình hấp thu sắt của cơ thể. Vì vậy, mẹ nên tránh tiêu thụ chúng cùng lúc với các thực phẩm này.
Cách uống sắt và sữa tốt cho mẹ bầu
Cơ thể sẽ hấp thu sắt hiệu quả hơn nếu ta dùng chúng vào buổi sáng, lúc bụng đói. Vì vậy, mẹ nên ưu tiên uống sắt trước bữa ăn 30 phút hoặc tốt hơn là sau khi ăn 1 – 2 giờ để tránh tình trạng kích ứng dạ dày.
Nếu uống sắt sau bữa sáng khoảng 2 giờ, mẹ có thể dành một ly sữa ấm vào bữa phụ buổi chiều hoặc tối để có được một giấc ngủ ngon hơn. Tương tự, nếu uống sắt trước bữa sáng, mẹ có thể uống sữa sau bữa ăn trưa khoảng 1 – 2 giờ.
Mẹ cũng có thể linh hoạt thay đổi, điều chỉnh khung giờ uống sữa hàng ngày theo sở thích bản thân, chỉ cần đảm bảo khoảng cách thời gian 2 giờ với việc uống sắt.
☛ Đọc tiếp: Uống sắt, canxi vào thời điểm nào tốt nhất?
Ngoài ra, để quá trình bổ sung sắt đem lại hiệu quả tối ưu và đảm bảo an toàn, mẹ nên cân nhắc lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu uy tín, chất lượng và độ an toàn, tin cậy cao như Fogyma.
Fogyma là thuốc sắt nước hữu cơ được hàng triệu mẹ bầu, mẹ bỉm tin dùng. Sản phẩm có thành phần chính là phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC), đem lại khả năng hấp thu nhanh chóng, vượt trội, không có mùi tanh kim loại, không gây cảm giác khó chịu, buồn nôn và đặc biệt không gây táo bón, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày.
Fogyma đã được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo an toàn và là sự lựa chọn hoàn hảo để chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN
BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng CHÍNH HÃNG tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà)
Những thực phẩm cần tránh dùng cùng lúc với sắt
Ngoài các thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, mẹ bầu cũng nên tránh dùng sắt cùng lúc với các thực phẩm như:
- Thực phẩm giàu tanin: Tanin là một polyphenol tự nhiên, có nhiều trong trà, cà phê, cacao, hạnh nhân, hạt óc chó… Việc ăn chúng cùng lúc với thực phẩm giàu sắt có thể làm giảm hấp thụ chất sắt tại ruột, tăng nguy cơ thiếu máu.
- Thực phẩm giàu gluten: Gluten trong lúa mạch, lúa mì và những thực phẩm như bánh ngọt, bánh mỳ… có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, nhất là sắt trong thực phẩm.
- Thực phẩm nhiều acid oxalic: Acid oxalic trong cà chua, rau dền, đậu bắp, củ cải đường… có thể làm giảm hấp thụ sắt ở ruột non, làm tăng nguy cơ thiếu sắt.
- Thực phẩm chứa nhiều phytates: Phytates trong các loại ngũ cốc khi tiêu thụ quá nhiều có thể kết hợp với sắt tạo thành những hợp chất khó hấp thu, làm quá trình hấp thu sắt bị cản trở.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa nhưng khi tiêu thụ quá nhiều chúng có thể gây khó tiêu, đầy bụng, làm giảm hấp thụ chất sắt trong cơ thể. Mẹ bầu nên duy trì lượng chất xơ vừa đủ và ăn đa dạng thực phẩm để có thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Bên cạnh các thực phẩm nêu trên, mẹ cũng cần tránh sử dụng thuốc lá và các loại đồ uống chứa cồn, caffeine bởi chúng cũng có thể cản trở việc hấp thu sắt và gây những tác động không tốt với sức khỏe mẹ và bé.
☛ Xem chi tiết: Mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì và không ăn gì?
Trên đây Fogyma đã giải đáp thắc mắc về việc “bà bầu uống sắt bao lâu thì uống sữa?”. Hy vọng nội dung này có thể giúp ích được cho bạn. Nếu cần tư vấn về cách bổ sung sắt hiệu quả trong thai kỳ, bạn có thể gọi điện thoại đến tổng đài 1900 545 518, các dược sĩ của Fogyma sẽ hỗ trợ bạn nhanh nhất.
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!